câu 8 câu 19

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 8. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò, bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Vai trò của ĐCSVN.

Theo HCM: lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất lớn và vô cùng tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi. HCM viết: Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết cần có Đảng có cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như cầm lái có vững thuyền mới chạy. HCM cho rằng: Muốn khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có Đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối và định phương châm cho đúng.

Như vậy, sự ra đời của ĐCSVN phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Vai trò lãnh đạo của ĐCSVN có tính quyết định hàng đầu đối với cách mạng Việt Nam, không có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế được.

Bản chất của ĐCSVN:

HCM khẳng định: ĐCSVN là Đảng của giai cấp công nhân, đôi tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân. Điều này HCM tuân thủ những quan điểm của Lênin và xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.

Trong báo cáo chinh trị tại Đại hội II ( 2-1951), HCM nêu rõ: “Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một… cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”. Điều này được HCM tiếp tục khẳng định ở những năm sau 1953, 1957, 1965…

HCM đưa ra quan điểm nhất quán về bản chất giai cấp của Đảng là bản chất của giai cấp công nhân. Đảng đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc, cho nên nhân dân VN coi ĐCSVN là Đảng của chình mình. Sức mạnh của Đảng không chỉ bắt nguồn từ giai cấp công nhân mà còn bắt nguồn từ các tầng lớp nhân dân lao động khác.

Câu 19. Trình bày những chuẩn mực đạo đức cách mạng theo tư tưởng HCM. Vận dụng những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới của Người vào việc rèn luyện đạo đức của bản thân chúng ta phải làm gì?

 * Trung với nước hiếu với dân:

 - Đây là hạt nhân cơ bản bản nhất trong tư tưởng đạo đức HCM. Đó là phẩm chất hàng đầu, quan trọng nhất, bao trùm nhất.

 + Theo HCM,  Trung là trung với nước,với Đảng, với lý tưởng CM còn  hiếu không chỉ hạn hẹp như quan niệm đạo đức truyền thống, mà bao hàm một nội dung sâu rộng hơn.

 + Trung với nước là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Nước ở đây là nước của dân, còn dân là chủ nhân của đất nước.

 + Với HCM, Hiếu với dân có nghĩa là bao nhiêu quyền hạn là của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu lực lượng đều ở nơi dân...

 + Tư tưởng hiếu với dân không còn dừng kại ở chỗ thương dân với tính chất là đối tượng cần phải dạy dỗ ban ơn, mà là đối tượng phải phục vụ hết lòng.

 - Có thể nói rằng từ  trung với vua hiếu với cha mẹ chuyển thành  trung với nước, hiếu với dân là một sự đảo lộ trong quan niệm đạo đức truyền thống.

 - Trung với nước, hiếu với dân suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì CNXH nhiệm vụ nào cũng phải hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

 * Yêu thương con người:

 - Đây là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Phẩm chất đó là sự kế thừa truyền thóng nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo công sản, tinh thần nhân văn của nhân loại, cùng với sự thể nghiệm của HCM qua hoạt động CM thực tiễn.

 - Tình yêu thương đó là một tình cảm rộng lớn, trước hết giành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột không phân biệt màu da, sắc tộc...

 - Xuất phát điểm tình yêu thương con người ở HCM vừa sâu xa vừa rất cụ thể và gần gũi.

 - Điểm nổi bật trong tình yêu thương con người của HCM đó là thương yêu nhân dân.

 - HCM là hiện thân của lối sống tình nghĩa. Đề cao tình yêu thương con người, đông thời, Người truyền cho con người sức mạnh, tạo điều kiện cho họ phát triển toàn diện cá nhân, Người tìm mọi cách nâng con người lên với một tình cảm rộng lượng bao dung.

 * Cân, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư:

 - Đây là nét đặc trưng của đạo đức CM theo quan điểm HCM, một phẩm chất đạo đức trung tâm, gắn liềm với hoạt động hằng ngày của mỗi người.

 + Người coi cần, kiệm, liêm, chính, là bố dức tính chủ yếu của con người, nhất là đíi với cán bộ đảng viên. Nó có quan hệ mật thiết với nhau như bốn mùa của trời, 4 phương của đất, thiếu một mùa thì không thành trời, thiếu một phương thì không thành đất, thiếu một đức thf không thành người.

 + Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư có quan hệ mật thiết với nhau. Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư; ngược lại chí công vô tư, một lòng một dạ vì những việc ích quốc lợi dânthì nhất định sẽ thực hiện được cầ, kiêm, liêm chính. Và có chí công vô tư thì mới nêu cao được chủ nghĩa tập thể, quét sạch được chủ nghĩa cá nhân.

 - Có thể nói rằng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là cái cầm để làm việc, làm người, làm cán bộ.

 - Bồi dưỡng phẩm chất này sẽ làm cho con người vững vàng trước mọi thử thách.

 * Tinh thần quốc tế trong sáng:

 - Đây là phẩm chất đạo đức, là yêu cầu đạo đức nhằm vào mối quan hệ rộng lớn, vượt qua khuôn khổ quốc gía dân tộc.

 - Đó là tinh thần  tứ hải giai huynh đệ mà người đã tiếp thu được của nho giáo và đã cải biến bằng mệnh đề  bốn phương vô sản đều là anh em .

 - Đó là tinh thần đoàn kết của nhân dân VN với các dân tộc bị áp bức với nhân dân lao động các nước, với những người tiến bộnhằm mục tiêu lớn của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc.

 - Theo HCM, tinh thần quốc tế trong sáng là tinh thần  giúp bạn là tự giúp mình , nó hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa sô- vanh hay chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.

 - Đường lối chính trị của đảng lãnh đạo là định hướng đúng đắn cho việc bồi dưỡng tinh thần quốc tế trong sáng ở mỗi người.

 Ngoài những chuẩn mực đạo dức trên theo quan điểm của HCM, con người còn cần có những đức tính quý báu khác như: tinh thần yêu lao động, nỗ lực học tập, cầu tiến bộ, ...

Những nguyên tắc trong rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh

 Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không phải chỉ thông qua những tác phẩm của Người về đạo đức mà quan trọng hơn là phải thông qua chính hành vi được thể hiện trong toàn bộ hoạt động thực tiễn của Người; thông qua mẫu mực đạo đức trong sáng mà Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta học tập. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đã trở thành một đặc trưng nổi bật của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 Vì vậy, trong việc rèn luyện đạo đức cách mạng, Người không chỉ nêu lên những nội dung của việc tu dưỡng để có đạo đức cách mạng mà Người còn chỉ rõ những nguyên tắc trong rèn luyện đạo đức cách mạng.

 Muốn có đạo đức cách mạng: Trước hết nói phải đi đôi với làm và luôn nêu gương về đạo đức. Điều này đã được Người đề cập trong  Đường Kách mệnh  khi nói đến tư cách của một người cách mệnh. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Người đã giáo dục mọi người và ngay chính bản thân mình đã thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ nhất. Đối với mỗi người đều nói nhiều mà làm ít, nói mà không làm, hơn nữa nói một đằng, làm một nẻo thì chỉ đem lại hậu quả phản tác dụng.  Hãy làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm , đó là thói đạo đức giả của các giai cấp bóc lột. Còn việc nêu gương thì không ở lĩnh vực nào mà vấn đề nêu gương lại được đặt ra như trong lĩnh vực đạo đức. Trong gia đình: Đó là tấm gương của bố mẹ đối với con cái, của anh chị đối với các em; trong nhà trường thì đó là tấm gương của thầy, cô giáo đối với học sinh; trong tổ chức, tập thể, Đảng, Nhà nước là tấm gương của những người đứng đầu, phụ trách, lãnh đạo, của cấp trên đối với cấp dưới; trong xã hội thì đó là tấm gương của người này đối với người khác; những gương  Người tốt việc tốt  mà Hồ Chí Minh đã dầy công phát hiện thu thập, chỉ đạo việc in thành sách để mọi người học tập và làm theo là một việc làm rất cụ thể. Một bài diễn văn hay không bằng một tấm gương sống - điều mà Hồ Chí Minh nói về Lê-nin đã đặt ra cho việc xây dựng đạo đức mới một nguyên tắc rất cơ bản là sự nêu gương về đạo đức. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương chung cho cả dân tộc và cho các thế hệ người Việt Nam mãi mãi về sau học tập.

 Nguyên tắc thứ hai để rèn luyện đạo đức cách mạng là xây đi đôi với chống. Bởi vì trong cuộc sống hàng ngày, những hiện tượng tốt - xấu, đúng - sai, cái đạo đức và cái vô đạo đức vẫn còn đan xen nhau, đối chọi nhau, thông qua hành vi của mỗi một con người khác nhau. Thậm chí, những đan xen và đối chọi ấy còn diễn ra ngay trong bản thân mỗi một con người. Do đó việc xây và chống trong lĩnh vực đạo đức hoàn toàn là điều không đơn giản. Xây phải đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây. Trong khi xây dựng, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức mới phải đồng thời chống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức. ở đây điều quan trọng là phải phát hiện sớm, hướng cho mọi người vào cuộc đấu tranh cho sự trong sạch và lành mạnh về đạo đức. Để xây và chống có hiệu quả phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động rất nhiều phong trào như vậy. Đó là phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu (năm 1952); đó là phong trào: 3 xây, 3 chống  năm 1963)... Có phong trào, có cuộc vận động cho toàn Đảng, toàn dân; nhưng lại có phong trào, có cuộc vận động riêng cho từng ngành, từng giới. Thông qua đó mà lôi cuốn mọi người vào cuộc đấu tranh nhằm xây gì, chống gì rất cụ thể, rõ ràng để mọi người phấn đấu, tự bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng.

Nguyên tắc thứ ba là: Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời. Bởi mỗi người phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày, đó là công việc kiên trì, bền bỉ suốt đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nêu lại tấm gương của người xưa: Mỗi buổi tối đều tự kiểm điểm để bỏ đỗ đen, đỗ trắng vào hai cái lọ, để cứ nhìn vào đó có thể biết mình tốt xấu ra sao? Trong thực tiễn, có người trong lúc đấu tranh thì hăng hái, trung thành, không sợ nguy hiểm, không sợ gian khổ, hy sinh, nhưng đến khi có ít quyền hạn thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu, biến thành người có tội với cách mạng. Từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới đưa ra một kết luận khái quát:  Một dân tộc, một Đảng và mỗi một con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân. Cho nên trong khi ta kiên trì và đẩy mạnh cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước, làm cho văn minh chiến thắng bạo tàn thì đồng thời phải loại trừ những cái xấu xa do chế độ cũ để lại trong xã hội và trong mỗi con người .

 Đối với mỗi con người việc rèn luyện đạo đức cách mạng phải được thực hiện trong hoạt động thực tiễn, trong đời tư cũng như trong đời công, sinh hoạt, học tập, lao động, chiến đấu; trong mọi mối quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng, từ nhỏ đến lớn, từ gia đình đến nhà trường, đoàn thể, xã hội; từ quan hệ bạn bè đến đồng chí, anh em, cấp trên, cấp dưới, với Đảng, với nước, với dân và cả trong quan hệ quốc tế. Có rèn luyện công phu theo các nguyên tắc trên đây thì con người mới có được phẩm chất đạo đức tốt đẹp

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro