tu tuong HCM- van hoa, dao duc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương VI

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, nhân văn, văn hóa

I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

1. Quan điểm về vai tṛ của đạo đức cách mạng Theo Hồ Chí Minh, muốn thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng xă hội chủ nghĩa - cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt để nhất, toàn diện nhất, chúng ta phải đem hết tinh thần và lực lượng ra phấn đấu; phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Một trong những bài giảng đầu tiên cho lớp thanh niên trí thức yêu nước đầu tiên của Việt Nam từ những năm 1920 là bài giảng về "tư cách của một người cách mạng". Đến khi viết Di chúc, Người vẫn dành một phần trang trọng để bàn về vấn đề đạo đức, yêu cầu mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, Đảng phải quan tâm chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xă hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Hồ Chí Minh xem xét đạo đức trên cả hai phương diện lư luận và thực tiễn. Về mặt lư luận, Người để lại cho chúng ta một hệ thống quan điểm sâu sắc và toàn diện về đạo đức. Về thực tiễn, Người luôn coi thực hành đạo đức là một mặt không thể thiếu của cán bộ, đảng viên. Cũng như V.I. Lênin, Hồ Chí Minh đào tạo các chiến sĩ cách mạng không chỉ bằng chiến lược, sách lược mà c̣n bằng chính tấm gương đạo đức trong sáng của ḿnh. Khi đánh giá vai tṛ của đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Người viết: "Cũng như sông th́ có nguồn mới có nước, không có nguồn th́ sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc th́ cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức th́ dù tài giỏi mấy cũng không lănh đạo được nhân dân. V́ muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự ḿnh không có đạo đức, không có căn bản, tự ḿnh đă hủ hóa, xấu xa th́ c̣n làm nổi việc ǵ"1. Người so sánh: "Làm cách mạng để cải tạo xă hội cũ thành xă hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang"2. Đạo đức là gốc, là nền tảng v́ liên quan tới Đảng cầm quyền. Hồ Chí Minh trăn trở với nguy cơ của Đảng cầm quyền, đó là sự sai lầm về đường lối và suy thoái về đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Đảng cầm quyền, lănh đạo toàn xă hội, lănh đạo Nhà nước, nếu cán bộ, đảng viên của Đảng không tu dưỡng về đạo đức cách mạng th́ mặt trái của quyền lực có thể làm tha hóa con người. V́ vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải "là đạo đức, là văn minh". Người thường nhắc lại ư của Lênin: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại. Người nói, cán bộ, đảng viên muốn cho dân tin, dân yêu, dân phục th́ không phải "viết lên trán chữ cộng sản là được quần chúng yêu mến. Quần chúng chỉ quư mến những người có tư cách đạo đức". Vai tṛ của đạo đức cách mạng c̣n thể hiện ở chỗ đó là thước đo ḷng cao thượng của con người. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, mỗi người có công việc, tài năng, vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng. Là một h́nh thái ư thức xă hội, đạo đức không phải một chiều phụ thuộc vào tồn tại xă hội, vào những điều kiện vật chất kinh tế. Nó có khả năng tác động tích cực trở lại, cải biến tồn tại xă hội. Giá trị đạo đức tinh thần một khi được con người tiếp nhận sẽ biến thành một sức mạnh vật chất. Có đạo đức cách mạng th́ khi gặp khó khăn gian khổ, thất bại cũng không lùi bước, chán nản...; khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ tinh thần khiêm tốn, "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ", không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, v.v.. Đạo đức là cái gốc của người cách mạng, nhưng phải nhận thức đức và tài có mối quan hệ mật thiết với nhau. Có đức phải có tài, nếu không sẽ không mang lại lợi ích ǵ mà c̣n có hại cho dân. Mặt khác, phải thấy trong đức có tài. Tài càng lớn th́ đức phải càng cao, v́ đức - tài là nhằm phục vụ nhân dân và đưa cách mạng đến thắng lợi.

2. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới a) Trung với nước, hiếu với dân "Trung" và "hiếu" vốn là những khái niệm đạo đức cũ chứa đựng nội dung hạn hẹp: "Trung với vua, hiếu với cha mẹ", phản ánh bổn phận, trách nhiệm của dân đối với vua, con đối với cha mẹ. Hồ Chí Minh đưa vào khái niệm cũ một nội dung mới, mang tính cách mạng, đó là trung với nước, hiếu với dân. Đây là chuẩn mực đạo đức có ư nghĩa quan trọng hàng đầu. Từ chỗ trung với vua, hiếu với cha mẹ đến trung với nước, hiếu với dân là một cuộc cách mạng trong quan niệm về đạo đức. Hồ Chí Minh đă lật ngược quan niệm đạo đức cũ, đạo đức Nho giáo, xây dựng đạo đức mới "như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời". Theo quan điểm Hồ Chí Minh, nước là nước của dân và dân là người chủ của nước. V́ vậy, "trung với nước, hiếu với dân" là thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên và phát triển của đất nước. Nội dung chủ yếu của trung với nước là: - Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xă hội, phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, trước hết. - Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng. - Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nội dung chủ yếu của hiếu với dân là: - Khẳng định vai tṛ sức mạnh thực sự của nhân dân. - Tin dân, học dân, lắng nghe ư kiến của dân, gắn bó mật thiết với dân, tổ chức, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. - Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. b) Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những khái niệm đạo đức cũ, được Hồ Chí Minh tiếp thu, chọn lọc, đưa vào những yêu cầu và nội dung mới. Người chỉ ra rằng: phong kiến nêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng không thực hiện; ngày nay, ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước, cho dân. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là một biểu hiện sinh động của phẩm chất "trung với nước hiếu với dân". Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai. Kiệm là tiết kiệm vật tư, tiền bạc, của cải, thời gian, không xa xỉ, không hoang phí. Liêm là trong sạch, không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng. Chính là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn. Các đức tính đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cần mà không kiệm giống như một chiếc thùng không đáy. Kiệm mà không cần th́ lấy ǵ mà kiệm. Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có cành, lá, hoa, quả mới là hoàn chỉnh. Cần, kiệm, liêm, chính cần thiết đối với tất cả mọi người. Hồ Chí Minh viết: "Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính Thiếu một mùa, th́ không thành trời Thiếu một phương, th́ không thành đất. Thiếu một đức, th́ không thành người"1 Cần, kiệm, liêm, chính càng cần thiết đối với cán bộ, đảng viên. Bởi v́, nếu cán bộ, đảng viên mắc sai lầm, khuyết điểm th́ sẽ ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung của cách mạng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng. Mặt khác, những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính th́ dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân. Cần, kiệm, liêm, chính c̣n là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn minh tiến bộ của một dân tộc. Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua yêu nước; là cái cần để làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự Đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại. Chí công vô tư là không nghĩ đến ḿnh trước, chỉ biết v́ Đảng, v́ Tổ quốc, v́ đồng bào; là đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Thực hành chí công vô tư cũng có nghĩa là phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân là chỉ muốn "mọi người v́ ḿnh" mà không biết "ḿnh v́ mọi người". Nó là một thứ giặc nội xâm, c̣n nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm. Nó là bạn đồng minh của chủ nghĩa đế quốc và thói quen truyền thống lạc hậu. Chủ nghĩa cá nhân là một thứ vi trùng rất độc, đẻ ra hàng trăm thứ bệnh nguy hiểm, như quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lăng phí, xa hoa, tham danh trục lợi, thích địa vị, quyền hành, tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán chuyên quyền... Tóm lại, "chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng tiểu tư sản c̣n ẩn nấp trong ḿnh mỗi người chúng ta. Nó chờ dịp - hoặc dịp thất bại, hoặc dịp thắng lợi - để ngóc đầu dậy". Chủ nghĩa cá nhân là mối nguy hại cho cá nhân con người, cho một đảng và cả dân tộc. Hồ Chí Minh viết: "Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu ḷng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân"1. Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xă hội. V́ vậy thắng lợi của chủ nghĩa xă hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân. Tuy nhiên, cần có nhận thức đúng đắn đâu là chủ nghĩa cá nhân, đâu là lợi ích cá nhân. Hồ Chí Minh cho rằng: đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là giày xéo lên lợi ích cá nhân. Mỗi người đều có cá tính riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đ́nh ḿnh. Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể th́ không phải là xấu. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, chỉ ở trong chế độ xă hội chủ nghĩa th́ mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống của riêng ḿnh, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của ḿnh. c) Thương yêu con người Xuất phát từ nguyên lư của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là từ thực tiễn đấu tranh cách mạng của các dân tộc, Hồ Chí Minh cho rằng, trên đời này có nhiều người, nhiều công việc, nhưng có thể chia thành hai hạng người: người thiện và người ác, và hai thứ việc: việc chính và việc tà. Làm việc chính là người thiện, làm việc tà là người ác. Từ đó, Người kết luận: những người bị áp bức, bị bóc lột, những người làm điều thiện th́ dù màu da, tiếng nói, chủng tộc, tôn giáo có khác nhau, vẫn có thể thực hành chữ "bác ái", vẫn có thể đại đoàn kết, đại ḥa hợp, coi nhau như anh em một nhà. T́nh thương yêu con người ở Hồ Chí Minh không chung chung, trừu tượng kiểu tôn giáo, mà luôn luôn được nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai cấp vô sản, dành cho các dân tộc và con người bị áp bức, đau khổ. Hồ Chí Minh thương yêu con người với một t́nh cảm sâu sắc, vừa bao la rộng lớn, vừa gần gũi thân thương đối với từng số phận con người. Hồ Chí Minh luôn sống giữa cuộc đời và không có cái ǵ thuộc về con người đối với Hồ Chí Minh lại là xa lạ. Người quan tâm đến tư tưởng, công tác, đời sống của từng người, việc ăn, việc mặc, ở, học hành, giải trí của mỗi người dân, không quên, không sót một ai, từ những người bạn thuở hàn vi, đến những người quen mới. T́nh thương yêu con người ở Hồ Chí Minh luôn gắn liền với hành động cụ thể, phấn đấu v́ độc lập của Tổ quốc, tự do hạnh phúc cho con người. d) Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất, ḥa quyện giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Chủ nghĩa quốc tế là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Nó bắt nguồn từ bản chất quốc tế của giai cấp công nhân và của xă hội xă hội chủ nghĩa. Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rộng lớn và sâu sắc. Đó là sự tôn trọng và thương yêu tất cả các dân tộc, nhân dân các nước, chống sự hằn thù, bất b́nh đẳng dân tộc và sự phân biệt chủng tộc. Người khẳng định: bốn phương vô sản đều là anh em; giúp bạn là giúp ḿnh; thắng lợi của ḿnh cũng là thắng lợi của nhân dân thế giới. Người đă góp phần to lớn, có hiệu quả xây đắp t́nh đoàn kết quốc tế, tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới: đối thoại thay cho đối đầu, kiến tạo một nền văn hóa ḥa b́nh trên thế giới.

3. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới Nói tới tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức phải chú ư tới con đường và phương pháp h́nh thành đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Đặc điểm và quy luật h́nh thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho thấy một số nguyên tắc cơ bản xây dựng đạo đức mới sau đây: a) Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng tuyệt vời về nói đi đôi với làm. Người quan tâm đặc biệt, hàng đầu tới vấn đề đạo đức. Người để lại nhiều bài viết, bài nói về đạo đức và quan trọng hơn là Người thực hiện trước hết, nhiều nhất những tư tưởng ấy. Ngay trong quá tŕnh chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản, bàn về tư cách một người cách mệnh, Hồ Chí Minh đă chỉ rơ "nói th́ phải làm". Người c̣n làm nhiều hơn những điều Người nói, kể cả việc làm mà không nói. Mỗi việc làm, mỗi hành vi của Người đều tiềm ẩn những tư tưởng đạo đức sáng ngời. Đây là một bài học quư giá cho mỗi chúng ta muốn t́m hiểu những tầng sâu bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức th́ không chỉ dừng lại ở những bài viết, bài nói, mà phải khám phá những hành vi đạo đức của Người, nghiên cứu những bài nói, bài viết của bạn bè quốc tế, những học tṛ của Người. Tại sao nói phải đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức? Đạo đức cách mạng là đạo đức luôn được nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai cấp công nhân, phục vụ lợi ích của cách mạng. Điều này phân biệt một cách rạch ṛi với thói đạo đức giả, đạo đức của giai cấp bóc lột với những đặc trưng bản chất là nói nhiều, làm ít, nói mà không làm, nói một đằng, làm một nẻo, đem lại lợi ích không phải cho quần chúng nhân dân lao động, mà cho thiểu số những kẻ bóc lột. Nói đi đôi với làm c̣n nhằm chống thói đạo đức giả. Sáu mươi năm qua, từ khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đến nay, nơi này, nơi khác, trên những mức độ khác nhau ở cán bộ, đảng viên ta vẫn c̣n tồn tại hiện tượng nói không đi đôi với làm. Điều này sẽ dẫn tới nguy cơ làm mất ḷng tin của dân đối với Đảng và chế độ mới. Ngay từ tháng 10 năm 1945, Hồ Chí Minh đă nói tới những kẻ "vác mặt làm quan cách mạng". Sau này, trong nhiều lần bàn tới việc cần tẩy sạch bệnh quan liêu, mệnh lệnh, Người chỉ rơ: "Miệng th́ nói dân chủ, nhưng làm việc th́ họ theo lối "quan" chủ. Miệng th́ nói "phụng sự quần chúng", nhưng họ làm trái ngược với lợi ích quần chúng, trái ngược với phương châm và chính sách của Đảng và Chính phủ"1. Nêu gương đạo đức, nói đi đôi với làm là một nét đẹp của văn hóa phương Đông. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: "Nói chung th́ các dân tộc phương Đông đều giàu t́nh cảm, và đối với họ một tấm gương sống c̣n có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền"2. Noi theo tấm gương của V.I. Lênin, Hồ Chí Minh cũng đào tạo các thế hệ cách mạng người Việt Nam không chỉ bằng lư luận cách mạng, mà bằng chính tấm gương đạo đức cao cả. Theo Hồ Chí Minh hơn bất kỳ một lĩnh vực nào khác, trong lĩnh vực đạo đức đặc biệt phải chú trọng "đạo làm gương". Làm gương có nhiều cấp độ, phạm vi và hệ quy chiếu khác nhau. ở đâu cũng có người tốt, việc tốt. Giai đoạn cách mạng nào cũng cần có nhiều tấm gương. Tùy theo nhiệm vụ và t́nh h́nh cụ thể mà tấm gương đó được biểu hiện ở những mặt nào, trong chiến đấu, lao động, học tập, cuộc sống đời thường trong gia đ́nh, ngoài xă hội... Việc bồi dưỡng, nêu gương "người tốt, việc tốt" là rất quan trọng và cần thiết, không được xem thường. Nhiều giọt nước hợp lại mới thành suối, thành sông, thành biển cả. Không nhận thức được điều đó là "chỉ thấy ngọn mà quên mất gốc". Xây dựng đạo đức mới, nêu gương đạo đức phải rất chú trọng tính chất phổ biến, rộng khắp, vững chắc của toàn xă hội và những hạt nhân "người tốt, việc tốt" tiêu biểu. b) Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng răi Làm cách mạng là quá tŕnh kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống. Xây dựng đạo đức mới lại càng phải quan tâm điều này. Bởi v́ trong Đảng và mỗi con người, v́ những lư do khác nhau, nên không phải "người người đều tốt, việc việc đều hay". "Mỗi con người đều có cái thiện và ác ở trong ḷng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng"1. Mặt khác, con đường tiến lên chủ nghĩa xă hội là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, cuộc chiến đấu khổng lồ. Trong cuộc chiến đấu đó, có nhiều kẻ địch nhưng thường có ba loại: chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc là kẻ địch rất nguy hiểm; thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to, nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ; loại địch thứ ba là chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng tiểu tư sản c̣n ẩn nấp trong ḿnh mỗi người chúng ta; nó chờ dịp - hoặc dịp thất bại, hoặc dịp thắng lợi - để ngóc đầu dậy; nó là bạn đồng minh của hai kẻ địch kia. Nhận thức như vậy để thấy rằng "đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, cũng phải quyết tâm đấu tranh, chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu. Có như thế mới thắng được địch và thực hiện được nhiệm vụ cách mạng"2. Đối với từng người, Hồ Chí Minh yêu cầu trước hết phải đánh thắng ḷng tà là kẻ thù trong ḿnh, không hiếu danh, không kiêu ngạo, ít ḷng tham muốn về vật chất, vị công vong tư... Chống và xử lư nghiêm là nhằm xây, đi liền với xây và muốn xây th́ phải chống. Mục đích cuối cùng là xây dựng con người có đạo đức và nền đạo đức mới Việt Nam. V́ vậy, phải xác định đây là nhiệm vụ chủ yếu và lâu dài. Xây là giáo dục những phẩm chất đạo đức mới, đạo đức cách mạng cho con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Tất nhiên, giáo dục đạo đức phải phù hợp với lứa tuổi, ngành nghề, giai cấp, tầng lớp và trong từng môi trường khác nhau. Đồng thời, phải chú ư tới hoàn cảnh, nhiệm vụ từng giai đoạn cách mạng. Xa rời thực tiễn và khư khư giữ lấy những nội dung cũ khi thực tiễn đă vượt qua đều không phù hợp với quan điểm xây dựng đạo đức của Hồ Chí Minh. Xây dựng đạo đức có nhiều cách làm. Trước hết mỗi người và tổ chức phải có ư thức tự giác trau dồi đạo đức cách mạng. Bản thân sự tự giác cũng là phẩm chất đạo đức quư đối với từng người và tổ chức. Điều này càng cần thiết và có ư nghĩa to lớn đối với Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên. Bởi v́: "Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của ḿnh là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của ḿnh, vạch rơ những cái đó, v́ đâu mà có khuyết điểm đó, xét rơ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi t́m mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính"1. Xây đi đôi với chống trên cơ sở tự giáo dục, đồng thời phải tạo thành phong trào quần chúng rộng răi. Điều này thuộc quy luật của cách mạng xă hội chủ nghĩa. Bởi v́ chủ nghĩa xă hội là công tŕnh tập thể của quần chúng nhân dân tự xây dựng dưới sự lănh đạo của Đảng. Trong Di chúc, Hồ Chí Minh cũng viết rơ điều này: Để chống lại những ǵ đă cũ kỹ, hư hỏng và tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi, cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân. Trong quá tŕnh lănh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh đă luôn phát động phong trào quần chúng rộng răi và đem lại những hiệu quả thiết thực. Đó là phong trào thi đua tăng gia sản xuất thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lăng phí, quan liêu; cuộc vận động "3 xây, 3 chống": nâng cao ư thức trách nhiệm, tăng cường quản lư kinh tế - tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lăng phí, quan liêu. c) Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời Tu dưỡng đạo đức là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc và văn hóa phương Đông. Hồ Chí Minh đă nói về ưu điểm của Khổng Tử là "vấn đề tu dưỡng đạo đức cá nhân". Quan điểm của Khổng Tử là "chính tâm, tu thân". Có "tu thân" mới làm được những việc lớn khác như "trị quốc, b́nh thiên hạ". Hồ Chí Minh nói: "Chúng ta phải nhớ câu "Chính tâm, tu thân" để "trị quốc b́nh thiên hạ". Chính tâm tu thân tức là cải tạo. Cải tạo cũng phải trường kỳ gian khổ, v́ đó là một cuộc cách mạng trong bản thân của mỗi người. Bồi dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng cũ, đoạn tuyệt với con người cũ để trở thành con người mới không phải là một việc dễ dàng... Dù khó khăn gian khổ, nhưng muốn cải tạo th́ nhất định thành công"2. Đạo đức cách mạng, đạo đức mới khác đạo đức cũ ở chỗ nó gắn với thực tiễn cách mạng và phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. V́ vậy, việc rèn luyện, tu dưỡng bền bỉ suốt đời phải như công việc rửa mặt hàng ngày là một trong những yêu cầu có ư nghĩa quan trọng hàng đầu. Hồ Chí Minh viết: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Có ǵ sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xă hội và giải phóng loài người"1. V́ vậy, Người đ̣i hỏi "gian nan rèn luyện mới thành công". "Kiên tŕ và nhẫn nại... Không nao núng tinh thần". Cái ác luôn ẩn nấp trong mỗi người. V́ vậy, không được sao nhăng việc tu dưỡng, mà phải rèn luyện suốt đời, bền bỉ. Đặc biệt trong thời kỳ ḥa b́nh, khi con người đă có ít quyền hạn, nếu không ư thức sâu sắc điều này, dễ bị tha hóa, biến chất. Hồ Chí Minh so sánh: "Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc th́ mới tốt được. C̣n cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được. C̣n tư tưởng cá nhân th́ cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ"2. Nếu không chú ư điều này, sa vào chủ nghĩa cá nhân th́ có thể ngày hôm qua có công với cách mạng, nhưng ngày hôm nay lại có tội với nhân dân. Đạo đức cách mạng là nhằm giải phóng và đem lại hạnh phúc, tự do cho con người, đó là đạo đức của những con người được giải phóng. V́ vậy, tu dưỡng đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tiễn, trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm và trách nhiệm của mỗi người. Chỉ có như vậy th́ việc tu dưỡng mới có kết quả trong mọi môi trường, mọi mối quan hệ, mọi địa bàn, mọi hoàn cảnh.

III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa

1. Những quan điểm chung của Hồ Chí Minh về văn hóa a) Quan điểm về vị trí, vai tṛ của văn hóa Hồ Chí Minh được tổ chức UNESCO ghi nhận là Anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất. Ngay từ lúc ra đi t́m đường cứu nước, Hồ Chí Minh đă nghĩ tới một xă hội mới tự do, hạnh phúc, không có áp bức, bóc lột, bất công. Trên cơ sở truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa hàng ngh́n năm của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đă tiếp thu, chắt lọc tinh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây, văn hóa mácxít, từng bước xây dựng lư luận văn hóa. Tháng 8-1943, khi c̣n trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, lần đầu tiên Hồ Chí Minh nêu ra một định nghĩa về văn hóa: "V́ lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đă sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đ̣i hỏi của sự sinh tồn"1. Người c̣n dự định xây dựng nền văn hóa dân tộc với năm điểm lớn: "1. Xây dựng tâm lư: tinh thần độc lập tự cường 2. Xây dựng luân lư: biết hy sinh ḿnh, làm lợi cho quần chúng. 3. Xây dựng xă hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xă hội. 4. Xây dựng chính trị: dân quyền 5. Xây dựng kinh tế". Khái niệm trên cho thấy: Văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng nhất, bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra; văn hóa là động lực giúp con người sinh tồn; văn hóa là mục đích cuộc sống loài người; xây dựng văn hóa dân tộc phải toàn diện, đặt xây dựng "tinh thần độc lập tự cường" lên hàng đầu. Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, văn hóa được Hồ Chí Minh xác định là đời sống tinh thần của xă hội, là thuộc về kiến trúc thượng tầng. Văn hóa có mối quan hệ mật thiết với kinh tế, chính trị, xă hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xă hội và được nhận thức như sau: - Văn hóa quan trọng ngang kinh tế, chính trị, xă hội. - Chính trị, xă hội có được giải phóng th́ văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hóa phát triển. Dưới chế độ thực dân và phong kiến nhân dân ta bị nô lệ, bị đàn áp, th́ văn nghệ cũng bị nô lệ, không thể phát triển. Theo Hồ Chí Minh, phải tiến hành cách mạng chính trị trước mà cụ thể ở Việt Nam là tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền, giải phóng chính trị, giải phóng xă hội, từ đó giải phóng văn hóa, mở đường cho văn hóa phát triển. Quan điểm của Hồ Chí Minh đă được thực tiễn Cách mạng Tháng Tám năm 1945 chứng minh là hoàn toàn đúng đắn. - Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hóa. Từ những nguyên lư cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đă chỉ rơ kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa, xây dựng kiến trúc thượng tầng. Người cho rằng, "cơ sở hạ tầng xă hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được". Như vậy, vấn đề đặt ra là kinh tế phải đi trước một bước. Tục ngữ có câu "có thực mới vực được đạo" cũng theo nghĩa như vậy. Trong xây dựng chủ nghĩa xă hội, Hồ Chí Minh đă tổng kết: Muốn tiến lên chủ nghĩa xă hội th́ phải phát triển kinh tế và văn hóa... để nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ta" (Hồ Chí Minh không bao giờ nói phát triển văn hóa trước kinh tế). - Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng nhưng không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị. Văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. Tuy "kinh tế có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được", nhưng điều đó không có nghĩa là văn hóa "thụ động" chờ cho kinh tế phát triển xong rồi mới đến lượt ḿnh phát triển. Văn hóa có tính tích cực chủ động, đóng vai tṛ to lớn thúc đẩy kinh tế và chính trị phát triển như một động lực. "Văn hóa ở trong chính trị" tức văn hóa phải tham gia vào nhiệm vụ chính trị, tham gia cách mạng, kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xă hội. Hồ Chí Minh nêu rơ: "Văn hóa hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa", hoặc đường lối kháng chiến toàn diện, thi đua trên mọi lĩnh vực,... là với ư nghĩa như vậy. Theo đó, một phong trào văn hóa cách mạng, văn hóa kháng chiến đă diễn ra rất sôi động, góp phần đắc lực vào thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến kiến quốc. "Văn hóa ở trong kinh tế" tức là văn hóa phải phục vụ, thúc đẩy việc xây dựng và phát triển kinh tế. "Văn hóa ở trong kinh tế và chính trị" cũng có nghĩa là chính trị và kinh tế phải có tính văn hóa. Đây là một đ̣i hỏi chính đáng của văn hóa hiện đại. Làm chính trị, làm kinh tế... phải có văn hóa. b) Quan điểm về tính chất của nền văn hóa mới Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa ra đời, Hồ Chí Minh đă quan tâm tới việc xây dựng nền văn hóa mới, coi đó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Như vậy, nền văn hóa mới ra đời gắn liền với nước Việt Nam mới. Trước đó ở nước ta là nền văn hóa nô dịch của thực dân phong kiến, làm đồi trụy con người. Đặc điểm chung nhất của nền văn hóa mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh là xua tan bóng tối của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, của dốt nát, đói nghèo, bệnh tật đè nặng lên cuộc sống của nhân dân ta. Văn hóa mới là phải giáo dục nhân dân ta tinh thần cần, kiệm, liêm, chính, tự do tín ngưỡng, không hút thuốc phiện; chống giặc dốt... Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, nền văn hóa mới là nền văn hóa dân chủ mới, đồng thời là nền văn hóa kháng chiến. Nền văn hóa đó có ba tính chất: dân tộc - khoa học - đại chúng. Tính chất dân tộc (hay c̣n gọi là đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc) là cái "cốt", cái tinh túy bên trong rất đặc trưng của nền văn hóa dân tộc. Nó phân biệt, không nhầm lẫn với văn hóa của các dân tộc khác. Nó là "căn cước" của một dân tộc. Cốt cách dân tộc không phải "nhất thành bất biến", mà nó có sự phát triển, bổ sung những tinh túy mới. Tính chất khoa học của nền văn hóa phải thuận với trào lưu tiến hóa của tư tưởng hiện đại: ḥa b́nh, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xă hội. Nền văn hóa mới phải phục vụ trào lưu đó. Muốn vậy, tính khoa học phải thể hiện trên nhiều mặt: cơ sở hạ tầng, nền tảng kinh tế phải khoa học, hiện đại. Đội ngũ những người làm công tác văn hóa phải có trí tuệ, hiểu biết khoa học tiên tiến; phải có chiến lược văn hóa, xây dựng lư luận văn hóa mang tầm thời đại. Tính chất đại chúng của nền văn hóa là phục vụ nhân dân, phù hợp với nguyện vọng nhân dân, đậm đà tính nhâ văn. Đó là nền văn hóa do đại chúng nhân dân xây dựng. Trong thời kỳ cách mạng xă hội chủ nghĩa, thời kỳ đầu Hồ Chí Minh nói tính chất nền văn hóa mới phải "xă hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về h́nh thức". Từ Đại hội III (tháng 9-1960), Người có bước phát triển trong tư duy lư luận khi khẳng định nền văn hóa mới là nền văn hóa có nội dung xă hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc. Nội dung xă hội chủ nghĩa là thể hiện tính tiên tiến, tiến bộ, khoa học, hiện đại, biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với trào lưu tiến hóa trong thời đại mới. Tính chất dân tộc của nền văn hóa là biết giữ ǵn, kế thừa, phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, phát triển những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với những điều kiện lịch sử mới của đất nước. c) Quan điểm về chức năng của văn hóa Chức năng của văn hóa mới rất phong phú, đa dạng. Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa có ba chức năng chủ yếu sau đây: Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và t́nh cảm cao đẹp. Văn hóa thuộc đời sống tinh thần của xă hội. Tư tưởng và t́nh cảm là vấn đề chủ yếu nhất của đời sống tinh thần của xă hội và con người. V́ vậy, theo Hồ Chí Minh, văn hóa phải thấm sâu vào tâm lư quốc dân để thực hiện chức năng hàng đầu là bồi dưỡng nâng cao tư tưởng đúng đắn và t́nh cảm cao đẹp cho con người, đồng thời loại bỏ những tư tưởng sai lầm, t́nh cảm thấp hèn. Tư tưởng và t́nh cảm rất phong phú, nhưng phải đặc biệt quan tâm tới những tư tưởng và t́nh cảm chi phối đời sống tinh thần của mỗi con người và cả dân tộc. Lư tưởng là điểm hội tụ của tư tưởng lớn. Hồ Chí Minh khẳng định văn hóa phải làm cho ai cũng có lư tưởng tự chủ, tự cường, độc lập, tự do; phải làm cho quốc dân "có tinh thần v́ nước quên ḿnh, v́ lợi ích chung mà quên lợi ích riêng". Đó là lư tưởng độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xă hội, thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Một khi con người đă phai nhạt lư tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xă hội th́ không c̣n ư nghĩa ǵ đối với cuộc sống cách mạng. T́nh cảm lớn, theo Hồ Chí Minh là ḷng yêu nước, thương dân, thương nhân loại bị đau khổ, áp bức. Đó là tính trung thực, thẳng thắn, thủy chung; đề cao cái chân, cái thiện, cái mỹ... T́nh cảm đó thể hiện trong nhiều mối quan hệ: với gia đ́nh, quê hương, dân tộc, nhân loại, với bạn bè, đồng chí, quan hệ thầy tṛ... Tư tưởng và t́nh cảm có mối quan hệ gắn bó với nhau. T́nh cảm cao đẹp là con đường dẫn tới tư tưởng đúng đắn; tư tưởng đúng làm cho t́nh cảm cao đẹp hơn, làm cho con người ngày càng hoàn thiện. Văn hóa c̣n góp phần xây đắp niềm tin cho con người, tin ở bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tin vào nhân dân, tin vào tiền đồ của cách mạng. Hai là, nâng cao dân trí. Văn hóa luôn gắn với dân trí. Không có văn hóa không có dân trí. Văn hóa nâng cao dân trí theo từng nấc thang, phục vụ mục tiêu cách mạng trước mắt và lâu dài. Nâng cao dân trí bắt đầu từ việc làm cho người dân biết đọc, biết viết. Tiếp đến là sự hiểu biết các lĩnh vực khác nhau về chính trị, kinh tế, văn hóa... Từng bước nâng cao tŕnh độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, khoa học - kỹ thuật, thực tiễn Việt Nam và thế giới... Đó là quá tŕnh bổ sung kiến thức mới, làm cho mọi người không chỉ là chuyển biến dân trí mà c̣n nâng cao dân trí, điều mà khi chính trị chưa được giải phóng th́ không thể làm được. Tùy từng giai đoạn cách mạng mà mục đích của nâng cao dân trí có điểm chung và riêng, nhưng tất cả đều nhằm mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xă hội; biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước có văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc1. Mục tiêu đó hiện nay Đảng ta chỉ rơ v́ "dân giàu, nước mạnh, xă hội công bằng, dân chủ, văn minh". Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách, lối sống lành mạnh, luôn hướng con người vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, không ngừng hoàn thiện bản thân ḿnh. Những phẩm chất tốt đẹp làm nên giá trị của con người. Mỗi người phải biến tư tưởng và t́nh cảm lớn thành phẩm chất cao đẹp. Đó có thể là phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, phẩm chất chuyên môn, nghiệp vụ. Có những phẩm chất đạo đức chung cho mọi người Việt Nam trong thời đại mới: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Lại có những phẩm chất đạo đức dành cho các lĩnh vực hoạt động khác nhau của con người: phẩm chất nhà giáo, phẩm chất thầy thuốc... Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh phẩm chất đạo đức, chính trị của cán bộ, đảng viên. Bởi v́, nếu không có những phẩm chất đó th́ không thể biến lư tưởng thành hiện thực. Phẩm chất thường được biểu hiện qua phong cách, tức là lối sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự của con người. Phẩm chất và phong cách thường gắn bó với nhau, và chỉ khi nào con người có phẩm chất tốt đẹp, phong cách lành mạnh th́ mới thúc đẩy sự nghiệp cách mạng đi lên. Muốn có được những phẩm chất và phong cách đó, tự bản thân con người rèn luyện chưa đủ, mà hoạt động văn hóa đóng chức năng rất quan trọng. Văn hóa phải tham gia chống được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, chống sự lạm dụng quyền lực, tham quyền cố vị dẫn tới sự tha hóa con người. Văn hóa giúp cho con người phân

1. Xem Sđd, t.8, tr. 494.

102

biệt cái tốt với cái xấu, cái lạc hậu và cái tiến bộ... Từ đó văn hóa hướng con người vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực của văn hóa a) Văn hóa giáo dục Hồ Chí Minh phê phán nền giáo dục phong kiến (kinh viện, xa thực tế, coi sách của thánh hiền là đỉnh cao của tri thức...) và nền giáo dục thực dân (ngu dân, đồi bại, xảo trá, nguy hiểm hơn cả sự dốt nát). Người quan tâm xây dựng nền giáo dục mới của nước Việt Nam độc lập. Nền giáo dục này được h́nh thành từ những năm hai mươi, thực sự ra đời từ Cách mạng Tháng Tám thành công và phát triển cùng sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Hồ Chí Minh xác định, xây dựng nền giáo dục mới là một nhiệm vụ cấp bách, có ư nghĩa chiến lược, v́ nó góp phần làm cho dân tộc ta xứng đáng với nước Việt Nam độc lập. Văn hóa giáo dục là một mặt trận quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xă hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục: - Mục tiêu của văn hóa giáo dục để thực hiện cả ba chức năng của văn hóa bằng giáo dục: Dạy và học để bồi dưỡng lư tưởng đúng đắn và t́nh cảm cao đẹp; mở mang dân trí; bồi dưỡng những phẩm chất và phong cách tốt đẹp cho con người. Giáo dục để đào tạo con người có ích cho xă hội. Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Giáo dục nhằm đào tạo lớp người có đức, có tài, kế tục sự nghiệp cách mạng, làm cho nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu. - Cải cách giáo dục bao gồm xây dựng chương tŕnh, nội dung dạy và học hợp lư, phù hợp với các giai đoạn cách mạng. Nội dung giáo dục phải toàn diện: văn hóa, chính trị, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, lao động... Các nội dung đó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Học chính trị là học chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cách học phải sáng tạo, không giáo điều. Học để nắm các quan điểm có tính nguyên tắc, phương pháp luận. Học khoa học kỹ thuật để đáp ứng đ̣i hỏi của thời đại mới, thời đại của cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển như vũ băo. - Phương châm, phương pháp giáo dục: Phương châm bao gồm: học đi đôi với hành, lư luận liên hệ với thực tế; học tập kết hợp với lao động; phối hợp nhà trường - gia đ́nh - xă hội; thực hiện dân chủ, b́nh đẳng trong giáo dục; học suốt đời. Coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại. Học ở mọi lúc, mọi nơi, học mọi người. Phương pháp giáo dục phải xuất phát và bám chắc vào mục tiêu giáo dục. Giáo dục là một khoa học nên cách dạy phải phù hợp với lứa tuổi; dạy từ dễ đến khó; kết hợp

103

học tập với vui chơi có ích, lành mạnh; giáo dục phải dùng phương pháp nêu gương; giáo dục phải gắn liền với thi đua. - Quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên v́ không có giáo viên th́ không có giáo dục. Phải xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất yêu nghề; phải có đạo đức cách mạng; phải yên tâm công tác, đoàn kết; phải giỏi về chuyên môn, thuần thục về phương pháp. Người đi giáo dục cũng phải được giáo dục, phải học thêm măi, học không bao giờ đủ, c̣n sống c̣n phải học. b) Văn hóa văn nghệ Văn nghệ được hiểu là văn học và nghệ thuật, biểu hiện tập trung nhất của nền văn hóa, là đỉnh cao của đời sống tinh thần, là h́nh ảnh của tâm hồn dân tộc. Hồ Chí Minh là người khai sinh nền văn nghệ cách mạng và có nhiều cống hiến to lớn, sáng tạo cho nền văn nghệ nước nhà. Sau đây là một số quan điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ: - Văn nghệ là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xă hội mới, con người mới. Văn nghệ là mặt trận được hiểu nó là một bộ phận của cách mạng, là văn nghệ cách mạng. "Mặt trận" là thể hiện tính chất cam go, quyết liệt. Cho nên tác phẩm văn nghệ và ng̣i bút của các văn nghệ sĩ phải là vũ khí sắc bén, là "pḥ chính trừ tà", là vạch trần, tố cáo tội ác, âm mưu của lực lượng thù địch đầu độc văn hóa; về chiêu bài "công lư", "dân chủ"... Đồng thời văn nghệ có vai tṛ thức tỉnh, định hướng, cổ vũ tinh thần đấu tranh, tổ chức lực lượng, động viên dân chúng phấn khởi, tin tưởng thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Có chính quyền, tính chất mặt trận của văn nghệ vẫn không giảm, mà lại tăng lên, nặng nề hơn. Bởi v́, xây dựng nền văn nghệ cách mạng là nhiệm vụ chủ yếu, lâu dài. Văn nghệ vừa tiếp tục tham gia kháng chiến, đấu tranh thống nhất nước nhà, vừa xây dựng xă hội mới, con người mới. Văn nghệ góp phần định hướng tư tưởng đúng đắn theo quan điểm của Đảng, bóc trần những thói hư tật xấu như tham ô, nhũng lạm, lăng phí, quan liêu... là những lực cản trên con đường xây dựng chủ nghĩa xă hội. Mặt trận những người làm công tác văn nghệ dưới sự lănh đạo của Đảng thực hiện nhiệm vụ "xây" và "chống", sẽ góp phần to lớn đưa cách mạng đến thắng lợi. Văn nghệ sĩ là chiến sĩ, v́ vậy, cần có lập trường vững, tư tưởng đúng đắn, đặt lợi ích và nhiệm vụ phụng sự nhân dân và Tổ quốc lên trên hết. Họ phải nâng cao tŕnh độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, đặc biệt phải có phẩm chất, bản lĩnh, tài năng để sáng tạo ra những sản phẩm tinh thần phục vụ cuộc sống, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. - Phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân. Thực tiễn đời sống nhân dân là những nguồn nhựa sống của văn hóa văn nghệ. Đời sống lao động, chiến đấu, sinh hoạt, xây dựng... của nhân dân là chất liệu không

104

bao giờ cạn, là sinh khí vô tận cho văn nghệ sáng tác. Văn nghệ sĩ có quyền hư cấu, song phải xuất phát và trở về với cuộc sống thực tại của con người, cái chân thật của sinh hoạt. Muốn làm được điều đó, phải "từ quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng"; phải "liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân" để hiểu thấu tâm tư, nguyện vọng, t́nh cảm của quần chúng. Quần chúng là những người làm ra lịch sử, sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần. Họ là những người đánh giá tác phẩm văn nghệ trung thực, khách quan, chính xác. Nhân dân là người hưởng thụ các giá trị tinh thần. - Phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc và thời đại. Đây là một khía cạnh phản ánh văn nghệ phục vụ quần chúng. Muốn phục vụ tốt quần chúng th́ phải nâng cao chất lượng nội dung và h́nh thức của tác phẩm. Bởi v́ quần chúng cần những tác phẩm hay, chân thật, hùng hồn, tạo cho họ sự đam mê, chuyển biến trong tư tưởng, t́nh cảm, tâm hồn. Nội dung cần chân thực và phong phú; h́nh thức phải trong sáng, vui tươi, tức là phải tạo nên một tác phẩm hay. Tác phẩm hay là tác phẩm cần diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói, ai đọc cũng hiểu được, và đọc xong phải suy ngẫm và thấy có bổ ích. Tác phẩm văn hóa, văn nghệ hay là tác phẩm phản ánh được những giá trị truyền thống của dân tộc, mang được hơi thở của thời đại; vừa phải ca ngợi cái chân thật người tốt, việc tốt, vừa phải phê phán cái giả, cái ác, cái sai. Những tác phẩm như vậy vừa làm gương mẫu cho các thế hệ hôm nay, vừa giáo dục nhắc nhở con cháu đời sau. Tác phẩm văn nghệ phải phong phú, đa dạng về thể loại, không thể đơn điệu, nghèo nàn. Chính món ăn tinh thần phong phú đó cũng sẽ mở ra con đường sáng tạo mới cho văn nghệ sĩ. c) Văn hóa đời sống Xây dựng đời sống văn hóa mới được Hồ Chí Minh chỉ ra ngay sau khi mới giành được chính quyền, rồi nhanh chóng trở thành một phong trào quần chúng sôi nổi, tạo động lực mạnh mẽ cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc. Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới với ba nội dung: đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới, trong đó đạo đức mới đóng vai tṛ chủ yếu nhất. Bởi v́, có dựa trên nền đạo đức mới th́ mới xây dựng được lối sống mới, nếp sống mới, và đạo đức mới lại được thể hiện trong lối sống và nếp sống. - Đạo đức mới: Thực hành đời sống mới trước hết là thực hành đạo đức cách mạng. - Lối sống mới: Lối sống mới là lối sống có lư tưởng, có đạo đức; kết hợp hài ḥa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại tạo nên lối sống văn minh, tiên tiến. Hoạt động của con người gồm: ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc. Tính văn hóa ở đây là biết cách ăn, cách mặc, cách ở... Con người văn hóa trong lối sống là phải có một phong cách sống khiêm tốn, giản dị, chừng mực, điều độ, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, quư thời gian, ít ḷng ham muốn về vật chất, về chức quyền, danh lợi. Trong

105

quan hệ với nhân dân, bạn bè, đồng chí th́ cởi mở, chân t́nh, ân cần, tế nhị; giàu ḷng thương yêu, quư trọng con người; đối với ḿnh th́ nghiêm, đối với người th́ khoan dung, độ lượng. Sửa đổi cách làm việc là phải có tác phong quần chúng, tác phong tập thể - dân chủ, tác phong khoa học. Điều này đặc biệt cần thiết đối với cán bộ quản lư, lănh đạo. Hồ Chí Minh yêu cầu ở đội ngũ cán bộ phải có phong cách sống, phong cách làm việc hợp ḷng dân. - Nếp sống mới: Xây dựng nếp sống mới (nếp sống văn minh) là xây dựng những thói quen và phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển được những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Tất nhiên không phải cái ǵ cũ là bỏ hết, cái ǵ cũng làm mới. Cũ mà xấu th́ bỏ. Cũ mà không xấu nhưng phiền phức th́ sửa đổi. Cũ mà tốt th́ phát triển thêm. Mới mà hay th́ phải làm. Phải bổ sung, xây dựng thuần phong mỹ tục trong các vấn đề vệ sinh, giỗ tết, ma chay, cưới hỏi...; đồng thời phải chống các hủ tục như cờ bạc, hút xách... Xây dựng nếp sống mới rất khó khăn, phức tạp, v́ thói quen rất khó sửa đổi, nó có sức ỳ cản trở ta. Thực tế cho thấy, cái tốt mà lạ, người ta có thể cho là xấu; cái xấu mà quen, người ta có thể cho là thường. V́ vậy, quá tŕnh đổi mới nếp sống phải rất cẩn thận, chịu khó, lâu dài, không thể dùng cách trấn áp thô bạo đối với cái cũ, lạc hậu. Phải tuyên truyền, giải thích một cách hăng hái, bền gan, chịu khó, cẩn thận, khôn khéo, mềm mỏng,... Phải dùng biện pháp nêu gương: người nêu gương, nhà làm gương, làng làm gương. Nói đi đôi với làm, nếu không, tuyên truyền giáo dục, xây dựng nếp sống mới khó đạt kết quả. Tóm lại, xây dựng văn hóa đời sống chung cho cả xă hội, phải bắt đầu từ từng người, từng gia đ́nh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#icy