Giấc mộng thanh xuân

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Tuổi trẻ là gì? Nó có phải là một giấc mộng huy hoàng tràn ngập hương vị ngọt ngào? Bạn có muốn sống mãi ở tuổi 20 không? Bạn có muốn biết những người trẻ tuổi đã sống tuổi 20 như thế nào không? Bạn có muốn biết những thế hệ đã sống tuổi 20 như thế nào không?

________________________________________________________________________

Năm 2017...

Trong căn phòng lớn đầy đủ tiện nghi của căn biệt thự B2, có đầy rầy những điều bất thường. Quần, áo đầy đủ mẫu mã, màu sắc cũng nằm vất vưởng một cách bất thường. Giầy dép, boots, adidas, nike - những đôi giày hiệu mới cóng cũng bị vất một cách không bình thường. Chúng dường như đã ở trên sàn nhà từ mùa xuân năm ngoái, hoặc đợt sale hàng tháng trước, hoặc trong một lúc ngẫu hứng nào đó của chủ nhân chúng - thì chúng được bao về nhà, được thử vào 1 lần - và rồi lãng phí cuộc đời của chúng trên cái nền nhà lạnh lẽo này. Trong không khí sặc mùi rượu, lẫn với mùi thuốc lá, mùi nước hoa hiệu, mùi của bãi nôn người say. Nó tổng hợp lại thành mùi của tuổi trẻ của một cô gái sống buông thả, "chất", tự do tự tại không lo nghĩ tới ngày mai. Đó là căn phòng của cô con gái đại gia Hoàng Trung Hải - Hoàng Hương Vy.

"Vy ơi, trưa rồi đó con!" - Một chất giọng ồ ồ vang lên, đủ ấm, đủ vang, đủ đánh thức cô gái nằm chèo queo trên nền nhà. Cô gái nhúc nhích đầu ngón tay, nó rõ ràng là có nghe thấy tiếng đánh thức ấy, nhưng mà cơ thể nó không cho phép nó thức dậy, nó quá mệt mỏi sau một ...không, một vài cái tiệc rượu be bé tối qua, và nó cần được nghỉ ngơi. Hương Vy không mảy may dụi mắt "Dậy làm gì, hôm nay đâu phải ngày quan trọng gì mà dậy..."

"Hôm nay con phải đi thi đó!" - Ông đại gia giận dữ thét toáng lên. "Mày tính bỏ thi luôn hay sao hả?" Ông chán chường, thở dài, ông nhớ cái thời mà má nó còn sống, nó hãy còn là một cô bé ngoan ngoãn, lễ phép với người lớn. Một đứa có nghĩa khí bao giờ cũng đứng ra bênh bạn yếu hơn mình. Nó lại là đứa học rất giỏi. Nó ham học đến nỗi 12 giờ đêm rồi mà còn không chịu rời bàn học, làm mẹ nó phải thức cùng với nó suốt đêm dài. Nhưng mà đó đã là chuyện của 10 năm trước kia, trước khi mẹ nó qua đời với cơn bạo bệnh. Nó đau buồn đến nỗi cả 2 tháng trời nó không nói chuyện với ai, chỉ ngồi ru rú ở một góc nhà rồi khóc. Lắm lúc ông tưởng nó bị điên rồi, sợ nó làm chuyện dại dột, mỗi tháng ông dúi thêm tiền cho nó ăn quà, để nó có cái cơ đi đây đi đó với bạn nó. Rồi 1 năm, 2 năm, số tiền dúi cho nó ngày càng nhiều hơn thì tính nết nó cũng càng một xấu hơn. Đến một ngày, nó đòi mua xe hơi, đòi tụ tập cùng bạn bè trong bar, club,... và rồi thay vì khóc thút thít với cái góc tường, thì mỗi ngày nó đều cười với cái diện thoại của nó, dán mắt vào đó. "Thế thì có khác gì với hồi xưa chứ! Ông lắc đầu. Ông nhớ, tiếc những ngày xưa đó...

Vy hoảng hốt. Trời ơi, sao nó có thể quên cái ngày trọng đại như ngày hôm nay, biết thế nó đã không đi tăng 3 hôm qua rồi, hoặc ít nhất nó đã phải về nhà từ tăng 2 hôm qua ... để ngủ, để chuẩn bị một bộ cánh cho hôm nay. Ngày thi cuối kì của Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Cô gái chồm dậy, vò đầu bứt tai, vội vã mò mẫm túi xách, thẻ sinh viên, điện thoại trong khi ghèn còn kèm nhèm nơi khóe mắt. Nó vội vã chạy xuống cầu thang, hướng về cửa nhà, ngáp ngắn ngáp dài trong bộ đồ đi tiệc tối qua.

"Ăn sáng đã con ơi!" Ông bố gọi với theo. Cái cảnh gà trống nuôi con đã tôi luyện cho ông đại gia cái bản tính kiên nhẫn, chịu thương chịu khó của một người phụ nữ. Dù có điên tiết cỡ nào với cô con gái trời đánh, coi tiền bằng vung của mình, thì ông vẫn không quên nấu nướng cho nó một bữa sáng tử tế, không quên nhắc nó ăn, uống đúng giờ, đi học đúng giờ. Mọi thứ đều phải nhắc cho nó, tiền cũng phải nhắc nó lấy. Biết làm sao được, đó là cô con gái duy nhất của ông kia mà, mọi tình thương ông đều dành cho nó, cả cái gia sản này sau này cũng sẽ thuộc về nó. Ông hiểu cái bản tính giới trẻ bây giờ, thích phóng khoáng, thích khoe mẽ, nhưng ông không muốn con mình lao theo cái tụi trẻ ấy, giá mà nó đằm tính hơn, giá mà nó biết suy nghĩ hơn, hay ít nhất suy nghĩ cho tương lai nó nhiều hơn thì ông cũng đỡ phải lo lắng...Đằng này, nó khác gì một đứa nghiện rượu kia chứ!

"Con không ăn đâu, con trễ rồi". Vy nói, hương rượu còn tràn ngập trong cổ họng, xộc lên mũi, lên mắt cay xè. Nó mở ô tô ra rồi phóng ra ngoài đường lớn. Nhấn ga hết công suất, nó hạ kiếng xe xuống, để gió lùa vào cuốn bớt mùi rượu trên người. Thế nhưng gió mát lại làm cho nó nàng ngái ngủ càng thêm liu thiu. Nó cố gắng mở mắt ra, nhưng nó không thể, cơ mắt nó không cho phép sự hành hạ về thể xác này. Thế là nó không ráng nữa, chỉ nghĩ trong đầu là nó sẽ chợp mắt một vài giây thôi... 1 giây... 2 giây... đủ để nó tỉnh táo trở lại, đường thì lại vắng, chắc sẽ không sau đâu....

"Rầm!".

Chiếc xe Mecedes đời mới của Vy trệch bánh lái tông vào cột điện, khói bay khét lẹt, đầu xe móp méo, siêu vẹo, trong những chỗ lõm của đầu xe là hàng triệu mảng kính vỡ tang tành. "Bố ơi, cứu con!" Cô gái nằm trong chiếc xe nắm chặt vô lăng, tay nó cảm nhận được có một dòng nước âm ấm đang chảy từ trán dọc cánh tay mình, rớt xuống ngực, xuống đùi... nó muốn lau đi nhưng lau không được...mùi rượu hòa với mùi máu tanh, mùi bình xăng của xe hòa vào nhau bóp chặt lấy lá phổi của nó gái tội nghiệp. Và rồi, nó ngất đi.

________________________________________________________________________

Năm 1970

Trong cơn nửa tỉnh nữa mê, Vy không hề biết nó đã rơi vào một giấc mộng thanh xuân độc nhất vô nhị trên đời.

"Bà ơi, tiểu thư tỉnh rồi!" - Cô hầu gái mừng rỡ thốt lên, làm rớt cái khăn mùi-soa trên tay. "Bà ba ơi, cô tỉnh rồi, cô tỉnh rồi!...Ông ơi, ông ba ơi!"...

"Ông Ba?" Vy chớp mắt, xưa nay có ai gọi bố nó là ông ba bao giờ.

Vy đứng dậy, nhìn một lượt quanh phòng, cảm thấy bất ngờ vô cùng. Đây không phải là phòng của nó, căn phòng này nhỏ hơn phòng của nó nhiều, kiến trúc xây cũng rất lạ, giống cách xây của Dinh Bảo Đại mà nó có lần được đi tham quan với trường. Bàn, ghế, tất cả mọi thứ đều cũ kĩ. Mùi vẹc-ni mới đánh xông thẳng lên mũi khiến nó hắt xì một cái. Trời ơi, lần đầu nó được nghe cái mùi kì lạ như vậy. Trên bàn, ngoài hoa và bộ ấm trà ra có một vài những vòng tròn nhỏ bằng bạc. Vy hiếu kì. Nó đưa tay cầm lên xăm soi thử. "Đông Dương!" Nó đăm chiêu một lát ...."Chẳng lẽ là tiền Đông Dương?" Nó hốt hoảng, nó cảm nhận được có cái gì đó không đúng ở trong căn phòng này, nó nhìn xung quanh một lần nữa "Không phải, không phải!" Mọi thứ xung quanh nó đều không phải là những thứ quen thuộc của cuộc sống hằng ngày của nó... máy lạnh đâu, tivi đâu, smartphone đâu...Nó bỗng cảm thấy trên người mình có điều bất thường, thì ra nó đang mặc một chiếc đầm Pháp cổ điển với đuôi váy xòe và ribbon thả lả lơi nơi cánh tay. "Tóc! Tròi ơi tóc của mình!" Nó hãy còn nhớ trước khi nó hôn mê, nó vẫn đang giữ "quả đầu" 3 màu ombre "hot" nhất đám bạn kia mà, sao bây giờ lại là những lọn tóc cong fi-de kì lạ này, lại còn là màu đen trơn tuột, không có màu sắc gì nữa.

"Con ơi, con tỉnh rồi" Như từ trên trời giáng xuống, một người phụ nữa chạy lại ôm chặt nó, tay bà siết chặt eo con nhỏ vào người, và người bà thì cứ rung lên, khóc thút thít như một đứa trẻ, và càng ngày càng siết chặt nó hơn. Thế nhưng thật kì lạ, thay vì cảm thấy khó chịu vì bị sắp bị ngạt thở, nó cảm nhận được hơi ấm của người mẹ mà từ lâu lắm rồi, từ khi mẹ nó mất, nó không còn cảm nhận đượccnữa. Nó khẽ đưa tay, giữ lấy người đàn bà rồi bật khóc như một đứa trẻ, giá như người này là mẹ nó thì tốt biết mấy. Người đàn bà ấy cảm nhận được con gái mình cũng đang khóc, bà buông nó ra, đưa đôi bàn tay múp míp lên quẹt nước mắt nước mũi cho nó. "Nín đi con, có mẹ đây rồi!"

"Mẹ?" Con nhỏ tròn mắt, "Bà không phải là mẹ của tui, tránh ra!" , rồi nó hét toáng lên "Bà là bồ nhí của bố tôi chứ gì?" Vừa thét, nó vừa lùi lại, thở hồng hộc, phùng mang trợn má mà nhắm trúng cái góc nhà để lao vào đó ngồi ôm đầu-như một cơ chế tự vệ.

Người phụ nữ không những không tức giận mà trái lại , tỏ vẻ lo lắng cho nó, bà từng bước tiến lại gần nó, dường như sợ đứa con gái bé bỏng sẽ vuột mất khỏi tầm tay. "Đừng sợ, là mẹ nè, con bị ngã ở đầu, nên con bị hốt hoảng như vậy là chuyện bình thường thôi. Con đừng lo lắng, ... mẹ đây, mẹ của con đây"

Lời của bà nói là càng khiến cho nó hoang mang, rõ ràng là nó tông xe vào cột điện mà, ngã gì ở đây chứ? "Ngã...ở đâu?" Nó nói trỏng, bởi nó không biết phải xưng hô với người phụ nữ trước mặt nó như thế nào nữa.

"Mẹ là Ba Hậu đây, là vợ của cha con là ông Ba Vải, là nhà buôn vải lớn nhất nhì cái đất Sài Thành này. Con là Rosa Bình, là con gái của chúng ta!"

"Vậy tại sao tôi lại té?" Nó hoang mang, chẳng lẽ nó đã xuyên không? Chuyện đó chẳng phải có trong phim ảnh thôi sao. Thời nó sống đã là thế kỉ XI rồi, sao lại còn có chuyện vô lí này được chứ. Hay đây là trường quay, chương trình "Just for laugh" tìm đến nó rồi sao?

"Chuyện đó là do mẹ cả, tại mẹ không tốt, khi không lại để con đi giao hàng ở cảng, ngay vùng bắn nhau giữa Pháp Việt, để con bị địch bắn. Hên là con không sao, chỉ bị ngã xuống... chứ không thì mẹ ăn hận xuống đời mất."

Dẫu vẫn còn nghi ngờ, thế nhưng giọng nói dịu dàng và sự thành khẩn của người phụ nữ khiến cho Vy chấp nhận sự thật là nó đã xuyên không về thời đại này, về gia đình này. Có lẽ, tạm thời nó chưa thể quay trở lại với thực tại được, đành phải thích nghi với cuộc sống mới. Thôi kệ, dẫu sao phương châm sống của nó vẫn là "tới đâu hay tới đó" mà.

Qua quá trình "moi móc" thông tin của cô hầu gái và mẹ mình, nó nhận ra mình là con gái của một gia đình tiểu tư sản ở Sài Thành. Cha nó dẫu sở hữu nhà máy dệt ở Nam Kỳ, nhưng dưới sự đổ bộ của vải Đông Dương, vải Pháp chính quốc, thì vải bố của gia đình nó vẫn phải chịu lép vế. Mẹ nó vốn sinh ra với bản tánh "dễ dãi", bà không chấp nhận điều này và nhiều lần khuyên chồng hợp tác với mấy nhà buôn Pháp để có chỗ đứng vững vàng hơn trên thị trường. Thế nhưng cha nó thì lại là người hay lưỡng lự. Nếu như ông giành được mối làm ăn ngon thì ông đâu dễ gì chịu thỏa hiệp với bọn "mắt xanh môi đỏ", nhưng cứ hễ ế ẩm thì ông lại chịu kí vài cái "con-trắc" với bọn chúng theo ý vợ cho nhà cửa êm ấm. Bởi thế mà cái cửa hiệu "Ba Vải" vẫn còn đất đứng ở Sài Thành này. Ông chịu chi hơn 50 đồng đông dương cho bọn Pháp để con gái đi học ở Sài Gòn Đại học đường. Thế nhưng vừa học một năm thì nó con gái của ông lại bị bọn Pháp nó "bắn hụt", có oan ức không chứ! Kì này, ông cho nó nghỉ luôn! Nhất quyết không học hành gì sất, ai lại học Tây làm gì!

Ấy thế mà vài ba tuần sau, khi ông Hiệu trưởng trường Sài Gòn Đại học đường đến thăm hỏi con gái ông thì ông lại thay đổi chủ ý. Ông Hiệu trưởng Joseph Huy vốn là con trai trường của ông Hội đồng tỉnh Bến Tre, sinh ra trong gia đình có thớ có má như vậy nên bản thân y cũng mang theo sĩ diện của gia đình mà đi dạy học. Thành ra Tây nó yêu cầu học cái gì thì ông dạy cái đó, không thêm không bớt một chữ. Kêu dạy chứ thì ông dạy chữ, kêu bỏ học chính trị thì có dơ súng sát đầu ông thì ông cũng không dạy, bởi vì mọi việc ông làm đều liên quan đến cái mặt mũi thể diện của gia đình ông. Vậy đó, vậy mà hôm nay ông Hiệu trưởng hay quan tâm đến thể diện này lại mang lại cho gia đình "Ba vải" một cái thể diện vô cùng to lớn. Ông đến "năn nỉ" ông Ba cho cô Rosa Bình đi học lại.

"Thầy à, cháu nó có nghỉ thì trường cũng không thiếu học sinh, thầy về cho!" Ông Ba gắt gỏng, ông muốn đuổi cái ông thầy lắm mồm này về cho rồi. Ông ghét cái tính nói chuyện ba hoa,văn vẻ đầy chữ đầy nghĩa của mấy ông thầy thời này. Đã thế, ông biết thừa y đến đây là để cho đẹp mặt cái tụi Tây. Bởi vì một khi mà cái tin Pháp nó "bắn hụt" học trò này nổ ra, thì dân chúng trong thiên hạ có cớ để biểu tình hết cả, nếu thế thì gia đình ông Joseph cũng không tránh khỏi liên can, vì học trò này là học trò của ông Joseph cơ mà. "Ông tính ngồi đồng trong nhà tôi hay sao hả ông thầy?". Hai từ "ông thầy" của Ba Vải khiến lão thầy nổi nóng, ăn nói như vậy là ăn nói sỗ sàng, là phường vô học, là bất kính với người có chữ có nghĩa như ông đây. Vậy mà thay vì nổi nóng, ông đáp từ tốn:

"Thưa ông ba, tôi tính thế này. Tôi sẽ đề xuất lên nhà trường cho cháu Rosa nhà ông một phần học bổng, coi như là khích lệ cháu, an ủi gia đình. Học bổng này sẽ tương đương với toàn bộ 4 năm học phí ở trường tôi. Ông thấy thế nào?"

"Ông nghĩ là vài trăm đồng Đông Dương thì xí xóa được chuyện này à, tôi đâu phải là dân thiếu thốn tiền bạc gì?"

Ông Hiệu trưởng đanh mặt lại "Tôi cho ông hay, việc đi học chỉ có lợi cho gia đình nhà ông thôi... Nếu cháu nó không đi thì sau này, cái gia sản nhà ông Ba có bề gì, cộng thêm việc cháu nó không được đi học, không đủ kiến thức quản lí gia nghiệp...thì e là..."

Ba Vải nhận ra được ý đe dọa của lão thầy này, rằng sớm muộn tụi Pháp nó cũng cắt hết các mối làm ăn của ông nếu như vì con gái ông mà biểu tình diễn ra. Thành thử ông thở dài "Thôi tôi thấy thầy nói cũng hợp lí ... qua học kì sau tôi sẽ đưa cháu đến trường lại."

"Học kì sau, tức là tuần sau, ... thôi được, thế ông mau chóng tiến hành nhá!" Lão thầy vui vẻ đi về, thầm nghĩ trong bụng bản thân đã làm được một việc lớn, kì này thế nào bên "ấy" cũng trọng thưởng cho lão. Ông lập tức lê gót về dinh thự của mình, đánh giây thép báo cáo tình hình cho gia đình Hội đồng ở Bến Tre hay.

Về phía Bình, nó đã nằm ở nhà gần 3 tuần nay rồi và nó cảm thấy thà đi học còn hơn đi ra đi vào ở cái căn nhà tù túng này. Nó đã quen sống theo cái lối bước ra đường là có bạn bè băng nhóm tụ tập, rượu chè, chat chit tối ngày nên giờ nó cảm thấy bức bối quá đi được. Đã thế, nó lại là Bình, không phải là Vy, cũng không biết cô Rosa Bình này có bao nhiêu bạn, học hành ra sao, tính cách như thế nào... Đã thế, nó đến phát sốt với mấy cái đầm Tây của Rosa Bình, vừa sến súa vừa rách việc, không bằng váy bó, quần short mà nó hay mặc chút nào. Nghĩ vậy, Vy quyết định cải tiến tủ quần áo trước ngày đi học. Nó đem hết mấy cái đầm Tây ra cắt ngắn tới đầu gối, tháo hết ribbon, cổ lọ ra. Khoái chí, cô hầu gái cứ tấm tắc khen nó là "Tân thời còn hơn Tân thời". Ông bà Ba Vải thấy thế, còn đòi cho "đốc tờ" đến khám đầu nó, xem nó còn bình thường nữa không, ăn mặc như thế thì không giống Tây cũng chả giống ta, coi không vô. Nhưng vốn tính tình bướng từ thời hiện đại xuyên không về cổ đại, tất nhiên là Vy đã muốn thì nhất định làm được. Nó kiên quyết mặc chiếc váy mình mới "cách tân" đi học.

Vẻ ngoài "Tân thời còn hơn tân thời" đó của Vy thu hút tất cả những ai nhìn thấy nó. Bạn bè, thầy cô túm tụm lại xung quanh nó hết cả. "Rosa à, cậu trông lạ quá" - Một cô bé có 2 bím tóc dài chạy lại ôm nó, dường như là bạn thân lắm.

"Cậu là ai?" Nó trừng mắt dòm cô gái.

"Mình là Hoa, là bạn thân nhất của cậu nè cậu nhớ không" Con nhỏ vừa nói vừa nắm tay Bình, mặc kệ sự ngỡ ngàng của nó bạn, nó kéo Rosa Bình đi dọc hết hành lang này đến hành lang nọ, kể những chuyện trường lớp ra làm sao lúc nó nghỉ học.

"Thôi mau lên đi, sắp đến giờ lên lớp rồi đó!" - Hoa kéo tay nó chạy một mạch dọc hành lang trường. Bước vào lớp, ai cũng nhìn nó chằm chằm. Một số người còn xì xầm " Ăn mặc gì lạ vậy" ,"Thích nổi bật chứ gì"... Vy tự thấy có gì nhột nhột sau gáy, dường như có ai đang nhìn chằm chằm nó. Nó kéo tay Hoa " Ai đang ở sau vậy?" Hoa chưa kịp trả lời, thì một thầy người Pháp bước vào lớp. Ông này mắt xanh, tóc vàng, mặc tây phục ủi ót láng o, hẳn là rất quan tâm đến vẻ bề ngoài.

Bấy giờ, nó phải dự lớp của thầy Louis về Nghệ thuật Hùng biện, bởi Rosa Bình vốn theo học khoa Luật ở trường này. "Em , cô bé mặc váy ngắn, em lên bục giảng đi"

Bình ngớ người ra chưa hiểu chuyện gì, dù vậy nó cũng phải lên bục như yêu cầu của giáo viên. Hóa ra, Bình bị thầy gọi lên làm "thầy cãi" về chủ đề "giới trẻ". Một người khác nữa cùng được chọn để "cãi" với nó là Trịnh Quan - sinh viên xuất sắc của khoa từ hồi mới nhập trường. Cậu này nổi tiếng không chỉ vì gia thế bí hiểm mà còn vì gương mặt ưa nhìn. Nói gia thế bí hiểm là bởi không ai trong trường biết gia đình cậu là ai, ngay cả thầy Hiệu trưởng cũng không biết. Người ta đồn thổi cậu thanh niên này nhà theo Cách mạng, dấu cán bộ, nên không nói ai biết. Lại có người đồn cậu là một đứa con lai Phát - Việt, sợ xấu hổ nên mới giấu gia đình. Chỉ biết, thiếu nữ trong trường này ai cũng ngưỡng mộ cậu, còn thanh niên học cùng trang lứa thì kính trọng cậu.

Thầy Louis đưa cánh tay vẫy nhẹ một cách lịch thiệp "Lady first!" Cả giảng đường vỗ tay rôm rả hết cả, họ biết chắc Bình cãi thua Trịnh Quan. Hơn nữa, trước đây Bình vốn mang tiếng là nó nàng "dốt đặc cán mai", thành ra họ mong chờ nó làm trò cười cho thiện hạ xem. "Tiêu rồi tiêu rồi...." Hoa lấy quyển sách che mặt, thầm tội nghiệp cho người bản của mình. Rồi cả giảng đường im phăng phắc, không một tiếng nói, tất cả mọi ánh mắt đều hướng về Bình.

Nó nàng chậm rãi cầm viên phấn trong tay, nó nghĩ, "Hôm nay chị đây sẽ cho mấy đứa được mở mang tầm mắt, cho mấy đứa biết cái gì gọi là "thanh niên thế kỉ 21" !". Nó vung phấn, viết 1 từ thật to lên bảng đen "YOLO".

Trong sự ngáo ngác của mọi người - hầu hết đều nghĩ nó viết bừa, Bình dõng dạc nói " YOLO là viết tắt của "You only live once", nghĩa là "Bạn chỉ sống một lần trong đời. Vì vậy, giới trẻ của chúng ta hãy nhớ, chúng ta chỉ sống một lần trong đời, phải sống hết mình với những thứ mình muốn, với đam mê của mình, với hoài bão của mình, đừng lãng phí tuổi trẻ mà hãy tận hưởng nó. Sống để ngày mai không hối hận."

Nó vừa dứt lời, thì cả giảng đường vỗ tay không ngớt.

"Đó là một quan điểm sai lệch, mang chủ nghĩa cá nhân tiêu cực!" Một giọng nói dõng dạc vang lên, xé toạc không khí hớn hở của thầy và trò trong giảng đường Nghệ thuật Hùng biện. "Thật nực cười khi thanh niên ngày nay chỉ nghĩ như vậy!" - Giọng nói đó là của Trịnh Quan, anh này từ nãy giờ vẫn chăm chú nghe bài thuyết giảng của cô với cái vẻ đăm chiêu tức tối của mình.

Thầy Louis cười khinh khỉnh "Này cậu, cậu không nhận ra được sự tân tiến trong suy nghĩ của bạn học cậu là cô Rosa đây sao? Cậu có biết rằng ngày nay, chủ nghĩa cá nhân là tư tưởng tiến bộ hay không... lẽ nào cậu cho rằng sự đánh giá khách quan của tôi và các bạn học của cậu ở đây là sai trái , là nực cười hay sao?"

"Thưa thầy, mong thầy dạy cho chúng em biết cái thực tại chứ đừng dạy chúng em mơ mộng viễn vông!" Trịnh Quan đằm giọng, nó quay mặt về phía giảng đường "Các bạn học, chả lẽ các bạn không biết tình hình của đất nước chúng ta hiện nay như thế nào sao? Chả lẽ trong tình hình này, những suy nghĩ ích kỉ có thể tồn tại được sao?"

Vy sững mặt. Nó quên mất là nó đang ở thời đại nào, nó đang ở cái thời điểm mà ai ai cũng phải nghĩ cho toàn cục, phải hy sinh cho những trận chiến máu lửa, nhưng nó thì đang ở đây và thuyết giảng về cái lối sống tự do phóng khoáng của nó. "Thời chiến" - nó thầm nghĩ, tự dưng nó có một cảm giác tiếc nuối thoáng qua.

Louis ngắt lời Trịnh Quan, "Tốt lắm! Rosa tôi cho em điểm A! Thật là đáng bất ngờ... Hai em mau về chỗ đi!". Rồi ông quay lưng lại, gắt giọng " Theo tôi vào phòng thầy Hiệu trưởng đi Trịnh Quan."

Trịnh Quan quay ngoắt, xách cái cặp táp đen, mặt không biến sắc đi theo ông thầy Tây. Cả lớp nhìn bóng lưng hai người mà im phăng phắc, sợ lạnh cả gáy.

Thế rồi cái buổi thuyết giảng ấy qua đi, nhưng mà danh tiếng về cô nàng "Tân thời còn hơn tân thời" bỗng nổi danh khắp cả cái Sài Gòn đại học đường. Đi đến đâu, Vy cũng được khen ngợi là người tiến bộ, đọc nhiều sách văn minh phương Tây. Chưa hết, mấy ông giáo Tây trong trường đều xin thầy Hiệu trưởng cho cô Rosa làm trợ giảng vì nó có "suy nghĩ tiến bộ, phù hợp" với thời đại. Việc ấy gây càng làm gây thêm hiềm khích của nó với Trịnh Quan. Hắn ta không để cô vào mắt, và luôn kiếm chuyện gây khó dễ cho cô.

Điển hình là trong giờ học tiếng Pháp, hắn kiếm cớ đề cử Rosa Bình đọc thơ tiếng Pháp cho cả lớp nghe. Lần đó thật là ê chề, bởi một chữ tiếng Pháp nó cũng không biết. Thành thử, nó bèn đọc một tràng "rap" tiếng Anh cho cả lớp nghe. Tuy là được cả lớp tán thưởng vì bài thơ quá lạ đời, độc đáo và tiến bộ, nhưng cô giáo Mary người Pháp đã nói đấy là tiếng Anh, không phải tiếng Pháp. Vậy là hắn và cả lớp cười nắc nẻ, khoái chí trong khi Vy thẹn đỏ cả mặt, trốn ở nhà không đi học vài ngày sau đó.

Lại một lần khác, hắn tố với Hiệu trưởng Joseph Huy là cô ăn mặc không đứng đắn, không đúng với thời đại. Thế là ông Hiệu trưởng sợ tai mắt của mấy ông giáo Tây, đành phải bắt buộc cô ăn mặc cho đúng với quy cách hơn. Rosa Bình lấy làm tức mình, lôi bạn bè ra nói xấu ông Hiệu trưởng chửi cho một mách bằng tất cả các loại ngôn ngữ teen mà nó biết. Thế nhưng không may, Hiệu trưởng nghe được, còn đánh giây thép cho cha nó là ông Ba Vải lên trình diện. Xấu hổ, nó cũng trốn không đi học vài ngày liền.

Lần này, ở nhà một vài bữa, nó vừa nghĩ vừa tức cái thằng cha Trịnh Quan đó. Những lần hắn làm khó dễ cho nó thì nó chỉ đơn giản bỏ qua vì nó nể hắn, vì hắn có suy nghĩ đúng đắn, tương lai sẽ làm nên việc lớn. Thế nhưng, nó làm sao có thể để cho tên này quay như chong chóng chỉ vì một lần lỡ đứng thuyết giảng sai chứ? "Chờ đó, đồ đáng ghét!".

Thế là bữa sau, nó nhờ Hoa phát cho Trịnh Quan và các bạn học một cái thiếp mời. Nội dung chi tiết là mời đi "giải quyết ân oán" bên ngoài học đường. Dẫu sao ở hiện đại nó cũng từng học chút võ, chẳng lẽ không xử lí được tên thư sinh xấu xa đó. Trịnh Quan nhận được thiếp thì cười nứt nẻ. Lần đầu tiên hắn bị "mời" đi đánh nhau, mà đằng này là với một cô nữ sinh cao chưa tới 1 thước 8. Nếu như thắng thì toàn học đường này sẽ nói hắn là loại người thất phu, vô học. Còn nếu như thua một nữ sinh, chắc hắn cũng không đến lớp được nữa. Lúc này, thấy hắn phân vân, Hoa mới chuyển lời của Rosa Bình lại " Đừng có suy nghĩ nhiều, đánh nhau không phân biệt nam nữ!

Đúng ngày hẹn đánh nhau, học sinh của trường Sài Gòn đại học đường tụ tập đúng tại sân sau của trường theo thiếp mời được phát đi. Ai nấy đều hào hứng hết cả, bởi đây là sự kiện độc nhất vô nhị trên đời, mà từ thuở cha sanh mẹ đẻ đến nay chưa ai biết đến. Thậm chí, đám bạn học này của Trịnh Quan còn mở cá cược, xem lần này Rosa Bình thắng hay là Trịnh Quan thắng. Không khí phấn khích như trẩy hội, như đi được đi xem kỳ quan thế giời vậy.

"Đến đúng giờ lắm!" Rosa Bình chễm chệ ngồi trên chiếc ghế tre, mặc hẳn một bộ áo karate mới may, thắt đai đen. Dáng vẻ dương dương tự đắc.

"Tôi chẳng qua đến để khuyên cô mau về đi, nếu không... bị thương thì đừng trách cứ tôi!"

"Đừng có ra vẻ, để tôi xem cậu làm sao thắng được tôi!" Bình đứng phắt dậy, chuẩn bị lao tới túm lấy thắt lưng Trịnh Quan thì nghe một tiếng nổ thất thanh vọng lại, khói bay đến cay xè cả mắt.

"Rầm! Búm! Bùm!"

Cả đám sinh viên nháo nhào lên. Trịnh Quan gào thét " Núp xuống sau bụi cây, nằm hết xuống!" Đám sinh viên nghe lời Trịnh Quan răm rắp như lính nghe lời chỉ huy trong quân đội. Hắn keo tay Bình chạy xuống mương lớn, dùng thân che chở cho bạn học. Bom tiếp tục dội như vậy gần 5 phút liền, khói và bụi đất thi nhau quấn lấy không trung, tạo thành một màn sương dày đặc, khó thở. Đám sinh viên thấy yên tĩnh, chui ra ngoài xem xét tình hình.

"Hẳn là bọn Tây nó tưởng chúng ta tụ tập biểu tình, nên ném bom thị uy đó mà!" Một bạn học vừa thở hổn hển vừa nói.

"Thị uy? Bộ tụ tập với nhau là sai hay sao? Bọn chúng có là con người không chứ?" Bình tức giận nói. Nó đâu ngờ cái thời đại này đáng sợ như vậy, mạng sống của nó dường như không phải của nó nữa, mà phụ thuộc vào tay của một lực lượng nào đó, sẵn sàng cướp đi sinh mệnh của nó bất cứ lúc nào.

"Bây giờ cô mới nhận ra sao? Chẳng phải cô là người cổ súy cho bọn chúng hay sao? " , Trịnh Quan thở dốc, vừa nó vừa quan sát xung quanh, như chim đại bàng mẹ cố bảo vệ đám con của mình.



Bình nghĩ thầm 'Thì ra hắn cho mình là đứa theo Tây nên mới ghét mình như vậy ..." rồi nó bật khóc. Nó quá sợ hãi với thời đại này. Nó chỉ muốn sống cuộc đời ung dung tự tại trước đây của nó, khi mà nó được ung dung tự tại mà không lo cuộc sống bị đe dọa, khi mà nó coi thường mọi thứ và lãng phí cuộc đời nó trong những hộp đêm. Vậy đó, nó sung sướng và an toàn, nhưng nó đã không biết quý trọng cuộc sống của nó. Và giờ thì nó phải chôn chân ở đây, nơi mạng sống của nó thì bị đe dọa từng giây từng phút, nơi nó bị nghi kị và hiểu lầm, và những suy nghĩ riêng cho bản thân nó thì dường không còn tồn tại nữa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro