Nêu những quan điểm của Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam? (2)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Xây dựng nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động

2. Quan điểm về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước

3. Xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ

4. Quan điểm về xây dựng nhà nước trong sạch, hoạt động có hiệu quả

*Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ?

Nhà nước pháp quyền theo tư tưởng HCM trước hết phải là nhà nước hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật. Ở đó quyền làm chủ của nhân dân phải được thể chế hóa thành Hiến pháp và Pháp luật.

a. Xây dựng một nhà nước hợp pháp, hợp hiến.

- Nhà nước hợp pháp:

Sau khi giành được chính quyền trong cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào với thế giới về sự khai sinh của Nhà nước Việt Nam mới, qua đó biểu dương lực lượng và ý chí của toàn thể dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập của mình. Nhờ đó chính phủ cách mạng lâm thời của nhân dân lập nên có địa vị hợp pháp.

- Nhà nước hợp hiến:

Mặc dù khó khăn dồn dập do thù trong giặc ngoài gây ra, cuộc tổng tuyển cử trong cả nước đã tiến hành chỉ bốn tháng sau ngày độc lập. Đây là cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu được tổ chức nhanh nhất, diễn ra sớm nhất, một kỷ lục chưa quốc gia nào đạt được kể từ sau khi lật đổ ách thống trị thực dân lên cầm quyền. Đây là chính phủ hợp hiến đầu tiên do đại biểu của nhân dân bầu ra, có đầy đủ tư cách và hiệu lực trong việc giải quyết mọi vấn đề nội trị và ngoại giao của Nhà nước Việt Nam mới.

b. Hoạt động quản lý nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống:

Nhà nước pháp quyền theo tư tưởng HCM phải là Nhà nước quản lý, điều hành xã hội bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế.

Trong một nhà nước dân chủ, giữa dân chủ và pháp luật phải luôn đi đôi với nhau, nương tựa vào nhau thì mới bảo đảm cho chính quyền được mạnh mẽ. Không thể có dân chủ ngoài pháp luật, pháp luật là bà đỡ cho dân chủ.

Xây dựng nền pháp chế XHCN bảo đảm được việc thực hiện quyền lực của nhân dân là mối quan tâm suốt đời của chủ tịch HCM.

- HCM khẳng định Nhà nước Việt Nam DCCH không thể thiếu pháp luật.

Mọi quan hệ xã hội, mọi lĩnh vực của đời sống đều chịu sự chi phối của phát luật. Pháp luật là cơ sở bảo đảm thực hiện các quyền tự do dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân. Do vậy Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi mọi người phải thực sự hiểu và tuân theo pháp luật, bất kể họ là ai.

Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Pháp luật của ta là pháp luật dân chủ; mọi công dân của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đều bình đẳng trước pháp luật cả về quyền lợi và nghĩa vụ, ai vi phạm điều phải xử lý nghiêm khắc, cho dù người đó ở vị trí nào trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước.

Luật pháp là cần thiết, là quan trọng cho mọi quốc gia. Khi không có luật pháp thì dễ đẩy xã hội đến chỗ hỗn loạn, vô chính phủ. Khi luật được ban hành, Nhà nước phải tổ chức triển khai phổ biến cho toàn dân học tập để mọi người dân hiểu và thực hiện. Đây là nhiệm vụ không kém phần khó khăn nhằm đưa luật vào cuộc sống.

- Hồ Chí Minh thường xuyên chăm lo đưa pháp luật vào đời sống:

+ Pháp luật phải đúng và đủ:

Đúng là phải bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; Đủ là phải đồng bộ, bao quát được trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

+ Tạo ra chơ chế bảo đảm cho pháp luật được thi hành triệt để.

Người chú trọng việc tạo ra cơ chế kiểm tra, giám sát việc thi hành đó trong các cơ quan Nhà nước và trong nhân dân.

+ Bảo đảm sự công tâm, nghiêm minh trong quá trình thực thi pháp luật.

Trong quá trình thực thi pháp luật, Hồ Chí Minh yêu cầu đội ngũ cán bộ trong ngành tư pháp và hành pháp phải đảm bảo tính khách quan, công bằng bình đẳng. Pháp luật phải bảo vệ quyền lợi của mọi công dân, đồng thời cho mọi người cùng phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm luật pháp.

+ Phát huy vai trò của ND trong phê bình, giám sát công việc của Chính phủ.

Chủ tịch HCM luôn luôn nêu gương trong việc khuyến khích nhân dân phê bình, giám sát công việc của Chính phủ và yêu cầu các ngành các cấp và cán bộ gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật. Người là tấm gương mẫu mực, luôn chấp hành nghiêm pháp luật, không cho phép bất cứ ai dù các nhân hay tổ chức Nhà nước đứng ngoài pháp luật.

Người rất coi trọng việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức làm chủ, phát triển văn hóa chính trị và tính tích cực công dân, khuyến khích nhân dân tham gia vào các công việc của Nhà nước, khắc phục mọi thứ dân chủ hình thức.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro