Tuan Tu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

   Tuân Tử cho rằng con người có khả năng nhận thức được quy luật khách quan của giới tự nhiên, đây là bước tiến rõ rệt của Nho gia. Quan điểm này của Tuân Tử rất gần gũi với quan điểm DVBC của Mác cho rằng tự nhiên là đối tượng nhận thức của con người

   Tuân Tử còn cho rằng quá trình nhận thức của con người bắt đầu từ cảm giác do các giác quan của con người đưa lại. Mỗi giác quan chỉ nhận thức được 1 mặt như vậy thì phiến diện. Vì vậy muốn nhận thức đúng và toàn diện thì còn người cần phải tư duy (Tâm) . Và Tâm của con người cần phải sáng suốt để nhận thức. Như vậy, Tuân Tử đã nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa tư duy và cảm giác, thấy được giữa chúng có mối quan hệ BC với nhau.

Ông cũng chỉ ra rằng không phải lúc nào nhận thức của con người cũng là chính xác, khi các giác quan của con người rối loạn thì ranh giới giữa đúng và sai sẽ bị xóa nhòa. Đặc biệt khi Tuân Tử khẳng định vai trò của ảo giác, của cảm giác bị sai lệch khiến trong đêm tối mờ “ thấy hòn đá to cho là có hổ nằm, đi trong rừng nghe cây rung ngỡ là ngươi theo gót” thì ông đã chỉ ra được nguồn gốc nhận thức của mê tín dị đoan – 1 điểm tiến bộ vượt bậc.

=> Tuân Tử đã trình bày khá rõ quan điểm của mình về quá trình nhận thức theo lối tư tưởng duy vật. Tuy nhiên ông chưa nhận thức được vai trò của bộ não của con người trong nhận thức, đồng thời ông còn cho rằng nhận thức tuân theo quy luật tuần hoàn

Tuân Tử còn bàn về mối quan hệ giữa danh và thực, ông đưa ra kết luận đúng đắn về mqh giữa danh và thực: thực là cái có trước và mang tính quyết định, danh là cái có sau và phụ thuộc vào thực. Thể hiện tư tưởng duy vật khi cho rằng chỉ có thể dựa vào tính chất của sự vật để tạo cho nó 1 cái danh.

=> Có thể nói, nhận thức luận của Tuân Tử là 1 bước tiến rõ rệt trong nhận thức luận Nho gia. Những vấn đề Tuân Tử đề cập đến đều phù hợp với quy luật khách quan và dựa trên quan điểm DV.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro