câu 13 câu 16

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 13. Phân tích quan điểm HCM về việc xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lí mạnh mẽ. Để xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lí mạnh mẽ trong điều kiện nước ta hiện nay chúng ta cần phải làm gì?
-Hồ Chí Minh đã sớm thấy được tầm quan trọng của pháp luật trong quản lý xã hội. Điều này thể hiện trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam do Người ký tên là Nguyễn ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxây (Pháp) năm 1919.
 -Sau này, khi trở thành người đứng đầu Nhà nước Việt Nam mới, Hồ Chí Minh càng quan tâm sâu sắc hơn việc xây dựng và điều hành nhà nước một cách có hiệu quả bằng pháp quyền. Một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ được Hồ Chí Minh chú ý xây dựng thể hiện trên những điểm sau đây:
a) Xây dựng một Nhà nước hợp pháp, hợp hiến.
 -Chỉ một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đã đề nghị tổ chức tổng tuyển cử càng sớm càng tốt để lập Quốc hội rồi từ đó lập ra Chính phủ và các cơ quan, bộ máy chính thức khác của Nhà nước mới.  -Cuộc Tổng tuyển cử được tiến hành thắng lợi ngày 6-1-1946 với chế độ phổ thông đầu phiếu và lần đầu tiên trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam cũng như lần đầu tiên ở Đông Nam châu á, tất cả mọi người dân từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, đảng phái, tôn giáo... đều đi bỏ phiếu bầu những đại biểu của mình vào trong Quốc hội.
 -Ngày 2 - 3 - 1946, Quốc hội Khóa I đã họp Phiên đầu tiên lập ra các tổ chức, bộ máy và các chức vụ chính thức của Nhà nước. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Chính phủ liên hiệp đầu tiên. Đây chính là Chính phủ có đầy đủ giá trị pháp lý để giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề đối nội và đối ngoại ở nước ta.
 b) Hoạt động quản lý nhà nước bằng hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào trong cuộc sống.
 -Quản lý nhà nước là quản lý bằng bộ máy và bằng nhiều biện pháp khác nhau nhưng quan trọng nhất là quản lý bằng hệ thống luật, trong đó quan trọng bậc nhất là Hiến pháp - đạo luật cơ bản của nước nhà.
 -Các bản Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 đã để lại dấu ấn đậm nét những quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất, thiết chế và hoạt động của Nhà nước mới.
 -Từ năm 1919, Hồ Chí Minh đã đề cập vấn đề  ;thần linh pháp quyền ; trong đời sống xã hội hiện đại. Có Hiến pháp và pháp luật nhưng không đưa được vào trong cuộc sống thì xã hội cũng sẽ bị rối loạn.
 - ;Thần linh pháp quyền ; là sức mạnh do con người và vì con người. Do vậy, Hồ Chí Minh bao giờ cũng đòi hỏi mọi người phải hiểu và tuyệt đối chấp hành pháp luật, bất kể người đó giữ cương vị nào.
 -Người cho rằng công tác giáo dục pháp luật cho mọi người, đặc biệt cho thế hệ trẻ, trở nên cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng một nhà nước pháp quyền, bảo đảm mọi quyền và nghĩa vụ công dân được thực thi trong cuộc sống.
c) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và tài.
 -Để xây dựng một Nhà nước pháp quyền vững mạnh, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm.
 -Đi vào những mặt cụ thể, chúng ta thấy Hồ Chí Minh nêu lên những yêu cầu sau đây về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức:
 Một là: Tuyệt đối trung thành với cách mạng. Đây là yêu cầu đầu tiên cần có đối với đội ngũ này.
 Hai là: Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ.
 Ba là: Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân. Hồ Chí Minh luôn luôn chủ trương xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa đội ngũ cán bộ, công chức với nhân dân.
 Bốn là: Cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn,  ;thắng không kiêu, bại không nản ;. Đó là những người có ý thức sẵn sàng làm  ;công bộc ;, làm  ;đày tớ ; cho dân, những người cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm việc với tinh thần đầy sáng tạo.
 Năm là, phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn luôn có ý thức và hành động vì sự lớn mạnh, trong sạch của Nhà nước.
Để xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lí mạnh mẽ trong điều kiện nước ta hiện nay chúng ta cần làm gì:
 
- Nhà nước bảo đảm quyền làm chủ thật sự của nhân dân.       
 - Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật.           
 - Tiếp tục đổi mới hoạt động của Quốc hội           
 - Đẩy mạnh cải cách nền hành chính quốc gia           
 - Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp           
 - Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực, phẩm chất           
 - Đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và những hiện tượng tiêu cực khác trong bộ máy Nhà nước.           
 - Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.         
Câu 16. Phân tích khái niệm văn hóa và tính chất của nền văn hóa theo tư tưởng HCM ?
1.Định nghĩa về văn hóa  ?
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn hoá được đề cập đến ở cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
 - Theo nghĩa rộng, văn hoá được Hồ Chí Minh định nghĩa: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn
. Như vậy, văn hoá đã được hiểu theo nghĩa rộng nhất. Đó là toàn bộ những giá trị vật chất và giá trị tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn, đồng thời cũng là mục đích cuộc sống của con người. Và muốn xây dựng nền văn hoá của dân tộc thì phải xây dựng trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức, tâm lý của con người,v.v..
 - Theo nghĩa hẹp, văn hoá được Hồ Chí Minh xác định là đời sống tinh thần của xã hội, là thuộc về kiến trúc thượng tầng của xã hội. Đây là quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh kể từ sau Cách mạng Tháng Tám
2.Tính chất của nền văn hóa theo TTHCM  ? 
3 tính chất:
-Tính dân tộc
Là cái cốt, cái tinh túy bên trong rất đặc trưng của nền văn hóa dân tộc.
“ nếu dân tộc hóa mà phát triển đến cực điểm thì tức là đến chỗ thế giới hóa ra nó, vì lúc bấy giờ văn hóa thế giới sẽ phải chú ý đến văn hóa của mình và văn hóa của mình sẽ chiếm được vị trí ngang với các nền văn hóa thế giới”
- Tính khoa học:
Tính hiện đại ,tiên tiến, thuận với với trào lưu tiến hóa của thời đại
Đòi hỏi đấu tranh chống lại những gì trái với khoa học, phản tiến bộ, chống lại chủ nhĩa duy tâm, mê tín dị đoan
Kế thừa phát huy tinh hoa văn hóa nhân loại
- Tính đại chúng
Phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng 
“ văn hóa phục vụ ai ? Cố nhiên, chúng ta phải nói là phục vụ công nông binh,tức là phục vụ đại đa số nhân dân”
Quần chúng không chỉ là người sang tạo ra những của cải vật chất của xã hội mà quần chúng còn là người sang tác nữa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro