câu 3 câu 13

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 3. Trình bày các thời kỳ hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong những giai đoạn đó, giai đoạn nào tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa vạch đường đi cho cách mạng Việt Nam? Tại sao?
a. Từ 1890-1911: Thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng. Bác tiếp thu truyền thống dân tộc, hấp thụ vốn văn hoá Quốc học và Hán học, tiếp xúc với văn hoá phương Tây, chứng kiến cuộc sống khổ cực của đồng bào. Bác nảy ý định đi tìm đường cứu nước, sang phương Tây tìm hiểu xem thế giới làm gì rồi trở về giúp đồng bào mình.
b. Từ 1911-1920: Thời kỳ tìm tòi con đường cứu nước giải phóng dân tộc.  Năm 1911, Bác sang Pháp, sau đó sang Anh, Mỹ. Năm 1913, Người từ Mỹ quay lại Anh tham gia công đoàn thuỷ thủ Anh. Năm 1917, Người từ Anh lại sang Pháp vào lúc nổ ra cách mạng Tháng Mười Nga, Pa-ri sôi động tìm hiểu cách mạng tháng Mười. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc ra  nhập Đảng xã hội Pháp. Tháng 8/1919, Bác gửi bản yêu sách của nhân dân An-nam đến hội nghị Véc-xay. Đại hội XVIII Đảng xã hội Pháp thảo luận vấn đề gia nhập Quốc tế III, ngày 30/12/1920 Hồ Chí Minh biểu quyết tán thành Đảng cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản. Giai đoạn này đánh dấu sự phát triển vượt bậc thế giới quan của Hồ Chí Minh từ giác ngộ chủ nghĩa dân tộc đến giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin, từ chiến sĩ chống thực dân trở thành chiến sĩ cộng sản Việt Nam. Đây là giai đoạn quan trọng có ý nghĩa vạch đường cho cach1 mạng Việt Nam.
 c. Từ 1921-1930: thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam: vừa khoa học vừa thực tiễn. Hồ Chí Minh đã hoạt động thực tiễn và lý luận phong phú trên địa bàn Pháp như: tích cực hoạt động trong ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng xã hội Pháp, xuất bản tờ Le Paria nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam (từ 1921-1923). Năm 1923-1924, tại Liên-Xô, dự đại hội Quốc tế Nông dân, dự đại hội V Quốc tế cộng sản. Năm 1924, Bác về Quảng Châu, tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng, mở lớp huấn luyện cán bộ. Năm 1925, tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được xuất bản tại Pa-ri. Năm 1927, Bác xuất bản tác phẩm “Đường Kách Mệnh”. Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị hợp nhất và thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Người trực tiếp thảo văn kiện “Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng”. Ngày 3/2/1930, Hồ Chí Minh trở thành nhà tư tưởng theo đúng nghĩa. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam được hình thành cơ bản. Có thể tóm tắt nội dung chính của những quan điểm lớn, độc đáo, sáng tạo của Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam như sau:- Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường cách mạng vô sản.- Cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có quan hệ mật thiết với nhau.- Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc “dân tộc cách mạng”, đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành lại độc lập, tự do.- Giải phóng dân tộc là việc chung của cả dân chúng; phải tập hợp lực lượng dân tộc thành một sức mạnh to lớn chống đế quốc và tay sai.- Phải đoàn kết và liên minh với các lực lượng cách mạng quốc tế.- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, phải đoàn kết dân tộc, phải tổ chức quần chúng, lãnh đạo và tổ chức đấu tranh bằng hình thức và khẩu hiệu thích hợp.- Cách mạng trước hết phải có đảng lãnh đạo, vận động và tổ chức quần chúng đấu tranh. Đảng có vững cách mạng mới thành công…Cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh trong những năm 20 của thế kỷ XXđược truyền bá vào Việt Nam, làm cho phong trào dân tộc và giai cấp ở nước ta là phong trào tự giác.
d. Từ 1930-1945: thời kỳ thử thách, kiên trì giữ vững quan điểm, nêu cao tư tưởng độc lập, tự do và quyền dân tộc cơ bản. Đây là thời kỳ thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh cả về phương diện lý luận và phương diện thực tiễn. Khẳng định quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam là đúng đắn. Thời kỳ này Hồ Chí Minh và Quốc tế cộng sản mâu thuẫn trong nhận thức về liên minh các lực lượng cách mạng, Hồ Chí Minh đã giữ vững quan điểm cách mạng của mình, vượt qua khuynh hướng “tả” của Quốc tế cộng sản, lãnh đạo cách mạng Việt Nam thắng lợi. Điều này phản ánh quy luật của cách mạng Việt Nam, giá trị và sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh.
e. Từ 1945-1969: thời kỳ phát triển mới về tư tưởng kháng chiến và kiến quốc. Đây là thời kỳ mà Hồ Chí Minh cùng trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân ta vừa tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp, vừa xây dựng chế độ dân chủ nhân dân mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ; tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Tư tưởng Hồ Chí Minh có bước phát triển mới:- Tư tưởng kết hợp kháng chiến với kiến quốc, tiến hành kháng chiến kết hợp với xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau.- Tư tưởng chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.- Xây dựng quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân.- Xây dựng Đảng Cộng sản với tư cách là một Đảng cầm quyền…Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành trên cơ sở khoa học và cách mạng, có quá trình trưởng thành liên tục trong đấu tranh cách mạng chống kẻ thù, chống nhận thức chưa phù hợp giữa trong nước và quốc tế về cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới, là nhọn cờ thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, vì giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một chân lý, có ý nghĩa lớn trong những năm đầu thế kỷ XXI này.Ý nghĩa học tập tư tưởng Hồ Chí Minh- Tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải:- Nắm vững nội dung cốt lõi của hệ tư tưởng Hồ Chí Minh, trang bị thế giới quan cách mạng theo tư tưởng của Hồ Chí Minh. - Học tập nhân sinh quan cách mạng của Hồ Chí Minh: đạo đức, nhân cách mẫu mực của tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới và sáng tạo.Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng và nhân dân Việt Nam xây dựng mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.Đối với thanh niên, học sinh, sinh viên cần coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng…Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc quan trọng và rất cần thiết.

Câu 13. Phân tích quan điểm HCM về việc xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lí mạnh mẽ. Để xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lí mạnh mẽ trong điều kiện nước ta hiện nay chúng ta cần phải làm gì?
-Hồ Chí Minh đã sớm thấy được tầm quan trọng của pháp luật trong quản lý xã hội. Điều này thể hiện trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam do Người ký tên là Nguyễn ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxây (Pháp) năm 1919.
 -Sau này, khi trở thành người đứng đầu Nhà nước Việt Nam mới, Hồ Chí Minh càng quan tâm sâu sắc hơn việc xây dựng và điều hành nhà nước một cách có hiệu quả bằng pháp quyền. Một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ được Hồ Chí Minh chú ý xây dựng thể hiện trên những điểm sau đây:
a) Xây dựng một Nhà nước hợp pháp, hợp hiến.
 -Chỉ một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đã đề nghị tổ chức tổng tuyển cử càng sớm càng tốt để lập Quốc hội rồi từ đó lập ra Chính phủ và các cơ quan, bộ máy chính thức khác của Nhà nước mới.  -Cuộc Tổng tuyển cử được tiến hành thắng lợi ngày 6-1-1946 với chế độ phổ thông đầu phiếu và lần đầu tiên trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam cũng như lần đầu tiên ở Đông Nam châu á, tất cả mọi người dân từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, đảng phái, tôn giáo... đều đi bỏ phiếu bầu những đại biểu của mình vào trong Quốc hội.
 -Ngày 2 - 3 - 1946, Quốc hội Khóa I đã họp Phiên đầu tiên lập ra các tổ chức, bộ máy và các chức vụ chính thức của Nhà nước. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Chính phủ liên hiệp đầu tiên. Đây chính là Chính phủ có đầy đủ giá trị pháp lý để giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề đối nội và đối ngoại ở nước ta.
 b) Hoạt động quản lý nhà nước bằng hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào trong cuộc sống.
 -Quản lý nhà nước là quản lý bằng bộ máy và bằng nhiều biện pháp khác nhau nhưng quan trọng nhất là quản lý bằng hệ thống luật, trong đó quan trọng bậc nhất là Hiến pháp - đạo luật cơ bản của nước nhà.
 -Các bản Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 đã để lại dấu ấn đậm nét những quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất, thiết chế và hoạt động của Nhà nước mới.
 -Từ năm 1919, Hồ Chí Minh đã đề cập vấn đề  ;thần linh pháp quyền ; trong đời sống xã hội hiện đại. Có Hiến pháp và pháp luật nhưng không đưa được vào trong cuộc sống thì xã hội cũng sẽ bị rối loạn.
 - ;Thần linh pháp quyền ; là sức mạnh do con người và vì con người. Do vậy, Hồ Chí Minh bao giờ cũng đòi hỏi mọi người phải hiểu và tuyệt đối chấp hành pháp luật, bất kể người đó giữ cương vị nào.
 -Người cho rằng công tác giáo dục pháp luật cho mọi người, đặc biệt cho thế hệ trẻ, trở nên cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng một nhà nước pháp quyền, bảo đảm mọi quyền và nghĩa vụ công dân được thực thi trong cuộc sống.
c) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và tài.
 -Để xây dựng một Nhà nước pháp quyền vững mạnh, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm.
 -Đi vào những mặt cụ thể, chúng ta thấy Hồ Chí Minh nêu lên những yêu cầu sau đây về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức:
 Một là: Tuyệt đối trung thành với cách mạng. Đây là yêu cầu đầu tiên cần có đối với đội ngũ này.
 Hai là: Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ.
 Ba là: Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân. Hồ Chí Minh luôn luôn chủ trương xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa đội ngũ cán bộ, công chức với nhân dân.
 Bốn là: Cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn,  ;thắng không kiêu, bại không nản ;. Đó là những người có ý thức sẵn sàng làm  ;công bộc ;, làm  ;đày tớ ; cho dân, những người cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm việc với tinh thần đầy sáng tạo.
 Năm là, phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn luôn có ý thức và hành động vì sự lớn mạnh, trong sạch của Nhà nước.
Để xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lí mạnh mẽ trong điều kiện nước ta hiện nay chúng ta cần làm gì:
 
- Nhà nước bảo đảm quyền làm chủ thật sự của nhân dân.       
 - Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật.           
 - Tiếp tục đổi mới hoạt động của Quốc hội           
 - Đẩy mạnh cải cách nền hành chính quốc gia           
 - Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp           
 - Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực, phẩm chất           
 - Đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và những hiện tượng tiêu cực khác trong bộ máy Nhà nước.           
 - Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.         

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro