tubandocquyen

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC

I. Chủ nghĩa tư bản độc quyền.

1. Sự chuyển hoá từ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do sang độc quyền.

Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển qua 2 giai đoạn

- Giai đoạn cạnh tranh tự dong

- Giai đoạn cạnh tranh độc quyền

2 giai đoạn này có sự khác biệt về chất:

Qui luật chuyển hóa này do Mác-Anghen phát hiện ra, chủ nghĩa tư bản tất yếu chuyển sang giai đoạn mới: chủ nghĩa tư bản độc quyền.

4 giai đoạn: cạnh tranh tự do -> tích tụ tập trung tư bản -> tập trung sản xuất -> độc quyền. Lênin là người trực tiếp nghiên cứu chủ nghĩa tư bản độc quyền, và chỉ ra rằng nó có 5 đặc điểm kinh tế cơ bản sau đây

- Tập trung sản xuất và sự hình thành các tổ chức độc quyền

- sự hình thành và thống trị của các tư bản độc quyền.

- xuất khẩu tư bản trở thành hiện tượng phổ biến và quan trọng.

- sự hình thành các tập đoàn tư bản độc quyền quốc tế và phân chia tgiới về mặt ktế.

- Các cường quốc đế quốc phân chia thế giới về mặt lãnh thổ.

2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quuyền.

a. Tập trung sản xuất và sự hình thành các tổ chức độc quyền.

Vào 30 năm cuối tkỉ 19, quá trình tích tụ và tập trung tư bản có bước phát triển nhảy vọt, có 2 nguyên nhân chính:

- Do sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất.

- Do ứng dụng thành tự khoa học kỹ thuật.

Nên buộc các doanh nghiệp phải có qui mô lớn, cấu tạo hữu cơ cao.

- Do tách động của khủng hoảng kinh tế xày ra (1873, 1900)

Trong điều kiện đó, các qui luật của kinh tế chủ nghĩa tư bản phát huy tác dụng mạnh mẽ làm cho tư bản vừa và nhỏ phá sản hàng loạt, làm cho quá trình tích tụ và tập trung phát triển mạnh -> tập trung sản xuất cao.

Tập trung sản xuất mức độ cao dẫnđến hình thành các tổ chức độc quyền vì 2 lí do:

- Vì 1 số ít các doanh nghiệp lớn dễ dàng đi đến thỏa hiệp hơn là vô số các doanh nghiệp nhỏ.

- Do qui mô to lớn của các doanh nghiệp -> cạnh tranh gay gắt và gây tổn thất cho cả 2 -> các doanh nghiệp này không cạnh tranh mà lại liên minh, thỏa hiệp.

Thực chất của các hình thức tư bản độc quyền.

- Tư bản độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản nắm phần lớn sản phẩm tiêu thụ nào đó nhằm mục đích khống chế sản xuất và tiêu thụ để thu được lợi nhuận độc quyền cao. Thực chất là liên minh kiếm lợi.

- Các hình thức tư bản độc quyền là các hình thức của sự liên minh, 4 hình thức từ thấp đến cao:

• Cartel: kí kết hiệp định về giá cả thị trường.

• Syndicat: liên minh có sự hợp tác, thống nhất đầu vào/ra.

• Trust: công ty cổ phần, nhà tư bản là các cổ đông.

• Consortium: cao hơn Trust về phạm vi, nhiều ngành khác nhau liên kết lại.

- Mối quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh

Độc quyền đối lập với cạnh trnah, sự phát triển của độc quyền không những triệt tiêu cạnh tranh mà còn thúc đẩy cạnh tranh phát triển ở mức cao hơn.

Trong độc quyền có 3 hình thái cạnh tranh tồn tại:

• Cạnh tranh giữa độc quyền và ngoài độc quyền.

• Cạnh tranh giữa độc quyền và độc quyền.

• Cạnh tranh trong nội bộ độc quyền.

Trứơc độc quyền, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực tiêu thụ, phạm vi cạnh tranh chủ yếu trong nước, phương pháp thì đơn giản.

Trong thời kì độc quyền, cạnh tranh trogn mọi lĩnh vực, phạm vi cả trong và ngoài nước, phương pháp rất phong phú, tin vi và tàn bạo -> cạnh tranh phát triển cao hơn.

Hậu quả của sự hợp tác tư bản độc quyền: sự hoạt động và thống trị của tư bản độc quyền có kết quả 2 mặt: không làm mất đi bản chất vốn có của chủ nghĩa tư bản mà còn làm chúng phát triển cao hơn, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, qui luật giá trị thặng dư, mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản, hiện tượng cạnh tranh, khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát.

Sự hợp tác thống trị của chủ nghĩa tư bản độc quyền làm xuất hiện đặc điểm mới, thuộc tính mới làm nó khác với chủ nghĩa tư bản tự do: tư bản tài chính và xuất khẩu tư bản, tập đoàn tư bản, phân chia thế giới.

b. Đặc điểm 2, 3, 4, 5: tự đọc.

II. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước (liên kết giữa chủ nghĩa tư bản độc quyền và nhà nước)

1. Nhà nước hình thành và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

Nguyên nhân:

- Do tính chất xã hội hóa của quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng cao, đòi hỏi phải có sự điều tiết xã hội. Do đó, nhà nước phải can thiệp và quá trình kinh tế trong xã hội.

- Do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và tư bản chủ nghĩa trở nên hết sức gay gắt, do đó yêu cầu phải có 1 hình thức ới của sản xuất tư bản chủ nghĩa cao hơn sản xuất tư bản độc quyền tư nhân để đảo bảo các lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển.

- Do cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đảo lộn cơ cấu sản xuất cũ, đòi hỏi phải có những khoản vốn khổng lồ để có thể áp dụng được 1 cơ cấu sản xuất mới, để áp dụng thành tự khoa học kỹ thuật hiện đại -> đòi hỏi chi viện của nhà nước.

- Do cấp bậc kinh tế của chủ nghĩa tư bản ngày càng trầm trọng mà tư bản độc quyền không thể khắc phục.

- Từ các nguyên nhân trên, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ra đời.

Bản chất:

- Là sự kết hợp giữa các tổ chức tư bản độc quyền và bộ máy nhà nước tư sản nhằm hình thành 1 thiết chế và thể chế thống nhất sức mạnh kinh tế và chính trị, duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.

- Là chủ nghĩa tư bản hiện đại (khác với cổ điển)

2. Biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

Sự kết hợp về con người giữa các tổ chức độc quyền và bộ máy nhà nước tư sản.

Sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nước.

Sự điều tiết kinh tế của nhà nước: sự can thiệp của nhà nước và quá trình sản xuất.

Nội dung: xem trong tài liệu

3. Vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

2 mặt:

- Tạm thời xoa dịu các mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản.

- Tích lũy nhân tố mới, làm cho mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản thêm sâu sắc về lâu dài.

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự vận động cuối cùng của hình thức chủ nghĩa tư bản.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro