Tưởng tượng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Khái niệm chung về tưởng tượng

1.1. Tưởng tượng là gì?

Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.

Khái niệm biểu tượng

là sự làm hiện ra trong óc cá nhân một cách nguyên vẹn hoặc có sáng tạo những hình tượng của sự vật hiện tượng mà ta đã tri giác trước đây, mặc dầu không có những thuộc tính cụ thể của các sự vật hiện tượng đó tác động trực tiếp vào cơ quan cảm giác.

1.2. Đặc điểm của tưởng tượng

- Chỉ nảy sinh trứơc hoàn cảnh có vấn đề

- Là một qúa trình nhận thức được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng hình ảnh

- Liên quan chặt chẽ với nhận thức cảm tính

1.3. Vai trò của tưởng tượng

- Cho phép con người hình dung được kết quả trung gian và cuối cùng của lao động

- Kích thích con người hoạt động và tìm tòi

- Ảnh hưởng đến học tập, giáo dục và phát triển nhân cách

2. Các loại tưởng tượng

2.1. Tưởng tượng tích cực và tưởng tượng tiêu cực

- Tưởng tượng tiêu cực là tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không thể được thực hiện trong cuộc sống, vạch ra những chương trình hành vi không thực hiện, tưởng tượng chỉ để mà tưởng tượng, để thay thế cho hành động.

- Tưởng tượng tích cực là tưởng tượng là loại tưởng tượng  tạo ra những hình ảnh nhằm đáp ứng những nhu cầu. Kích thích tính tích cực thực tế của con người.

2.2. Ứơc mơ và lí tưởng

- Ước mơ: là những loại tưởng tượng  được hướng về tương lai, biểu hiện mong muốn, ước ao của con người, không hướng vào hoạt động hiện tại.

- Lý tưởng: là loại tưởng tượng được hướng về tương lai là một hình ảnh chói lọi, rực sáng, cụ thể, hấp dẫn của cái tương  lai mong muốn. Nó là một động cơ mạnh mẽ thúc đẩy con người vươn tới giành tương lai.

3. Các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng

3.1. Thay đổi kích thước, số lượng

3.2. Nhấn mạnh

3.3. Chắp ghép

3.4. Liên hợp

3.5. Điển hình hoá

3.6. Loại suy

4. Sự giống nhau và khác nhau giữa tư duy và tưởng tượng

4.1. Giống nhau:

- Đều là quá trình nhận thức lý tính

- Đều phản ánh một cách gián tiếp

- Đều xuất hiện khi gặp hòan cảnh có vấn đề

- Đều liên quan chặt chẽ với ngôn ngữ và nhận thức cảm tính

4.2. Khác nhau:

Tư duy phản ánh giải quyết vấn chặt chẽ hơn bằng các khái niệm. Còn tưởng tượng phản ánh ít chặt chẽ hơn tư duy vì xây dựng hình ảnh mới từ các biểu tượng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro