Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí của đạo đức cách mạng?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Khái quát chung về đạo đức:

- Khái niệm đạo đức:

Đạo đức, hiểu một cách tổng quát là toàn bộ những chuẩn mực, quy tắc, quan niệm về các giá trị thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm, danh dự, hạnh phúc, công bằng... được xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ giữa con người với nhau và giữa con người với xã hội.

- Đạo đức là yếu tố cơ bản của nhân cách tạo nên giá trị con người:

Xuất phát từ bản chất, con người luôn có khát vọng vươn tới chân, thiện, mỹ nhằm hoàn thiện bản thân. Để vươn tới sự hoàn thiện đó, trước hết con người phải tự tu dưỡng hoàn thiện mình về đạo đức. Do vậy đạo đức là yếu tố cơ bản của nhân cách tạo nên giá trị con người.

- Đạo đức vừa là mục tiêu, vừa là động lực của SNCM:

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nó góp phần điều chỉnh hành vi của con người một cách tự giác thông qua các chuẩn mực nhất định. Đạo đức là một trong những vấn đề được HCM quan tâm hàng đầu trong sự nghiệp CMVN, người coi nó vừa là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng, vừa là động lực đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi.

* Quan niệm của HCM về vị trí, vai trò của ĐĐCM.

- Đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng:

+ Đối với mỗi người cách mạng:

HCM luôn quan niệm rằng đạo đức là gốc, là nền tảng, là cội nguồn sức mạnh của người cách mạng. Người ví đạo đức như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông, của suối. Người cách mạng phải có ĐĐCM làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân"

HCM coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, của suối. Như Người vẫn thường nói: Đối với con người, sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa; người cách mạng phải có ĐĐCM mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng. Bởi lẽ, sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp rất to lớn, khó khăn và nặng nề; con đường đi đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường dài, không phải là một đại lộ thẳng tắp. Nó đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mỗi người, mỗi thế hệ, hơn nữa còn của nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng ấy phải là công việc thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và mỗi người trong xã hội ta.

Có phải như vậy là HCM theo thuyết CNXH đạo đức? Hoàn toàn không phải như vậy. Người không bao giờ đặt hy vọng vào "lòng tốt" của bọn thực dân phong kiến cũng như của các giai cấp bóc lột để kêu gọi lòng thương cảm và sự ban ơn. Người cũng không bao giờ nghĩ rằng chỉ cần mọi người tu nhân tích đức là đất nước sẽ độc lập, dân tộc sẽ được tự do hạnh phúc. Phải bằng cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mới đi tới được mục tiêu đó. Đạo đức là một vũ khí sắc bén phục vụ cho cuộc đấu tranh đó đúng như quan điểm của Lênin: "Chúng ta nói rằng: đạo đức đó là những gì góp phần phá huỷ xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của những người cộng sản".

Vậy vì sao Người xác định đạo đức là gốc của người cách mạng?

> Đạo đức có sức mạnh trong việc cải tạo xã hội, con người.

> Sự suy thoái đạo đức của một bộ phận cán bộ đảng viên là nguy cơ lớn của Đảng cầm quyền, liên quan trực tiếp đến vận mệnh của dân tộc.

> Đạo đức là nguồn nuôi dưỡng, là thước đo lòng cao thượng của con người, ai giữ được đạo đức các mạng đề là người cao thượng.

> Đạo đức góp phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột, góp phần xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn.

+ Đối với sự nghiệp cách mạng

Đạo đức cách mạng là vũ khí sắc bén để phục vụ cuộc đấu tranh cách mạng, có vai trò hết sức quan trọng liên quan trực tiếp tới sự thành bại của cách mạng.

Điều này được HCM luận giải trong 3 mối quan hệ gốc rễ:

> Cái gốc của cách mạng là quần chúng nhân dân;

> Cái gốc của công việc là cán bộ;

> Cái gốc của cán bộ là đạo đức: "Mọi việc thành công hay thất bại, chủ yếu là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không"

+ Đối với đảng:

Theo quan điểm của HCM, Đảng phải "là đạo đức, là văn minh" thì mới hoàn thành được sử mệnh lịch sử vẻ vang của mình. Người cũng thường nhắc lại ý của Lênin: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc mình và của thời đại. Nếu xét đến cùng thì văn minh tức là trí tuệ, trong đó chủ yếu là sự hiểu biết đúng đắn về chủ nghĩa Mác-Lênin, những tri thức hiện đại của nhân loại, thực tiễn Việt Nam và thế giới, những quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, những hiểu biết để đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi. Còn đạo đức chính là những phẩm chất đòi hỏi con người cần phải có để tham gia vào cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, để cống hiến được nhiều nhất cho cuộc đấu tranh đó. Đạo đức là gốc, là nguồn, là nền tảng, bởi vì muốn làm cách mạng thì trước hết con người phải có cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động, với cả dân tộc mình. Cái tâm, cái đức ấy lại phải thể hiện trong các mối quan hệ xã hội hàng ngày với dân, với nước, với đồng chí, đồng nghiệp, với mọi người chung quanh mình. Phải có tâm, có đức mới giữ vững được chủ nghĩa Mác-Lênin và đưa được chủ nghĩa Mác-Lênin vào cuộc sống. Con đường HCM đi đến chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin là một minh chứng rất rõ về điều đó.


Mỗi cán bộ đảng viên phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, xứng đáng là người lãnh đạo và là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Quần chúng nhìn vào Đảng, tin theo Đảng, đi theo Đảng trước hết là ở đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Người nhắc nhở: "Trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán hai chữ Cộng Sản mà được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý những người có tư cách đạo đức".

- Đạo đức là cội nguồn sức mạnh của người cách mạng:

Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định thắng lợi của mọi việc: "Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém".

+ Đạo đức tạo điều kiện cho mỗi người trưởng thành và phát triển.

Cùng với việc giáo dục nâng cao trình độ hiểu biết của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, HCM đã thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho mọi người. Tuỳ theo từng thời kỳ cách mạng, Người đề ra những yêu cầu đạo đức sát hợp để mọi người phấn đấu rèn luyện nhằm hoàn thành nhiệm vụ ngày càng nặng nề, khó khăn, phức tạp hơn, từ đó mà giành thắng lợi càng to

Phải chăng HCM đã nêu lên một quan điểm lớn: phải có cái đức để đi đến cái trí. Vì khi đã có cái trí, thì cái đức chính là cái đảm bảo cho người cách mạng giữ vững được chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ, đã chấp nhận, đã đi theo.

+ Đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ với tài năng.

Quan điểm lấy "đức" làm gốc của HCM không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt "đức", coi nhẹ mặt "tài". Đức là gốc, nhưng đức và tài, hồng và chuyên phải kết hợp, phẩm chất và năng lực phải đi đôi, không thể có mặt này, thiếu mặt kia. Như Người đã phân tích, người nào có đức mà không có tài thì cũng chẳng khác gì ông bụt ngồi trong chùa, không làm hại ai, nhưng cũng chẳng có ích gì. Ngược lại nếu có tài mà không có đức, thì cũng chẳng khác gì một anh làm kinh doanh giỏi, đem lại nhiều lãi, nhưng lãng phí, tham ô, ăn cắp của công, thì như vậy chỉ có hại cho dân cho nước, còn sự nghiệp của bản thân thì sớm muộn cũng đổ vỡ. Người thực sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, nâng cao năng lực tài năng để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Khi đã thấy sức không vươn lên được thì đối với ai có tài hơn mình, mình sẵn sàng học tập, ủng hộ và nhường bước để họ vượt lên trước. Ý nghĩa "đức là gốc" chính là ở chỗ đó.

Như vậy, có phải chỉ cần có ĐĐCM là có thể đưa SNCM đến thng lợi? Theo Hồ Chí Minh, đức và tài phải đi liền với nhau, trong đó đøc lµ gèc cña tµi, hång lµ gèc cña chuyªn, phÈm chÊt lµ gèc cña n¨ng lùc: "Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức thì là người vô dụng, thậm chí có hại". Người cho rằng người cách mạng phải có cả đạo đức và tài năng, tài càng cao thì đức phải càng lớn, tài cao mà đức mỏng thì dễ dẫn tới tham ô, bòn rút công, quỹ... hậu quả khó có thể lường trước. "Ở ngôi cao mà đức mỏng thì chỉ làm hại cho dân cho nước mà thôi"

- Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của CNXH:

Theo HCM sức hấp dẫn của CNXH chưa phải ở lý tưởng cao xa, ở mức sống vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng, mà trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động của mình, chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực.

Người cho rằng, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trở thành lực lượng quyết định vận mệnh của loài người không chỉ do chiến lược và sách lược thiên tài của CMVS, mà còn do những phẩm chất đạo đức cao quý làm cho CNCS trở thành một sức mạnh vô địch.

Tấm gương đạo đức trong sáng của một nhân cách vĩ đại, song cũng rất đời thường của HCM chẳng những có sức hấp dẫn lớn lao, mạnh mẽ với nhân dân Việt Nam, mà còn cả với nhân dân thế giới. Tấm gương đó từ lâu đã trở thành nguồn cổ vũ, động viên tinh thần quan trọng đối với nhân dân ta và nhân loại tiến bộ đoàn kết đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro