Nêu các quan điểm Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa (2)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

* Vị trí, vai trò của văn hoá

- Văn hoá là đời sống tinh thần, thuộc về kiến trúc thượng tầng của xã hội. Văn hoá, chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội.

- Văn hoá không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị. Văn hoá phải phục tùng nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng phát triển kinh tế.

* Tính chất của nền văn hoá mới

- Tính dân tộc: đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc, nhằm nhấn mạnh tới chiều sâu bản chất đặc trưng của văn hoá dân tộc, giúp phân biệt văn hoá các dân tộc khác.

- Tính khoa học: hiện đại, tiên tiến, thuận với trào lưu tiên hoá của thời đại.

- Tính đại chúng: phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng.

* Chức năng của văn hóa.

Phân tích quan điểm về chức năng của văn hóa?

Theo Hồ Chí Minh văn hoá có ba chức năng chủ yếu sau:

* Một là bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân.

- Tư tưởng đúng là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Lý tưởng đó là gốc, là điểm hội tụ những tư tưởng lớn của dân tộc, nếu ai xa rời nó đều có thể dẫn tới sai lầm. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh đã chỉ ra chức năng hàng đầu của văn hóa là phải làm thế nào cho ai cũng có lí tưởng tự chủ, độc lập, tự do; phải làm thế nào cho ai cũng "có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung và quên lợi ích riêng".

- Tình cảm cao đẹp là:

+ Phải bồi dưỡng cho nhân dân lòng yêu nước, tình thương yêu con người, yêu sự chân thành, thuỷ chung.

+ Căm ghét, lên án, phê phán những cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, những xa đoạ biến chất trong đời sống tinh thần của xã hội.

* Hai là mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ dân trí.

Hồ Chí Minh nói: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" và "Dốt thì dại, dại thì hèn". Như vậy, theo Người nói tới văn hoá là phải nói đến dân trí.

- Dân trí không hạn hẹp ở biết đọc, biết viết (biết chữ) mà đó là trình độ hiểu biết, trình độ kiến thức của nhân dân.

- Trình độ dân trí là trình độ từ biết chữ đến hiểu biết, tiếp thu kiến thức cần thiết trên các lĩnh vực hoạt động của con người như: Chính trị, kinh tế, văn hoá...

- Dân trí nâng lên chỉ có thể thực hiện được sau khi chính trị đã được giải phóng, toàn bộ chính quyền đã về tay nhân dân.

Nâng cao dân trí là để nhân dân có thể tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, góp phần cùng Đảng "biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc". Đó cũng là mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" mà Đảng ta đã vạch ra trong công cuộc đổi mới.

* Ba là bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh; hướng con người vươn tới chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân.

Những phẩm chất tốt đẹp và phong cách lành mạnh, theo Hồ Chí Minh là: phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị; phong cách trong lao động, sinh hoạt và trong mọi QHXH.

- Phẩm chất và phong cách được hình thành trong nếp sống, lối sống của con người và xã hội, trong thói quen tốt đẹp của cá nhân, trong phong tục tập quán tốt đẹp của cả cộng đồng dân tộc.

- Do đó văn hoá phải đi sâu vào tâm lý quốc dân, nghĩa là văn hoá phải bồi dưỡng được phẩm chất tốt đẹp, phong cách lành mạnh để hướng con người tới chân, thiện, mỹ và văn hoá phải sửa được thói tham nhũng, lời biếng, phù hoa, xa xỉ...


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro