Trình bày khái niệm con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


a. Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể thống nhất:

- Hồ Chí Minh xem xét con người như một chỉnh thể thống nhất trong tính đa dạng về tâm lực, thể lực và các hoạt động khác với xu hướng vươn tới chân-thiện-mỹ.

Hồ Chí Minh có cách nhìn nhận, xem xét con người trong tính đa dạng của nó: đa dạng trong quan hệ xã hội (quan hệ dân tộc, giai cấp, tầng lớp, đồng chí, đồng bào...); đa dạng trong tính cách, khát vọng, phẩm chất, khả năng, cũng như năm ngón tay dài, ngắn khác nhau, nhưng đều hợp nhau lại nơi bàn tay; mấy mươi triệu người Việt Nam, có người thế này, nhưng đều cùng là nòi giống Lạc Hồng; đa dạng trong hoàn cảnh xuất thân, điều kiện sống, làm việc...

- Hồ Chí Minh xem xét con người trong sự thống nhất của hai mặt đối lập: thiện - ác; hay - dở; tốt - xấu; sinh học - xã hội.

"Khi ngủ ai cũng như lương thiện/ Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền"

"Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan"

b. Con người cụ thể, lịch sử:

Hồ Chí Minh luôn xem xét con người trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp, theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, trong khối thống nhất của cộng đồng dân tộc. Đó là con người hiện thực, cụ thể, cảm tính, khách quan.

- Trước cách mạng tháng 8/1945, đó là "con người nô lệ", "con người cùng khổ". Cách nhìn nhận này đã phản ánh đúng đắn, chính xác thực tế con người sống trong cảnh nô lệ lầm than, con ngưòi bị chà đạp dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến

- Sau cách mạng tháng 8, đó là "người công nhân, người nông dân, người trí thức..."là những người chủ đất nước

c. Bản chất con người mang tính xã hội:

- Chính trong quá trình lao động sản xuất, con người dần nhận thức được các hiện tượng, quy luật của tự nhiên, của xã hội; xác lập các mối quan hệ giữa người với người.

- Con người là sản phẩm của xã hội.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro