TuHo.diahk2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1. Hãy xác định vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ Các nước Đông Nam Á?

- Trên bản đồ thế giới, nước ViệtNamnằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

                        + Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào và Campuchia trên đất liền.

                        + Đông và Nam giáp Biển Đông, có biên giới biển với các nước Trung Quốc, Philippin, Malaysia. Đông Nam. Giáp vịnh Thái Lan có biên giới biển với Campuchia, Thái Lan

            - Phần trên đất liền nằm trong khung của hệ tọa độ địa lý sau : điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở vĩ độ 8o37’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinh độ 102o10’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

            - Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lý của nước ta còn kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6o50’B và từ khoảng kinh độ 101oĐ đến trên 117o20’Đ tại Biển Đông.

Như vậy, Việt Namvừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương rộng lớn. Kinh tuyến 105oĐ chạy qua đất nước khiến đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực giờ (múi giờ) thứ 7 tính từ giờ gốc (còn gọi là giờ quốc tế - GMT).

- Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

+ Vùng đất là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo ở nước ta với tổng diện tích là 331.212 Km2 (Niên giám thống kê 2006).

+ Việt Nam có chủ quyền trên một vùng biển khá rộng, khoảng trên một triệu Km2 tại Biển Đông.

+ Vùng trời ViệtNamlà khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.

Câu 2) Hãy cho biết vai trò của các đảo và quần đảo đối với quá trình phát triển kinh tế nước ta. 

-Phát triển kinh tế đảo và quần đảo là một bộ phận quan trọng không thể tách rời trong chiến lược phát triển kinh tế nước ta.

-Các đảo và quần đảo là kho tàng về tài nguyên khoáng sản, thuỷ sản…

-Kinh tế đảo và quần đảo góp phần tạo nên sự phong phú về cơ cấu kinh tế nước ta, nhất là ngành du lịch biển.

-Các đảo và quần đảo là nơi trú ngụ an toàn của tàu bè đánh bắt ngoài khơi khi gặp thiên tai.

-Đặc biệt các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong bảo vệ an ninh quốc phòng. Các đảo và quần đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước, là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển.

Câu 3: Trình bày những thành tựu và hạn chế trong hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta

1. Thành tựu:

- Kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng đạt 69,2 tỉ USD (2005)

- Các mặt hàng xuất khẩu: hàng công nghiệp nặng, khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, hàng nông lâm thủy sản

- Các mặt hàng nhập khẩu: nguyên liệu, tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng

- Thị trường buôn bán được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa với các bạn hàng chủ yếu: Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kì, các nước Tây Âu, Đông Nam Á...

2. Hạn chế:

- Cán cân xuất nhập khẩu luôn trong tình trạng nhập siêu

- Xuất khẩu các mặt hàng gia công là chủ yếu, hàng tinh chế, chế biến còn ít.

cau 4-Chứng minh rằng hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây.

* Tình hình:

-Hoạt động XNK có nhiều chuyển biến rõ rệt. 1992, lần đầu tiên cán cân XNK tiến tới cân đối; từ 1993 tiếp tục nhập siêu.

-Tổng giá trị XNK tăng liên tục từ 5,2 tỷ USD năm 1990 lên 69,2 tỷ USD năm 2005.

-Thị trường mua bán ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa.

-2007, VN chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức.

Xuất khẩu:

-XK liên tục tăng: 1990 đạt 2,4 tỷ USD tăng lên 32,4 tỷ USD vào năm 2005.

-Các mặt hàng XK ngày càng phong phú: giảm tỷ trọng của nhóm hàng nông lâm thuỷ sản, tăng tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nặng nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.

-Thị trường XK lớn nhất hiện nay là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc.

* Nhập khẩu:

-Tăng khá mạnh: 1990 đạt 2,8 tỷ USD tăng lên 36,8 tỷ USD vào năm 2005=>nhập siêu

-Các mặt hàng NK: tăng tỷ trọng nhóm hàng tư liệu sản xuất, giảm tỷ trọng nhóm hàng tiêu dùng, nguyên liệu…

-Thị trường NK chủ yếu là khu vực châu Á-TBD và châu Âu.

* Cơ chế chính sách có nhiều thay đổi theo hướng mở rộng quyền XNK cho các ngành và các địa phương, tăng sự quản lý thống nhất của Nhà nước bằng pháp luật.

cau 5-Chứng minh rằng tài nguyên du lịch của nước ta tương đối phong phú và đa dạng.

a/Tài nguyên du lịch tự nhiên:phong phú và đa dạng, gồm: địa hình, khí hậu, nước, sinh vật.

-Về địa hình có nhiều cảnh quan đẹp như: đồi núi, đồng bằng, bờ biển, hải đảo. Địa hình Caxtơ với hơn 200 hang động, nhiều thắng cảnh nổi tiếng như: vịnh Hạ Long, Phong Nha-Kẽ Bàng…

-Sự đa dạng của khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch, nhất là phân hóa theo độ cao. Tuy nhiên cũng bị ảnh hưởng như thiên tai, sự phân mùa của khí hậu.

-Nhiều vùng sông nước trở thành các điểm tham quan du lịch như: hệ thống s.Cửu Long, các hồ tự nhiên (Ba Bể) và nhân tạo (Hoà Bình, Dầu Tiếng). Ngoài ra còn có nguồn nước khoáng thiên nhiên có sức hút cao đối với du khách.

-Tài nguyên SV có nhiều giá trị: nước ta có hơn 30 vườn quốc gia.

b/Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm: di tích, lễ hội, tài nguyên khác…

-Các di tích văn hóa-lịch sử có giá trị hàng đầu. Cả nước có 2.600 di tích được Nhà nước xếp hạng, các di tích được công nhận là di sản văn hóa thế giới như: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn; di sản phi vật thể như: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.

-Các lễ hội diễn ra khắp cả nước, có ý nghĩa qưuốc gia là lễ hội đền Hùng, kéo dài nhất là lễ hội Chùa Hương…

-Hàng loạt làng nghề truyền thống và các sản phẩm đặc sắc khác có khả năng phục vụ mục đích du lịch

                                     bai 32

Câu 6: Ý nghĩa của vị trí địa lí và lãnh thổ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng

- Gồm 15 tỉnh à Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình; Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.

- Diện tích: 101.000 km2, chiếm 30,5% diện tích cả nước. Dân số >12 triệu (2006), chiếm 14,2% dân số cả nước.

- Giáp Trung Quốc, Lào, liền kề ĐBSH, BTB và giáp vịnh Bắc Bộ.

à Vùng có vị trí địa lí đặc biệt và GTVT đang được đầu tư tạo điều kiện thuận lợi giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.

* Ý nghĩa:

- Về Kinh tế: góp phần khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn TNTN, cung cấp nguồn năng lượng, khoáng sản, nông sản cho cả nước và xuất khẩu.

- Về Chính trị, Xã hội: nâng cao đời sống nhân dân, xóa bỏ sự cách biệt giữa đồng bằng và miền núi. Đảm bảo sự bình đẳng, củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc. Góp phần giao lưu kinh tế trao đổi với các nước Trung Quốc, Lào và giữ vững an ninh vùng biên giới.

Đây còn là vùng căn cứ cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và có di tích lịch sử Điện Biên Phủ.

Câu 7: Các thế mạnh kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ?

1. Thế mạnh khai thác khoáng sản và thủy điện

a. Khoáng sản: giàu khoáng sản bậc nhất nước ta, rất phong phú, gồm nhiều loại:

- Than: tập trung vùng Quảng Ninh, Na Dương, Thái Nguyên. Trong đó vùng than Quảng Ninh có trữ lượng lớn nhất và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á-trữ lượng thăm dò 3 tỉ tấn, chủ yếu than antraxít. Sản lượng khai thác trên 30 triệu tấn/năm. Than dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy luyện kim, nhiệt điện như Uông Bí (150MW), Uông Bí mở rộng (300MW), Na Dương (110MW), Cẩm Phả (600MW)…

- Sắt ở Yên Bái, kẽm-chì ở Bắc Kạn, đồng-vàng ở Lào Cai, bô-xit ở Cao Bằng.

- Thiếc Tĩnh Túc, sản lượng 1000 tấn/năm à tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Apatit Lào Cai, khai thác 600.000 tấn/năm dùng để sản xuất phân bón.

- Đồng-niken ở Sơn La.

à giàu khoáng sản tạo điều kiện thuận lợi phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.

* Khó khăn: các vỉa quặng nằm sâu trong lòng đất đòi hỏi phương tiện khai thác hiện đại và chi phí cao, cơ sở hạ tầng kém phát triển, thiếu lao động lành nghề…

b. Thủy điện: trữ năng lớn nhất nước ta.

- Trữ năng trên hệ thống sông Hồng chiếm 1/3 trữ năng cả nước (11.000MW), riêng sông Đà 6000MW.

- Đã xây dựng: nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà (1900MW), Thác Bà trên sông Chảy 110MW.

- Đang xây dựng thủy điện Sơn La trên sông Đà (2400MW), Tuyên Quang trên sông Gâm 342MW.

Đây là động lực phát triển cho vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản, tuy nhiên cần chú ý sự thay đổi môi trường.

* Hạn chế: thủy chế sông ngòi trong vùng phân hóa theo mùa. Điều đó gây ra những khó khăn nhất định cho việc khai thác thủy điện.

2. Thế mạnh phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới

a. Điều kiện:

- Đất: Phần lớn là đất feralít trên đá phiến, đá vôi; đất phù sa cổ, đất phù sa ở các cánh đồng giữa núi: Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên….

- Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh: Đông Bắc do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc nên có mùa đông lạnh nhất nước ta, Tây Bắc lạnh do nền địa hình cao.

à thuận lợi phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

b. Sản xuất và phân bố:

- Cây công nghiệp: Chè: diện tích và sản lượng chè lớn nhất nước ta, nổi tiếng các loại chè thơm ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La…

- Cây dược liệu: quế, tam thất, hồi, đỗ trọng…

- Cây ăn quả: mận, đào, lê… trồng ở Cao Bằng, Lạng Sơn, dãy Hoàng Liên Sơn.

- Rau vụ đông: Ở Sapa trồng rau vụ đông và sản xuất hạt giống rau quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.

* Khó khăn: thời tiết thất thường, thiếu nước vào mùa đông, cơ sở chế biến còn kém phát triển trong khi khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất còn rất lớn.

à Việc đẩy mạnh cây công nghiệp, cây đặc sản cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hóa đem lại hiệu quả cao và có tác dụng hạn chế nạn du canh, du cư.

3. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc

a. Điều kiện:

- Có nhiều đồng cỏ ở các cao nguyên cao 600-700m

- Nông dân có kinh nghiệm chăn nuôi

- Đường lối khuyến khích phát triển chăn nuôi của nhà nước

- Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng

b. Tình hình phát triển:

- Bò sữa nuôi nhiều ở Mộc Châu, Sơn La. Tổng đàn bò 900.000 con, chiếm 16% đàn bò cả nước.

- Trâu 1,7 triệu con, chiếm 1/2 đàn trâu cả nước, nuôi rộng khắp.

- Do giải quyết lương thực cho con người nên hoa màu dành nhiều cho chăn nuôi đã đẩy nhanh phát triển đàn lợn trong vùng, hơn 5,8 triệu con, chiếm 21% đàn lợn cả nước (2005).

c. Khó khăn:

cần giải quyết vấn đề giao thông, cải tạo các đồng cỏ, nâng cao năng suất để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc trong vùng.

4. Thế mạnh về kinh tế biển

- Vùng biển Quảng Ninh giàu tiềm năng, đang cùng phát triển với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

- Phát triển mạnh nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, nhất là đánh bắt xa bờ, tập trung ở ngư trường Quảng Ninh-Hải Phòng.

- Du lịch biển-đảo là thế mạnh của vùng, tập trung ở vịnh Hạ Long.

- Cảng Cái Lân đang được xây dựng góp phần phát triển GTVT biển, tạo đà hình thành khu CN Cái Lân.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro