Tư tưởng HCM về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở VN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

. Tư tưởng HCM về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở VN

·         Tư tưởng HCM về CNXH ở VN

1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Nhận thức về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã trình bày một cách tổng quát. Chủ nghĩa xã hội là gì? 
Người trả lời: chủ nghĩa xã hội là xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng và tinh thần ngày càng tốt. Nói một cách cụ thể là: chủ nghĩa xã hội là phải làm cho mọi người dân được ấm no, hạnh phúc và học hành tiến bộ.

            Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin về sự phát triển tất yếu của xã hội loài người theo các hình thái kinh tế - xã hội. Quan điểm của Hồ Chí Minh là: tiến lên chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu ở Việt Nam sau khi nước nhà đã giành được độc lập theo con đường cách mạng vô sản.

Mục tiêu giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn cho dân tộc Việt Nam là nước nhà được độc lập, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, tức là sau khi giành độc lập dân tộc, nhân dân ta sẽ xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa. Ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, khi đã tin theo lý luận về chủ nghĩa cộng sản khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho con người và vì con người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cản những con người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau”.

2. Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

a. Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

 - Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học của lý luận Mác - Lênin, trước hết là từ khát vọng giải phóng dân tộc Việt Nam.

- Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội ở phương diện đạo đức, hướng tới giá trị nhân đạo, nhân văn, giải quyết tốt quan hệ giữa cá nhân với xã hội theo quan điểm của Mác và Ăngghen trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.

- Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ văn hóa. Văn hóa trong xã hội Việt Namcó quan hệ biện chứng với chính trị, kinh tế.

b. Bản chất và đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội

Theo các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh có quan niệm như sau:

- Tổng quát: chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội bao gồm các mặt rất phong phú, hoàn chỉnh, trong đó con người được phát triển toàn diện.                                                                                                                          

- Trên một số mặt nào đó: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, nhưng không tuyệt đối hóa từng mặt, hoặc tách riêng rẽ từng mặt mà cần đặt trong một tổng thể chung.

- Xác định mục tiêu: vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.

- Xác định động lực: động lực của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là sức mạnh toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại.

Từ đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh chủ yếu trên những điểm sau:

- Đó là một chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ.

- Có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật.

- Không còn người bóc lột người.

- Xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức.

Các đặc trưng trên thể hiện một hệ thống giá trị vừa kế thừa các di sản của quá khứ, vừa được sáng tạo mới trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là hiện thân đỉnh cao của tiến trình tiến hóa lịch sử của nhân loại.

3. Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

a. Mục tiêu

- Mục tiêu chung: Độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Chính trị: chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhà nước có hai chức năng; dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ thù của nhân dân.

+ Kinh tế: xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công - nông nghiệp hiện đại, khoa học - kỹ thuật tiên tiến, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện.

Bên cạnh đó cần phát triển toàn diện các ngành như công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, trong đó “Công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế nước nhà.

+ Văn hóa - xã hội: văn hóa là mục tiêu cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Phương châm xây dựng nền văn hóa mới là: dân tộc, khoa học, đại chúng. Vì thế, Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa là đào tạo con người.

b. Động lực

- Hồ Chí Minh xem xét động lực ở cả các phương diện: vật chất và tinh thần, nội sinh và ngoại sinh. Động lực quan trọng và quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động mà nòng cốt là công - nông - trí thức.

- Hồ Chí Minh rất coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, giải phóng mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có, ích quốc lợi dân, gắn liền kinh tế với kỹ thuật, kinh tế với xã hội.

- Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm tới văn hóa, khoa học, giáo dục, coi đó là động lực tinh thần không thể thiếu. 

Hồ Chí Minh nhận thấy sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của xã hội. Đây là hạt nhân trong hệ động lực xã hội.

Ngoài các động lực bên trong, cần phải kết hợp được với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.

Cùng với việc chỉ ra các nguồn lực phát triển, Hồ Chí Minh còn lưu ý, cảnh báo và ngăn ngừa các yếu tố kìm hãm, triệt tiêu nguồn lực vốn có của chủ nghĩa xã hội như: tham ô, lãng phí, quan liêu…

Giữa nội lực và ngoại lực, Hồ Chí Minh xác định, nội lực là quyết định, ngoại lực là rất quan trọng.

·         Con đường, biện pháp quá độ lên CNXH ở VN

1.  Về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

a. Các nhà sáng lập Chủ nghĩa xã hội khoa học nói về tính tất yếu của thời kỳ quá độ.
Lênin viết: “Nếu phân tích tình hình chính trị hiện nay, chúng ta có thể nói rằng chúng ta đang ở vào một thời kỳ quá độ trong thời kỳ quá độ”.
-Cũng xuất phát từ đặc thù của nước Nga, Lênin đã nêu lên tư tưởng về thời kỳ quá độbỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa đối với các nước tiểu nông; “với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô – Viết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới Chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”.

Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin có hai con đường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội: một con đường quá độ trực tiếp lên Chủ nghĩa xã hội  từ những nước tư bản công nghiệp phát triển cao, và một con đường phát triển ở những nước tiền tư bản chủ nghĩa, quá độ gián tiếp lên Chủ nghĩa xã hội  bỏ qua chế độ tư bản. Ở trường hợp sau, chủ nghĩa Mác - Lênin đã vạch rõ, nó chỉ có thể thực hiện được với điều kiện có sự giúp đỡ của một nước công nghiệp tiên tiến đã làm cách mạng xã hội chủ nghĩa  thành công và phải có sự lãnh đạo của một chính Đảng vô sản kiên trì đưa đất nước theo con đường Chủ nghĩa xã hội .

 b. Quan niệm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội  ở Việt Nam:

-Trước hết, Người đã lưu ý chúng ta cần nhận thức rõ tính quy luật chung và đặc điểm lịch sử cụ thể của mỗi nước khi bước vào xây dựng Chủ nghĩa xã hội:  “Nhưng tuỳ thời kỳ mà các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau…”. Nói cách khác, Người đã chỉ ra hai phương thức quá độ chủ yếu: phương thức quá độ trực tiếp (từ chủ nghĩa tư bản  đi lên Chủ nghĩa xã hội ) và phương thức quá độ gián tiếp (từ nghèo nàn, lạc hậu, tiền tư bản chủ nghĩa, qua cách mạng dân chủ nhân dân đi lên Chủ nghĩa xã hội ).
-Hồ Chí Minh đã chỉ ra những đặc điểm và mâu thuẫn của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội  ở Việt Nam.
Sau 1954, Miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ quá độ trong bối cảnh quốc tế tương đối thuận lợi… Nhưng xuất phát từ đặc điểm to lớn nhất là “từ một nước nông nghiệp lạc hâu tiến thẳng lên Chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn đi lên Tư bản chủ nghĩa”. Đặc điểm này đã thâu tóm đầy đủ những mâu thuẫn, khó khăn, phức tạp. Nó đặt ra hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn mà chúng ta cần nhận thức và giải đáp một cách đúng đắn để tìm ra con đường với những hình thức, bước đi và cách làm phù hợp với đặc điểm đó.

Từ đặc điểm đó, Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ rõ: “Tiến lên Chủ nghĩa xã hội, không thể một sớm một chiều. Đó là cả một công tác tổ chức và giáo dục”. Là “gian nan, phức tạp hơn việc đánh giặc”. “Chủ nghĩa xã hội không thể làm mau được mà phải làm dần dần”.

Về độ dài của thời kỳ quá độ, xuất phát từ mâu thuẫn của thời kỳ quá độ ở nước ta là mâu thuẫn giữa yêu cầu phải tiến lên xây dựng một chế độ mới có kinh tế công nghiệp, nông nghiệp hiện đại, có văn hoá, khoa học tiên tiến với tình trạng lạc hậu kém phát triển lại đối phó với bao thế lực cản trở, phá hoại mục tiêu của chúng ta, Người nói: “Xây dựng Chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài”, là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất”. Vì chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm. Chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xoá bỏ giai cấp bốc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới… phải dần dần biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp”. Người khẳng định lại : thời kỳ quá độ là một thời kỳ lịch sử lâu dài, đầy khó khăn.
-Về nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ: Theo Bác là xây dựng nền tảng cơ sở vật chất  - kỹ thuật cho Chủ nghĩa xã hội.

2. Về bước đi và phương thức, biện pháp xây dựng CNXH ở Việt Nam:

  Chủ nghĩa xã hộ có mục tiêu, nguyên lý chung giống nhau, nhưng mỗi nước có đặc điểm lịch sử cụ thể khác nhau, nên phương thức, biện pháp, bước đi, cách làm… Chủ nghĩa xã hội không giống nhau. Người nói: “ta không thể giống Liên Xô,… ta có thể đi con đường khác để tiến lên Chủ nghĩa xã hội …”.

 a. Về bước đi của thời kỳ quá độ:

Thấm nhuần những chỉ dẫn của Lê nin “phải kiên nhẫn bắc những  nhịp cầu nhỏ, vừa tầm, lựa chọn những giải pháp trung gian, quá độ.”. Tư tưởng chỉ đạo của Hồ Chí Minh về bước đi của thời kỳ quá độ ở Việt Nam là phải qua nhiều bước, “bước ngắn, bước dài, tuỳ theo hoàn cảnh” nhưng “chớ ham làm mau, ham rầm rộ… đi bước nào vững chắc bước ấy, cứ tiến dần dần.”
Về bước đi trong cải tạo nông nghiệp: Người nói: “… lúc đầu là cải cách ruộng đất, sau tiến lên một bước là tổ chức tổ đổi công sao cho tốt, cho khắp, lại tiến lên hình thức hợp tác xã dễ dàng, rồi tiến lên hợp tác xã cao hơn…”.
Về bước đi trong phát triển công nghiệp: Người sớm đề phòng bệnh duy ý chí: mấy năm kháng chiến, ta chỉ có nông thôn, bây giờ mới có thành thị… nếu muốn công nghiệp hoá gấp là chủ quan… Ta cho nông nghiệp là quan trọng và ưu tiên, rồi đến tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhẹ, sau mới đến công nghiệp nặng, “làm trái với Liên Xô cũng là mác xít”.

 b. Về phương thức, biện pháp, cách thức xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

Người luôn nhắc nhở phải luôn nêu cao tinh thần độc lập, tử chủ, sáng tạo, chống giáo điều, rập khuôn kinh nghiệm nước ngoài, phải suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo ra cách làm phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Cụ thể:
+   Trong bước đi và cách làm Chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, phải thể hiện được sự kết hợp giữa hai nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng Việt Nam : “xây dựng Miền Bắc, giải phóng miền Nam...”

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro