Blog Tử vi tinh quyết - 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Một số điều lưu ý khi học Tử Vi

Điều căn bản của việc học tập nghiên cứu Tử vi đẩu số, ngoài việc cần phải nhận thức được các cấp sao Giáp, Ất, Bính, Đinh ra thì còn phải am hiểu một cách thấu triệt về tính chất của các sao. Đồng thời ngoài việc nhận thức những biểu hiện bên ngoài của các sao thì còn phải biết được tính quan trọng tiềm ẩn của chúng, đối với việc suy đoán mệnh bàn cũng cần đặc biệt lưu ý. Như vậy mới có thể phân tích mệnh bàn một cách thuận lợi, đưa ra những lý giải sắc bén thấu triệt. Luyện tập một cách thuần thục để nắm vững các cách cục, bàn phi tinh hóa để từ đó mà tiến vào lĩnh vực sâu hơn. Nhưng vấn đề cần phải đặc biệt chú ý là, sự tốt xấu của một mệnh bàn Tử vi đẩu số cũng không hẳn quyết định bởi sao nào, tọa ở cung vị nào, hoặc là tọa ở cái gọi là miếu, hãm, nói một cách đơn giản thì không phải lúc nào cũng tuân theo cái gọi là định, tọa của mệnh bàn, hoặc là gặp lộc, quyền, khoa, kỵ, lưu niên sẽ "gặp chúng" mà luận vế cát hung, lấy phương pháp đó mà giải đoán thì e sẽ khó được chính xác. Hơn nữa, nó sẽ khiến cho bạn phát hiện ra những điều không hoàn toàn phù hợp với thực tế. Ví như lưu niên sang năm của bạn tọa ở chỗ bản mệnh có lộc, quyền, khoa, hoặc là hội chiếu thì vận khí sẽ tốt, như vậy sẽ không đúng hoặc là sai lầm. Nếu bạn tin vào cách phán đoán như vậy mà mạo hiểm quyết định đầu tư, mua bán, kinh doanh thì kết quả sẽ khiến bản thân vô cùng thất vọng, lúc đó lại quay ra nói tới việc lừa dối mê tín hoặc là chê trách môn học thuật này thì thực là oan uổng và đáng tiếc lắm thay!

Cho nên nếu nói bộ môn vi diệu thâm áo này có được sự trợ giúp lớn lao đối vối nhân loại thì e là hơi quá. Nhưng trên thực tế, sự thâm áo vi diệu đó không phải là ở những lời nói ý tứ, những điều đó hoàn toàn có thể trình bày một cách rõ ràng. Nhưng chúng ta cần phải dựa vào thành quả của các bậc tiên hiền cộng với sự nỗ lực để đem những điều thâm áo đó mà phát huy thì đó cũng là việc làm công đức vậy!

Điều quan trọng nhất là nếu như thực sự nỗ lực học tập nghiên cứu thì chắc chắn các bạn sẽ tìm được đáp án cho mình mà không đến nỗi phải thất vọng. Các bạn nên hiểu rõ về phương pháp phán đoán và những điểu căn bản, đối với công việc học tập nên đi từ dễ đến khó và có sự nhận thức dần dần, như vậy sẽ đạt được sự tiến bộ rất lớn.

Chẳng hạn như: Nếu như tọa ở cung Mệnh có sao Phá quân thì thường sẽ thích thể hiện bên ngoài, tọa ở cung Phụ mẫu sẽ có tính cách hướng nội. Sao Phá quân tọa ở cung Phúc đức thì trầm mặc, thái độ người này sẽ có sự ảnh hưởng lớn, việc quan sát các sao đều như vậy, tức là phải xét tối sự tọa thủ của các sao. Nếu làm được như vậy sẽ dễ dàng lĩnh hội và tiến bộ rất nhanh mà bước đến cảnh giới thâm áo của Tử vi.

(Tử vi đẩu số nhận biết diện tướng và vận hạn - Vũ Mê Linh)

Sự khác nhau về không gian và quan niệm giữa Tử vi đẩu số thời xưa với Tử vi đẩu số hiện nay

Chúng ta đều biết, hơn 2.000 năm trước, các thánh nhân đã phát minh ra Tử vi đâu số mà ngày nay chúng ta đang nghiên cứu. Khoảng cách hơn 2.000 năm đã dẫn đến nhiều sự biến thiên của thời đại, sự tiến bộ của văn hóa, sự cải tiến của thực tại.

1. Đầu tiên, chúng ta phải bàn về "thời không" (thời gian và không gian), thời không chính là cách gọi gộp, là sự tổ hợp của không gian và thời gian. Tại sao nó trong cái tương tự như cái gọi là "không gian bốn chiều" của Anhxtanh.

Trong không gian này có Thái dương, Thái âm, có rất nhiều các vì sao, cũng có nhiều các nhân vật như cha mẹ, anh chị em, vợ chồng, con cái, cấp trên, cấp dưới..., cũng có sự nghiệp, nhà cửa, tài phú... Bởi vì các vì sao không giống nhau trong không gian này, hoặc chính sự khác nhau về không gian và thời gian của mỗi người đã tạo thành vận mệnh và cơ hội khác nhau giữa nhân loại.

2. Thời gian: Cố nhiên, từ hàng nghìn năm trước, người ta đã chia một ngày ra làm 24 giờ, cho đến nay, mỗi ngày vẫn là 24 giờ. Nhưng ngày nay do sự phát triển của giao thông, sự bùng nổ của truyền thông mà khoảng cách không gian và thời gian được rút ngắn lại. Ví như, trước đây một nhà buôn để vận chuyển gạo từ vùng nọ đến vùng kia, nếu như dùng ngựa để chở phải mất 2 ngày, nếu như dùng xe để đẩy phải mất 4 ngày, và người đó chỉ có thể kiếm được số lợi nhuận ít ỏi thì nay người ta dùng máy bay, tàu hỏa, ô tô để vận chuyển, thời gian rút ngắn lại, tiền bạc cũng dễ kiếm. Nói một cách tương đối là phát tài nhanh, thua lỗ cũng nhanh, người thành công nhiều, người thất bại không ít, hình thành nên cái gọi là "Phát tài sau một đêm".

Vậy cho nên, ngày nay khi luận về mệnh người ta không coi trọng mệnh mà lại coi trọng vận. Vận, đó là cơ hội, vận tốt tức là cơ hội tốt, nếu có thể lợi dụng được cơ hội thì bạn có thể hô mưa gọi gió. Tôi đã từng xem mệnh cho một nhân vật lớn được liệt vào hàng "Tứ đại thiên vương". Tuy mệnh của ông ta không tốt nhưng vận lại tốt, vậy cho nên trong 10 năm đó, ông ta hô mưa gọi gió, tuy không được cả một đời, nhưng trong 10 năm ông cũng giống như một vì sao tỏa sáng trên bầu trời, vô cùng lấp lánh.

3. Thứ đến là luận về quan niệm: Thời xưa, từ già đến trẻ, nam đến nữ đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền giáo dục truyền thống và quan niệm trung, hiếu, đễ, kính. Thế cho nên con gái lấy chồng thì theo chồng suốt đời không thay đổi, còn đàn ông nếu có điều gì bất mãn với vợ mình họ viết một bức thư gọi là "hưu thê thư" (thư thôi vợ) đưa cho vợ đem về cho bố mẹ đẻ. Đương nhiên, đàn bà con gái thì không có quyền được viết "hưu phu thư". Nhưng rồi thời đại đã khác, từ khi văn hóa Âu - Mỹ tràn vào các nước phương Đông, cộng vói quan niệm nam nữ bình đẳng hiện nay thì địa vị của người phụ nữ trong xã hội cũng đã được nâng lên rất nhiều. Năng lực kiếm tiền của họ cũng tăng lên cho nên họ dần bớt phụ thuộc vào người chồng. Khi vợ chồng không thể chung sống họ có quyền đệ đơn ly hôn. Hai chữ "ly hôn" sách xưa không chép đến.

Hơn nữa, xã hội hiện nay quan hệ xã giao công khai và phức tạp, cho nên nam nữ có nhiều cơ hội để tiếp xúc với nhau, và vì vậy mà sinh ra đào hoa ứng vận. Quan hệ tình dục trước hôn nhân, sách xưa không hề nói đến. Vậy cho nên, ngày nay luận mệnh khác với thời xưa, cần phải đặc biệt chú ý đến tiểu hạn.

Hiện nay con người nhạy bén hơn rất nhiều so với thời xưa. Lại thêm xã hội ngày càng phồn vinh, đa dạng, nên nhiều khi khiến cho con người như mê muội, những người không đủ năng lực thì rất dễ sai lầm, sẵn sàng vi phạm pháp luật, chấp nhận lao vào hoàn cảnh nguy hiểm chỉ vì sự hưởng thụ mang tính nhất thời. Và trong xã hội ngày nay những kẻ gian manh cũng nhiều hơn thời xưa rất nhiều.

Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu của tác giả cuốn sách này, người mà trên mệnh bàn của họ có Liêm trinh cùng cung với Tứ sát thì khi gặp lưu niên Bạch hổ ắt sẽ xảy ra tai họa ngục tù hoặc phạm pháp. Vậy thì phải làm như thế nào? Lẽ nào chúng ta đành nhắm mắt đợi hiểm họa ập đến? Chúng ta đều biết rằng, trong vũ trụ vật này sẽ khắc với vật khác, Bạch hổ tuy hung hiểu nhưng lại có kỳ lân khắc chế được nó, khiến cho gia đạo được bình an, hạnh phúc, xã hội được phát triển phồn vinh.

(Tử vi đẩu số nhận biết diện tướng và vận hạn - Vũ Mê Linh)

Thiên lương tổng luận

Thiên lương là sao thứ hai của Nam Đẩu, ngũ hành thuộc dương Thổ.

Trong Đẩu Số, Thiên Lương được ở vị trí"giám sát ngự sử". Cổ nhân nói"Thanh danh vinh hiển ở vương thất, chức vị đến phong ninh" (Hiển thanh danh vu vương thất, chức vị lâm vu phong ninh). Thời xưa, quan phong ninh có nhiệm vụ là"nghe chuyện mà tấu vua" (văn phong tấu sự), can gián hoàng đế, đàn hạch đại thần, tuy không chủ quản về hình pháp, nhưng trong thực tế thì có ý vị của hình pháp, kỷ luật, nguyên tắc.

Thiên lương tuy được gọi là"ấm tinh" (sao che chở), nhưng về bản chất lại có tính"cô kị". Thích hành động một mình, tính tình mạnh mẽ, tính nguyên tắc rất mạnh, đây là tính cách thuộc phương diện"cô kị". Ở phương diện khác, thì căn cứ vào những nguyên tắc mà bản thân mình đã định hình, để giải quyết bất hòa, tranh chấp, phân xử thị phi, do vậy thường bị cuốn vào vòng nan giải khó khăn, kéo theo sự bất toàn của bản thân. Chính vì vậy, phàm người có Thiên lương thủ mệnh, rất nên theo ngành y dược, bảo hiểm, công tác xã hội,... tức những nghề liên quan đến"che chở" (ấm tinh).

Thiên lương không ưa Hóa Lộc, hoặc có Lộc tồn đồng độ, nếu không, sẽ vì tiền bạc mà bị đố kị, dẫn tới xảy ra thị phi; hoặc tiền bạc của Thiên lương thuần túy nhờ vào việc hóa giải khó khăn của người khác mà có, vì vậy Thiên lương thích hợp với những nghề có sắc thái giải nạn cho người, cởi bỏ khúc mắc cho người, xóa tan phiền toái cho người. Cùng là Thiên lương Hóa Lộc, đối với bác sỹ thầy thuốc, thì Thiên lương là sao hóa Cát, còn đối với thương nhân, thì Thiên lương là sao hóa Hung, bởi vì xóa tan phiền toái cho bệnh nhân là chức trách của bác sỹ và thầy thuốc; còn đối với thương nhân thì phải trải qua khó khăn mới kiếm được tiền.

Nhưng bất kể như thế nào, Thiên lương mà có sao Lộc, tất sẽ khơi động một tính chất mạnh mẽ nào đó thuộc về bản chất của nó. Ví như hệ"Thiên lương Thiên đồng" vốn chủ về mệnh tạo có phong cách đặc biệt, nhưng gặp sao Lộc thì trở thành"buông xuôi theo dòng nước".

Lúc luận giải và luận đoán về sao Thiên lương, cần quan sát hai phương diện sau:

1- Các sao hội hợp có sảnh hưởng như thế nào đối với tính"cô kị" của nó? Làm mạnh thêm hay làm yếu đi?

2- Tính tình của sao Thiên lương sẽ vì các sao hội hợp mà thay đổi như thế nào?

"Cơ Nguyệt Đồng Lương" là một cách nổi tiếng. Cổ nhân nói"Cơ Nguyệt Đồng Lương chủ về làm lại người" (Cơ Nguyệt Đồng Lương tác lại nhân).

Nhưng khi Thiên đồng và Thiên lương đồng độ, hay Thiên cơ và Thiên lương đồng độ, Thiên lương độc tọa, Thiên đồng độc tọa, Thiên cơ và Thái âm đồng độ... thì tình hình cung mệnh của cách"Cơ Nguyệt Đồng Lương" trên thực tế vẫn có sự phân biệt. Mói một cách khái quát, lấy Thiên lương độc tọa thủ mệnh là cách tốt, bởi vì so với các trường hợp khác, thì nó ít có tâm kế thủ đoạn hơn.

Nhưng bất kể như thế nào, trong tổ hợp"Cơ Nguyệt Đồng Lương", đối với Thiên lương ắt có tính"cô kị", gặp tứ sát Kình dương, Đà la, Hỏa tinh, Linh tinh, thì tính"cô kị" càng nặng, cần phải có Văn xương, Văn khúc hội hợp, mới có thể điều hòa. Nếu Thiên lương đi với các sao Kình dương, Đà la, Hỏa tinh, Linh tinh, có thêm Hóa Kị, thì tai nạn càng thêm nặng.

Cổ nhân nói"Thiên lương, Thiên đồng, Thiên cơ, Thái âm" ở Dần hoặc ở Thân, chủ về cuộc đời lợi về nghề nghiệp, thông minh" (Lương Đồng Cơ Nguyệt Dần Thân vị, nhất sinh lợi nghiệp thông minh), nói"lợi nghiệp thông minh", nhưng tính"cô kị" vẫn là chuyện tất nhiên.

Ngoại trừ tứ sát ra, Thiên lương còn không ưa gặp Thiên mã, Địa không, Địa kiếp.

Thiên lương vốn có sắc thái hành động một mình, gặp Thiên mã sẽ biến thành"ngựa không cương", dụng ý ngựa không có chủ là ngựa đi hoang, chủ về phóng đãng. Cổ nhân nói"Thiên lương Thiên mã ở hãm địa, chủ về trôi dạt, không còn nghi gì" (Thiên lương Thiên mã hãm, phiêu đãng vô nghi).

Phàm Địa không hay Địa kiếp ở cung Mệnh, vốn đã có sắc thái cuồng ngạo, không kềm chế, lạnh nhạt không chịu hòa hợp với người khác, lý tưởng chủ nghĩa xuông. Nếu Thiên lương đồng độ với một trong hai sát tinh này, thì tư tưởng của mệnh tạo càng trở nên khó hiểu.

Truyền thừa khẩu quyết của phái Trung Châu là"Thiên lương gặp Địa không hoặc Địa kiếp, chủ về người này là Nguyển Tịch, Kê Khang" (Thiên lương Không Kiếp, kỳ nhân Nguyễn Tịch, Kê Khang). Nguyễn Tịch, Kê Khang là danh sỹ đời Tấn trong nhóm"Trúc lâm thất hiền", uống riệu như dùng thuốc, lại có nhiều lời bình luận về thế sự, chính vì những lời bình luận này mà bị giết.

Thiên lương đồng độ cùng với Thiên hình, làm mạnh thêm tính nguyên tắc của Thiên lương, có thể biến thành lòng dạ như sắt thép, nên nói gặp người Thiên lương không dễ thỏa hiệp. Nếu lại gặp Kình dương, thì tính càng thêm"cô độc". Khẩu quyết của phái Trung Châu là"Thiên lương gặp Thiên hình, người này giống như Bao Chửng mặt sắt" (Thiên lương Thiên hình, kỳ nhân thiết diện Bao Chửng), truyền thừa này ví với"thiết diện vô tư" Bao Chửng đời Tống, con người không sợ quyền quý, rất sùng thượng pháp trị. Trường hợp ở Ngọ Mùi thì càng nặng.

Thiên lương là"hình tinh", cho nên không thích đồng độ với Kình dương, Thiên hình, ba sao đều là"hình tinh", bất luận ở một cung nào trong 12 cung, đều chủ về bất lợi, không bị bệnh thì cũng bị ngoại thương, hoặc thị phi kiện tụng.

Lúc"Thái dương Thiên lương" đồng độ, lại có Văn xương, Lộc tồn hội hợp, là cách nổi tiếng"Dương Lương Xương Khúc". Cổ nhân nói"Dương Lương Xương Khúc, tên truyền đứng đầu" (Dương Lương Xương Khúc, lư truyền đệ nhất danh), đây là kết cấu tinh hệ có lợi về thi cử, cấu tạo này chủ yếu là vì Thái dương hóa giải tính"cô" của Thiên lương, hơn nữa tính nguyên tắc khô cứng của Thiên lương được nhuyễn hóa thành tính nguyên tắc trong học thuật. Vì vậy, ở xã hội hiện đại, cách"Dương Lương Xương Khúc" trở thành tinh hệ có lợi trong việc nghiên cứu học thuật. Nghiên cứu học thuật chú trọng việc"tự học", tức là bản thân phải không ngừng phủ định mình, thì học thuật mới tiến bộ, cho nên không sợ các Sát tinh, Hình tinh đồng độ. Nhưng, khi nhìn từ góc độ tranh chấp có thuận lợi hay không thuận lợi, thì gặp các sao Sát Hình là không nên.

Thông thường, Thiên lương bất lợi khi gặp Sát tinh, cổ nhân nói"nếu tứ sát xung phá thì mạ không trổ đẹp" (Nhược tứ sát xung phá tắc miêu nhi bất tú),"Thiên lương ở hãm địa gặp Kình dương Đà la, thương phong bại tục" (Thiên lương hãm địa kiến Dương Đà, thương phong bại tục),"Thiên lương ở hãm địa gặp Hỏa tinh Kình dương là phá cục, chủ về thấp hèn, cô quả, chết yểu" (Thiên lương hãm địa ngộ Hỏa Dương phá cục, hạ tiện cô quả yểu triết).

Thiên lương ưa gặp Tả phụ, Hữu bật, Văn xương, Văn khúc, cổ nhân gọi là"Có thêm Văn xương, Văn khúc, Tả phụ, Hữu bật hội hợp, là quan lớn cả văn lẫn võ" (Xương Khúc Tả Hữu gia hội, xuất tướng nhập tướng).

Thiên lương phân bố trong 12 cung, sẽ đồng độ hoặc đối diện với ba sao Thiên đồng, Thái dương, Thiên cơ, nên có mối quan hệ rất mật thiết.

- Ở Tý hoặc ở Ngọ, Thiên lương đối diện với Thái dương; Ở Mão hoặc ở Dậu, Thiên lương và Thái dương đồng độ. Cho nên, bốn cung Tý Ngọ Mão Dậu, là tổ hợp"Thiên lương – Thái dương".

- Ở Sửu hoặc ở Mùi, Thiên lương đối diện với Thiên cơ; ở Thìn hoặc ở Tuất, Thiên lương đồng độ với Thiên cơ. Cho nên bốn cung Thìn Tuất Sửu Mùi là tổ hợp"Thiên lương – Thiên cơ".

- Ở Tị hoặc ở Hợi, Thiên lương đối diện với Thiên đồng; ở Dần hoặc ở Thân, Thiên lương đồng độ với Thiên đồng. Cho nên bốn cung Dần Thân Tị Hợi là tổ hợp"Thiên lương – Thiên đồng".

Thông thường, trường hợp Thiên lương độc tọa ở Sửu hoặc ở Ngọ dễ cấu tạo thành cách cục tốt, khi Thiên lương độc tọa ở Tị hoặc ở Hợi thì cấu tạo dễ thành phá cách.

Thiên lương tọa mệnh, chủ về sống cô lập

Các chính diệu có quan hệ mật thiết với Thiên lương là Thái dương, Thiên đồng, Thiên cơ. Tình hình cụ thể như sau:

- Thiên lương độc tọa ở Tý hoặc ở Ngọ, đối nhau với Thái dương.

- Thiên lương độc tọa ở Sửu hoặc ở Mùi, đối nhau với Thiên cơ.

- Thiên lương đồng độ với Thiên đồng ở Dần hoặc ở Thân.

- Thiên lương đồng độ với Thái dương ở Mão hoặc ở Dậu.

- Thiên lương đồng độ với Thiên cơ ở Thìn hoặc ở Tuất.

- Thiên lương độc tọa ở Tị hoặc ở Hợi, đối nhau với Thiên đồng.

(Độc tọa ở 2 cung dương 4 cung âm, đồng độ ở 2 cung âm 4 cung dương)

Thiên lương và Thái dương cấu tạo thành hệ là tốt nhất, bởi vì Thiên lương vốn đã có tính"cô độc và hình khắc" được Thái dương hóa giải. Do đó có thể biết nên nhập miếu hoặc thừa vượng, ví dụ Thái dương ở Ngọ hay ở Mão, ánh sáng và nhiệt đều thịnh hơn ở Tý hay ở Dậu, vì vậy Thiên lương nên ở Tý để được Thái dương ở Ngọ đối chiếu, trường hợp Thiên lương ở Ngọ được Thái dương ở Tý vây chiếu sẽ không tốt bằng. Tương tự, hệ"Thái dương Thiên lương" ở Mão sẽ tốt hơn ở Dậu.

Khi Thiên lương và Thái dương cấu thành tinh hệ, thường hình thành cách"Dương Lương Xương Khúc", tức có thêm Văn xương và Lộc tồn hội hợp. Mệnh cách này rất lợi về tham gia thì cử, nhất là các cuộc thi tuyển quốc gia, vì vậy người có cách này dễ thành chuyên viên nghiên cứu học thuật. Dù không gặp Văn xương và Lộc tồn, hệ Thái dương Thiên lương" vẫn có lợi về nghiên cứu học thuật, bởi vì làm việc trong chính giới, mức độ phong ba quá lớn, còn làm theo hướng công thương nghiệp thì cũng ba chìm bảy nổi.

Hệ Thiên cơ và Thiên lương, cổ nhân cho rằng"là người giỏi bàn luận binh pháp", đây là do Thiên cơ có tài ăn nói, mà còn mưu trí và quyền biến, còn Thiên lương thì rất thích biểu hiện bộc lộ bản thân. Ở thời cổ đại, văn nhân có thể bàn luận binh pháp, được cho là văn võ toàn tài; nếu ở thời hiện đại, hệ"Thiên cơ Thiên lương" không nhất định là giỏi bàn luận binh pháp, mà có thể chuyển thành ba hoa, xảo ngôn, toan tính về đầu cơ cổ phiếu...

Hệ"Thiên lương Thiên đồng" dễ phát triển thành người cao ngạo, ỷ tài. Bởi vì Thiên lương ưa"bới móc soi bói", đã vậy còn rất cố chấp; còn đối với Thiên đồng thì thích hưởng thụ, hai tính chất này kết hợp nhuyễn hóa, kết quả là mệnh cách thường cảm thấy bất mãn với xã hội, chỉ muốn sống an nhàn qua ngày, thường nảy sinh ý nghĩ"hãy tha cho tôi đi", bản thân không thích bôn ba mà chỉ thích ngồi"luận đạo", nên thiếu lòng cầu tiến, hơn nữa, tâm ý thường cho rằng trong thiên hạ không có ai bằng mình. Nếu phát triển theo hướng tốt, thì mệnh cách là người có tâm tư"tinh tế sắc xảo"hoặc là người"liêm khiết chính trực", nhưng ít chịu hòa hợp với mọi người, có Thiên lương đồng cung, thì càng chủ về người sống cô lập.

Thiên lương có đặc tính"tiêu tai giải khó"?

Thiên lương là sao mà"Cổ thư" gây nhiều hiểu lầm nhất về luận đoán. Các sách cổ đều nói, Thiên lương là"thọ tinh", hóa khí làm"ấm" (che chở), có công năng tiêu giải tai ách, che chở cho mệnh, phúc cho con cháu. Thâm chí còn nói"thanh danh vẹn toàn, hiển đạt ở vương nhất" ..."nếu có thêm Tả phụ, Hữu bật, Văn xương, Văn khúc hội hợp, thì làm quan văn lẫn quan võ ..." Chủ ý toàn nói Thiên lương đem lại điềm cát tường.

Chỉ có Tuệ Tâm Trai Chủ là nói đúng chân tướng của sự tình, tiên phong khám phá đặc tính của Thiên lương. Bà nói:"Trong các sao, Thiên lương là sao có sức mạnh nhất về phùng hung hóa cát, gặp nạn thì mang lại điều lành. Bởi vì cần phải biểu hiện sức mạnh giải khó và mang lại điều lành, nên người có Thiên lương tọa mệnh bất kể ở cung vị nào, nếu không có Cát tinh hội chiếu, sẽ không tránh được phải tao ngộ cảnh khốn khó, để cho Thiên lương hóa giải".

Sau đó, những người viết sách Đẩu Số cũng hiểu ra mà thay đổi cách nhìn về Thiên lương, không còn đồng ý toàn bộ những lời tán dương quá đáng trước kia của cổ nhân. Trong số các thuyết cổ, chỉ có thể căn cứ ca quyết"Thiên lương gặp Thái âm, chủ về nữ dâm bần", để chỉ ra khuyết điểm của tinh hệ Thiên lương. Nhưng lại hiểu lầm ý của câu"Thiên lương Thiên đồng đối nhau ở Tị Hợi, nam thì phóng đãng, nữ thì đa dâm", hầu như cho rằng nữ mệnh có cấu tạo này đều là người dâm đãng.

Thực ra Thiên lương không quá tệ, cũng không quá tốt, mà chỉ mang lại cho mệnh tạo khốn khó hoặc hung hiểm trước, sau đó mới hóa giải trong vô hình. Ví dụ như chịu phẫu thuật ắt sẽ không chết; hay sự nghiệp sắp lâm vào cảnh vỡ nợ, sập tiệm thì đột nhiên gặp cơ hội được phù trợ; hay đang gặp đủ thứ nạn tai, bệnh tật, kết quả một ngày nào đó mọi thứ xui xẻo đều qua khỏi ... Chính vì vậy, nên người có Thiên lương tọa mệnh, khi qua tuổi trung niên, quay đầu hồi tưởng lại những chuyện trước kia, thường cảm thấy đời người là"hư ảo", do đó tư tưởng phần nhiều có khuynh hướng tiêu cực.

Một tính chất khác của Thiên lương đó là thần bí. Người có Thiên lương tọa mệnh sẽ không tự biết khuynh hướng tín ngưỡng đối với sự vật thần bí của mình. Nếu phát triển theo hướng tích cực, thì họ sẽ thích tìm hiểu một số vấn đề, mà xã hội đương thời cho rằng rất khó thâm nhập, nhưng chỉ dừng lại ở lý luận mà thiếu thực tiễn. Nếu phát triển theo hướng xấu, thì sẽ có tính hay"soi bói, bới móc", vạch lá tìm sâu, khiến cho người ta cảm thấy khó tiếp cận.

Do đó nên nhìn nhận Thiên lương tọa mệnh là danh sỹ, đây mới là tính chất cơ bản của Thiên lương. Được gọi là"sao danh sỹ", có phong cách danh sỹ, thực ra là chủ về thái độ sống thích nhàn tản, không thích bôn ba, chỉ muốn sống an nhàn qua ngày, thậm chí thái độ lười biếng. Biểu hiện cụ thể là thiếu lòng cầu tiến, trong xã hội hiện đại dễ biến thành kẻ chơi nhiều hơn làm, du thủ du thực, không hứng thú với nghề nghiệp.

Phân biệt tính chất tốt xấu của Thiên lương

Do tính chất của Thiên lương biến hóa đa đoan, bất kể là hệ"Thái dương Thiên lương", Thiên cơ Thiên lương", hay"Thiên đồng Thiên lương", đều rất dễ có biến hóa cực đoan.

Thiên lương không nên gặp các sao có tính chất hiếu động, trôi nổi. Đây là đặc điểm thứ nhất, nên cổ nhân có thuyết"Thiên lương Thiên mã hãm địa, nhất định sẽ trôi nổi vô định","Thiên lương, Thái âm chủ về nữ dâm bần","Thiên lương ở Dậu, Thái âm ở Tị, là khách phiêu bồng".

Thiên lương rất kị gặp Kình dương và Đà la. Đây là đặc điểm thứ hai, nên cổ nhân có thuyết"Thiên lương hãm địa gặp Kình dương Đà la, chủ về bại hoại phong tục". Câu hỏi được nêu ra, Thiên lương đã làm những gì để phong tục bị bại hoại !

Thiên lương ưa ở cung miếu vượng, được các sao Phụ Tá đến chầu, vì vậy Thiên lương không ưa ở ba nơi Tị, Thân, Hợi, ở Dậu cũng bị chê bình thường. Nói các sao Phụ Tá, tức là chỉ Thiên khôi, Thiên việt, Tả phụ, Hữu bật, Văn xương, Văn khúc, Lộc tồn, Thiên mã, kế đến là tạp diệu Tam thai, Bát tọa, Long trì, Phượng các, Ân quang, Thiên quý, Thiên quan, Thiên phúc. Đây là đặc điểm thứ ba, nên cổ nhân có thuyết"Thiên lương thừa vượng nhập miếu, có Tả Hữu Xương Khúc hội hợp, chủ về làm quan văn lẫn quan võ".

Lưu diệu của đại vận hay lưu niên, cũng có ảnh hưởng đối với Thiên lương. Thiên lương ưa gặp hai lưu diệu Thanh long và Tấu thư, gặp nó đều chủ về có chuyện vui về văn thư. Nhưng"văn thư" ở đây khác với"văn thư" của Văn xương Văn khúc."Văn thư" của Văn xương Văn khúc, có thể chỉ là trái phiếu, chi phiếu, cổ phiếu; còn Thiên lương gặp"văn thư" của Thanh long, Tấu thư, là chỉ công văn của nhà nước hay của công ty, tập đoàn lớn. Thông thường, phần nhiều chỉ việc được thăng chức, hoặc được phong danh hàm, học hàm.

Thiên lương gặp Cát tinh thì hành động một mình, gặp Hung tinh thì tính tình cô độc, bất kể là cát hung đều có lợi về nghiên cứu học thuật. Cổ nhân nói"Thiên lương, Thiên đồng, Thiên cơ, Thái âm ở Dần Thân, chủ về một đời lợi nghiệp, thông minh", đây là phát huy tính chất hiếu động, trôi nổi và cơ trí, lại còn thêm"cô khắc và hình kị", nếu hậu thiên có tu dưỡng, biến tính cách hiếu động, trôi nổi thành linh động, mệnh tạo có thể trở thành nhân tài trong giới học thuật.

Thiên lương tương hội với Cát tinh, ở các cung Phu thê, Huynh đệ, Phụ mẫu, Giao hữu, sẽ thành cát, phát huy tác dụng của"ấm tinh" (sao che chở), chủ về được quý nhân nâng đỡ, trợ giúp, đề bạt. Song nếu thấy sát diệu Hóa Kị thì lại biến thành hình khắc. Lúc Thiên lương không cát lợi, tính cố chấp sẽ rất nặng, không chịu tin phục người khác, không dễ thỏa hiệp ngay cả với người thân bố mẹ, vợ con.

Thiên lương chủ về cô độc, tương hội sát diệu Hóa Kị ở cung Mệnh hoặc ở cung Phúc đức, chủ về quan hệ với người thân không lợi, nhất là không lợi cho nữ mệnh, không vô duyên với chồng thì cũng thiếu duyên phận với con cái.

(Theo: Blog Tử Vi Tinh Quyết)

Thiên Lương thủ mệnh (thân)

Thiên Lương là"ấm tinh". Trong Đẩu Số, chữ"ấm" có nhiều ý nghĩa, như:"Tiêu tai giải ách","kéo dài tuổi thọ","là trợ lực của cấp trên hay cha mẹ","có sinh hoạt tinh thần phong phú về tôn giáo, tín ngưỡng". Tất cả, đều có ý vị"che chở". Cần lưu ý, những lực"che chở" này đều thuộc về"tinh thần", mà không thuộc về"vật chất". Từ đó có thể biết đặc tính của Thiên Lương.

Tính chất"tiêu tai giải ách" của Thiên Lương, bao hàm ý vị có nạn tai trước, sau rồi mới có hóa giải. Cho nên, ắt sẽ phải trải qua nguy khó rồi mới được bình an; bị bệnh hoạn rồi mới khỏi bệnh; không có chỗ nhờ cậy rồi mới được người ta phù trợ; cảm thấy tinh thần"trống rỗng" (ý vị cuộc đời có kích thích khá lớn) sau rồi mới ký thác, ẩn nấp nơi tôn giáo, những thứ đại loại như vậy không thể nào liệt kê ra hết được.

Do sao Thiên Lương thiên nặng về"tinh thần", mà không thiên nặng về"vật chất", cho nên Thiên Lương ưa Hóa Khoa mà không ưa Hóa Lộc. Khi Thiên lương hóa thành sao Lộc, chủ về mang lại những rắc rối thị phi, thường thường bị người oán hận. Thiên Lương cũng rất ghét Hóa Quyền, lúc hóa thành sao Quyền, chủ về người lộng quyền, gặp thêm Hỏa tinh Linh tinh thì càng đúng.

Do ý nghĩa"che chở", mà có thể mở rộng thành tính chất"hình pháp, kỷ luật". Bởi vì,"hình pháp" có thể giữ cho mọi người được thiện lương. Vì vậy, Thiên Lương có thể biểu trưng cho vị quan thanh liêm"vì dân trừ hại", ví như Bao Chửng trong truyền thuyết dân gian. Lúc luận đoán cần phải lưu ý luận điểm này. Do hàm nghĩa mở rộng này, Thiên Lương còn mang thêm chức vị"giám sát". Phần nhiều là người theo ngành kiểm toán viên, quan đốc, thanh tra, hay chuyên viên nghiên cứu thị trường, chuyên viên kế hoạch tài vụ... thì phần nhiều cung Mệnh hay cung Sự nghiệp hay gặp sao Thiên lương. Hàm nghĩa"giám sát" của Thiên Lương cũng có thể diễn hóa thành ý vị"lui về hậu trường".

Do"che chở" có thể mở rộng"phục vụ người khác", cho nên tinh bàn của những người là bác sỹ, thầy thuốc, luật sư, cũng thường thường có quan hệ mật thiết với Thiên Lương. Có thể dựa vào tiêu chuẩn này để định Thiên lương là nhân tài chuyên nghiệp, hay là chuyên viên.

Thiên lương có Thái dương đồng độ hoặc vây chiếu, gặp Thiên hình, thích hợp làm nhân viên ngành tư pháp; nếu gặp Kình dương thì không phải là bác sỹ ngoại khoa (bao gồm cả khoa phụ sản), còn thêm Thiên Nguyệt, phần nhiều là người trong giới y học.

Hệ"Thiên cơ Thiên lương" đồng độ, chủ về vạch"kế sách quản lý", gặp Thiên mã thì làm những nghề nghiệp có tính lưu động, như hàng hải, hàng không, điện tử... (một ví dụ đáng để tham khảo, Vương Đình Chi kể, ông từng đoán mệnh cho một người làm thuê, chuyên sao chép băng hình. Nghề nghiệp này nếu không nói ra thì rất khó đoán, nhưng nói ra rồi, thì biết được nghề nghiệp có tính phục vụ và tính lưu động. So với tinh bàn thì không có chỗ nào là không hợp lý, do đó có thể thấy nghề nghiệp thời hiện đại, thường rất khó luận đoán một cách chi tiết cụ thể).

Thiên Lương có Văn xương, Văn khúc, Tấu thư đồng độ, có thể xem là nhân tài trong ngành pháp luật, sở trường văn thư án lệ, cũng có lúc chỉ là thư ký văn thư của công ty lớn, hoặc là người trong giới văn hóa, xuất bản.

Thiên lương có Bạch hổ đồng độ, có thể xem là điềm tượng chủ về"hình pháp kỷ luật", cũng có thể là bác sỹ phẫu thuật ngoại khoa.

Cổ nhân nói"Thiên lương và Thiên mã ở hãm địa, cuộc đời nhất định trôi dạt" (Thiên lương Thiên mã hãm, phiêu đãng vô nghi). Đây là nói Thiên lương ở Tị và ở Hợi, chủ về rời xa quê hương, tâm chí phiêu bồng. Ở thời hiện đại người ta thường rời bỏ quê hương để phát triển, vì vậy không nên luận đoán là"trôi dạt", chỉ ở trường hợp gặp sao Không hay sao Hao đồng cung với Hỏa tinh Linh tinh, mới có thể luận đoán là không giữ một nghề, rời bỏ quê hương mà không có nền tảng. Còn khi gặp các loại sao"khoa văn" là người cuồng ngạo phóng túng.

Cổ nhân nói"Thiên lương ở hãm địa gặp Kình dương Đà la, là trái thuần phong mỹ tục" (Thiên lương hãm địa kiến Dương Đà, thương phong bại tục). Đây là nói nữ mệnh có Thiên lương ở Tị hoặc ở Hợi. Thời đại này nay, có thể luận đoán cuộc đời mệnh tạo gặp nhiều đau khổ về tình cảm. Rất ngại Thiên lương đồng độ với Hỏa tinh Linh tinh mà Thiên đồng ở cung đối diện Hóa Kị, hoặc hội Thiên cơ Hóa Kị mà Kình dương Đà la giáp Thiên lương, càng gặp nhiều tình huống rắc rối khó xử và đau khổ về tình cảm.

Thiên lương đến nhập cung Tị hoặc cung Hợi, gặp các sao Sát Hình Không Hao, chủ về cuộc đời nhiều tai họa, hoặc nhiều hung hiểm, thường xảy ra ứng nghiệm ở niên hạn vận trình đến cung có"Thiên cơ Cự môn", hay"Thái âm Thái dương". Gặp niên hạn Hóa Kị cũng thường ngầm chứa nguy cơ họa hoạn. Ngoài ra các cung hạn Tham lang, Thiên đồng tọa thủ là những niên hạn có tính chất then chốt.

Thiên lương ở Tý hoặc ở Ngọ, không gặp Văn xương Văn khúc là đã thông minh, nhưng thông minh quá lộ, nhìn sự việc quá rõ, nên cơ duyên với người thường không tốt, nhất là phương hại đến hôn nhân. Thiên lương ở Tý tốt hơn ở Ngọ.

Thiên lương ở Tý hoặc ở Ngọ, không cần gặp những sao đào hoa, cũng đã chủ về loại người"dễ thay đổi tình cảm". Ở xã hội thời cổ đại, đàn ông nạp nhiều thiếp, nên cũng chủ về đau khổ mà ít người biết trong quan hệ hôn nhân.

Thiên lương ở Tý hoặc ở Ngọ, nếu gặp các sao Lộc, rất kị là người thông minh nhưng lạnh lùng nghiêm khắc. Cần phải có thái độ đối đãi với người chân thành nhân hậu, thì mới có thể xoay chuyển được vận mệnh của chính mình, nếu không, phần nhiều vào đại vận thứ ba, sẽ xảy ra trắc trở gây ảnh hưởng rất sâu xa và lâu dài. Nhưng, thường thường mệnh tạo lại không tự biết nguy cơ là do chính mình, nên lúc vận trình đến hậu vận chủ về cảnh ngộ gập gềnh, bất đắc chí, thì lại sinh ra oán trời hận người, mà không biết rằng"họa căn" đã tiềm phục từ lâu.

Thiên lương ở Ngọ thì không cát tường, là do hội với Thái âm và Thái dương đều ở cung hãm nhược. Nếu cung Tài bạch là hệ"Thiên cơ Thái âm", gặp các sao Sát Hao và Thiên mã, chủ về mệnh cách có lối suy nghĩ kỳ lạ, đặc biệt, không hợp quần, ít qua lại giao lưu với người, và cũng thuộc loại người khó gần gũi. Những tính chất này gây ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp, khiến cho thu nhập không ổn định. Ví dụ như đột nhiên bị cách chức, hoặc bỗng nhiên khách hàng thường xuyên lại bỏ đi sang chọn lựa chỗ khác, hoặc thường phải thay đổi cương vị công tác...

Thiên lương ở Tý hoặc ở Ngọ cần phải có Tả phụ, Hữu bật, Thiên khôi, Thiên việt hội hợp, lại không nên gặp các sao Sát Kị Hình Hao, thì mới có thể bàn tới phú và quý, hơn nữa, phú cũng vẫn phải nhờ quý mà có.

Đối với Thiên lương ở Tý hoặc ở Ngọ, các cung hạn"Thiên cơ Thái âm", Cự môn, Thái dương, Thiên đồng, thảy là những niên hạn có tính then chốt.

Thiên lương ở Sửu hoặc ở Mùi, vì Thiên cơ vây chiếu, nên tinh hệ này chủ về"kế hoạch mưu lược", còn chủ về tính cơ động, không ổn định. Khi gặp các sao Sát Không Hao, cổ nhân cho rằng đây là mệnh cách xuất gia làm tăng nhân, đạo sỹ. Thời đại ngày nay, phần nhiều chủ về loại người có nhân sinh quan kỳ lạ đặc biệt (khác với lỗi suy nghĩ đặc biệt của Thiên lương ở Ngọ, ở đây cần phải phân biệt, một bên là nhân sinh quan còn một bên là tác phong xử sự). Cho nên nếu có các sao Văn xương, Văn khúc, Thiên tài bay đến, chủ về mệnh cách thuộc loại thông minh tuyệt đỉnh, nhưng lại không yên thân ở một nghề nào, khiến về già không có thành tựu.

Thiên lương ở Mùi hội Thái dương ở Hợi, động lực thúc đẩy không thể bằng Thiên lương ở Sửu, hễ Thiên lương hội Thái dương ở cung hãm nhược, đều chủ về chuốc lấy oán trách. Nhưng nếu gặp sao Hình và các sao Văn xương, Văn khúc, Long trì, Phượng các, Thanh long, Tấu thư, Quan phù, mà không gặp Hỏa tinh, Linh tinh, Kình dương, Đà la, Địa không, Địa kiếp, thì có thể thích hợp với công tác pháp luật, hoặc liên quan đến tính chất"hình pháp kỷ luật".

Thiên lương ở Sửu, nếu cung Phu thê là Cự môn được Cát hóa (ưa nhất là Hóa Lộc), chủ về có thể kết hôn với người ngoại quốc.

Thiên lương ở Sửu hoặc ở Mùi, ưa Thiên Vu đồng độ với Thái dương, chủ về được bậc trưởng bối đề bạt, nâng đỡ trong sự nghiệp.

Thiên lương ở Sửu hoặc ở Mùi, rất ngại đến đại vận Tham lang Hóa Kị, theo bí truyền của phái Trung Châu, đây là hạn vì sắc mà gây họa, hoặc là một vận gặp nhiều tranh chấp. Cần xem hội các sao nào mà định cảnh ngộ.

Thiên lương ở Sửu hoặc ở Mùi, không gặp các sao"khoa văn", cũng đã có khí chất nghệ thuật, nhưng thường có biểu hiện cuồng ngạo, phóng túng.

Đối với Thiên lương ở Sửu hoặc ở Mùi, các cung hạn Tham lang, Cự môn, Thái dương, Thiên đồng, là những lưu niên hay đại vận có tính then chốt.

(Theo: Blog Tử Vi Tinh Quyết)

Tử vi tọa thủ Mệnh (Thân)

Sao Tử vi độc tọa ở Tý hoặc ở Ngọ, nếu là trường hợp"bách quan triều củng", thì rất ưa đến cung mệnh đại hạn và cung mệnh lưu niên được Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa.

Nếu Tử vi Hóa Quyền hoặc Tử vi Hóa Khoa ở nguyên cục mà không có"bách quan triều củng", thì ưa đến cung mệnh đại hạn hoặc cung mệnh lưu niên có các sao Văn xương, Văn khúc, Thiên khôi, Thiên việt, Tả phụ, Hữu bật hội hợp.

Nếu nguyên cục vốn là cách"tại dã cô quân", đến niên hạn dù được Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, thì cát lợi cũng nhỏ, e rằng chỉ là nhất thời đắc ý.

Nếu nguyên cục vốn là cách"vô đạo cô quân", lại đến niên hạn có các sao Sát Kị tụ tập, thường chủ về tai họa, phần nhiều là tự chuốc lấy họa.

Phàm là Tử vi độc tọa thủ mệnh, đều ưa đến cung hạn Thiên phủ hay Thiên tướng tọa thủ, ưa nhất là cung hạn Tử vi độc tọa ở Tý hoặc ở Ngọ.

Tử vi độc tọa ở Tý hoặc ở Ngọ ưa có Lộc tồn đồng độ. Có điều, khi Tử vi"tại dã cô quân" thì phần nhiều chủ về ích kỷ, rất hay nghi kỵ. Đến niên hạn có các sao Sát Kị Hình đồng thời hội chiếu, phần nhiều chủ về hay oán trách, thị phi, thường còn gây nên tự họa kiện tụng.

Phàm là Tử vi tọa mệnh đều không ưa đi đến cung hạn Thiên Cơ hay Thiên Lương tọa thủ, có Cự môn đồng độ, gặp Hóa Kị thì càng thêm tệ. Tử vi độc tọa ở Tý hoặc ở Ngọ, gặp cung hạn Thiên Cơ chủ về phá tán thất bại; gặp cung hạn Thiên Lương chủ về tai ách tật bệnh, nhưng tai ách chỉ gặp một phen mất hồn hú vía; gặp cung hạn Cự Môn chủ về gặp rắc rối khó sử về tình cảm tâm oán tình cô, có cát hóa thì giải quyết được, gặp các sao Sát Hình thì ứng nghiệm.

Tử vi và Phá quân tọa mệnh, tối kỵ gặp cách"tại dã cô quân", đến cung hạn Thiên Cơ, Thiên Lương hay Cự Môn, thường là vận trình then chốt của cuộc đời. Nếu cung hạn gặp các sao Sát Kị Hình hội chiếu, chủ về sẽ xảy ra sự cố, thường ảnh hưởng đến cả cuộc đời. Cũng không nên đến cung hạn Thái Dương Hóa Kị, thường dẫn đến thị phi oán trách. Hệ"Tử vi Phá quân" tọa mệnh, có Vũ Khúc Hóa Kị ở nguyên cục, đến đại hạn"Vũ khúc Thất sát" đồng độ, lại đến lưu niên Thái Dương Hóa Kị hoặc Cự Môn Hóa Kị, chủ về vì tiền mà chuốc họa. Hệ"Tử vi Phá quân" tọa mệnh không ưa đến cung hạn Thiên Phủ là"kho trống","kho lộ", chủ về phá tài. Nếu Thiên Phủ có sao Lộc, thì chỉ chủ về vì tiền mà mất nghĩa.

Hệ"Tử vi Phá quân" đến niên hạn"Thiên Đồng Thiên Lương" tọa thủ, gặp Thiên cơ Hóa Kị kèm theo sát tinh đến xung, chủ về xử sự phải hết sức thận trọng, cơ tâm mưu mẹo càng nhiều thì phá tán, thất bại càng lớn.

Hệ"Tử vi Thiên phủ" tọa mệnh, rất ưa gặp sao Lộc, có Lộc Tồn đồng độ, Liêm Trinh Hóa Lộc đến hội, chủ về cự phú. Lấy trường hợp Hóa Lộc, Lộc tồn của niên hạn làm ứng nghiệm. Ví dụ Tử Phủ cư Dần, người sinh năm Giáp, đến hạn Đinh Mão chủ về kiếm được tiền, hoặc gặp cơ hội làm đại lý mà phát đạt.

Hệ"Tử vi Thiên phủ" ưa đến cung hạn Vũ Khúc độc tọa, gặp lưu Lộc, hoặc Tham Lang Hóa Lộc, hoặc Liêm Trinh Hóa Lộc, chủ về kiếm được tiền. Nếu lại có các sao Phụ diệu cát và Tá diệu cát, không có các sao Sát Kị Hình hội chiếu, nguyên cục là"Tử vi Thiên phủ" lại có kết cấu cát lợi, chủ về tay trắng làm nên mà thành cự phú.

Hệ"Tử vi Thiên phủ" không có sao Lộc, đến niên hạn gặp sao Lộc cũng cát lợi.

Hệ"Tử vi Thiên phủ" có sao Lộc, đến niên hạn Thái Dương độc tọa ở Tị, gặp các sao Phụ diệu cái và Tá diệu cát, chủ về địa vị thăng tiến, trường hợp Thái Dương ở Hợi là tốt kế đó.

Đối với người"Tử vi Thiên phủ" tọa mệnh, mà đại vận tính thep chiều nghịch, thì đại hạn Thái Dương giữ cung, hoặc Vũ Khúc giữ cung, là then chốt của mệnh vận cả đời. Đại vận đi thuận, thì đại hạn Tham Lang (Vũ Khúc ở cung đối diện), hoặc đại hạn Cự Môn (Thái Dương ở cung đối diện), là then chốt của mệnh vận cả đời. Các đại hạn này cát hay hung, có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời.

Hệ"Tử Vi Tham Lang" tọa mệnh, ưa gặp Hỏa tinh, Linh tinh, cũng ưa gặp Tham Lang Hóa Lộc, chủ về phát lên một cách đột ngột, mà còn kéo dài. Nếu Tham Lang Hóa Kị, thì cuộc đời gặp nhiều vất vả khổ lụy, mà còn không được như ý. Nếu Sát tinh lại nặng, thường thường lúc sắp thành công thì đột nhiên thất bại.

Nữ mệnh gặp hệ"Tử Vi Tham Lang" không ưa đến niên hạn Thái Dương tọa cung Phu của niên vận, chủ về gặp kẻ bất lương. Nam mệnh"Tử vi Tham Lang" không ưa đến niên vận cung Thê là Thiên Đồng (hoặc Cự Môn) tọa thủ, chủ về rơi vào lưới tình, khó mà thoát ra.

Hệ"Tử Vi Tham Lang" tọa mệnh đến cung hạn"Vũ Khúc Phá Quân" mà Vũ Khúc Hóa Kị, lại gặp lưu niên Văn Xương Hóa Kị, hay Văn Khúc Hóa Kị, chủ về xảy ra phá tán thất bại.

Hệ"Tử Vi Tham Lang" tọa mệnh tại Mão, đến đại vận hoặc lưu niên ở Ngọ, nếu Thiên Lương Hóa Lộc, chủ về tham tiền hiếu sắc, đều gây ra phiền phức, gặp thêm Sát tinh thì có hung họa, nhưng cuối cùng hóa giải được.

Hệ"Tử Vi Tham Lang" tọa mệnh, cung hạn"Thái Dương Cự Môn" tương hội và cung hạn"Thiên Cơ Thái Âm" đồng cung, là then chốt của mệnh vận cả đời.

Hệ"Tử Vi Thiên Tướng" tọa mệnh, gặp lưu niên Sát Phá Tham, đều chủ về có biến động thay đổi, biến động thay đổi là cát hay hung, phải xem xét tính chất của các tổ hợp sao để định.

Hệ"Tử Vi Thiên Tướng" tọa mệnh, đến đại vận"Tử vi Thiên Tương" thủ cung Tật Ách, phải đề phòng bệnh tim mạch.

Hệ"Tử Vi Thiên Tướng" tọa mệnh, đến đại vận"Tử Vi Thiên Tướng" thủ cung Phu Thê, phải đề phòng hôn nhân đổ vỡ.

Hệ"Tử Vi Thiên Tướng" tọa mệnh, đến đại vận"Vũ Khúc Thiên Phủ" nếu Vũ Khúc Hóa Kị, hoặc Thiên Phủ là"kho lộ","kho trống", chủ về gặp tình huống tráo trở, điên đảo, mà gây nên phá tán thất bại (như thất nghiệp, ngừng kinh doanh, vỡ nợ, sập tiệm, ...).

Hệ"Tử Vi Thiên Tướng" tọa mệnh, lại đến lưu niên"Tử Vi Thiên Tướng" trong các tình huống thông thường, không nên hợp tác với người khác, năm kế tiếp nếu có hợp tác thì cũng không thể lâu dài.

Hệ"Tử Vi Thiên Tướng" tọa mệnh, không ưa gặp cung hạn Tham Lang Hóa Kị. Gặp nó ở bất cứ cung viên nào, cũng chủ về ứng nghiệm xấu ở cung đó. Ví dụ như đến đại vận hoặc lưu niên Tham Lang Hóa Kị thủ cung Phụ mẫu, chủ về người cấp trên trọng dụng mệnh tạo lại bị hoán chuyển công tác, đến lưu niên gặp Tham Lang Hóa Kị thủ cung Phu thê, chủ về xảy ra sự thay đổi trong tình cảm.

Đối với người"Tử Vi Thiên Tướng" tọa mệnh, mà đại vận tính theo chiều nghịch, thì các đại vận Tham Lang, Vũ Khúc, Thiên Phủ thủ cung hạn là những vận hạn then chốt của mệnh vận cả đời. Đối với người"Tử Vi Thiên Tướng" tọa mệnh, mà đại vận tính theo chiều thuận, thì các đại vận Thất Sát, Liêm Trinh thủ cung hạn là những vận hạn có tính then chốt của mệnh vận cả đời.

Hệ"Tử Vi Thất Sát" tọa mệnh, mà Tử Vi Hóa Quyền, thì"tài khí" trong đời không đủ để giúp cho sự nghiệp.

Hệ"Tử Vi Thất Sát" tọa mệnh, chủ về nặng tinh thần trách nhiệm. Người sinh năm Quý, cung Sự nghiệp là hệ"Liêm Trinh Phá Quân" mà Phá Quân Hóa Lộc, lại chủ về gánh vác trách nhiệm quá mức, việc gì cũng đích thân làm.

Hệ"Tử Vi Thất Sát" tọa mệnh, cung độ"Thái Dương Cự Môn" có tính then chốt, Thái Dương ở Dần thì tốt hơn ở Thân, nhưng vẫn phải xem các sao cát hung ra sao mà định.

Nữ mệnh"Tử vi Thất Sát", hôn nhân phần nhiều không như ý. Nếu cung Mệnh và cung Phu gặp Sát tinh, nếu không khéo khắc chế, thì tình cảm rất dễ thay đổi.

Hệ"Tử Vi Thất Sát" tọa mệnh, đại hạn Thiên Tướng, đại hạn đến hệ"Vũ Khúc Tham lang" thủ cung hạn, là có tính then chốt của mệnh vận cả đời.

(Theo: Blog Tử Vi Tinh Quyết)

Tham lang tổng luận

Tham lang là sao thứ nhất của Bắc Đẩu, trong ngũ hành thuộc dương Mộc, khí của nó thuộc Thủy. Trong Đẩu Số, Tham lang là sao ham muốn vật chất, đồng thời cũng chủ theo đuổi ham muốn dục tình, do đó hóa khí làm"đào hoa".

Luận đoán về Tham lang, phải xem cấu tạo tinh hệ của nó thiên nặng về ham muốn vật chất, hay thiên nặng về ham muốn dục tình, để làm sự đánh giá toàn thể, mà không thể gọi chung chung là"đào hoa".

Hệ"Sát Phá Tham" là then chốt của"biến hóa thay đổi", nên Tham lang cũng chủ về"biến hóa thay đổi", động cơ"biến hóa thay đổi" của Tham lang xuất phát từ sự theo đuổi ham muốn vật chất, hay theo đuổi ham muốn dục tình.

Khi tinh hệ Tham lang có cấu tạo không được tốt, thì lòng ham muốn vật chất tăng nặng, có thể dùng câu nói"quá đáng" để hình dung. Mệnh cách thường thường vì tư lợi bản thân mà dễ dàng thay đổi quan hệ giao tế, cho đến thích trang điểm cho mình.

Cổ nhân nói"Tính của nó thì quyền biến, nhiều mưu kế, hay thừa nước đục thả câu, yêu cái ác một cách bất định, gian trá gạt người" (Chủ kỳ tính tắc cơ quan, tất đa kế giảo, tùy ba trục lãng, ái ác vô định, gian trá man nhân). Đây là nói về bản chất động cơ"biến hóa thay đổi" của Tham lang, hoàn toàn khác với sự"biến hóa thay đổi" của Thất sát và Phá quân.

Khi tinh hệ Tham lang có cấu tạo tốt, chủ về người"biến hóa thay đổi" một cách tích cực, thậm chí có thể nhìn thấy đó là biểu hiện của tài nghệ. Sự"biến hóa thay đổi" của Tham lang lúc này chẳng phải là"quá đáng", mà là thủ pháp khéo ăn khéo ở, tác động trong vô hình, khiến có lợi cho bản thân; hoặc đây là sự"biến hóa thay đổi" nhằm phát huy tài nghệ, khiến bản thân được người ta hoan nghênh.

Cấu tạo tinh hệ Tham lang trong tình huống"hội sao"như thế nào thì chủ về ham muốn vật chất? trong tình huống"hội sao"như thế nào thì chủ về ham muốn tình dục?

Tham lang ở bốn cung Vượng, tức bốn cung độ Tý Ngọ Mão Dậu, có cấu tạo tinh hệ ham muốn vật chất rất nặng. Nhưng phải là người sinh năm Dần Ngọ Tuất có Mệnh ở Ngọ, người sinh năm Thân Tý Thìn có mệnh ở Tý, người sinh năm Hợi Mão Mùi có mệnh ở Mão, người sinh năm Tị Dậu Sửu có mệnh ở Dậu, vậy mới đúng, nếu không, thì lại là cách"đào hoa phạm chủ" là tổ hợp chủ về ham muốn tình dục.

Ở bốn cung vượng này, hoặc Tham lang độc tọa đối nhau với Tử vi, hoặc hợp thành hệ"Tử vi Tham lang" đồng độ. Cổ nhân nói"Tham lang ở cung vượng, suốt đời trộm cắp như chuột" (Tham lang cư vượng, chung thân thử thiết),"Tham lang và Tử vi đồng cung, nếu không có kềm chế, là người vô ích" (Tham lang Tử vi đồng cung, như vô chế thị vi vô ích chi nhân), tức là nói ham muốn vật chất quá nặng, nói"chế" là ám chỉ"bách quan triều củng".

Tham lang và Vũ khúc đồng cung hoặc đối củng, cũng thiên nặng về ham muốn vật chất. Cổ nhân nói"Tham lang và Vũ khúc đồng cung, là người xu nịnh gian tham, tự tư tự lợi" (Tham lang Vũ khúc đồng cung, vi nhân sưu nịnh gian tham, tự tư tự lợi). Nếu có Lộc tồn đồng độ, thì làm mạnh thêm tính tự tư ích kỷ của Tham lang, nếu Tham lang Hóa Lộc thì ham muốn vật chất càng nặng, cần phải có Hỏa tinh hoặc Linh tinh chế hóa, thì tài năng của Tham lang mới hiển lộ được, nếu không, chỉ là chìm đắm trong ham muốn vật chất.

Hệ"Liêm trinh Tham lang" đồng độ ở Tị hoặc ở Hợi, về cơ bản đây là cấu tạo chủ về ham muốn dục tình, gặp các sao đào hoa hội hợp, từ ham muốn biến thành hành động cụ thể về dục tình, nhu cầu nhục dục rất cao. Cổ nhân nói"Liêm trinh và Tham lang đồng cung, nam thì phóng đãng, nữ thì tham dâm, vì tửu sắc mà chôn thân" (Liêm trinh Tham lang đồng cung, nam lãng đãng, nữ tham dâm, tửu sắc táng thân),"Tham lang và Liêm trinh cùng ở Tị hoặc Hợi, đã không trong sạch mà còn bị hình khắc" (Tham lang Liêm trinh đồng Tị Hợi, bất thuần khiết thả tao hình).

Phàm, Tham lang thủ mệnh, bất kể là độc tọa hay có sao khác đồng độ, mà có Kình dương, Đà la cùng đến, hoặc giao hội ở tam phương, cũng chủ về ham muốn dục tình của nó nặng thêm, trường hợp có Hỏa tinh, Linh tinh cùng đến hoặc giao hội ở tam phương là kế đó. Cổ nhân nói"Tham lang mà thêm sát tinh đồng cung, nữ thì trộm điểm trang còn nam thì trộm như chuột" (Tham lang gia sát đồng hương, nữ thâu hương nhi nam thử thiết),"Kình dương và Đà la giao nhau với nó, ắt làm quỷ phong lưu" (Dương Đà giao tinh, tất tác phong lưu chi quỷ).

Phàm chế hóa Tham lang, phải gặp Thiên hình và sao Không.

Hiểu rõ những phân biệt này, mới biết được trong tình huống nào thì Tham lang ưa gặp các sao Hình Sát, và trong tình huống nào thì Tham lang không ưa gặp các sao Sát Hình; trong tình hình nào thì Tham lang ưa gặp sao Lộc, và trong tình hình nào thì Tham lang không ưa gặp sao Lộc.

Tham lang phân bố trong 12 cung, sẽ đồng độ hoặc đối nhau với ba sao Vũ khúc, Tử vi và Liêm trinh, cho nên ba sao này có mối quan hệ rất sâu sắc với Tham lang.

Ở Tý hoặc ở Ngọ, Tham lang độc tọa, đối củng với Tử vi, ở Mão hoặc ở Dậu thì Tham lang đồng độ với Tử vi. Cho nên ở bốn cung vượng Tý Ngọ Mão Dậu đều cấu tạo thành hệ"Tử vi Tham lang".

Ở Thìn hoặc ở Tuất, Tham lang độc tọa, đối củng với Vũ khúc, ở Sửu hoặc ở Mùi, thì Tham lang đồng độ với Vũ khúc. Cho nên, ở bốn cung"mộ" Thìn Tuất Sửu Mùi đều cấu tạo thành hệ"Tham lang Vũ khúc".

Ở Dần hoặc ở Thân, Tham lang độc tọa, đối củng với Liêm trinh, ở Tị hoặc ở Hợi thì Tham lang đồng độ với Liêm trinh. Cho nên, ở bốn cung"sinh" Dần Thân Tị Hợi được cấu tạo thành hệ"Tham lang Liêm trinh".

Trong Đẩu Số, có hai cách rất nổi tiếng là"Hỏa Tham" và"Linh Tham", chủ về phát đạt rất nhanh (hoạch phát). Hai cách này thuộc hệ"Tham lang Vũ khúc" là tối cao, còn ở các cung khác là kế đó.

Ngoài ra còn có cách"Đào hoa phạm chủ", trường hợp"Tham lang Tử vi" đồng độ là chính cách, còn trường hợp"Tham lang Tử vi" đối củng là kế đó.

Các cách này, trừ trường hợp"Tham lang tọa cung Vượng" chủ về ham muốn vật chất, các tình hình khác đều thuộc về ham muốn dục tình, thảy đều phải gặp Thiên hình và sao Không mới là cách"thanh bạch".

Ngoài những tình huống trên, Tham lang còn có một số cấu tạo đặc thù, như:

- Tham lang ở Ngọ, gọi là"Mộc hỏa sáng thông nhau" (Mộc hỏa thông minh).

- Tham lang ở Thân, gọi là"Mộc bị Kim khống chế" (Mộc phùng Kim chế)

- Tham lang ở Tý có Kình dương đồng độ, hoặc ở Hợi có Đà la đồng độ, gọi là"Phiếm thủy đào hoa" (Phiếm thủy đào hoa).

- Tham lang ở Dần có Đà la đồng độ, hoặc hội với hệ"Thiên hình Kình dương", gọi là"Cầm gậy phong lưu" (Phong lưu thái trượng).

Nói về tính ưa ghét, Tham lang rất ghét Văn xương, Văn khúc. Bởi vì bản thân Tham lang đã thông minh tài trí, nếu gặp thêm Văn xương Văn khúc, thì biến thành tính không thiết thực, sốc nổi bốc đồng, Tham lang không ưa Hóa Kị cũng vì lý do này, cổ nhân nói"Có Văn xương Văn khúc đồng độ, ắt nhiều giả mà ít thực" (Xương Khúc đồng độ, tất đa hư nhi thiểu thực), thậm chí nói"Văn xương và Tham lang ở mệnh, thân tan xương nát" (Xương Tham cư mệnh, phấn thân toát cốt).

Phàm luận đoán về sao Tham lang thủ mệnh, cần đồng thời xem kèm cung Thân. Tham lang thủ cung Mệnh còn Thất sát thủ cung Thân, đồng thời hội Sát tinh; hoặc giả Tham lang thủ cung Mệnh còn Phá quân thủ cung Thân, đồng thời hội Sát tinh; Thảy, đều có cấu tạo không cát tường, chủ về ưa thích riệu chè cờ bạc trai gái, hoặc hiếu sắc, đều là tổ hợp tinh hệ có cấu tạo thiên nặng về ham muốn dục tình lẫn ham muốn vật chất. Nếu không gặp các sao Không, sao Hình, mà lại gặp Văn xương Văn khúc, thì tình hình càng đúng.

(Theo: Blog Tử Vi Tinh Quyết)

Phá quân tọa thủ Mệnh Thân

Phá quân tọa Mệnh ở những cung dương Tý Ngọ Dần Thân Thìn Tuất

Phá quân có sao Lộc rất tốt, là có gốc rễ. Có thể tiêu trừ khuyết điểm hao tổn và phá tán của Phá quân, làm tăng năng lực sáng tạo. Phá quân Hóa Quyền ở Dần có Lộc tồn đồng độ cũng cát, có điều, tuy phú quý nhưng đời người ắt sẽ có khiếm khuyết, ví dụ như bản thân có sức khỏe không tốt... Phá quân Hóa Quyền ở Thân có Lộc tồn vây chiếu, cũng có cùng tình huống.

Phá quân gặp Tả phụ, Hữu bật, Thiên khôi, Thiên việt, chủ về phú quý, nhưng quý lớn hơn phú, tức tiền bạc nhờ địa vị mà có. Nhưng nếu có tứ Sát lẫn lộn trong đó, thì thích hợp làm việc trong ngành công thương nghiệp. Nếu gặp Văn xương, Văn khúc, mà có Sát tinh, chủ về người thuộc loại hàn sỹ mang tâm trạng có tài mà không gặp thời. Nếu gặp Sát tinh nặng mà Cát tinh nhẹ, thì nên theo ngành công nghệ, hoặc làm công nhân chuyên nghiệp.

Phá quân ở Hợi Tý Sửu, đều không nên có Văn khúc đồng độ, ngại nhất là Văn khúc Hóa Kị, chủ về tuổi trẻ rời xa quê hương, hoặc bị tàn tật, hoặc gặp trắc trở nghiêm trọng. Cổ nhân nói"Cùng với Văn khúc vào thủy vực, thì tàn tật rời xa quê hương" (Dữ Văn khúc nhập vu thủy vực, tàn tật ly hương), là nói lý luận này."Thủy vực" là nói ba cung Hợi Tý Sửu.

Phá quân sợ Kình dương Đà la hơn là sợ Hỏa tinh Linh tinh. Gặp Hỏa tinh Linh tinh chỉ chủ về vất vả bôn ba mà thôi; còn gặp Kình dương Đà la thì có họa tai, chủ về cuối mang tật, hoặc nhiễm thú vui không lành mạnh.

Phá quân có đặc tính thừa kế cái cũ mà đổi mới, cho nên phần nhiều đều làm kiêm nhiều nghề, hay kiêm nhiều chức vụ khác nhau. Phá quân Hóa Lộc chủ về nhờ sự nghiệp cũ mà có sự nghiệp mới, mà còn đồng thời phát triển cả hai, kinh doanh cả hai, cả mới lẫn cũ.

Lực phá hoại của Phá quân tuy lớn, nhưng lại khác với Thất sát. Lực phá hoại của Phá quân chủ về xảy ra thay đổi lập tức, biểu hiện chủ yếu là"thà là ngọc nát, chứ không chịu là gạch ngói nguyên vẹn", cho nên có tính chất hao tán. Nếu đồng độ với Kình dương, gọi là hệ"hình hao", thường làm mạnh thêm ý vị"thà là ngọc nát".

Phá quân ưa đồng độ với Tử vi, hoặc có Tử vi vây chiếu, chủ về có quyền. Nhưng khác với quyền của hệ"Tử vi Thất sát". Quyền của hệ"Tử vi Phá quân" là ở phương diện lớn, mang tính mở rộng; còn quyền của hệ"Tử vi Thất sát" thuộc phạm vi nhỏ, nội bộ, như quản đốc phân xưởng. Một công một tư, một lớn một nhỏ, cần phân biệt tỷ mỷ.

Hễ Phá quân ở cung Mệnh hay cung Thân, bất kể Cát tinh hội hợp như thế nào, ắt cũng không toàn mỹ, phú thì không quý, hoặc quý thì không phú, hoặc vợ (chồng) bất toàn, hoặc mắc bệnh mãn tính, phá tướng.

Phá quân Hóa Lộc mà gặp các sao Sát Hình, nữ mệnh chủ về giải phẫu thẩm mỹ, nam mệnh chủ về bị tổn thương làm phá tướng phải giải phẫu thẩm mỹ.

Phá quân thủ mệnh chủ về tay trắng lập nên sự nghiệp. Nhưng khác với Thiên đồng là phá sạch tổ nghiệp rồi mới lập nên sự nghiệp. Còn Phá quân có thể nhờ sự che chở, giúp đỡ của cha mẹ, rồi tự khai sáng, cải cách mà tạo sự nghiệp.

Phá quân ắt sẽ đối nhau với Thiên tướng, Thiên tướng ngoại trừ bị ảnh hưởng của các sao Tả phụ Hữu bật giáp cung ra, còn bị ảnh hưởng của Phá quân cũng khá lớn. Do người Phá quân thủ mệnh, phần nhiều đều rời xa quê hương, vì vậy cát - hung của Phá quân sẽ gây ảnh hưởng đến cát - hung của Thiên tướng ở cung Thiên di. Mức độ chịu ảnh hưởng của Thiên tướng cũng có quan hệ rất lớn đến đời người, cho nên không thể xem thường cung Thiên di.

Phá quân tọa mệnh ở Tý hoặc ở Ngọ, cung Thiên di có"Liêm trinh Thiên tướng", cấu tạo này Liêm trinh có thể"hòa với khí" của Phá quân, vì vậy nếu được Cát hóa và có Cát tinh thì có thể phú quý. Có điều, khi Liêm trinh Hóa Kị, hoặc Thiên tướng bị cách"Hình kị giáp ấn", thì trở thành bại cục. Phá quân có Kình dương đồng cung, hội Thiên mã mà không có Lộc, cũng là bại cục.

Phá quân tọa Mệnh ở Tý hoặc ở Ngọ, được Cát hóa gọi là cách"Anh tinh nhập miếu", rất ưa Thiên tướng ở cung Thiên di gặp sao Lộc, đây nói ở thời cổ đại chủ về lập công ở biên cương, hoặc là trọng thần quân lữ; ở thời hiện đại thì chủ về đột nhiên hưng phát sự nghiệp, cho nên cũng có thể trở thành nhân tài lãnh đạo (cty).

Cách"Anh tinh nhập miếu" bắt đầu phát đạt ở vận gặp Thái âm hoặc gặp Thiên đồng, nhưng không nên đến lưu niên Phá quân, cũng không ưa đến cung hạn Vũ khúc Hóa Kị, hoặc Liêm trinh Hóa Kị. Cung hạn chỉ hơi có chút Sát tinh là không toàn mỹ. Vì vậy nên xem xét kỹ khiếm khuyết ở 12 cung.

Phá quân tọa Mệnh ở Tý hoặc ở Ngọ, mà không thành cách"Anh tinh nhập miếu", thì không có duyên với lục thân, việc gì cũng phải đích thân làm, mà còn dễ mắc bệnh.

Đối với Phá quân tọa Mệnh ở Tý hoặc ở Ngọ, các cung hạn:

-"Tử vi Thiên phủ"

- Cự môn độc tọa.

- Vũ khúc độc tọa.

- Thiên lương độc tọa

Những cung hạn này là những lưu niên có tính then chốt. Đại vận thì xem những cung hạn:

- Vũ khúc độc tọa.

-"Tử vi Thiên phủ".

Hai cung hạn này có tính then chốt của đại vận. Vũ khúc và Thiên phủ là hai sao tiền tài, nếu Phá quân nguyên cục không có sao Lộc mà gặp Sát tinh, đến đại vận gặp hai sao tiền tài, có Cát tinh và có sao Lộc, cũng có thể bổ cứu; nếu không gặp sao Lộc mà gặp Sát tinh, thì vận trình cuộc đời nhiều trắc trở.

Phá quân tọa Mệnh ở Dần hoặc ở Thân, không cần gặp Hỏa tinh Linh tinh, đã chủ về lúc nhỏ chia ly với gia đình. Gặp Lộc tồn, Thiên mã ở cung Thiên di, chủ về phát đạt ở nơi xa, tha hương. Nếu gặp Hỏa tinh Linh tinh ở cung Mệnh hoặc cung Phụ mẫu, chủ về làm con nuôi của người khác, còn chủ về cấp trên hay người trên của mình hay bị thay đổi.

Phá quân tọa Mệnh ở Dần hoặc ở Thân, hội"Hỏa Tham","Linh Tham", chủ về cuộc đời gặp nhiều sóng gió, trắc trở rất lớn, bạo phát bạo bại, hoạch phát hoạch phá. Nguyên do gây ra thất bại thường do quá chủ quan, lại cố xuất đầu lộ diện, hoặc không tự lượng sức đi cạnh tranh với người khác.

Phá quân tọa Mệnh ở Dần hoặc ở Thân, đối với hai cung hạn Thiên cơ độc tọa và cung hạn"Liêm trinh Thiên phủ" là có tính then chốt. Nếu hai cung hạn này Cát, thì hậu vận cũng khá thuận lợi toại ý. Nếu không, gặp niên hạn hội Vũ khúc Hóa Kị, hoặc niên hạn Thiên tướng bị"Hình kị giáp ấn" thì sẽ suy sụp nhanh chóng, có thể từ đó không còn khả năng đứng lên được.

Phá quân và Tham lang mà gặp Lộc tồn, Thiên mã, cổ nhân cho rằng, nam phần nhiều phóng đãng nữ phần nhiều đa dâm, tức là nói Phá quân ở Dần hoặc ở Thân hội Tham lang. Rất kị có Địa không Địa kiếp đồng độ, chủ về cuộc đời cô độc. Nếu cung đối diện"Vũ khúc Thiên tướng" hội Tả phụ, Hữu bật, Văn xương, Văn khúc mà còn kèm Sát tinh, ở thời cổ đại là Mệnh lang thang khắp nơi.

Đối với Phá quân tọa Mệnh ở Dần hoặc ở Thân, các cung hạn"Vũ khúc Thiên tướng", hay"Thái dương Thiên lương", hay"Thiên đồng Cự môn", hay"Liêm trinh Thiên phủ", là lưu niên hay đại vận then chốt.

Phá quân tọa Mệnh ở Thìn hoặc ở Tuất, chịu ảnh hưởng của cung đối diện là hệ"Tử vi Thiên tướng", cho nên danh lớn hơn lợi. Cổ nhân nói"Gặp Tử vi thì mất uy quyền" (Phùng Tử vi tắc thất uy quyền), tức là nói trường hợp này. Vì vậy, tuy có danh vọng, cũng chỉ là hư danh, chẳng có thực quyền, thực chức. Gặp hệ"Hỏa Tham" hay hệ"Linh Tham", nếu có phát cũng chủ về danh mà không chủ về lợi.

Phá quân tọa Mệnh ở Thìn hoặc ở Tuất, nữ mệnh, nếu Liêm trinh Hóa Kị hoặc Tham lang Hóa Kị ở cung Phu chủ về tái giá. Các cung hạn Thất sát, Tham lang,"Tử vi Thiên tướng","Thiên cơ Cự môn", là những lưu niên hay đại vận có tính then chốt.

(Theo: Blog Tử Vi Tinh Quyết)

Tham lang tọa thủ Mệnh Thân

Sao Tham lang chủ về vật dục lẫn sắc dục. Cho nên ưa Hóa Lộc, Hóa Quyền, không cần có Văn xương, Văn khúc, Tả phụ, Hữu bật cũng có thể đạt tới phú quý. Gặp Văn xương Văn khúc thì trái lại, còn biến thành vật dục có ý vị phấn son bề ngoài, còn có ý vị xảo trá lừa dối. Tức là nói, ham muốn vật chất lợi về tranh thủ một cách đường đường chính chính, mà không ưa dấu diếm, che lấp lỗi lầm.

Ở phương diện sinh hoạt tinh thần, sao Tham lang thích sự vật thần bí, nhất là tôn giáo, vu thuật. Thời cổ đại, Tham lang thường có biểu hiện là tu tiên, luyện đan, thời hiện đại thì có sắc thái thần bí của tôn giáo.

Do Tham lang có biểu hiện tranh thủ ham muốn vật chất, cho nên giỏi giao tế thù tạc, mà những cuộc giao tế này ắt sẽ thiên nặng về tửu sắc. Với khả năng giỏi xử lý quan hệ giao tế, nên thích kết giao bạn hữu, cuộc đời có nhiều sắc thái trong sinh hoạt xã giao. Có Liêm trinh và Văn xương Văn khúc hội hợp, có thể diễn hóa thành thi tửu cầm kỳ.

Tham lang thủ mệnh không ưa Thất sát tọa thủ cung Thân, cũng không ưa Phá quân tọa thủ cung Thân. Nếu hội Sát tinh, chủ về trôi nổi, hiếu động, hiếu sắc, hoặc chủ về thú vui không lành mạnh.

Tham lang đồng độ với Hỏa tinh hay Linh tinh, chủ về phát đột ngột. Thời cổ đại chỉ có Võ nghiệp mới dễ có công trạng một cách đột ngột, cho nên cổ nhân nói"Tham lang Hỏa tinh ở cung miếu vượng, danh chấn các nước" (Tham lang Hỏa tinh thừa vượng nhập miếu, danh chấn chư bang). Thời hiện đại, có thể luận đoán là phát một cách đột ngột.

Tham lang Hóa Kị gặp Hỏa tinh hay Linh tinh đồng độ, chủ về bạo phát bạo bại. Nếu không có Hỏa tinh hay Linh tinh, thì đây là thành công bất ngờ, tức là câu cổ nhân nói"vô tình cắm liễu, liễu xanh um".

Tham lang nguyên cục Hóa Kị, niên hạn lưu diệu Hóa Lộc, cũng chủ về"vô tình cắm liễu, liễu xanh um", là năm có thành công bất ngờ. Nếu Tham lang nguyên cục Hóa Lộc, niên hạn Tham lang Hóa Kị, chủ về năm hạn bị người ta chiếm đoạt lợi ích.

Tham lang ở cung tứ Mộ là nhập miếu, cho nên cách"Hỏa Tham" hoặc"Linh Tham", đều lấy trường hợp ở cung tứ Mộ là tốt. Trường hợp Tham lang độc tọa ở Thìn hoặc ở Tuất, cung đối diện có Vũ khúc, và trường hợp"Vũ khúc Tham lang" đồng độ ở Sửu hoặc ở Mùi, đều là thượng cách. Các trường hợp còn lại là kế đó.

Tham lang ưa Hỏa tinh và Linh tinh, lại không sợ sao Không, cũng không sợ Thiên hình; khi Tham lang có sao Không và Thiên hình cùng bay đến, lại chủ về"đoan chính". Gặp Thiên hình là chủ về tự kềm chế, định lệ"phép hội sao" không nên gặp thêm gặp Địa kiếp, nếu Địa kiếp cùng bay tới, lập tức trắc trở sẽ ập tới ngay. Tham lang gặp Địa không Địa kiếp, chỉ cần không thấy Kình dương Đà la, hoặc Hóa Kị, là chủ về có khí chất nghệ thuật, có thể làm những công việc có liên quan đến nghệ thuật, như thiết kế, hội họa, nhiếp ảnh, ...

Trong các Sát tinh, Tham lang không ưa Kình dương Đà la, khi hội sao gặp Tham lang đồng độ với Kình dương Đà la, tính tự chủ"đoan chính" sẽ biến thành buông thả, tà dâm, tửu sắc. Tham lang ở Tý thì đồng cung với Kình dương, ở Hợi thì đồng cung với Đà la, đây gọi là"Phiếm thủy đào hoa". Tham lang ở Dần thì đồng cung với Đà la, gọi là"Phong lưu thái trượng", đều chủ về vì sắc mà thất bại. Hai cách này nếu hội thêm Thiên hình, lúc này Thiên hình không còn chủ về tự kềm chế, mà biến thành chủ về tai họa lao ngục.

Cách"Hỏa Tham" hay"Linh Tham", cũng không ưa gặp Kình dương Đà la, gặp Kình Đà là"phá cục". Dù lúc này Tham lang có Hóa Lộc, cũng chủ về sau khi hoạch phát lập tức hoạch phá. Nếu lại gặp các sao Phụ Tá, sẽ chủ về trải qua nguy cơ, khốn khó mới lập được công danh. Cho dù không thấy Kình dương và Đà la, sau khi phát cũng nên cẩn thận, nếu không vẫn khó tránh khỏi thất bại một cách nhanh chóng.

Tham lang độc tọa ở Thân, là nơi chỗ bị kềm chế. Nếu có các sao Sát Kị, và các sao Phụ Tá tụ tập lẫn lộn, chủ về lúc đầu nghèo khó, trải qua nguy cơ mới phát đột ngột, nhưng sau khi phát đạt, thì vì thú vui chơi không lành mạnh mà phá tán, thất bại. Nếu chỉ gặp Sát tinh, chủ về tâm tính tà ám, lợi dụng quan hệ giao tế mưu tính thủ đoạn. Nếu chỉ gặp Cát tinh, có thể phú quý, nhưng luôn phải chú ý duy trì thành tựu đã đạt được. Cách"Hỏa Tham","Linh Tham" ở Thân, tính chất bạo phát bạo bại càng nặng.

Tham lang độc tọa ở Dần, không có Kình dương và Thiên hình hội chiếu (nếu có sẽ chủ về hình phạt), thì lại không thành cách"Phong lưu thái trượng", nếu có Cát tinh, có thể thành quý cục, nhưng cuộc đời gặp sóng gió không ít; có Sát tinh thì sự nghiệp hưng thịnh, nhưng kiện tụng hay phạm pháp cũng theo đó mà đến. Khi Tham lang Hóa Kị chủ về làm các ngành về công nghệ, khoa học kỹ thuật để mưu sinh.

Tham lang độc tọa ở Tý, nếu không nhập cách"Phiếm thủy đào hoa", mà có Cát tinh, hoặc có Thiên hình tương chế, cũng là phú cục, chủ về sau trung niên sẽ phát đạt.

Tham lang độc tọa ở Ngọ, là cách"Mộc hỏa thông minh", không có các sao Sát Kị, mà gặp Cát tinh, đây là cách cự phú, hoặc là nhân vật quan trọng trong giới kinh tế tài chính. Gặp Sát tinh thì bình thường, chỉ tiểu phú, nhưng tuyệt đối không nên đầu cơ.

Tham lang độc tọa ở Thìn hoặc ở Tuất, sau trung niên mới có thể phát đạt. Nếu có các sao Sát Kị cùng đến, chủ về lúc trẻ nhiều nạn tai, bệnh tật. Khác với hệ"Vũ khúc Tham lang" ở Sửu Mùi (tham khảothêm Vũ khúc thủ mệnh).

Người sinh năm Thân Tý Thìn có Tham lang thủ mệnh ở Tý; người sinh năm Dần Ngọ Tuất có Tham lang thủ mệnh ở Ngọ; người sinh năm Tị Dậu Sửu có"Vũ khúc Tham lang" thủ mệnh ở Sửu; người sinh năm Hợi Mão Mùi có"Tử vi Tham lang" thủ mệnh Mão, thảy, đều chủ về tham lợi nhỏ, có thị hiếu thú vui không lành mạnh, cổ nhân cho rằng đây là mệnh cách"tranh đoạt, cướp đoạt, trộm cắp". Thực ra, đây là do tính ham muốn vật chất quá nặng. Nếu có các sao đào hoa bay đến, thì dục tình cũng sâu. Ưa gặp Cát tinh, tính chất không lành sẽ giảm nhẹ, cũng ưa gặp Thiên hình và sao Không, gặp Thiên hình thì có thể kềm chế, gặp sao Không chủ về"thanh bạch".

Mệnh cách có Tham lang tọa thủ, thì các cung hạn Thất sát, Phá quân, Thái âm, Thái dương, Cự môn, Tử vi, là những đại vận hay lưu niên có tính then chốt.

Cách"Hỏa Tham","Linh Tham" phải đề phòng lưu niên có Hóa Kị trùng điệp xung khởi tai họa. Nếu lại gặp lưu Sát tinh xung khởi, đây là điềm ứng nghiệm suy sụp nhanh chóng, nếu không cũng là năm dẫn đến suy sụp nhanh chóng.

Tham lang rất kị cung hạn"Thái dương Cự môn" giao thoa với Hóa Kị của niên vận, chủ về nạn tai hay kiện tụng.

(Theo: Blog Tử Vi Tinh Quyết)


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro