tuan hoa yen

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tuần hoàn

I.                   Sự tiến hóa

Hệ tuần hoàn hở (côn trùng ) à kín: Máu chảy trong hệ mạch hở à máu lưu thông trong mạch

Sự phát triên của tim : cá 2 ngắn, lưỡng cư: tim 3 ngăn, chim thú 4 ngăn

Tuần hoàn đơn (cá) à tuần hoàn kép

II.                Cấu tạo của tim

Được cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết.

Màng ngoài tim : lá thành dầy ở ngoài, lá tạng mỏng ở trong dính sát vào lớp cơ tim

Màng trong tim : mỏng, nhẵn, mót mặt trong của các ngăn tim và phủ lên van tim

Sợi cơ tim : có sợi actin và myosin có khả năng co ngắn (nhanh, mạnh, tự động). Mỗi sợi cơ riêng thì có màng bao bọc. Dọc 2 bên các sợi kề nhau màng được hòa vào nhau 1 đoạn làm thành cầu nối dẫn truyền xung

Cơ tim có cấu tạo giống cơ vân nhưng hoạt động giống cơ trơn

Mô cơ tìm là mô đặc biệt phù hợp với chức năng bơm và chiếm 50% trọng lượng của tim

+ các tb cơ tim riêng rẽ phân nhánh và nối với nhau bởi các đĩa xen hay đĩa nối tạo nên mạng lưới thần kinh dầy đặc à xung điện truyền rất nhanh

+các tb nối, liên kết với nhau à co  bóp gần như đồng thời à cơ tim hoạt động như 1 hợp bào

Khi bị kích thích, mỗi tb cơ tim đều đáp ứng tối đa tạo ra 1 co bóp cực đại (hiệu ứng tất cả hay là ko )

Các tb cơ tim có 1 giai đoạn trơ tuyệt đối rất dài, hoàn toàn ko co bóp lần 2 khi có kích thích à đảm bảo giai đoạn co giãn của tim tách biệt nhau về mặt thời gian (trong khi nghỉ ngơi, tâm thất và tâm nhĩ giãn chung, chúng tăng thể tích 1 cách thụ động nhờ áp lực của dòng máu chảy vào, chứa đầy máu khi co bóp lần 2)

Nhu cầu về O2 của cơ tim rất cao, được đáp ứng bởi rất nhiều mao mạch máu đã oxh tới tất cả các phần tim. Máu đã khử o2 tập trung lại bởi 1 hệ thống tm tim rồi chảy vào xoang vành lớn à chảy vào tâm nhĩ phải

Tim có cấu tạo 4 ngăn : thành tn mỏng hơn thành tt, do TN chỉ đẩy máu đi từ TN đên TT. Đồng thời áp lực máu ở TN < ở TT

Thành TTP mỏng hơn thành TTT do cùng co bóp tống đi 1 lượng máu nwhu nhau nhưng áp lực cần thiết giữ cho máu chảy trong vòng tuần hoàn phổi < vòng tuần hoàn lớn

Làm cho 2 nửa của quả tim ko cân xứng

III.             Quy luật hưng phấn cơ tim

Tất cả hay là ko : các tb cơ tim khi bị kích thích. Nếu kt dưới ngưỡng à cơ tim ko pư. Nếu kt tới ngưỡng à cơ tim pư bằng lực co tối đa. Nếu kt hơn ngưỡng à cơ tim cũng ko pư mạnh hơn

Hiện tượng ngoại tâm thu : cơ tim có giai đoạn trơ tuyệt đối và trơ tương đối. trơ tuyệt đối : pha tim co, mọi kt bên ngoài hay từ các hạch tim đều ko có pư à gd này khá dài do đó tim chỉ co bóp từng nhịp đơn độc mà ko co rung

Trơ tương đối : pha tâm giãn : khi bắt đầu giãn, khi có nhịp kt mới sớm hơn nhịp bt à tim sẽ pư lại bằng 1 lực gọi là ngoại tâm thu, tiếp theo đó là thời gian nghỉ bù dài hơn bt do nguyên nhân là khi tim pư với kt mới, nhịp kt của tim thuộc chu kì tiếp theo rơi vào đúng giai đoạn trơ tuyệt đối, do đó nghỉ bù còn có ý nghĩa làm cho tổng số nhịp tim ko tăng

IV.              van tim

Van nhĩ thất : van 2 lá bên trái, van 3 lá bên phải. Luôn mở, chỉ đóng khi tt co à tránh cho máu quay ngược trở về TN

Van thất động: (van bán nguyệt) luôn đóng chỉ mở khi tâm thất co (khi nào thắng được áp lực ở động mạch )à đẩy máu vào ĐM, tránh cho máu trở về tt

+ Bắt đầu co, van nhĩ thất đóng, van thất động mở do P co chưa thắng được P trong động mạch

TN giãn, TT co, co đẳng tích, thể tích máu ko đổi, lực thì lớn dần lên, bao giờ đủ lớn thì mở được van động mạch

V.                Tính tự động của tim

Nút xong nhĩ nằm ở thành TN phải, gần lối vào của TM chủ trên là nơi phát nhịp đối với các phần còn lại của tim do đó có khả năng tự hưng phấn à co bóp theo nhịp mà ko cần có kt

KT lan truyền qua TN tạo sự co bóp à TN co đẩy máu xuống TT

KT ko lan truyền trực tiếp xuống TT do lớp mo lk xơ trong bộ khung xơ tim, KT nút nhĩ thất (nằm ở thành tim dưới đáy 2 TN) à hưng phấn từ đây được phát đi lan truyền tới bó His (nằm giữa vách ngăn 2 TT ) à lan truyền tới mạng lưới Purkinje (nằm ở đáy 2 TT) à TT co từ đáy tim lan lên phía trên à tống máu từ TT vào ĐM

Ưu điểm : TN, TT co là hoạt động tổng hợp rất nhiều sợi cơ tạo hiệu quả bơm cực đại

Làm tt co chậm gần như 0,1 s à tt chứa đầy máu trước khi hoàn toàn co

VI.             Những thuộc tính sinh lý của cơ tim

1.      Tính hưng phấn

Tính hưng phấn là khả năng cơ tim phát sinh điện thế hoạt động

 Điện thế hoạt động của cơ tim: có cao nguyên điện thế nên thời gian co cơ kéo dài giúp tim thực hiện chức năng bơm máu

ü  Cơ tim có kênh canxi chậm: thời gian mở của kênh kéo dài, một lượng lớn ion Ca2+ cùng với Na+ vào trong sợi cơ tim, duy trì lâu trạng thái khử cực

ü   Sự giảm tính thấm kali ở màng cơ tim làm K+ không ra khỏi màng, không gây hiện tượng tái phân cực

2.      Tính trơ có chu kì

·         Trơ tuyệt đối

o   Tương ứng với quá trình khử cực

o    Kích thích mới không thể gây hưng phấn

·         Trơ tương đối

o   Tương ứng với lúc màng tái cực

o   Có thể đáp ứng kích thích mới

·         Hưng vượng

o   Tương ứng với quá trình giảm phân cực

o   Kích thích dưới ngưỡng cũng có thể gây co

·         Phục hồi hoàn toàn

o   Tương ứng trạng thái phân cực của màng

o    Kích thích ngưỡng làm cơ tim co

3.      Tính dẫn truyền :

nút xong à tâm nhĩ à nút nhĩ thất à bó His à Puskinje

Tốc độ dẫn truyền theo bó His tăng dần đảm bảo hưng phấn truyền nhanh tới toàn bộ lớp nội tâm mạc

 Dẫn truyền tương đối chậm, thay đổi ở các phần đảm bảo chức năng bơm máu của tim

4.      Tính tự động

Là khả năng tự động phát các điện thế hoạt động 1 cách nhịp nhàng của hệ thống nút

VII.          Chu kì hoạt động của tim

1.      Là sự phối hợp những hd của tim hoặc đồng thời hoặc kế tiếp, bắt đầu bằng TN co và két thúc khi lại tái xuất hiện tn co

Nhịp tim là số chu kì tim trong 1 phút, thay đổi tùy thuộc giới tính, tuổi tác, trạng thái cơ thể. Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể

2.      Các giai đoạn trong chu kì  hoạt động của tim

Nhĩ co : Kết quả của sự lan tỏa điện thế từ nút xoang ra toàn bộ hai nhĩ

-           Kéo dài khoảng 0,1 giây

-           Dồn máu xuống thất (1/4)

Thất co :Áp suất tăng vọt,  0,3 giây

Thời kỳ tăng áp

ü  Áp suất thất > áp suất nhĩ ® đóng van nhĩ thất

ü   Áp suất thất > áp suất động mạch chủ ® mở van động mạch

Thời kỳ tống máu

ü   0,25 – 0,30 giây

ü   Bắt đầu lúc mở van động mạch, kết thúc lúc đóng van động mạch

Pha giãn chung, tâm trương toàn bộ

-          Giai đoạn cả nhĩ và thất nghỉ

-           0,4 giây

Giai đoạn giãn đẳng tích: bắt đầu lúc đóng van động mạch và kết thúc lúc mở van nhĩ thất

Giai đoạn đầy máu: tâm thất tiếp tục giãn, máu từ tâm nhĩ được đẩy xuống tâm thất qua các van nhĩ thất (3/4)

VIII.       Điện tim

Tổng điện thế hoạt động của các tế bào cơ tim

Các đạo trình cơ bản lưỡng cực:

-           DI: tay phải – tay trái

-           DII: tay phải – chân trái

-           DIII: tay trái – chân trái

Các đạo trình đơn cực trước ngực: từ V1 đến V6

Các đạo trình đơn cực chi: aVL, aVR, aVF

Các đạo trình cơ bản lưỡng cực:

-           DI: tay phải – tay trái

-           DII: tay phải – chân trái

-           DIII: tay trái – chân trái

Các đạo trình đơn cực trước ngực: từ V1 đến V6

Các đạo trình đơn cực chi: aVL, aVR, aVF

IX.             Điều hòa hoạt động của tim

1.      Tự điều hòa – Hệ nội tâm

Máu về càng nhiều, tim càng co bóp mạnh. Máu đổ về tâm thất nhiều làm cơ tim giãn ra mạnh đo đó chúng co lại mạnh

Máu về tim nhiều làm căng vách nhĩ phải ® tăng tần số co bóp của tim

Được điều khiển bởi các nút, bó his, mạng lưới Purkinje

2.      Điều hòa theo cơ chế thần kinh

Xung thần kinh xuất phát từ thần kinh trung ương theo các sợi giao cảm, phó giao cảm

Giao cảm: T1-T5 ®, hạch giao cảm ® cơ tim

Tác dụng : tăng hưng phấn, tốc độ dẫn truyền. tăng nhịp, lực co bóp. Tăng tần số co tim, tim đập nhanh. Tăng cường độ co tim : tim đập mạnh. Tiết adrenalin

Phó giao cảm: nhân dây X ® nút tim : ngược lại, tiết acetylcolin

3.      Điều hòa theo cơ chế thể dịch

Chất làm tăng hđ tim : adrenalin, noadrenalin, (thượng thận). Glucagon (tụy). thyroxin (t giáp). Ca2+ cao, O2 thấp, CO2 cao

Chất làm giảm : acetylcolin, K+

4.      Các phản xạ điều hòa

Phản xạ gốc tim : thụ thể áp lực ở xoang nhĩ à tủy sống, hành tủy àgiảm : dây X, tăng giao cảm à tăng co bóp tim.Điều hòa qua áp lực máu

Phản xạ qua các thụ cảm thể hoá học, thụ quan áp lực: ở xoang động mạch cảnh và cung động mạch chủà hành tủy à tim. Khi áp lực tăng à kt thụ cảm thể áp lực à giảm hoạt động tim.

O2 giảm, CO2 tăng à kt thụ cảm thể hóa học à tăng hoạt động của tim

Phản xạ mắt tim : Ấn nhãn cầu ®dây V à hành tủy® dây X ®timà tim đập chậm

Điều hòa tim ruột : (phản xạ Goltz) :Kích thích cơ vòng thượng vị hay vùng bụng bị kéo giãn ® à dây Và hành tủy à dây X ® tim đập chậm

MẠCH

I.                   Động mạch

-          Hệ thống dẫn máu từ tâm thất phải lên phổi; từ tâm thất trái đến các cơ quan, mô

-           Thành mạch khỏe, bền, dẫn máu chảy nhanh. Máu chảy theo chiều phân ly

-           Thành động mạch được cấu tạo từ ba lớp: nội mô, cơ trơn, mô liên kết

II.                Tĩnh mạch

-          Dẫn máu từ mô về tim

-           Chiều máu chảy: tập trung

-           Lòng tĩnh mạch có van bán nguyệt

III.             Mao mạch

Mạch máu nhỏ, đường kính khoảng 7,5mm, dài 0,3mm

Thành mao mạch rất mỏng giúp quá trình trao đổi chất diễn ra dễ dàng

Tổng tiết diện: mao mạch > tĩnh mạch > động mạch

ü  Máu chảy nhanh nhất trong động mạch kịp thời đưa máu đến các cơ quan…

Ý nghĩa tuần hoàn mao mạch

ü   Máu chảy chậm nhất trong mao mạch tạo điều kiện cho sự trao đổi chất

ü  Đặc điểm cấu tạo của mao mạch: chiều dài tổng cộng khoảng 100 000 km, diện tích 1500 ha

ü  Diện tích lớn, tốc độ máu rất chậm giúp trao đổi chất giữa máu và dịch gian bào. Nước, muối vô cơ, glucose, oxy… dễ khuếch tán

ü  Áp suất động mạch > mao mạch > tĩnh mạch

Mối liên quan giữa áp suất, lưu lượng và sức cản

Ø  Q = ∆P/R

      Q: lưu lượng máu, ∆P: hiệu số áp suất, R: sức cản của mạch

      Q = P/R

Ø  Áp dụng trong thực tế:

      Q = P/R → lưu lượng máu nuôi mô

      P = Q x R → huyết áp           

      R = P/Q → sức cản

Chức năng của hệ mạch: giảm sức cản, chứa máu, tạo dòng máu êm liên tục

Tính đàn hồi của mạch của ý nghĩa :

1) Giảm sức cản

R = 8lh/pr4

l: chiều dài ống dẫn, h: độ quánh của chất lỏng trong ống, r: bán kính ống dẫn

Áp suất tăng ® mạch giãn ra, giảm sức cản ® áp suất cũng giảm xuống

2) chứa máu : tĩnh mạch, có khả năng giãn nở cao

3) tạo dòng máu êm, liên tục

ü  Tim co:

      - Đẩy máu di chuyển trong động mạch chủ

      - Làm giãn nở thành động mạch

ü   Tim giãn:

      - Tim không đẩy máu

      - Thành động mạch đàn hồi, co trở lại, tiếp tục đẩy máu đi

ü   Tính đàn hồi của động mạch đã chuyển dòng máu ngắt quãng từng đợt thành dòng máu êm ả, liên tục

Máu từ tim được đẩy vào động mạch, sau đó sẽ qua các mao mạch, cung cấp cho mô oxy, glucose…

 Từ các mao mạch, máu chảy về các tĩnh mạch

 Các tĩnh mạch nhận máu từ khắp cơ thể rồi đổ về tâm nhĩ

Cái gì đẩy máu từ tim về tĩnh mạch:

ü  Áp lực trong tâm nhĩ phải ≈ 0 → lực hút máu về tim

ü   Tĩnh mạch có van bán nguyệt giúp cho dòng máu chảy theo chiều hướng về tim

ü  Khi hít vào, áp lực âm trong lồng ngực tăng lên tạo sức hút để máu đổ về tim

Điều hòa tuần hoàn mạch

1.      Điều hòa tuần hoàn động mạch

A, điều hòa theo cơ chế thần kinh

ü  Trung khu vận mạch phân bố ở nhiều nơi. Trung khu co mạch nằm ở tủy sống và hành tủy, trung khu giãn mạch nằm ở đáy não thất IV…

ü   Các sợi giao cảm gây co mạch: sợi theo các hạch cổ trên gây co mạch ở vùng đầu…

ü   Các sợi phó giao cảm gây giãn mạch: dây thần kinh sọ VII, IX, X…

B, điều hòa theo cơ chế thể dịch

Yếu tố gây co mạch : adrenalin,noadrelanlin, renin, Vasopressin.

Yếu tố gây giãn mạch : acetylcolin, Bradykinin, A.lactic, Histamin, O2 giảm, CO2 tăng

2.      Điều hòa co giãn tĩnh mạch

Máu vận chuyển trong hệ tĩnh mạch có thể thay đổi tốc độ, lưu lượng do sự co, giãn của thành mạch

 Adrenalin: co tĩnh mạch

 O2 giảm: co các tĩnh mạch nội tạng, giãn tĩnh mạch ngoại vi

CO2 tăng: giãn tĩnh mạch ngoại vi

3.      Điều hòa co giãn mao mạch

-          Thần kinh giao cảm gây co, thần kinh phó giao cảm gây giãn mao mạch

-           Adrenalin, vasopressin: co mao mạch

-           Histamin, bradykinin, prostaglandin E: giãn mao mạch

-   

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro