Tuyến điểm du lịch tại Miền Bắc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

THUYẾT MINH TUYẾN MIỀN BẮC
18THÁNG 6
NỘI DUNG TUYẾN ĐIỂM MIỀN BẮC
1) ĐỊA LÝ
Diện tích:
Dân số:
Bao gồm các tỉnh: Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hà Tây, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.

Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ. Phía Tây giáp Lào và Trung Quốc. Phí Bắc giáp Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây). Phía Nam giáp Quảng Bình.
Địa hình được bao bọc bởi 3 dãy núi chính là: cánh cung Đông Triều, Hoàng Liên Sơn, dãy núi Đá vôi Tam Điệp - Ninh Bình và Thanh Hóa. Các núi này thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam nên sông suối cũng chảy theo hướng này. 2/3 diện tích là núi đồi. Có đỉnh núi cao nhất là Phanxipăng cao 3.143m được coi là "Ngọc ngà Đông Dương". Vùng đồng bằng sông Hồng rộng 25.000km², cao trung bình dưới 5m so với mực nước biển.
Khí hậu: một năm có 4 mùa rõ rệt. Riêng khu vực miền núi nơi có độ cao trên 1.000m vào mùa đông nhiệt độ ở đây có thể xuống 0ºC, có nơi có tuyết rơi (Mẫu Sơn - Lạng Sơn, Phanxipăng, Sa Pa).
Sông ngòi: Có hệ thống sông Hồng lớn nhất, bồi lắng tạo nên đồng bằng sông Hồng lớn thứ 2 cả nước, là cái nôi hình thành văn minh Nông nghiệp trồng lúa nước, tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Ngoài ra, có hệ thống sông Thái Bình, bồi lắng các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình; hệ thống sông Mã (Thanh Hóa), sông Lam (Hà Tĩnh). Sông thường khô hạn vào mùa khô, lũ lụt vào mùa mưa bão, nên từ sâu trong tâm trí người Việt đã có sự tích Sơn Tinh - Thủy Tinh. Sông suối ở miển núi nhiều thác ghềnh thuận lợi làm thủy điện. Có các thủy điện như: thủy điện Hòa Bình trên sông Đà, thủy điện Sơn La ở thượng nguồn sông Đà, thủy điện Thác Bà trên sông Lô.
Giao thông vận tải: Có sân bay quốc tế Nội Bài là trung tâm của vùng, ngoài ra còn có các sân bay Điện Biên, sân bay Vinh, sân bay Hải Phòng, sân bay quân sự Gia Lâm. Đường thủy có cảng Hải Phòng lớn nhất miền Bắc dùng để giao thương quốc tế. Ngoài ra trên các con sông lớn ghe thuyền có thể vận chuyển liên tỉnh, liên huyện trong vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đường sắt: Từ ga Hàng Cỏ (Hà Nội) có thể đi Hải Phòng, Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên, Hà Tĩnh vào Sài Gòn; nó được nối tiếp đến Bắc Kinh, Mátxcơva, và Châu Âu. Đường bộ có Quốc lộ 1A xuyên suốt từ Hà Tĩnh đến Lạng Sơn qua Hà Nội. Quốc lộ 5: Hà Nội đi Hải Phòng. Quốc lộ 18: Hà Nội đi Quảng Ninh. Quốc lộ 3: Hà Nội đi Thái Nguyên. Quốc lộ 2: Hà Nội đi Hà Giang. Quốc lộ 6: Hà Nội đi Hòa Bình, Sơn La,...
Động thực vật: Có 2 hệ sinh thái tiêu biểu:Ở những vùng núi cao trên 1.000m, động thực vật mang yếu tố cận ôn đới với loài thông đặc thù, tiêu biểu là đỉnh Phanxipăng; Các vùng cao dưới 1.000m là rừng nhiệt đới tiêu biểu là vườn quốc gia Cúc Phương, Bến En, Cát Bà, Tam Đảo, khu bảo tồn thiên nhiên Ba Bể,...
Tài nguyên du lịch: Có 3 loại Tài nguyên chính: Tài nguyên du lịch miền biển có: Vịnh Hạ Long, Đồ Sơn - Hải Phòng, Sầm Sơn - Thanh Hóa, Cửa Lò - Nghệ An. Vùng đồng bằng sông Hồng là cái nôi của lịch sử văn hóa Việt Nam nên nhiều đền đài, di tích, chùa chiền,... hàng ngàn năm tuổi mang đậm bản sắc Việt Nam. Bao gồm các lễ hội dân gian với các loại hình Nghệ thuật độc đáo như chèo, ả đào, ca trù, múa rối nước, hát xoan,... Khu vực miền núi với nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như: Thái, Mường, Dao, Nùng, Lô Lô, Sán Dìu, Xá Phó, Tày Mường, phù hợp loại hình du lịch văn hóa kết hợp chợ phiên. Ngoài ra do địa hình thắc trở nhiều thác ghềnh, phong cảnh đẹp, ruộng bậc thang nên phù hợp du lịch mạo hiểm khám phá.
2) LỊCH SỬ
Cách đây 4.000 năm, người Việt cổ tách ra từ cộng đồng Bắc Việt (phía Nam sông Dương Tử - miền trung Trung Quốc) xuôi theo dòng sông Hồng về miền Phú Thọ lập nên 18 đời vua Hùng từ từ bỏ qua thời kỳ đồ đá, bước vào thời kỳ đồ sắt lập ra Nhà nước Văn Lang đóng đô ở Phong Châu.
Đến thế kỷ IX trước Công nguyên, cư dân Văn Lang tiến về đồng bằng sông Hồng khai phá, bắt đầu trồng cây lúa nước, đóng đô ở Cổ Loa. Từ đó, nước ta bị đô hộ bởi phương Bắc. Nước Âu Lạc trở thành quận Giao Chỉ của Trung Quốc. Dân Giao Chỉ đứng lên đấu tranh theo Hai Bà Trưng ở Mê Linh.
Đến thế kỷ thứ VI có khởi nghĩa Lý Bí. Và đến năm 1938 sau chiến thắng Bạch Đằng, nhà Đinh, nhà Lê đóng quân ở Ninh Bình. Năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời kinh đô về Thăng Long mở ra 8 đời vua nhà Lý.
Năm 1070, xây dựng Chùa một cột, đây là Phật giáo cực thịnh ở thời Lý, Trần trong việc triều chính áp dụng mô hình của Khổng Giáo đến xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giáo. Đến thời Nhà Hồ có nhiều cải cách độc đáo (tiền giấy, cân, đo, xây thành, cải cách hành chính). Đến cuối đời Lê, trong triều xuất hiện hai thế lực chú Trịnh và chúa Nguyễn. năm 1558, Nguyễn Hoàng theo lời Nguyễn Bỉnh Khiêm vào Đàng Trong mở ra 9 đời chúa, 13 đời vua (ở Ải Thuận Hóa). Từ đó nổ ra cuộc nội chiến Trịnh Nguyễn phân tranh kéo dài 200 năm. Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi đóng đô ở Phú Xuân, ba miền Bắc - Trung - Nam trở về một khối. Năm 1832, vua Minh Mạng lập thành Hà Nội thay thế Thăng Long xưa.
Năm 1883, sau hiệp ước Pa-trơ-nốt, miền Bắc trở thành xứ thuộc địa.
Năm 1930, Đảng Cộng Sản được thành lập ở Hương Cảng đã về đến Hà Nội và khắp 3 miền. Phong trào đầu tiên chống Pháp là Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930 - 1931.
Từ năm 1936 - 1939 là thời kỳ hoạt động của Cách mạng Dân Chủ,
Năm 1941, tại Pắc Pó - Cao Bằng, sau 30 năm Bác Hồ trở lại lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Năm 1944, hội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân ra đời.
Năm 1945, Cách mạng tháng 8 giành thắng lợi.
2-9-1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Đình.
Năm 1946, Pháp quay lại đánh chiếm Hà Nội, Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, bắt đầu cuộc kháng chiến 9 năm (Việt Bắc, Biên Giới, Điện Biên Phủ),...
Sau khi chiến thắng trận Điện Biên Phủ, miền Bắc đứng lên xây dựng Xã hội Chủ Nghĩa và chi viện cho miền Nam.
Năm 1965, Mỹ sau sự kiện Bắc Bộ bắt đầu ném bom Hà Nội. Cao điểm là năm 1972.
Năm 1976, phiên họp đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất diễn ra tại Hà Nội, quyết định lập ra nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, chọn Hà Nội là thủ đô. Sau đó miền Bắc bước vào hàn gắn vết thương chiến tranh.
Trong thời bao cấp đã có sự sai lầm trong chính sách chế độ ruộng dất và tem phiếu.
Năm 1986, bí thư Thành Uỷ thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Linh đã kiến nghị trước cuộc họp hội đồng đại biểu nhân dân và chính sách "mở cửa" ra đời.
3) NHÂN VĂN
Do có lịch sữ 4.00 năm nên có rất nhiều danh nhân. Ở vùng còn giữ rất nhiều thuần phong mỹ tục của người Việt như: giọng nói, lễ cưới, lễ tang, cúng đình, nề nếp gia phong,...
4) CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
Các chuyên đề về đồng bằng sông Hồng, Phố cổ Hà Nội, phố cũ Hà Nội. chuyên đề về ẩm thực: phở, chả cá, bánh tôm Tây Hồ, bánh cốm, bánh đậu xanh, vải thiều Lục Ngạn, nhãn Hưng Yên, nem Thanh Hóa, tương bần,...
Các chuyên đề về lễ hội dan gian, về Đền Hùng, Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, chọi trâu, chùa Hương, rối nước, hát quan họ,...
Chuyên đề về các làng nghề thủ công: gốm sứ Bát Tràng, Đông Triều, lụa Hà Đông (Vạn Phúc), tranh Đông Hồ, điêu khắc gỗ Hải Dương, làng đào Nhật Tân.
II/ TUYẾN ĐIỂM CỤ THỂ
1. HÀ NỘI CITY TOUR
SƠ ĐỒ TUYẾN HÀ NỘI CITY TOUR
Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, đồng thời cũng là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, thương mại và du lịch quan trọng của Việt Nam. Hà Nội là thủ đô lâu đời của Việt Nam và tính đến tháng 10 năm 2010 Hà Nội kỉ niệm 1000 năm.
Hà Nội nằm ở bờ phải của con sông Hồng, cách thành phố Hồ Chí Minh 1760 km. Hà Nội nằm trong vùng châu thổ sông Hồng thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, giáp với 6 tỉnh: Thái Nguyên ở phía bắc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía đông và đông nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía nam và phía tây.
Hà Nội trở thành thủ đô của toàn Việt Nam sau ngày Bắc Nam thống nhất 2 tháng 7 năm 1976.
Hà Nội còn có nhiều các tên gọi không chính thức khác, chủ yếu xuất hiện trong văn thơ và dân gian: Trường An hay Tràng An (lấy theo tên gọi của kinh đô của Trung Quốc thời kỳ nhà Hán và nhà Đường); Phượng Thành hay Phụng Thành (trong bài phú của Nguyễn Giản Thanh); Long Thành, Long Biên, Kẻ Chợ (trong dân gian); Thượng Kinh, Kinh Kỳ, Hà Thành, Hoàng Diệu, ngay sau Cách mạng tháng Tám - 1945, đôi khi trong các báo chí của Việt Nam sử dụng tên này để chỉ Hà Nội.
Vùng đất quanh Hà Nội hiện đại hiện nay được biết đến ít nhất 3000 TCN. Một trong những điều đầu tiên được biết đến là thành Cổ Loa được tìm thấy khoảng 200 TCN.
Hệ thống giao thông Hà Nội rất đa dạng, bao gồm giao thông công cộng như xe buýt, taxi, giao thông cá nhân như xe máy (đa số), ô tô. Đặc biệt ở Hà Nội có loại hinh xích lô thường dùng để phục vụ du lịch. Ngoài ra Hà Nội cũng là đầu mối đường sắt và đường hàng không lớn nhất miền Bắc.
Hà Nội có hệ thống sông ngòi khá lớn, đặc biệt có sông Hồng chảy giữa thành phố, thuận lợi cho việc vận tải bằng đường sông. Trong vài năm trở lại đây đã xuất hiện thêm cả loại hình du lịch bằng tàu trên sông Hồng.
Hà Nội là một trong hai trung tâm văn hóa - giải trí lớn nhất của Việt Nam (cùng với Thành phố Hồ Chí Minh).
Hà Nội từ xưa đã được coi là một trung tâm văn hóa lớn của Việt Nam. Rất nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật lớn đã ra đời trên địa bàn thành phố, cũng như rất nhiều danh nhân văn hóa của Việt Nam đã có thời gian hoạt động ở Hà Nội. Nhiều môn nghệ thuật từ thời phong kiến vẫn còn tồn tại đến ngày nay trên địa bàn thủ đô như ca trù, múa rối nước, tạo nên nét độc đáo riêng cho văn hóa Hà Nội. Một điểm đặc biệt của văn hóa Hà Nội là đã có rất nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật được sáng tác với chủ đề về chính Hà Nội và con người Hà Nội.
Tham quan và giải trí
Đền Ngọc Sơn và Cầu Thê Húc, Công viên Thống Nhất, Công viên Thủ Lệ trước là vườn bách thú, Vườn Bách Thảo, Công viên Tuổi Trẻ, Công viên nước Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Hồ Thiền Quang, Hồ Trúc Bạch, Phủ Chủ Tịch, Lăng Hồ Chí Minh, Thành cổ Hà Nội, Thành Cổ Loa, Thăng long tứ trấn, Phủ Tây Hồ, Văn miếu, Chùa Một Cột, Chùa Quán Sứ, Khu phố cổ Hà Nội .
Ẩm thực Hà Nội
Bánh cuốn Thanh Trì, Phở Hà Nội, chả cá Lã Vọng, bánh cốm, bánh cuốn Thanh Trì, bánh tôm Hồ Tây, nem tai...
Khách sạn
Có nhiều khách sạn sang trọng ở Hà nội: đó là Sofitel Metropole, Hilton Hanoi Opera. Sofitel Metropole là khách sạn có từ thời kỳ là thuộc địa của Pháp. Khách sạn được bình chọn là khách sạn đẹp đứng thứ 2 ở châu Á bởi tạp chí du lịch Condé Nast nhờ vào vẻ đẹp cổ của nó (2007)
Từ thành phố Hồ Chí Minh bay ra Hà Nội, chúng ta sẽ đáp xuống sân bay quốc tế Nội Bài.
Sân Bay Quốc tế Nội Bài
Sân bay quốc tế Nội Bài là cảng hàng không quốc tế ở miền Bắc. Sân bay này là cửa ngõ giao thông quan trọng không chỉ của thủ đô Hà Nội mà còn của cả miền Bắc. Đây là sân bay lớn thứ hai của Việt Nam hiện nay, sau sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn. Sân bay quốc tế Nội Bài thuộc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 45 km về phía Tây Bắc. Tên giao dịch chính thức: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (tiếng Anh: Noi Bai International Airport). Sân bay này do Cụm cảng hàng không miền Bắc (NAA), một cơ quan của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam, quản lý.
Sân bay quốc tế Nội Bài, nguyên là một căn cứ không quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam, đã được cải tạo để phục vụ cả mục đích dân sự và quân sự.
Cầu Thăng Long
Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng tại vị trí km6+300 trên quốc lộ Nam Thăng Long, con đường nối sân bay quốc tế Nội Bài với Hà Nội, thủ đô của Việt Nam.
Chiều dài: 3.500m. Cầu đường bộ và đường sắt đi chung, gồm 2 tầng. Cầu có 25 nhịp phần cầu chính và 46 nhịp cầu đường dẫn của đường sắt và đường xe thô sơ.
Phường Nhật Tân
cách trung tâm thủ đô Hà Nội 7Km về phía tây bắc, Phường nằm ven Hồ Tây, có đường Âu Cơ đi Chèm (Thụy Phương) và đường Lạc Long Quân, thuộc quân Tây Hồ thành phố Hà Nội. Phía đông giáp phường Tứ Liên, phía đông nam giáp phường Quảng An, phía tây nam giáp phường Xuân La, phía tây và tây bắc giáp phường Phú Thượng, đông bắc giáp với sông Hồng và bên bờ bắc là xã Tàm Xá huyện Đông Anh.
Phường Nhật Tân trải dài hai bên bờ phía đông bắc và phía tây Hồ Tây. Bên bờ phía đông bắc Sông Hồng có thôn Bắc ở phía ngoài bãi và thôn Đông, bên bờ phía tây của Hồ Tây có thôn Tây và thôn Nam. Xã Nhật Tân trước năm 1945 có diện tích tự nhiên 341,2 Ha với khoảng trên 2000 nhân khẩu nhưng chỉ có 141,7 Ha đất canh tác. Phường Nhật Tân hiện nay với 365,2 Ha diện tích 341,2 Ha đất canh tác với trên 8000 người.
Tương truyền nghề trồng đào có ở Nhật Tân từ xuân Kỷ Dậu năm 1789. Lúc đó vua Quang Trung sau khi đại thắng quân Thanh đã sai người đến Nhật Chiêu (Nhật Tân ngày nay) lấy một cành đào đưa hỏa tốc đến Phú Xuân tặng Ngọc Hân công chúa báo tin thắng trận. Làng đào từ đó phát triển dần và định hình ở đây. Đến đầu thế kỷ XX Nhật Tân bắt đầu trồng loại hoa đào mới, hoa đào bích. Kỹ thuật trồng hoa đào ở Nhật Tân đạt đến trình độ điêu luyện không nơi nào theo kịp.
Sông Hồng
Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510 km.
Sông Hồng còn có các tên gọi khác như Hồng Hà hay sông Cái. Đoạn chảy trên lãnh thổ Trung Quốc được gọi là Nguyên Giang , đoạn đầu nguồn có tên là Lễ Xã Giang. Đoạn từ Lào Cai đến Việt Trì gọi là Sông Thao, đoạn qua Hà Nội còn gọi là Nhĩ Hà hoặc Nhị Hà.
Sông Hồng bắt nguồn từ dãy núi Ngụy Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ở độ cao 1.776 m. Chủ yếu nó chảy theo hướng tây bắc-đông nam, qua huyện tự trị Nguyên Giang của người Thái, Di, Cáp Nê, ở Việt Nam gọi là người Hà Nhì) trước khi sang Việt Nam ở thị trấn Hà Khẩu (Trung Quốc), giáp giới với thành phố Lào Cai của Việt Nam, rồi chảy qua phía đông thủ đô Hà Nội trước khi đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt (ranh giới giữa hai tỉnh Thái Bình và Nam Định).
Ở Lào Cai sông Hồng cao hơn mực nước biển 73 m. Đến Yên Bái cách Lào Cai 145 km thì sông chỉ còn ở cao độ 55 m. Giữa hai thị trấn đó là 26 ghềnh thác, nước chảy xiết. Đến Việt Trì thì triền dốc sông không còn mấy nên lưu lượng chậm hẳn lại. Đồng bằng sông Hồng nằm ở hạ lưu con sông này.
Các sông nhánh chính của sông Hồng có thể kể đến là sông Đà, sông Lô (với phụ lưu là sông Chảy và sông Gâm). Sông Hồng có phân lưu phía tả ngạn là sông Đuống chảy từ Hà Nội đến Phả Lại thuộc Hải Dương và sông Luộc chảy từ Hưng Yên đến huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Hai sông này nối sông Hồng với hệ thống sông Thái Bình. Phân lưu phía hữu ngạn là sông Đáy và sông Đài (còn gọi là Lạch Giang hay Ninh Cơ), nối sông Hồng và sông Đáy là hai sông Phủ Lý và sông Nam Định. Ở Trung Quốc, các sông như sông Lý Tiên (tức sông Đà), sông Đăng Điều (tức sông Nậm Na), sông Bàn Long (tức sông Lô) và sông Phổ Mai (tức sông Nho Quế) cùng một số sông nhỏ khác như sông Mễ Phúc, sông Nam Khê chảy qua biên giới hai nước vào Việt Nam.
Nước sông Hồng về mùa lũ có màu đỏ-hồng do phù sa mà nó mang theo, đây cũng là nguồn gốc tên gọi của nó. Lượng phù sa của sông Hồng rất lớn, trung bình khoảng 100 triệu tấn trên nǎm tức là gần 1,5 kg phù sa trên một mét khối nước.
Cầu Long Biên
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1899-1902) và đặt tên là cầu Doumer, đọc như Đu-me (tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer). Dân gian còn gọi là cầu sông Cái. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ "1899 -1902 - Daydé & Pillé - Paris".
Chiều dài toàn cầu 1.862 m, gồm 19 nhịp dầm thép và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác.
Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam của không lực Hoa Kỳ (1965-1972) cầu Long Biên bị ném bom 14 lần. Để bảo vệ cầu, bộ đội công binh và phòng không Việt Nam xây dựng hai trận địa pháo phòng không cao 11,5 m trên bãi cát nổi giữa sông Hồng (còn gọi là bãi giữa), để vẫn có thể bắn máy bay Hoa Kỳ khi có lũ cao nhất.
Lịch sử sử dụng cầu Long Biên đã chứng kiến các điểm cao trên thành cầu trở thành ụ pháo cao xạ chống máy bay Mỹ trong thời gian chiến tranh.
Sang thời bình, do giao thông ngày một tăng trong thập kỷ 90, cầu Long Biên được sử dụng chỉ cho tàu hỏa, xe đạp và người đi bộ. Việt Nam xây dựng thêm cầu Chương Dương nằm trong mục tiêu đáp ứng nhu cầu đi lại và để phát triển kinh tế, xã hội đô thị ở hai bờ sông Hồng Hà Nội. Cuối năm 2005 xe máy được phép đi qua cầu Long Biên để giảm việc ùn tắc giao thông cho cầu Chương Dương.
Cầu Chương Dương
Cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng, trên quốc lộ 1A tại km170+200, địa phận Hà Nội. Đây là cây cầu lớn lần đầu tiên được thiết kế và thi công tại Việt Nam không cần có sự trợ giúp kỹ thuật của các kỹ sư nước ngoài. Tại cây cầu này các kỹ sư cầu đường của Việt Nam tự thử sức mình để có thể tự thiết kế và thi công các cây cầu lớn khác.
Đây là cây cầu nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội.
Cầu được xây năm 1983, đưa vào sử dụng năm 1986.
Từ 2002 cầu được sửa chữa, gia cố. Cầu có chiều dài: 1.230m. Gồm 21 nhịp: 11 nhịp thép; 10 nhịp bê tông trong đó 7 nhịp ở phía Hà Nội và phía Gia Lâm có 3 nhịp.
Chùa Trấn Quốc
Chùa tọa lạc phía Nam hồ Tây, đường Thanh Niên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Sách Từ điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993) giới thiệu chùa nguyên là chùa Khai Quốc, dựng từ thời Tiền Lý Nam Đế (541-547) tại thôn Yên Hoa, gần bờ sông Hồng. Đến đời Lê Trung Hưng (1615), chùa được dời vào trong đê Yên Phụ, dựng trên nền cũ cung Thúy Hoa (thời Lý) và điện Hàn Nguyên (thời Trần). Trong các năm 1624, 1628 và 1639, chùa được tiếp tục trùng tu, mở rộng. Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đã soạn bài văn bia dựng ở chùa vào năm 1637 về công việc tôn tạo này. Đầu đời Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Năm 1821, Vua Minh Mạng đến thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa. Năm 1824, Vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc từ đời Vua Lê Hy Tông đã được nhân dân quen gọi cho đến ngày nay.,Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nằm cạnh Hồ Tây, ở cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội. Chùa được xây từ thời Lý Nam Đế (541-547) ở gần sông Hồng, đến năm 1615, được dời vào vị trí ngày nay. Chùa có vườn tháp cổ u tịch, có nhiều tượng Phật giá trị, đặc biệt là tượng Thích Ca nhập Niết Bàn. Chùa là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Chùa Trấn Quốc nằm trên bán đảo phía đông của Hồ Tây, nên thuộc đất làng Yên Phụ, nơi có ngôi đình thờ thánh. Vào mùa xuân hằng năm dân làng tổ chức đám rước từ đình sang chùa rồi từ chùa về làng bằng cả một đoàn thuyền nối nhau cờ reo trống thúc tưng bừng.
Hồ Tây
Hồ Tây - hay còn có tên hồ Mù Sương (Dâm Đàm), hồ Trâu Vàng (Kim Ngưu hồ), Đầm Xác Cáo - là một hồ lớn nhất ở nội thành Hà Nội (với diện tích hơn 500 ha). Con đường đi vòng quanh hồ dài tới 17 km. Hồ nằm ở phía tây bắc Hà Nội. Có giả thuyết cho rằng hồ là một đoạn sông Hồng cũ còn sót lại sau khi sông đã đổi dòng.
Theo truyện "Hồ Tinh" thì hồ có tên là hồ (hoặc đầm) Xác Cáo vì truyện kể là có con cáo chín đuôi ẩn nấp ở đây làm hại dân. Long Quân dâng nước lên phá hang cáo, cáo chết nôn ra nước thành hồ tây bây giờ.
Theo truyện "Khổng Lồ đúc chuông" thì hồ lại có tên là Trâu Vàng. Truyện kể rằng ông Khổng Lồ có tài thu hết đồng đen của phương Bắc đem đúc thành chuông. Chuông đánh lên tiếng vang sang bên Bắc. Vì đồng đen là mẹ vàng nên con trâu vàng phương Bắc nghe tiếng chuông liền chạy đi tìm mẹ. Tới đây nó quần thảo mãi khiến chân bị chảy máu thành hồ tây
Theo sách xưa ghi chép thì thế kỷ 11, hồ này mang tên hồ Dâm Đàm (đầm Mù Sương). Tới thế kỷ 18 thì đã gọi là Tây Hồ.
Hồ Tây từ xa xưa đã là thắng cảnh nổi tiếng. Từ thời Lý-Trần, các vua chúa đã lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí như cung Thuý Hoa đời nhà Lý, tức điện Hàm Nguyên đời nhà Trần nay là khu chùa Trấn Quốc; cung Từ Hoa đời nhà Lý nay là khu chùa Kim Liên; điện Thuỵ Chương đời nhà Lê nay là khu Trường Chu Văn An.
Đền Quán Thánh
Nằm trên góc đường Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên) và phố Quán Thánh (trông ra Hồ Tây), đền Quan Thánh là nơi thờ Huyền Thiên Trấn Vũ - thần trấn cửa Bắc thành Thăng Long.
Đền Quán Thánh còn gọi là Trấn Vũ Quán là nơi thờ thánh Trấn Vũ tại Hà Nội. Tên đền có khi bị gọi nhầm là Quan Thánh.
Cứ như ba chữ tạc trên nóc cổng ra vào thì đây là Trấn Vũ Quán. Thực ra cái tên Đền Quán Thánh này mới có từ năm 1980. Trước kia tên gọi chính là Trấn Vũ Quán, và dân chúng gọi nôm na là Đền Quán Thánh. Quán là Đạo Quán và là nơi thờ tự của Đạo Giáo, cũng như chùa là của Phật Giáo. Thánh Trấn Vũ là một hình tượng kết hợp nhân vật thần thoại Việt Nam (ông Thánh đã giúp An Dương Vương trừ ma trong khi xây dựng thành Cổ Loa) và nhân vật thần thoại Trung Quốc (Thánh coi giữ phương Bắc).
Tương truyền đền có từ đời Lý Thái Tổ (1010-1028). Nhưng diện mạo đã được tu sửa vào năm 1838. Kiến trúc đền thuộc loại đẹp. Các mảng chạm, khắc trên gỗ có giá trị nghệ thuật rất cao. Bố cục không gian rất thoáng và hài hòa. Hồ Tây trước mặt tạo cho đền luôn có không khí mát mẻ quanh năm.
Trong đền có bức tượng Trấn Vũ đúc bằng đồng đen năm 1667, cao 3,69 m, nặng khoảng 4 tấn. Tượng có hình dáng một người ngồi, y phục gọn gàng nhưng tóc lại bỏ xõa, chân không mang giày, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm thần có rắn quấn quanh và chống lên lưng rùa. Đó là một Đạo sĩ. Tượng Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo duy nhất tại Việt Nam, khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng của người Hà Nội cách đây ba thế kỷ.
Khu Phố Cổ Hà Nội
Khu Phố cổ Hoàn Kiếm là nơi hội tụ 36 phố phường có bề dày gần một ngàn năm lịch sử của một khu đô thị buôn bán sầm uất.
Khu phố mang đậm trong mình những dấu vết lịch sử. Các phố mang tên các mặt hàng được sản xuất hoặc bày bán ở đó: phố Hàng Bông, phố Hàng Gai, phố Lò Rèn, phố Hàng Đường, ...
Mạng lưới đô thị phản ánh cơ cấu tổ chức thành thị cổ xưa gồm 36 phường nghề . Cơ cấu này về mặt không gian và xã hội là hiện thân của một di sản phi vật chất đặc biệt, duy trì các nghề cổ và giới thiệu nhiều hoạt động mang tính chất truyền thống tại các khu phố.
Không những vậy, vẫn còn một di sản giàu kiến trúc đang tồn tại. Nhiều ngôi nhà cổ như những ngôi nhà ở có nhiều giá trị, đình, đền thờ và nhiều ngôi chùa đã minh chứng cho điều đó. Kiến trúc của khu phố cổ được thể hiện đặc biệt qua 3 phong cách: cách xây dựng theo kiểu truyền thống của Việt Nam hoặc Trung Quốc, kiến trúc thuộc địa kiểu Pháp và phong cách nghệ thuật trang trí.
Ngày nay, khu Phố cổ đang tận dụng cơ hội phát triển kinh tế và đón nhận một lượng khách du lịch rất lớn : các quán cà-phê, nhà hàng, cửa hàng bán đồ lưu niệm thủ công và các khách sạn nhỏ đã lần lượt ra đời. Một số nghề như nghề thủ công lụa tơ tằm và buôn bán kim hoàn đã có những bước phát triển vượt bậc.
Để bảo tồn di sản của khu phố cổ, Bộ xây dựng Việt Nam ngay từ năm 1995 đã ra quyết định về nguyên tắc bảo tồn và trùng tu khu Phố cổ.
Bộ văn hoá và thông tin Việt Nam đã xếp hạng Khu phố cổ danh hiệu Di sản lịch sử của quốc gia ngày 5 tháng 4 năm 2004.
Rối Nước Thăng Long
Trong nhiều loại hình nghệ thuật cổ truyền ở nước ta, múa rối nước là một trong những môn nghệ thuật được mời biểu diễn ở nhiều nước trên thế giới, được khán giả các nước hoan nghênh nhiệt liệt. Báo chí nước ngoài đã có nhiều bài viết về môn nghệ thuật độc đáo này với nhận định "Múa rối nước đã trả cho nhân loại một di sản văn hoá vinh quang mà trước đây nó bị nằm trong quên lãng". Hiện nay, múa rối nước Việt Nam đang được đề nghị công nhận là di sản văn hoá của nhân loại.
Theo sử liệu cũ, múa rối nước ở nước ta có từ lâu đời. Nghệ thuật múa rối nước là sản phẩm đặc sắc của vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam với nền văn minh lúa nước. Mỗi phường múa rối nước đều có những đặc điểm, thế mạnh riêng, nhưng nhìn chung, các tích trò đều gắn với truyền thuyết lâu đời từ thời dựng nước, phản ánh sinh hoạt và lao động của người nông dân trên đồng ruộng với bao lo toan vất vả trước thiên tai, địch hoạ nhưng vẫn lạc quan, yêu đời.
Múa rối nước cũng như các loại hình nghệ thuật dân gian khác không phải tất cả đều sinh ra từ Thăng Long - Hà Nội, nhưng khi được trình diến ở đất Kinh kỳ - nơi hội tụ, kết tinh, toả sáng và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc - bộ môn nghệ thuật đó dần được nâng cao cả về nội dung và hình thức. Chất bác học hoà quyện với chất dân gian làm cho nghệ thuật Thăng Long - Hà Nội có nhựa sống dồi dào, khắc phục những thô sơ, thô thiển của buổi sơ khai để vươn tới hoàn thiện.
Hồ Gươm
Hồ Gươm với Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn... đi vào lòng người xa xứ, vào trái tim du khách, in đậm trong tim những người chưa một lần đến thủ đô như một biểu tượng đẹp nhất.
Hồ Hoàn Kiếm hay hồ Gươm là một hồ nước ngọt nằm giữa thủ đô Hà Nội. Tên hồ cũng được đặt cho một quận của Hà Nội, quận Hoàn Kiếm.
Tương truyền vào thế kỷ 15 hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh (1417-1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi.
Trên hồ có hai hòn đảo: Đảo Ngọc và Đảo Rùa
Hồ Hoàn Kiếm được du khách cho là một thắng cảnh của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn. Xung quanh hồ còn có những di tích lịch sử khác như tượng vua Lê Thái Tổ, cầu Thê Húc, tháp Bút, đền Bà Kiệu,... bên cạnh những công trình kiến trúc hiện đại. Toà nhà Bưu điện với tháp đồng hồ cổ kính in bóng hồ Gươm đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội.
Tuy không phải là hồ lớn nhất trong thủ đô, song hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp.
Đền Ngọc Sơn
Trên đất kinh kỳ Thǎng Long - Đông Đô - Hà Nội, nghìn nǎm vǎn hiến thì sự dung hợp về tôn giáo được thể hiện khá rõ nét tại đền Ngọc Sơn. Cùng với Hồ Gươm và Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn đã tạo nên một quần thể hoàn chỉnh, đẹp đẽ. Quần thể này đã trở thành một trong những biểu tượng đặc trưng nhất cho Hà Nội ngày nay.
Sự hỗn dung của Đạo giáo, Đạo Phật, Đạo Nho (hay còn gọi: Tam giáo đồng nguyên), không chỉ ở hiện trạng bây giờ, mà nó còn được thể hiện trong lịch sử xây dựng đền Ngọc Sơn. Trước hết là sự thể hiện tinh thần Nho giáo một cách sâu sắc ở Tháp Bút và Đài Nghiên. Cạnh đó, Đài Nghiên được đặt trên cửa cuốn. Đài Nghiên được tạc bằng đá hình nửa quả đào có ba con ếch đội. Tháp Bút, Đài Nghiên biểu trưng cho quan điểm trọng vǎn chương, anh tài của Nho giáo. Qua cửa cuốn là cầu Thê Húc dẫn đến Đắc Nguyệt Lầu (lầu được trǎng). Cả cầu Thê Húc lẫn Đắc Nguyệt Lầu mang đậm mầu sắc Đạo giáo.
Khu vực chính của đền Ngọc Sơn có ba phần: phía trước là Trấn Ba Đình (đình chắn sóng); giữa là điện thờ chính, sau cùng là Hậu Cung. Điện thờ chính là nơi thờ Vǎn Xương Đế Quân cùng chư vị Thần Tiên, ở đây mầu sắc Đạo giáo rõ rệt. Phần Hậu Cung là nơi thờ trần Hưng Đạo. Tuy nhiên, tượng Đức Thánh Trần với bàn thờ ở giữa, còn một bên là bàn thờ Phật với tượng Quan Âm Bồ Tát và Thiện Tài Đồng Tử, bên kia là bàn thờ Thần linh, sơn Thần, Thổ địa. Bức tường trước Hậu Cung thì lại có sự dung hòa giữa Đạo giáo và Nho giáo, giữa hai chữ Trung - Nghĩa là hình Bát quái.
Đền Ngọc Sơn vẫn đứng đó, Tháp Bút vẫn đang viết lên trời xanh, tất cả không chỉ là một quần thể đẹp đẽ giữa lòng Hà Nội, đó còn là thế giới tâm linh, khẩu khí của con người Việt Nam xưa và nay.
Quảng Trường Ba Đình
Hà Nội là trái tim của nước Việt Nam, Quảng trường Ba Đình là trái tim của Hà Nội. Tại đây đã diễn ra những sự kiện trọng đại của thủ đô và cả nước. Ngày trước, đây vốn là khu vực cửa tây của thành Hà Nội cổ. Thực dân Pháp phá thành làm một vườn hoa nhỏ gọi là điểm tròn Puy-gi-ni-nơ. Năm 1945 mới có tên là vườn hoa Ba Đình. Chữ Ba Đình là để gợi nhớ dải đất Ba Đình ở tỉnh Thanh Hoá, nơi đã nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp kéo dài từ tháng 9 -1886 đến tháng 1-1887.
Quảng trường là nơi chứng kiến hàng trăm nghìn người về dự lễ Độc lập ngày 2-9-1945. Ngày 9-9-1969, sáu ngày sau khi Hồ Chủ tịch qua đời, tại Quảng trường này, đồng bào thủ đô và các địa phương cùng 34 đoàn đại biểu quốc tế đã tới đây dự lễ truy điệu trọng thể vị Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá kiệt xuất.
Ngày nay, mặt chính của quảng trường là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước lăng là khoảng không gian rộng lớn với 320m chiều dài và 100m chiều rộng, đủ chỗ cho 200 nghìn người dự mít tinh. Quảng trường có 168 ô cỏ bốn mùa xanh tươi. Chính giữa là cột cờ. Quảng trường Ba Đình đã trở thành không gian thiêng liêng của thủ đô Hà Nội.
Lăng Hồ Chí Minh
Lăng Hồ Chí Minh, hay Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi đặt thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi ông đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.
Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: "Chủ tịch Hồ-Chí-Minh" bằng đá hồng màu mận chín. Lăng được xây theo kiểu kiến trúc hiện thực xã hội chủ nghĩa, lấy nguyên bản của Lăng Lenin.
Lăng được xây dựng trên nền cũ của tòa lễ đài giữa quảng trường Ba Đình, nơi Hồ Chí Minh chủ trì các cuộc mít tinh lớn và đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Hồ Chí Minh qua đời. Nghĩ tới lúc thống nhất đồng bào còn được thấy ông, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chính thức khởi công xây lăng vào 2 tháng 9 năm 1973.
Bên phía tây của quảng trường là khu lưu niệm Hồ Chí Minh. Tại đây có Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn Hồ Chí Minh. Lăng Hồ Chí Minh thường có nhiều đoàn khách ở các tỉnh thành phố và nước ngoài đến thăm viếng.
Lăng Hồ Chí Minh hoạt động 5 ngày một tuần (trừ thứ hai và thứ sáu), mỗi năm có hai lần đóng cửa vào tháng 11 hoặc tháng 12 để trùng tu và bảo quản thi hài.
Văn Miếu-Quốc Tử Giám
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý. Là tổ hợp gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; và Quốc Tử Giám trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.
Văn Miếu được xây dựng từ "tháng 8 năm Canh Tuất (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông, đắp tượng Chu Công, Khổng Tử và Tứ phối vẽ tranh tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.".
Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử giám, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử).Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử.
Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất, được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.
Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc.
Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau.
Ngày nay, Khuê Văn Các ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội.
Chùa Một Cột
Tên thường gọi là chùa Một Cột, nằm trong quần thể chùa Diên Hựu (kéo dài tuổi thọ). Chùa nằm trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thǎng Long thời Lý, nay thuộc phố chùa Một Cột, quận Ba Đình - Hà Nội, ở bên phải Lǎng Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Theo Đại Việt ký sự toàn thư, chùa được xây dựng vào nǎm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo 1 (1409) đời Lý Thái Tông. Vua Lý Thái Tông (1028-1054) chiêm bao thấy Phật Quan Âm trên toà sen đưa tay dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, vua kể lại cho các quan nghe, có người cho là điềm không lành. Sư Thiên Tuế khuyên nhà vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa hồ, làm toà sen của Phật Quan Âm như đã thấy trong mộng. Chùa xây xong, đài sen nghìn cánh đỡ toà Phật sắc hồng, trong đặt tượng Phật vàng lấp lánh. Các nhà sư đến làm lễ, đi vòng quanh chùa niệm Phật cầu phúc cho vua sống lâu, vì thế đặt tên là chùa Diên Hựu.
Theo vǎn bia dựng nǎm Cảnh Trị 3 do hoà thượng Lê Tất Đạt ghi, chùa được dựng từ thời thuộc Đường: "Nǎm đầu niên hiệu Hàm Thông thời Đường..., dựng một cột đá ở giữa hồ, trên cột xây một toà lầu ngọc trong đó đặt tượng Phật Quan Âm để thờ cúng. Khí đất chung đúc anh linh, cầu gì được nấy. Đến khi triều Lý xây dựng kinh đô ở đây, cũng noi theo dấu cũ, nên càng linh thiêng. Khi Lý Thánh Tông chưa có Hoàng tử, thường đến đó cầu nguyện. Một đêm nằm mộng thấy Phật Quan Âm mời lên lầu ngồi, ôm một đứa bé đặt vào lòng vua. Tháng đó Hoàng hậu có mang hoàng tử. Vua bèn sửa thêm ngôi chùa Diên Hựu ở bên phải chùa Một Cột để mở rộng việc thờ cúng..."
Đời Lý Nhân Tông, nǎm Anh Vũ Chiêu Thánh 5 (1080) vua cho đúc chuông lớn để treo ở chùa gọi là "Giác Thế chung" (chuông thức tỉnh người đời) và một toà phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng, nhưng vì chuông quá nặng không sao treo lên được, phải để dưới đất nên đánh không kêu. Chỗ ruộng để chuông thấp, có nhiều rùa đến ở, được gọi là ruộng Quy Điền và quả chuông cũng được gọi là chuông Quy Điền. Khi quân Minh bị bao vây ở Đông Quan, hết quân khí, Vương Thông đã cho phá quả chuông này để đúc súng đạn.
Quy mô chùa Một Cột vào thế kỷ 12 to lớn lộng lẫy hơn như hiện nay rất nhiều. Vǎn bia Tháp sùng Thiện Diên Linh chùa Long Đọi (Nam Hà) dựng nǎm 1121, mười sáu nǎm sau khi chùa mới hoàn thành, cung cấp cho ta hình ảnh chân thực nhất về một ngôi chùa Một Cột thời Lý
Toà đài sen (Liên Hoa Đài), ta quen gọi là chùa Một Cột có hình vuông mỗi chiều 3m, mái cong dựng trên cột đá hình trụ cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất) có đường kính là 1,2m. Trụ đá gồm 2 khối, gắn rất khéo, thoạt nhìn như một khối đá liền. Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá.
Chùa Một cột đã được Bộ Vǎn hoá xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật ngày 28-4-1962.
Nhà Sàn Bác Hồ
Trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn bình dị, nằm giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau. Đó là ngôi nhà Bác Hồ ở và làm việc từ ngày 17-5-1958 cho tới khi Người qua đời.
Tầng dưới nhà sàn là nơi Bác thường họp với Bộ Chính trị. Tầng trên là hai phòng nhỏ, nơi Bác làm việc và phòng ngủ với những vật dụng đơn sơ giản dị. Trước nhà là ao cá Bác nuôi, bên bờ ao là các loài hoa phong lan nở quanh năm.
Nhân dân từ mọi miền đất nước cũng như du khách quốc tế đến thủ đô Hà Nội, ai cũng muốn đến viếng lăng, thăm nhà ở của Bác và đi dạo quanh Quảng trường Ba Đình lịch sử.
Sau nhà là vườn quả với hàng trăm loài cây quý do các địa phương đưa về trồng. Trong vườn còn có cả những loại cây từ nước ngoài như ngân hoa, cây bụt mọc quanh ao, cây cau vua gốc từ Caribê...
Khu Di Tích Phủ Chủ Tịch
Phủ Chủ tịch là toà nhà bốn tầng nhìn ra đường Hùng Vương, được xây dựng năm 1901. Thời Pháp thuộc, đây là nơi ở và làm việc của Toàn quyền Pháp ở Đông Dương (có tên là Phủ Toàn quyền). Hiện nay, địa điểm này là nơi các vị đứng đầu Nhà nước ta tiếp đón các đoàn khách quan trọng nước ngoài và là nơi để các đại sứ các nước đến trình quốc thư. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì nhiều cuộc họp Hội đồng Chính phủ...
Hà Đông
Hà Đông là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tây, nằm bên bờ sông Nhuệ, cửa ngõ phía Tây, cách trung tâm Hà Nội 11 km, là nơi tập trung các cơ quan hành chính và trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao của tỉnh Hà Tây.
Hà Đông nằm dọc theo Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và trên ngã ba sông Nhuệ, sông La Khê.
Phía bắc giáp huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội; phía đông giáp huyện Thanh Trì, Hà Nội; phía đông bắc giáp một chút quận Thanh Xuân, Hà Nội; phía tây giáp các huyện Quốc Oai, Hoài Đức; phía tây nam giáp huyện Chương Mỹ; phía nam giáp các huyện Thanh Oai, Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.
Thị xã Hà Đông có diện tích tự nhiên 47,9 km² và 173.707 nhân khẩu.(2006)
Năm 1904, đổi tên là thị xã Hà Đông, tỉnh lỵ tỉnh Hà Đông. Từ năm 1965 là tỉnh lỵ tỉnh Hà Tây. Từ năm 1975 đến năm 1991 là tỉnh lỵ tỉnh Hà Sơn Bình. Sau khi chia tách tỉnh Hà Sơn Bình, trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Hà Tây như cũ.
2. TUYẾN ĐIỂM HÀ NỘI- HẢI PHÒNG- HẠ LONG
SƠ ĐỒ TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH HÀ NỘI- HẢI PHÒNG- HẠ LONG
Đi theo quốc lộ 5 chúng ta sẽ đến quận Gia Lâm.
Gia Lâm
Diện tích 172,9 km². Dân số 340.200 người (1999). Diện tích 108,4466 km². Dân số 190.194 người (2003), sau khi tách một phần đất lập quận Long Biên.
Có sông Hồng, sông Đuống và kênh Gia Thượng chảy qua.
Dưới thời phong kiến, huyện Gia Lâm có nhiều nhà khoa bảng lừng danh mà tên tuổi của họ được nhiều người trong cả nước biết tới. Chẳng hạn như: Hà Giáp Hải (làng Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm), Cao Bá Quát (xã Phú Thị, huyện Gia Lâm)...
Huyện Gia Lâm cũng là quê hương của Chử Đồng Tử, Thánh Gióng - hai nhân vật trong Tứ bất tử của Phật giáo Việt Nam. Chử Đồng Tử là người xã Văn Đức, huyện Gia Lâm ngày nay, Thánh Gióng người xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm; Nguyên phi Ỷ Lan hay còn gọi là Bà Tấm (người xã Dương Xá, huyện Gia Lâm).
Nơi đây là phát hiện nhiều di tích khảo cổ quan trọng.
Một số làng nghề tại huyện Gia Lâm: Bát Tràng (sản xuất gốm sứ), Kiêu Kỵ (dát bạc, sơn son thếp vàng), Ninh Hiệp (trồng và kinh doanh thuốc Bắc)...
Tại quận Gia Lâm. Phía bên phải của quốc lộ là sân bay Gia Lâm.
Sân Bay Gia Lâm
Theo tin từ Bộ Giao Thông Vận Tải, dự án quy hoạch sân bay Gia Lâm vừa được phê duyệt đầu tư thành một cảng hàng không nội địa dành cho các chặng bay ngắn.
Theo đó, đến năm 2015, cảng hàng không Gia Lâm sẽ có nhà ga với công suất có thể tiếp nhận 162.000 khách/năm và sân đỗ của cảng hàng không Gia Lâm có thể đón 3 máy bay ATR72.
Đến năm 2015, sân đỗ của cảng hàng không Gia Lâm có thể đón 3 máy bay ATR72 hoặc Fokker. Và đến năm 2025, sẽ đón gần 300 nghìn khách/năm và diện tích sân đỗ đủ chỗ cho 5 chiếc ATR72 và Fokker.
Toàn bộ diện tích sân bay này hiện rộng khoảng 302,61 ha. Trong đó, diện tích đất dành cho quân sự là 144,44 ha, dân sự khoảng 80 ha; và diện tích dùng chung cả quân sự, dân sự là 66,4 ha.
Sân bay Gia Lâm là sân bay nhỏ, nằm cách trung tâm Hà Nội 8km, vốn là sân bay chính của Hà Nội trước năm 1970. Hiện nay, sân bay Gia Lâm dành cho hoạt động bay huấn luyện và bay taxi phục vụ các tour du lịch bằng máy bay trực thăng.
Tại các sân bay này, hành khách sẽ không được cung cấp các dịch vụ như đối với hàng không truyền thống, đặc biệt là không có xe ca đưa đón đến tận cầu thang máy bay...
Giáp với quận Gia Lâm là tỉnh Hưng Yên.
Hưng Yên
Hưng Yên là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thị xã Hưng Yên nằm cách thủ đô Hà Nội 64 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây giáp tỉnh Hà Tây, phía tây bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam.
Tuy là tỉnh "mới" chỉ non 200 năm, vùng đất Hưng Yên đã nổi danh từ thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh trước đó với Phố Hiến, vốn là thương cảng đô hội quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài. Thuyền bè ngược sông Hồng lên Thăng Long "Kẻ Chợ" đều phải dừng ở Phố Hiến đợi giấy phép nên Phố Hiến trở thành tụ điểm sầm uất. Người Tàu, người Nhật và người Tây phương đều đến đấy buôn bán. Do vậy dân gian đã có câu: "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến".
Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, là tỉnh đồng bằng không có rừng, núi và biển.
Diện tích: 923,09 km²
Dân số 1.116.000 người
Đường sắt: tuyến đường sắt Hà Nội-Hải Phòng chạy qua địa phận Hưng Yên 17 km, từ Như Quỳnh tới Lương Tài.
Đường thủy: Sông Hồng là ranh giới của Hưng Yên với các tỉnh, thành phía tây, dài 57 km. Sông Luộc là ranh giới với tỉnh Thái Bình dài 25 km. Sông Luộc và sông Hồng giao nhau tại địa phận thị xã Hưng Yên. Ngoài ra còn các sông nhỏ khác như: sông Sặt, sông Chanh, sông Cửu Yên, sông Tam Đô, sông Điện Biên v.v. Hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp tỉnh này.
Hưng Yên có các di tích lịch sử sau:
Quần thể di tích Phố Hiến: (đền Thiên Hậu, Đông Đô Quảng Hội, Võ Miếu, chùa Nễ Châu, đền Mây, Văn Miếu, Phố Hiến xưa, hội ả đào...)
Hồ bán nguyệt
Di tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung: (đền Đa Hòa, đền Dạ Trạch, các di tích liên quan đến Triệu Việt Vương)
Nhà tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông.
Cụm di tích Phù Ủng (Ân Thi) liên quan đến danh tướng Phạm Ngũ Lão, di tích Tống Trân - Cúc Hoa (Phù Cừ)
ở tỉnh Hưng Yên có một làng nghề làm tương rất nổi tiếng đó chính là làng nghề Tương Bần. làng nghề này nằm bên trái quốc lộ 5.
Làng Nghề Tương Bần
Đi từ Hà Nội theo quốc lộ 5 khoảng 25 km là đến thị trấn Bần Yên nhân (trước đây là một thôn của xã Văn Phú) huyện Mỹ Hào, ở đó có nghề làm tương Bần. Nước ta có nhiều địa phương làm tương ngon và nổi tiếng nhưng Tương Bần vẫn là thứ đặc sản mà người Hà Nội sành ăn xếp vào những món ăn đặc biệt của thủ đô xưa, đó là : Dưa La, húng Láng, nem Bảng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét. Nguồn nguyên liệu để làm tương là gạo, ngô, đỗ tương,... rất dồi dào và có sẵn, công nghệ làm tương khá đơn giản song nhờ bí quyết độc đáo mà tương Bần có hương vị thơm ngon độc đáo hơn hẳn các nơi khác.
Nhãn lồng Hưng Yên là một đặc sản nổi tiếng trong và ngoài nước.
Đi hết tỉnh Hưng Yên, các bạn sẽ đến với tỉnh Hải Dương.
Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía đông, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía tây. Phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp thành phố Hải Phòng, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây giáp tỉnh Hưng Yên.
Diện tích: 1.662 km²
Năm 2003 Hải Dương có 1.689.200 người.
Hải Dương là một địa danh gắn liền với nhiều tên tuổi lớn trong lịch sử Việt Nam như danh nhân quân sự thế giới Trần Hưng Đạo (Đức thánh Trần- Hưng Đạo Đại Vương), danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, danh sư Chu Văn An, danh y Tuệ Tĩnh.
Hiện nay trong địa bàn tỉnh Hải Dương còn nhiều di tích lịch sử-văn hóa như: đền Kiếp Bạc thờ Đức thánh Trần, chùa Côn Sơn gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, đền Cao, văn miếu Mao Điền, di tích gốm sứ Chu Đậu-Mỹ Xá.
Mỹ Xá cũng là nơi mà Việt Nam Quốc dân đảng đã họp dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Thái Học để phát động phong trào khởi nghĩa Yên Bái chống lại thực dân Pháp tháng 2 năm 1930.
Hải Dương nổi tiếng với đặc sản bánh đậu xanh, bánh gai và vải thiều. Gần đầu tỉnh có cơ sở sản xuất bánh đậu xanh, cơ sở này nằm bên trái của quốc lộ.
Bánh Đậu Xanh Hải Dương
Trong số đặc sản của tỉnh Đông xưa phải kể đến bánh đậu xanh của thành phố Hải Dương. Nguyên liệu để chế biến nên loại bánh này không phải khai thác từ đâu xa mà lấy ngay từ hoa màu của đồng nội, hương vị của vườn quê. Thành phần của bánh cũng đơn giản : Đậu xanh, đường kết tinh, mỡ lợn, tinh dầu của hoa bưởi. Những nguyên liệu này đều phải chọn lọc chế biến tinh khiết. Bốn nguyên liệu trên pha trộn với nhau theo một tỉ lệ hợp lý, vượt tỉ lệ đó bánh sẽ kém chất lượng. Bánh đậu xanh Hải Dương ra đời tại thị xã Hải Dương vào đầu thế kỷ 20, nổi tiếng có hiệu Bảo Hiên, Cự Hương, Mai Phương. Mai Hoa.... Bánh đậu xanh Hải Dương nhãn hiệu rồng vàng đã có mặt ở hầu hết các tỉnh Bắc kỳ bốn lần tham gia hội chợ đều được giải.
Hiện nay trên địa bàn thành phố Hải Dương có trên 50 nhà hàng bánh đậu xanh, trong đó có những nhà hàng nổi tiếng như : Bảo Hiên, Nguyên Hương, Bảo Long, Bá Tiến, Hoà An, Minh Ngọc, Quê Hương...
Tỉnh Hải Dương có thành phố cùng tên là thành phố Hải Dương. Đi qua cơ sở sản xuất bánh đậu xanh một đoạn, bên tay phải có 1 con đường đi vào thành phố Hải Dương.
Thành Phố Hải Dương
Phía bắc và phía đông giáp huyện Nam Sách - được chia tách bằng sông Thái Bình ("sông Cái" theo cách gọi của một số người dân địa phương), phía tây giáp huyện Cẩm Giàng, phía nam giáp huyện Gia Lộc, phía đông nam giáp hai huyện Thanh Hà và Tứ Kỳ. Ở phía nam có sông Sặt, chi lưu sông Thái Bình, chảy qua.
Diện tích 36.253 ha, dân số 138.265 người.
Được thành lập năm 1804 dưới tên gọi Thành Đông. Thời thuộc Pháp là một thị xã. Trước năm 1968, là tỉnh lị tỉnh Hải Dương; từ 1968 tới năm 1996 là tỉnh lị tỉnh Hải Hưng. Từ ngày 6 tháng 11 năm 1996, trở lại tỉnh lị tỉnh Hải Dương. Ngày 6 tháng 8 năm 1997, thành lập thành phố Hải Dương.
Vẫn đi trên quốc lộ 5, đến ngã 3 Tiền Trung có quốc lộ 18 đi thị trấn Sao Đỏ.
Sao Đỏ
Sao Đỏ là tên một thị trấn thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Thị trấn Sao Đỏ được thành lập năm 1978.
Sao Đỏ cách thủ đô Hà Nội 66 km về phía Đông bắc, nằm ở ngã ba giữa đường 18 và đường 183, gần tả ngạn sông Thái Bình.
Sao Đỏ cách Đông Triều: 19 Km; Thành phố Hải Dương: 22 Km.
Sao Đỏ cách Côn Sơn (Di tích lịch sử cấp quốc gia): 5 Km; Đền Kiếp Bạc: 10 Km; Đền Cao: 5 Km.Đền Chu Văn An 4Km(Di tích quốc gia)
Thị trấn Sao Đỏ có địa hình bán sơn địa: Một bên giáp núi, một bên tiếp giáp với đồng bằng.
Nằm trong tam giác kinh tế lớn: Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh ,và là trung tâm tam giác Tp Hải Dương-Bắc Ninh-Bắc Giang nên Sao Đỏ có nhiều thuận lợi về mặt phát triển kinh tế. Sao Đỏ có tiềm năng phát triển về kinh tế thương mại, du lịch và dịch vụ,đặc biệt là công nghệ cao.
Một số địa điểm giải trí:
Du lịch: Đền Côn Sơn, Đền Kiếp Bạc,Đền Chu Văn AN, Đền Cao
Sân Gold Chí Linh (nằm nội bộ trong thị trấn)
Cách thị trấn Sao Đỏ 5 km là khu di tích đền Côn Sơn
Côn Sơn
Khu di tích danh thắng Côn Sơn thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, cách Hà Nội khoảng 70km.
Khu di tích này gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân trong lịch sử; là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm vào thời Trần.
Khu di tích nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng - Kỳ Lân. Khu di tích, danh thắng này gồm có núi non, chùa, tháp, rừng thông, khe suối và các di tích nổi tiếng gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân trong lịch sử. Ngay từ thời Trần, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm (Côn Sơn - Yên Tử - Quỳnh Lâm). Mảnh đất này đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Trần Nguyên Ðán, Huyền Quang và đặc biệt là anh hùng dân tộc - danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi. Côn Sơn đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và đọc bia về Nguyễn Trãi.
Ngày nay, Côn Sơn còn lưu giữ được những dấu tích văn hoá thời Trần và các giai đoạn lịch sử kế tiếp. Tiêu biểu là: Chùa Côn Sơn, Giếng Ngọc, Bàn Cờ Tiên , Thạch Bàn.
Đi hết tỉnh Hải Dương chúng ta sẽ tới tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ninh
Quảng Ninh được thành lập năm 1963 với nền tảng là khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh. Tên tỉnh là ghép tên của hai tỉnh Quảng Yên và Hải Ninh cũ. Diện tích của toàn tỉnh Quảng Ninh là 8.239,243 km. Vùng biển của Quảng Ninh có hơn 2000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 1.030 đảo có tên, còn lại hơn một nghìn hòn đảo chưa có tên, chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/2779). Tổng diện tích các đảo là 619,913 km².
Phía tây Quảng Ninh giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang, phía đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và tỉnh Hải Phòng, phía bắc giáp Sùng Tả và Phòng Thành Cảng, Quảng Tây, Trung Quốc với cửa khẩu Móng Cái và Trinh Tường.
Về phía biển ngoài có các đảo như đảo Trần và quần đảo Cô Tô (thuộc huyện Cô Tô). Vùng nội thuỷ từ bắc xuống nam có những đảo chính như đảo Đầu Tán, đảo Vĩnh Thực, đảo Miễu, đảo Cái Chiên, đảo Thoi Xanh, đảo Vạn Vược, đảo Thoi Đây, đảo Sậu Nam, đảo Cái Bầu, đảo Trà Ngọ, đảo Cao Lô, đảo Trà Bàn, đảo Chén, đảo Thẻ Vàng, đảo Cảnh Cước, đảo Vạn Cảnh, đảo Cống Tây, đảo Phượng Hoàng, đảo Nấc Đất, đảo Thượng Mai và đảo Hạ Mai cùng vô số những đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long và Hạ Long.
Cực đông của tỉnh, cũng là điểm đầu tiên của hình chữ S của nước Việt Nam, là mũi Sa Vĩ, thuộc phường Trà Cổ, thị xã Móng Cái.
Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mỹ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh có 3 Khu kinh tế Vân Đồn, hai Trung tâm thương mại Hạ Long, Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực.
Quảng Ninh là tỉnh nằm trọn vẹn trong chương trình "hai hành lang, một vành đai kinh tế" giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tỉnh có nhiều tuyến đường cao tốc trọng điểm đang được xây dựng bên cạnh những cảng biển lớn. Về trữ lượng than trên toàn Việt Nam thì riêng Quảng Ninh đã chiếm tới 90%.
Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam, Quảng Ninh có danh thắng nổi tiếng là vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và di sản thế giới bởi giá trị địa chất địa mạo. Tiềm năng du lịch Quảng Ninh nổi bật nên với:
Các bãi tắm bãi tắm đẹp như Bãi Cháy, đảo Tuần Châu đã được cải tạo, nâng cấp với nhiều loại hình dịch vụ phục vụ đa dạng các nhu cầu của khách.
Cả tỉnh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của Quốc gia như chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn. đây là những điểm thu hút khách thập phương đến với các loại hình du lịch văn hoá, tôn giáo, nhất là vào những dịp lễ hội.
Quảng Ninh nổi bật với các món ăn được chế biến từ các loài hải sản của biển Quảng Ninh, trong đó có những đặc sản giá trị như hải sâm, bào ngư, tôm, cua, sò, ngán, hầu hà, sá sùng, rau câu
Đến với tỉnh Quảng Ninh chúng ta sẽ đến thị xã Uông Bí
Uông Bí
Uông Bí là một thị xã nằm ở miền tây của tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 120km. Nằm dưới chân dãy núi Yên Tử và giáp sông Đá Bạc. Ngày 28 tháng 10, 1961, Chính Phủ ra Nghị định 181/CP thành lập thị xã Uông Bí trực thuộc Khu Hồng Quảng.
Uông Bí nổi tiếng với nền công nghiệp khai thác than. Mỏ than Vành Danh, Bạch Thái Bưởi được khai thác từ thời thuộc địa.Những năm gần đây thêm nhiều mỏ và công ty than được thành lập tại khu vực Uông Bí và nằm trong công ty than Uông Bí như Công ty than Hồng Thái, Công ty than Nam Mẫu,Đồng Vông...
Quốc lộ 18A và đường sắt Yên Viên-Hạ Long chạy ngang qua Uông Bí. Quốc lộ 10 từ Hải Phòng sang Quảng Ninh gặp quốc lộ 18A tại ngã ba Cầu Sến. Giao thông thuỷ nối Hải Phòng với Hạ Long.
Uông Bí có hơn 10 vạn người, hơn 90% là người Kinh. Người Dao Tập trung ở xã Thượng Yên Công. Các dân tộc Tày, Sán Dìu, Hoa ở rải rác trong vùng núi phía bắc.
ở đây có các thắng cảnh như: Hang Son, Động Bảo Phúc, Núi Yên Tử, Khu di , tích Yên Tử, Hồ Yên Trung, Lựng Xanh.
Từ thị xã Uông Bí, có đường dẫn vào núi Yên Tử
Núi Yên Tử
Núi Yên Tử cao 1.068 m là ngọn núi cao trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Núi thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Vốn là là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh "đất tổ Phật Giáo Việt Nam". Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân sơn.Tổng chiều dài đường bộ để lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) là khoảng 6000m với 6 giờ đi bộ liên tục qua hàng ngàn bậc đá, đường rừng núi... Hành trình lên Yên Tử hôm nay sẽ không vất vả như xưa nữa vì hệ thống cáp treo 1 lên gần Hoa Yên đã hoàn thành năm 2002 và hệ thống cáp treo 2 lên cổng trời (khu vực đỉnh Yên Tử) đã được đưa vào sử dụng từ mùa lễ hội 2008
Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308). Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo. Sau khi ông qua đời, người kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Đồng Kiên Cương (1284-1330), vị tổ thứ hai của dòng Trúc Lâm. Trong 19 năm tu hành, ông đã soạn ra bộ sách Thạch thất mị ngữ và cho xây dựng 800 ngôi chùa, am, tháp lớn nhỏ trong nước với hàng nghìn pho tượng có giá trị, trong đó có những chùa nổi tiếng như viện Quỳnh Lâm, chùa Hồ Thiên ở Đông Triều... Tại trung tâm truyền giáo của Pháp Loa còn có Huyền Quang Lý Đạo (1254-1334), vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm.
Từ Hà Nội có thể đi xe ô-tô vượt quãng đường 125 km, qua thị xã Uông Bí thì rẽ vào đường Vàng Danh, đi tiếp khoảng 9 km thì rẽ trái. Có thể lên núi Yên Tử bằng hai cách:
Theo đường đi bộ dài trên 6 km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông.
Đứng ở độ cao 1068 m trên đỉnh núi có thể nhìn bao quát cả vùng Đông Bắc rộng lớn với những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Hạ Long như một bức tranh, xa hơn là sông Bạch Đằng.
Dọc đường còn có một số điểm tham quan như Tháp Tổ, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, tượng đá Yên Kỳ Sinh, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên, các khu du lịch sinh thái Thác Vàng, Thác Bạc. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử xây trên nền dấu tích của chùa Lân mà đức Điếu Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông từng thuyết giảng chúng sinh. Đây là công trình thiền viện lớn nhất Việt Nam.
Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch).
Nhắc đến Quảng Ninh thì mỗi chúng ta sẽ nhớ tới ngay một địa danh nổi tiếng khắp trên thế giới đó chính là di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
Vịnh Hạ Long
Nằm ở vùng Ðông Bắc, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, với tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Ðảo của vịnh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía đông nam (thuộc vịnh Bái Tử Long) và vùng phía tây nam (thuộc vùng vịnh Hạ Long) có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 - 280 triệu năm. Vùng tập trung dày đặc các đảo đá có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang động đẹp nổi tiếng là vùng trung tâm Di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long, bao gồm vịnh Hạ Long và một phần vịnh Bái Tử Long. Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Ðầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam), đảo Cống Tây (phía đông) vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng năm 1962.
Vịnh Hạ Long cũng là nơi gắn liền với sự phát triển của lịch sử dân tộc với những địa danh nổi tiếng như Vân Ðồn - nơi có thương cảng cổ nổi tiếng một thời (1149), có núi Bài Thơ ghi bút tích của nhiều bậc vua chúa, danh nhân, xa hơn chút nữa là dòng sông Bạch Ðằng - nơi đã từng chứng kiến hai trận thuỷ chiến lẫy lừng của cha ông ta chống giặc ngoại xâm.. Không chỉ có vậy, Hạ Long ngày nay được các nhà khoa học chứng minh là một trong những cái nôi của con người có nền văn hoá Hạ Long từ Hậu kỳ đồ đá mới với những địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Ðồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng... Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái tùng áng, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới... Với hàng ngàn loài động, thực vật vô cùng phong phú trên rừng dưới biển, cá, mực... Có những loài đặc biệt quý hiếm chỉ có ở nơi đây.
Với những giá trị đặc biệt như vậy, ngày 17/12/1994, trong phiên họp lần thứ 18 của Hội đồng Di sản Thế giới thuộc UNESCO tổ chức tại Thái Lan, vịnh Hạ Long chính thức được công nhận là Di sản thiên nhiên, khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.
Quay lại với quốc lộ 5 chúng ta sẽ tới thành phố Hải Phòng.
Hải Phòng
Hải Phòng là thành phố cảng công nghiệp hiện đại; là đô thị trung tâm cấp quốc gia; đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, có cảng nước sâu (nếu điều kiện kỹ thuật cho phép); một cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế động lực phía Bắc; một trọng điểm phát triển kinh tế biển; một trong những trung tâm công nghiệp, thương mại lớn của cả nước và trung tâm dịch vụ, du lịch, thuỷ sản, giáo dục và y tế của vùng duyên hải Bắc bộ; một pháo đài bất khả xâm phạm về quốc phòng an ninh; có tổ chức đảng và hệ thống chính trị không ngừng lớn mạnh, đời sống nhân dân ngày một cao. Phấn đấu Hải Phòng là một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp, văn minh, hiện đại trước năm 2020″
Hải Phòng là thành phố lớn thứ ba của Việt Nam, sau thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội. Thành phố nằm ở phía đông bắc Việt Nam, trên bờ biển thuộc vịnh Bắc Bộ, phía bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía nam giáp Thái Bình, phía Tây giáp Hải Dương và phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
Hải Phòng được nối với các tỉnh qua các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông và đường hàng không. Nhờ vậy, Hải Phòng là trung tâm giao thông vận tải của toàn bộ khu vực phía Bắc Việt Nam, nối các tỉnh phía bắc với thị trường thế giới qua hệ thống cảng biển.
Hải Phòng có hệ thống đường bộ rất thuận tiện cho việc vận tải hàng hoá và đi lại với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía bắc thông qua quốc lộ 5 và quốc lộ 10. Quốc lộ 5 dài 105 km gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, hiện là tuyến đường cấp 1 hiện đại nhất Việt Nam.Quốc lộ 10 nối Hải Phòng với Quảng Ninh nơi có khu công nghiệp than, khu du lịch nổi tiếng Vịnh Hạ Long và với vùng nông nghiệp trù phú của các tỉnh đồng bằng ven biển từ Thái Bình đến Thanh Hoá. Quốc lộ 10 cũng nối cảng Hải Phòng, các tỉnh duyên hải Bắc Bộ với đường quốc lộ 1 Bắc - Nam.
Với 5 con sông chảy qua, Hải Phòng là trung tâm đầu mối của mạng giao thông đường sông, nối liền các tỉnh và các cảng sông khu vực phía Bắc. Mạng lưới giao thông đường sông vận tải chuyển tới trên 40% lượng hàng hoá của các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Hải Phòng có 2 sân bay Cát Bi và Kiến An. Sân bay Cát Bi nằm cách trung tâm thành phố 5 km. Sân bay đã được nâng cấp, có thể tiếp nhận máy bay Airbus 320, là sân bay dự bị cho sân bay quốc tế Nội Bài.
Tại thành phố Hải Phòng có sân bay Cát Bi
Sân bay quốc tế Cát Bi
Sân bay Cát Bi là một sân bay cấp III, nằm cách trung tâm thành phố 5 km.
Chiều dài đường cất hạ cánh: chính 2.400 m; phụ: 1.500 m, có phục vụ bay đêm.
Chiều rộng đường cất hạ cánh: chính 50 m, phụ 15 m;
Kích thước đường lăn chính: 1.600×15 (m);
Kết cấu đường cất hạ cánh: bê tông xi măng - bê tông nhựa;
Sân đỗ máy bay: 3 chiếc;
Sân chứa máy bay: 80 chiếc;
Hướng phát triển: nâng cấp mở rộng, cải tạo thành sân bay cấp I, và là sân bay quốc tế trong khu vực
Có thể tiếp nhận các loại máy bay lớn như Boeing 767-300 ER, B777, B747-400, Airbus 320...
Các hãng hàng không và các điểm đi đến
Nội địa
Vietnam Airlines (Hà Nội , Đà Nẵng , Thành phố Hồ Chí Minh)
Pacific Airlines (Thành phố Hồ Chí Minh)
Từ quốc lộ 5, rẽ trái theo con đường vào thị xã Uông Bí, quý khách sẽ đi qua sông Bạch Đằng, một con sông đã đi vào lịch sử của nước ta.
Sông Bạch Đằng
Sông Bạch Đằng, còn gọi là Bạch Đằng Giang, hiệu là sông Vân Cừ, là một con sông chảy giữa hai huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng), cách vịnh Hạ Long, cửa Lục khoảng 40 km. Nó nằm trong hệ thống sông Thái Bình.
Điểm đầu là phà Rừng - Hải Phòng (danh giới Hải Phòng và Quảng Ninh).
Điểm cuối là cửa Nam Triệu - Hải Phòng. Sông có chiều dài 19 km.
Các loại tàu thuyền có tải trọng 300-400 tấn tham gia vận tải được cả 2 mùa.
Sông Bạch Đằng là con đường thủy tốt nhất để đi vào Hà Nội (Thăng Long ngày xưa) từ miền nam Trung Quốc, từ cửa sông Nam Triệu các chiến thuyền đi vào sông Kinh Thầy, sông Đuống và cuối cùng là sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội
Sông Bạch Đằng nổi tiếng với 3 chiến công của dân tộc Việt Nam:
Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền,
Cuộc kháng chiến chống quân Tống của Lê Hoàn
Cuộc thủy chiến của Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên (trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba).
Đi qua khỏi con đường rẽ vào thị xã Uông Bí một đoạn không xa, nhìn phía bên phải có một con đường đi Đồ Sơn
Đồ Sơn
Đồ Sơn hấp dẫn du khách bốn phương còn bởi sự nổi tiếng với các di tích và danh thắng hòa quyện trong không gian đầy thơ mộng của núi - biển - trời - mây. Ở đó có cái đẹp của thiên nhiên, của con người hiện hữu trong từng ngọn núi, bãi biển và trong những huyền thoại lung linh.
Đi dọc khu nghỉ mát Đồ Sơn, xe bon bon qua khu I, khu II, khu III bạn sẽ được ngắm không chán mắt cảnh sắc phong phú của núi non và biển cả, của rừng cây và bãi cát, của sự sôi động và tĩnh lặng. Con đường uốn lượn dẫn bạn đi khi thì như lẫn vào rừng, xuyên qua núi, lúc thì bạn nhìn thây biển trước mặt, lúc lại thấy biển sau lưng... Điều huyền diệu chính là chỗ ấy.
Nằm giữa trung tâm khu du lịch nổi tiếng Đồ Sơn là Công ty Khách sạn Du lịch Đồ Sơn với:
Hệ thống khách sạn hiện đại 250 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Nhà hàng sang trọng sẵn sàng phục vụ quý khách các món ăn Âu - Á, món ăn dân tộc. Với các đầu bếp giỏi và đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chu đáo và lịch sự, chắc chắn sẽ làm vừa lòng quý khách.
Hệ thống phòng họp, hội nghị, hội thảo từ 20 - 300 chỗ
Biệt thự Bảo Đại mang đậm nét cung đình Huế tại Đồ Sơn. Đến đây quý khách có thể tổ chức các bữa tiệc cung đình, thưởng thức những món ăn do các nghệ nhân tài hoa của Công ty chế biến và tạo hình cùng những giọng ca ngọt ngào qua các làn điệu dân ca của chính những nhân viên Biệt thự phục vụ mang nét cung đình xưa.
Khu vui chơi, giải trí, sân tennis, karaoke, bể bơi, vật lý trị liệu....và các địch vụ vui chơi giải trí khác đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng của khách.
Trở lại với quốc lộ 5, cứ tiếp tục đi thẳng thì sẽ tới Cát Bà.
Cát Bà
Cát Bà là huyện cũ của thành phố Hải Phòng, nằm trên đảo Cát Bà.
Trước năm 1945, đây là tổng Hà Sen, thuộc huyện Cát Hải, tỉnh Quảng Yên.
Khi đó, thị trấn Cát Bà từng là phố Cát Bà, rồi đại lý Cát Bà (thuộc tổng Hà Sen), sau là thị xã Cát Bà thuộc tỉnh Quảng Yên, sau nữa thuộc khu Hồng Quảng, đến ngày 5 tháng 6 năm 1956 sáp nhập vào thành phố Hải Phòng. Và sau đó thì thị xã Cát Bà đổi thành thị trấn Cát Bà, đồng thời với việc thành lập huyện Cát Bà.
Ngày 11 tháng 3 năm 1977, huyện Cát Bà nhập với huyện Cát Hải thành huyện Cát Hải mới.
Đảo Cát Bà
Là một trong bốn khu sinh thái Việt Nam được Unesco công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, ngày nay Cát Bà đã trở thành địa chỉ du lịch quen thuộc với nhiều người, nhất là với du khách thích du lịch sinh thái.
Quần đảo Cát Bà có trên 300 đảo lớn, nhỏ, trong đó lớn nhất là đảo chính Cát Bà rộng khoảng 100 km2. Quần đảo này tiếp nối với các đảo của vịnh Hạ Long tạo nên một quần thể đảo và hang động trên biển và là nơi hội tụ đầy đủ các hệ sinh thái tiêu biểu nhất Việt Nam: hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, thảm rong - cỏ biển, các rạng san hô và đặc biệt là hệ thống hang động, thung áng.
Ngoài biển, rừng trên núi đá vôi ở Cát Bà chiếm diện tích khá lớn, xen kẽ là những khu rừng mọc tự nhiên trên núi đất. Hệ thực vật ở đây có 620 loài, thuộc 123 họ có giá trị như Lát Hoa, Kim Giao... Tại động Trung Trang của Cát Bà còn có khu rừng Kim Giao mọc tự nhiên đẹp và có giá trị về kinh tế lẫn nghiên cứu khoa học.
Hệ động vật ở đây cũng rất phong phú với 20 loài thú, 69 loài chim, 20 loài bò sát và lưỡng cư, đặc biệt có loài voọc đầu trắng thường sống ở các vách đá cheo leo ven biển, loài thú quí hiếm được ghi trong sách đỏ thế giới, nay chỉ còn thấy ở Cát Bà.
Khí hậu trên đảo Cát Bà mát mẻ, trong lành, thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng. Du khách có thể nghe tiếng sóng vỗ lên những bờ đá hằng đêm và tiếng gió với nhiều cung bậc ở nơi này: có tiếng gió thổi lồng lộng trên bờ đá ven biển, có tiếng gió vi vu trên đỉnh đèo, cũng lại có tiếng gió rít hoang dã, len lỏi qua những khe núi.
Đến Cát Bà, du khách có thể thuê một chiếc tàu du lịch đi khắp vịnh Lan Hạ, ghé vào những bãi tắm lớn nhỏ thật đẹp với những cái tên ngộ nghĩnh: bãi Cát Cò, bãi Bến Bèo, bãi Cô Tiên... hoặc những hang động Trung Trang, Hoa Cương, Thiên Long để khám phá thiên nhiên kỳ thú rồi sau đó dừng lại ở một vịnh nhỏ bất kỳ, hưởng cái thú câu cá và nhâm nhi thủy hải sản cùng chút rượu đế giữa non xanh nước biếc bên cạnh người thân hoặc bạn bè. Mọi phiền muộn sẽ được gột rửa.
Du khách có thể từ khu nhà nghỉ tại trung tâm thị trấn đảo qua những dốc núi để xuống bãi tắm Cát Bà. Hoặc không, quý khách có thể đặt phòng nghỉ ngay tại các khu nghỉ dưỡng sát bãi biển. Các bãi tắm được nối với nhau bằng một con đường nhỏ men theo triền núi, vì thế, du khách sẽ có thêm cảm giác thú vị khi di chuyển tìm một bãi tắm vừa ý.
3. TUYẾN ĐIỂM HÀ NỘI-PHÚ THỌ-LÀO CAI-SA PA
SƠ ĐỒ TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH HÀ NỘI-PHÚ THỌ-LÀO CAI-SA PA
Từ quốc lộ 5, rẽ theo quốc lộ 2 chúng ta sẽ đến với tỉnh Vĩnh Phúc.
Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là một tỉnh miền núi trung du nằm ở vùng Đông Bắc. Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới tự nhiên là sông Lô, Phía nam giáp tỉnh Hà Tây - Hà Nội, ranh giới tự nhiên là sông Hồng. Phía đông giáp hai huyện Sóc Sơn, Đông Anh - Hà Nội, Phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía nam giáp tỉnh Hà Tây và thủ đô Hà Nội.
Vĩnh Phúc là một tỉnh ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng, khoảng giữa của miền Bắc nước Việt Nam, khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng vì vậy có ba vùng sinh thái: đồng bằng ở phía Nam tỉnh, trung du ở phía Bắc tỉnh, vùng núi ở huyện Tam Đảo.
Vĩnh Phúc tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài, là điểm đầu của quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh), đồng thời có đường sắt Hà Nội-Lào Cai, đường quốc lộ 2 chạy dọc tỉnh. Chảy qua Vĩnh Phúc có 4 dòng chính: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ. Hệ thống sông Hồng là tuyến đường thuỷ quan trọng, thuận lợi cho tàu bè.
Vĩnh Phúc vùng đất địa linh nhân kiệt, là cái nôi của người Việt cổ, với di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu nổi tiếng. Mê Linh, nơi Hai Bà Trưng đóng đô, nằm trong tỉnh này.
Tới Vĩnh Phúc, chúng ta sẽ đi qua huyện mê Linh
Mê Linh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Mê Linh là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, nằm ở phía Bắc Hà Nội, giáp sân bay Nội Bài. Đây là địa danh gắn với tên tuổi của Hai Bà Trưng.
Diện tích 14.095,74 km²
Dân số 181.299 (2004)
Huyện Mê Linh được thành lập năm 1977 trên cơ sở hợp nhất 2 huyện Bình Xuyên và Yên Lãng, ngoài ra còn có 4 xã Văn Tiến, Nguyệt Đức, Minh Tân và Bình Định của huyện Yên Lạc, 2 xã Kim Hoa và Quang Minh của huyện Kim Anh.
Một năm sau, Mê Linh được sáp nhập vào Hà Nội. Đến 1979, sáp nhập thêm các xã Nam Viêm, Ngọc Thanh, Phúc Thắng, Cao Minh và thị trấn Xuân Hòa của huyện Sóc Sơn vào huyện Mê Linh, nâng tổng số đơn vị hành chính huyện Mê Linh lên thành 22 xã và 2 thị trấn.
1991, Mê Linh tách khỏi Hà Nội và trở về tỉnh Vĩnh Phú (nay là Vĩnh Phúc).
Sau khi thành lập thị xã Phúc Yên, tách khỏi huyện Mê Linh năm 2004, thị trấn Xuân Hòa trở thành một phường của thị xã Phúc Yên, thì huyện Mê Linh còn lại 17 xã.
2008, chủ trương sáp nhập Mê Linh vào Hà Nội.
Khi đi qua huyện Mê Linh, gần đầu huyện về phía bên phải quốc lộ có đền thờ Hai Bà Trưng.
Đền Thờ Hai Bà Trưng
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 sau CN), thời đại Hai Bà Trưng (40 - 43 sau CN), được mọi người dân Việt Nam biết đến với niềm tự hào và kính trọng sâu sắc. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, trong cả lịch sử nhân loại, một cuộc khởi nghĩa do hai nữ Anh hùng lãnh đạo, đánh đuổi giặc ngoại xâm giành thắng lợi. Bà Trưng Trắc đã lên ngôi Vua, phong thưởng các tướng sĩ, cắt cử quan lại các cấp... Có thể nói,
Hai Bà Trưng là người đầu tiên có công giữ nước, xây dựng nền độc lập, người đặt nền móng cho truyền thống đánh giặc, ý thức tự lập, tự cường của dân tộc ta.
Sau khi hai bà mất, nhân dân trong nước thuộc nhiều triều đại kính trọng lập đền thờ hai bà và các tướng lĩnh giỏi (phần lớn là nữ tướng) ở nhiều nơi. Chỉ tính riêng trên đất Vĩnh Phúc đã có 65 đền thờ Hai Bà Trưng và 66 tướng lĩnh. Hàng năm, cứ đến ngày 6 tháng Giêng (ngày Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa), tại đền thờ hai bà ở xã Mê Linh, huyện Mê Linh, lại mở hội lớn, nhân dân trong tỉnh và cả nước nô nức kéo về dự, thắp hương thành kính biết ơn "Nhị Vị Đại Vương" đã có công xây dựng nền độc lập ngay từ buổi bình minh của dân tộc và tiếp tục cầu mong Hai Bà phù hộ cho quốc thái, dân an...
Từ ngày có Đảng, đặc biệt là những năm 1940 - 1945, Đền thờ Hai Bà Trưng trở thành nơi chở che, đi về, hội họp của các nhà lãnh đạo tiền bối Đảng ta như các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Đạo
Trên đường tới thị xã Vĩnh Yên, bên tay phải có tuyến đường đi vào hồ Đại Lãi.
Hồ Đại Lãi
Đại Lải là một hồ nước nhân tạo lớn. Xưa kia, vùng hồ là một thung lũng cằn cỗi nằm giữa một bên là dải núi Thằn Lằn, một bên là các đồi trọc trải dần ra từ phía chân dãy Tam Đảo. Mùa mưa lũ, nước ở các con suối chảy dồn về như thác, đồng thời lại rút đi rất nhanh, cuốn trôi theo phù sa màu mỡ, làm cho đồng ruộng bị xói mòn, đất đai bạc màu vì khô cằn. Vì vậy, Bộ Thuỷ lợi đã cho khảo sát, thiết kế xây dựng hồ chứa nước Đại Lải với nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ tưới tiêu cho đại bộ phận ruộng đồng của huyện Kim Anh, Sóc Sơn và một phần diện tích đất nông nghiệp huyện Bình Xuyên. Công trình được khởi công vào năm 1959, đến năm 1963 cơ bản hoàn thành bằng sức lao động chân tay của bộ đội, nhân dân, cán bộ công nhân viên chức, các cơ quan, đoàn thể trong và ngoài tỉnh, diện tích mặt nước 525ha, chứa 26,4 triệu m3 nước. Công trình hồ Đại Lải mang lại lợi ích phát triển kinh tế, xã hội, nông lâm nghiệp, phục vụ tưới tiêu cho khoảng 2.900ha - 3.500ha đất canh tác.
Với diện tích tự nhiên là 1.500ha, trung tâm là hồ Đại Lải, khu du lịch - thắng cảnh này đã, đang và ngày càng đẹp hơn, có tiềm năng lớn để phát triển du lịch - dịch vụ, bước đầu thu hút được khách du lịch trong và ngoài nước tới thăm quan, nghỉ dưỡng.
Từ bãi tắm dưới hồ, du khách có thể đi bộ thể dục lên đỉnh núi Thằn Lằn phóng tầm mắt nhìn về Thủ đô Hà Nội và tham quan đồn Thằn Lằn, nơi ghi dấu một trong những trận đánh quyết liệt mà chiến thắng hào hùng của lực lượng vũ trang chiến khu Ngọc Thanh những năm chống Pháp. Những ai thích leo núi có thể ngược lên phía Bắc, luồn rừng qua đèo Nhe (một thời là con đường liên lạc trọng yếu giữa chiến khu Ngọc Thanh và căn cứ địa Việt Bắc) sang đất Thái Nguyên thăm hồ Suối Lạnh; tới đèo Khế thăm khe núi Đá Đen - địa điểm đặt kho bạc nhà nước thời kháng chiến; hay rẽ sang núi Mỏ Quạ mạo hiểm thử sức leo lên những vách đá dựng đứng... Từ trên cao nhìn xuống sẽ thấy thấp thoáng giữa bạt ngàn rừng xanh là các mặt nước hồ Xạ Hương, hồ Làng Hà, hồ Gia Khau thanh bình lặng sóng. Du khách cũng có thể tới thăm những dấu tích thành lũy của Quận Hẻo Nguyễn Danh Phương hay những địa điểm ghi đầy dấu ấn lịch sử khác của chiến khu Ngọc Thanh như: cơ sở bào chế thuốc tân dược và nơi làm việc của trạm quân y chiến khu, thung lũng Đá Bia, Đồng Dè, đại bản doanh Móc Son...
Khu du lịch Đại Lải nằm trong địa phận xã Ngọc Thanh và xã Cao Minh, thuộc thị xã Phúc Yên, cách nội thành Hà Nội 40 km, cách sân bay Nội Bài 10 km với hệ thống đường giao thông thuận tiện cả đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Với vị trí thuận lợi được thiên nhiên ưu đãi, được sự quan tâm của các cấp chính quyền trong tương lai không xa Đại Lải sẽ cùng với các khu du lịch Tam Đảo Tây Thiên và các khu du lịch sinh thái trong vùng tạo nên một quần thể du lịch bốn mùa và những ngày nghỉ cuối tuần của du khách thập phương trong và ngoài nước
Qua khỏi con đường vào hồ Đại Lãi là đến với thị xã Vĩnh Yên
Vĩnh Yên
Vĩnh Yên là thành phố của tỉnh Vĩnh Phúc
Thành phố Vĩnh Yên có 5.080,21 ha diện tích tự nhiên và 122.568 nhân khẩu (tháng 12 năm 2006)
Thành phố Vĩnh Yên phía đông giáp huyện Bình Xuyên; tây và bắc giáp huyện Tam Dương; nam giáp huyện Yên Lạc; đều thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Hiện nay, thành phố có 1.159 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó có trên 30 dự án vốn FDI tập trung chính ở hai khu công nghiệp là Khai Quang và Lai Sơn, giải quyết hàng vạn lao động trên địa bàn và các vùng lân cận với thu nhập bình quân 900.000 đồng/tháng. Ngoài ra, còn các cụm phát triển kinh tế nằm rải rác ở các xã, phường: Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp phục vụ cho các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, hoạt động thương mại đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, đầu tư xây dựng cải tạo các chợ trung tâm thị xã, nâng cấp, hệ thống cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư vào các dự án lớn như: Khu dịch vụ Trại ổi, khu vui chơi giải trí Nam đầm Vạc, khu đô thị chùa Hà Tiên, khu du lịch Bắc đầm Vạc...
Tại thành phố Vĩnh Yên phía bên phải có con đường đi Tam Đảo. Chạy khoảng 24 km theo con đường này các bạn sẽ tới Tam Đảo
Dãy Núi Tam Đảo
Dãy núi Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1590m. Dãy núi Tam Đảo hình thành cách đây 230 triệu năm vào giữa kỷ Trias do hoạt động của núi lửa phun trào dung nham làm nhiều đợt trồng lên nhau. Các loại đá chính ở Tam Đảo là Riolit pocfia, penzit và các tuf của chúng. Dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, dài chừng 80 km, rộng từ 10 đến 15 km. Do tương đối dốc đứng, nên trên Tam Đảo có nhiều suối và thác nước. Thác Bạc có độ cao 50m, nước sối xuống tung bọt trắng ngay cả vào mùa khô. Cũng vì dốc đứng, nên hệ thực vật ở đây khá đa dạng và thay đổi theo độ cao. Nhiều loại rau quả ôn đới được trồng ở Tam Đảo và cung cấp cho các vùng xung quanh, nhất là cho Hà Nội. Càng lên cao, các loài cây thuộc họ lá kim càng nhiều. Loài cá cóc, là động vật đặc hữu của Tam Đảo. Vườn quốc gia Tam Đảo rộng 36.883 ha nằm trọn trong dãy núi này.
Trên dãy Tam Đảo có những di tích văn hóa-lịch sử nổi tiếng như chùa Tây Thiên và đền Tây Thiên (còn gọi Đền Mẫu) thờ Quốc Mẫu Tây Thiên Năng Thị Tiêu. Theo thần thoại, Quốc Mẫu Tây Thiên là do linh khí của núi rừng Tam Đảo hun đúc mà nên. Đầu thế kỷ 20, người Pháp đã lên Tam Đảo và xây dựng một thị trấn ở đây làm nơi nghỉ mát cho các quan chức của chính quyền đô hộ. Tổng cộng có 163 ngôi biệt thự kiến trúc châu Âu đã được xây dựng. Ngày nay, một số đã đổ nát. Tam Đảo là một khu du lịch nổi tiếng ở miền Bắc.
Tiếp tục hành trình chúng ta sẽ tới tỉnh phú Thọ.
Phú Thọ
Phú Thọ là vùng đất tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Nơi đây các vua Hùng đã dựng nước Văn Lang - quốc gia đầu tiên của Việt Nam với thủ đô là Phong Châu.
Thời Hùng Vương, Phú Thọ thuộc bộ Văn Lang, trung tâm của nước Văn Lang.
Thời An Dương Vương với nhà nước Âu Lạc, Phú Thọ thuộc huyện Mê Linh.
Dưới thời Bắc thuộc (từ năm 111 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 10), Phú Thọ thuộc quận Mê Linh, Tân Xương, Phong Châu.
Thời kỳ phong kiến độc lập, phân cấp hành chính của Việt Nam có sự thay đổi, chế độ quận, huyện thời Bắc thuộc được thay thế bằng các đạo (lộ, trấn, xứ, tỉnh), dưới đạo là các phủ, châu, huyện. Phú Thọ thuộc lộ Tam Giang.
Từ thời nhà Lê đến đầu triều nhà Nguyễn (1428 - 1891), phần lớn tỉnh Phú Thọ ngày nay thuộc tỉnh Sơn Tây trừ huyện Thanh Xuyên và huyện Yên Lập thuộc tỉnh Hưng Hoá (huyện Thanh Xuyên nay là 3 huyện Tân Sơn, Thanh Sơn và Thanh Thuỷ; huyện Yên Lập thuộc phủ Quy Hoá nay thuộc tỉnh Phú Thọ).
Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nhà vua đã tiến hành cải cách hành chính, đổi tất cả các trấn trong nước là tỉnh, phân lại địa giới các tỉnh (điều chuyển một số huyện từ tỉnh nọ sang tỉnh kia), chia tách một số huyện lớn...
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.519 km²
Theo thống kê năm 2003, Phú Thọ có 1.302.700 người
Phú Thọ có 3 con sông lớn chảy qua: sông Hồng (sông Thao), sông Lô và sông Đà, chúng hợp lại với nhau ở Thành phố Việt Trì. Chính vì thế mà đây được gọi là "ngã ba sông".
Phú Thọ có nền văn hoá rực rỡ từ lâu đời. Những di chỉ khảo cổ văn hoá Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả và nhiều đình, chùa, lăng, tẩm còn lại quanh vùng núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là một trung tâm văn hoá của dân tộc Việt. Di tích lịch sử quan trọng là đền quốc mẫu Âu Cơ, khu di tích đền Hùng.
Ao Giời-Suối Tiên, một địa chỉ du lịch sinh thái và văn hóa gắn với truyền thuyết Lạc Long Quân-Âu Cơ
Đây là vùng đất có nhiều lễ hội, đáng kể nhất là lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng Ba âm lịch). Các dân tộc ít người cũng có những đặc trưng văn hoá riêng của mình: người Mường có nhiều truyện thơ, ca dao, tục ngữ, hát xéc bùa, hát ví, hát đúm. Người Việt có hát xoan, hát ghẹo... Các lễ hội chính trong tỉnh có thể kể đến:
Lễ hội đền Hùng tổ chức tại Đền Hùng ngày 10 tháng Ba âm lịch, hiện đã được nâng lên thành quốc giỗ.
Đặc sản có bưởi Đoan Hùng, quả hồng Hạc (hay còn gọi là hồng Hạc Trì), là loại hồng không hạt quả to, chè Phú Thọ, thịt chua làm từ thịt lợn, rêu đá tại huyện Thanh Sơn.
Các vùng núi phía Bắc tỉnh thịnh hành món cơm lam làm từ gạo nếp nương, đặc biệt là món xôi cọ là loại xôi được đồ từ gạo nếp trộn với thịt quả cọ đã được om chín.
Tỉnh Phú Thọ có thành phố Việt Trì - Thành phố Ngã ba sông
Việt Trì
Diện tích: thành phố Việt Trì rộng 10.636,94 ha.
Thành phố có dân số là 168.462 người.
Việt Trì là thành phố trực thuộc tỉnh Phú Thọ. Việt Trì được thành lập vào năm 1962 và là đô thị loại 2 của Việt Nam.
Việt Trì cách Hà Nội 75 cây số về hướng Tây Bắc Nằm ở "Ngã Ba Hạc" trên sông Hồng, nơi con sông Thao đỏ nước phù sa hợp lưu với dòng sông Lô xanh biếc. Vì thế Việt Trì còn được biết đến với cái tên Thành phố Ngã ba sông.
Thành phố Việt Trì về phía Đông giáp huyện Lập Thạch, huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc); Tây giáp thị trấn Lâm Thao, thị trấn Hùng Sơn, xã Tiên Kiên, xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao; Nam giáp xã Cao Xá, xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao (cùng của Phú Thọ) và huyện Ba Vì (tỉnh Hà Tây); Bắc giáp xã Phù Ninh, xã An Đạo, xã Tử Đà, xã Vĩnh Phú, huyện Phù Ninh.
Khu vực nằm trong địa giới Việt Trì hiện nay được coi là kinh đô đầu tiên của quốc gia Văn Lang với các triều đại Vua Hùng cách đây trên 4000 năm, biểu hiện qua những di chỉ khảo cổ nổi tiếng tại Làng Cả và khu di tích lịch sử Đền Hùng. Hàng năm cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch nhiều người lại hành hương và hướng về đất Tổ với lòng tôn kính. Hiện nay khu di tích lịch sử Đền Hùng đang được đầu tư và tôn tạo, trở thành một vùng du lịch của thành phố Việt Trì.
Về ẩm thực, xưa Việt Trì nổi tiếng với cá Anh Vũ, một loại cá nước ngọt chỉ thấy xuất hiện tại ngã ba sông.
Đoạn thành Phố Việt Trì, phía bên trái quốc lộ có Đền Hùng.
Đền Hùng
Đền Hùng được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Phong Châu là đế đô của nước Văn Lang, từ 40.000 năm trước. Đấy là đất Tổ của dân tộc Việt Nam.
Tương truyền, xa xưa, các vua Hùng lựa chọn nhiều nơi, cuối cùng mới tìm được thánh địa này để đóng đô. Nơi này ở phía trước có sông tụ hội, hai bên có núi chầu hầu. Bãi sông tiện lợi cho sinh hoạt nhân dân. Đất đai màu mỡ thích hợp việc cày cấy, trồng trọt. Đất gò đồi cao thuận lợi việc lập ấp mở làng.
Ngày nay, những dấu tích phát hiện được trong các đợt khai quật khảo cổ ở Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Làng Cả... cho thấy quanh vùng đất Phong Châu đều có tính chất tiêu biểu. Điều này chứng minh rằng đây là địa bàn sinh tụ của người Việt cổ thời Hùng Vương. Cuộc sống vật chất và tinh thần của con người ở đây đã đạt tới đỉnh cao văn minh lúc bấy giờ.
Theo sử cũ, sau khi định đô ở Phong Châu, các vua Hùng đã chọn núi Nghĩa Lĩnh làm nơi tế trời đất, chủ thần và tiên tổ. Với những cái tên được gọi qua nhiều thời điểm khác nhau như là: Hy Chương, Nghĩa Cương, Hùng Lĩnh, núi Hùng, núi Nghĩa Lĩnh cao 175m, nằm trên địa phận thôn Cổ Tích. Cây cối ở đây um tùm, xung quanh là gò đồi nhấp nhô trùng điệp.
Tương truyền có tất cả 99 ngọn đồi vốn là 99 con voi có nghĩa phủ phục chầu núi Tổ, riêng có 1 con bất nghĩa, quay ngược lại bị chém đầu. Vì vậy, vùng này có một quả đồi có vết xẻ thành khe.
Du khách đi đến đền Hùng, từ Hà Nội qua Cổ Loa, Đông Anh, khu công nghiệp Việt Trì, khu mộ cổ Làng Cả, cầu Bạch Hạc là nhìn thấy núi Hùng, núi Trọc, núi Văn in hình trên nền trời. Sau đó, tới Ngã Ba Đền Hùng, du khách rời đường lớn, rẽ vào con đường đất đỏ như xẻ qua đồi, dưới rừng cây tỏa rợp bóng mát. Cổng đền Hùng hiện ra ở chân núi phía Tây, bên những gốc thông đại thụ cao vút.
Khu vực Đền Hùng được bảo vệ, tôn tạo khá chu đáo. Đường đi được làm thêm vào thời gian gần đây; bậc đá lên đền được sửa lại; cây được trồng thêm. Ngoài ra, còn xây thêm khu công quán, đào hồ chứa nước Lạc Long Quân...
Đứng trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn xuống, du khách thấy phía xa xa là Ngã ba Hạc, nơi sông Lô nhập dòng với sông Hồng. Xưa kia, mênh mông như biển cả. Phía bên trái là dãy Tam Đảo hùng vĩ. Phía bên phải là ngọn Ba Vì mờ mờ xanh ẩn hiện... Đồng ruộng, đồi cọ, vườn chè, làng xóm trù phú, cảnh đẹp như tranh, vùng trung du trải rộng ra trước mắt. Đây đó rải rác những đầm hồ lớn lấp loáng như gương dưới ánh xuân.
Tiếp theo chúng ta sẽ tới huyện Đoan Hùng.
Đoan Hùng
Diện tích Đoan Hùng là 302,4 km².
Dân số, theo thống kê năm 1999,là 101.500 người.
Đoan Hùng là huyện cực bắc của tỉnh Phú Thọ,Việt Nam.
Đoan Hùng là một huyện đồi núi trung du, nằm tại ngã ba ranh giới giữa tỉnh Phú Thọ với hai tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Huyện Đoan Hùng có ranh giới phía Đông Nam giáp huyện Phù Ninh, phía Nam giáp huyện Thanh Ba, phía Tây Nam và phía Tây giáp huyện Hạ Hòa, đều là các huyện của tỉnh Phú Thọ. Phía Tây Bắc, Đoan Hùng giáp huyện Yên Bình của tỉnh Yên Bái. Phía Bắc và phía Đông, huyện Đoan Hùng giáp các huyện của tỉnh Tuyên Quang, kể từ Bắc sang Đông lần lượt là các huyện: Yên Sơn (phía Bắc) và Sơn Dương (phía Đông). Trên phần phía Đông Bắc huyện có đoạn cuối của sông Chảy (phần hạ du thủy điện Thác Bà), đổ nước vào sông Lô ngay tại đây. Men theo phần lớn ranh giới với huyện Sơn Dương - Tuyên Quang, là dòng sông Lô, một con sông lớn của hệ thống sông Hồng, nhưng ngã ba sông Chảy - sông Lô lại nằm sâu trong lòng huyện.
Trên đoạn sông Lô chảy qua huyện, ngày 24 tháng 10 năm 1947, đã diễn ra trận Đoan Hùng, một trong một chuỗi chiến thắng sông Lô của Quân đội Nhân dân Việt Nam trước quân đội Viễn Chinh Pháp, trong chiến tranh Đông Dương.
ở Đoan Hùng, tiếp tục đi theo quốc lộ 2 thì sẽ tới Tuyên Quang.
Tuyên Quang
Tuyên Quang là tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc,
Diện tích: 5.868 Km 2
Dân số: 727.751 người (năm 2005) .
Trong cách mạng Tháng Tám , Tuyên Quang vinh dự là Thủ đô Khu giải phóng, được Trung ương Đảng và Bác Hồ chọn làm trung tâm của cách mạng cả nước.
Trong những năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Tuyên Quang là Thủ đô Kháng chiến
Tại Tuyên Quang, nhiều hội nghị quan trọng của Trung ương Đảng, Chính phủ được triệu tập.
Tại Đoan Hùng chúng ta sẽ đi theo quốc lộ 70 để đến với tỉnh Yên Bái
Yên Bái
Yên Bái là một tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.
Yên Bái nằm ở vùng Tây Bắc tiếp giáp với Đông Bắc. Tỉnh có Phía đông bắc giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía đông nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía tây nam giáp tỉnh Sơn La, phía tây bắc giáp hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai.
Yên Bái có diện tích tự nhiên 6.882,9 km², nằm trải dọc đôi bờ sông Hồng.
Địa hình Yên Bái có độ dốc lớn, cao dần từ đông sang tây, từ nam lên bắc, độ cao trung bình 600 mét so với mực nước biển và có thể chia làm hai vùng: vùng thấp ở tả ngạn sông Hồng và lưu vực sông Chảy mang nhiều đặc điểm của vùng trung du; vùng cao thuộc hữu ngạn sông Hồng và cao nguyên nằm giữa sông Hồng và sông Đà có nhiều dãy núi.
Yên Bái có khí hậu đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều nên độ ẩm cao.
Khu vực một suối nước nóng tại huyện Văn Chấn, Yên Bái. Chiếc giếng xây gạch quây mạch nước nóng chảy ra suối. Dãy núi phía xa mờ là khu vực Suối Giàng với loại chè ngon có tiếng
Yên Bái có các loại rừng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới trên núi cao. Gỗ quý ở đây có pơ-mu, được nhiều người tin là có tác dụng diệt vi khuẩn độc hại, kéo dài tuổi thọ của những ai lấy gỗ này làm giường.
Ngoài hai con sông lớn là sông Hồng và sông Chảy, còn có khoảng 200 ngòi, suối lớn nhỏ và hồ, đầm. Đầu thập niên 1960, Nga giúp thiết kế hồ Thác Bà - hồ nước nhân tạo có diện tích mặt nước trên 20.000 ha, với khoảng 1.300 đảo lớn nhỏ. Hồ có sức chứa 3-3,9 tỷ m³ nước với mục đích ban đầu là chạy Nhà máy thuỷ điện Thác Bà - Công trình thuỷ điện lớn đầu tiên ở Việt Nam. Hồ Thác Bà cùng với các lễ hội, di tích danh thắng của Yên Bái đang là điểm đến của du khách.
Hiện nay, toàn tỉnh có 731.810 người (2005) gồm 30 dân tộc chung sống. Các dân tộc ở Yên Bái sống xen kẽ, quần tụ ở khắp các địa phương trên địa bàn của tỉnh với những bản sắc văn hoá phong sắc.
Yên Bái là một điểm sinh tụ của người Việt cổ, có nền văn hoá nhân bản, thể hiện ở những di vật, di chỉ phát hiện ở hang Hùm (Lục Yên), công cụ bằng đá ở Thẩm Thoóng (Văn Chấn), thạp đồng Đào Thịnh, Hợp Minh (Trấn Yên), trống đồng Minh Xuân (Lục Yên). Nhiều di chỉ khảo cổ được phát hiện, như đền, tháp, khu di tích lịch sử.
Được thành lập năm 1900, tỉnh Yên Bái được biết đến qua cuộc Khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân Đảng vào thượng tuần tháng 2 năm 1930. Lãnh tụ là Nguyễn Thái Học đã bị thực dân Pháp bắt và đem hành quyết bằng máy chém ở Yên Bái cùng 12 đồng đội vào ngày 17 tháng 6 năm 1930.
Giao thông ở Yên Bái có hệ thống đường sắt, đường bộ, đường thuỷ. Thông thương từ Yên Bái đến các tỉnh lân cận của miền Tây Bắc và Việt Bắc ngày càng phát triển nhất là khi hệ thống đường bộ đang tiếp tục được hoàn thiện, tuyến đường sắt Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai nối liền tới Côn Minh, Trung Quốc được nâng cấp.
Sau khi tới Yên Bái chúng ta sẽ đi qua Thành Phố Yên Bái.
Thành Phố Yên Bái
Thành phố Yên Bái là một thành phố của tỉnh Yên Bái.
Thành phố cách Hà Nội khoảng 150 km theo sông Hồng. Trước đây thành phố này chỉ là một thị xã nhỏ nằm gần sông Hồng. Thị xã Yên Bái trở thành thành phố theo Nghị định số 05/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 1 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ. Thành phố Yên Bái là đô thị loại III.
Phía đông và đông bắc giáp huyện Yên Bình, phía tây và tây nam giáp huyện Trấn Yên. Diện tích 58 km². Dân số 76.474 người (2003), gồm 18 dân tộc anh em sinh sống, đa số là dân tộc Kinh.
Đi hết tỉnh Yên Bái là tới tỉnh Lào Cai.
Lào Cai
Diện tích tự nhiên 6357,08 km2.
Số dân trung bình năm 2005: trên 57,68 vạn người.
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm phía Tây Bắc Việt Nam cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Phía đông giáp tỉnh Hà Giang; phía tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu; phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 203 km đường biên giới.
Cách ngày nay hơn vạn năm, con người đã có mặt tại địa bàn Lào Cai. Thời Hùng Vương dựng nước, vùng đất Lào Cai thuộc bộ Tân Hưng, là một trong 15 bộ của Nhà nước Văn Lang - là một trung tâm kinh tế chính trị lớn ở thượng nguồn sông Hồng. Đến đời Đinh, Lý, Trần, Lê có biết bao biến động về địa danh... Đến đời nhà Nguyễn, vùng đất Lào Cai chủ yếu thuộc đất của châu Thuỷ Vỹ, châu Văn Bàn, một phần thuộc châu Chiêu Tấn và một phần nhỏ thuộc châu Lục Yên thuộc phủ Quy Hoá. Đến thời điểm này địa danh Lào Cai chưa được hình thành.
Dân tộc: Có 25 dân tộc và người có thành phần dân tộc cùng chung sống, chiếm gần 70% dân số toàn tỉnh, trong đó dân tộc Mông chiếm đa số, tiếp đến là dân tộc Tày, Dao, Thái, Nùng, Giao, Giáy, Phù Lá, Mường, Hà Nhì, La Chí,...
Chúng ta sẽ đi qua thành phố Lào Cai.
Thành Phố lào Cai
Diện tích: 221,5 km²
Thành phố Lào Cai là một đô thị loại 3, tỉnh lị của tỉnh Lào Cai. Thành phố được thành lập vào năm 2004 trên cơ sở sáp nhập hai thị xã Lào Cai và Cam Đường. Thành phố Lào Cai có Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai là nơi giao thương quan trọng ở phía Bắc Việt Nam với phía Nam Trung Quốc.Nằm ở vị trí địa đầu của Tổ quốc, thành phố Lào Cai là cửa ngõ quan trọng mở cửa thị trường Việt Nam với các tỉnh phía Nam Trung Quốc và cả các tỉnh nằm sâu trong nội địa Trung Quốc.
Thành phố Lào Cai giáp các huyện Mường Khương, Bảo Thắng, Bát Xát, Sa Pa cùng của tỉnh Lào Cai. Phía Bắc, thành phố giáp thị trấn Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Thành phố Lào Cai có 2 con sông chảy qua, sông Nậm Thi chạy quanh phía Bắc tỉnh, đồng thời là ranh giới tự nhiên với nước bạn, nước sông quanh năm trong xanh, là nguồn cung cấp nước sinh hoặt cho nhà máy nước thành phố Lào Cai, sông Hồng chạy dọc qua thành phố, mang lại nguồn phù sa màu mỡ cho đồng bằng sông Hồng. Hiện nay thành phố Lào Cai đã tiến hành kè dọc theo 2 bên sông Hồng, tạo ra một cảnh quan đẹp, là điểm nhấn cho thành phố. Giờ đây con sông Hồng hung dữ ngày nào đã trở thành một nàng công chúa hiền lành trong một thành phố năng động và phát triển từng ngày. Thành phố Lào Cai cũng chính là ga cuối cùng của tuyến đường sắt phía Bắc, từ đây bạn có thể chuyển tiếp sang Trung Quốc bằng đường bộ hoặc thậm chí bằng đường sắt luôn với chuyến tàu Liên Vận quốc tế. Ở phía Bắc cỉ có 2 tỉnh duy nhất có được điều kiện thuận lợi này là Lạng Sơn và Lào Cai.
Thị xã Lào Cai có cửa khẩu quốc tế Lào Cai nối liền tuyến liên vận quốc tế Hà Nội - Hải Phòng với các tỉnh phía Nam Trung Quốc, còn thị xã Cam Đường có ngành công nghiệp khai thác quặng Apatit số 1 của Việt Nam. Hai thế mạnh này càng củng cố sự phát triển của Lào Cai và đảm bảo một sự phát triển bền vững cho một đô thị có đầy tiềm năng cất cánh trong một tương lai gần.
Từ thành phố Lào Cai, bên tay phải có tuyến đường đi Hà Khẩu (Trung Quốc)
Hà Khẩu
Cửa khẩu Hà Khẩu có một vị trí và vai trò quan trọng trong hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng
Cửa khẩu Hà Khẩu là một bộ phận của hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, là một hệ thống kinh tế xã hội tương đối nhỏ, là một yếu tố trong hệ thống lớn tạo thành hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng. Và hành lang kinh tế này lại là một yếu tố nối liền hai hệ thống lớn hơn là thị trường Trung Quốc và thị trường Việt Nam cùng các nước Đông Nam á.
Từ thành phố Lào Cai chúng ta không đi theo quốc lộ 70 mà đi theo quốc lộ 4D để đến Sa Pa. Tới đèo Sa Pa đi thêm khoảng 30 km nữa chúng ta sẽ tới thị trấn Sa Pa.
Sa Pa
Sa Pa là một thị trấn nghỉ mát đẹp và thơ mộng nằm ở độ cao 1.600 m (4,800 ft) so với mặt biển, cách Hà Nội 333 km (208 miles), cách thị xã Lào Cai 38 km (23.8 miles). Khí hậu Sa Pa mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình năm từ 15 đến 18° C, mùa hạ không nóng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và rất lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0° C, có năm tuyết rơi. Thời tiết ở Sa Pa một ngày có tới bốn mùa: sáng, chiều là thời tiết của mùa xuân, mùa thu. Buổi trưa là thời tiết của mùa hạ, thường có nắng nhẹ, trời quang mây nhưng khí hậu vẫn dịu mát. Đêm đến trời lạnh là thời tiết của mùa đông. Từ tháng 5 đến tháng 8 ở Sa Pa có mưa nhiều.
Ở ngay trung tâm thị trấn, xen giữa rừng đ ào thơ mộng và những rặng Samu xanh ngát là những biệt thự cổ kính xen cùng biệt thự hiện đại kiến trúc theo kiểu phương tây khiến cho thị trấn mang nhiều dáng dấp của thành phố châu Âu. Dọc theo các sườn đồi là những ngôi nhà xinh xắn với tường vôi, ngói đỏ, hình khối đa dạng ẩn hiện khi lên cao, lúc xuống thấp dọc theo các trục lộ làm cho thị trấn càng trở nên thơ mộng. Từ thị trấn Sa Pa nhìn sang phía tây là dãy Hoàng Liên Sơn xanh thẳm, bốn mùa sương giăng buổi sớm. Nơi đây có ngọn đỉnh Phan-Xi-Păng cao 3.143 m (9,429 ft) rất hấp dẫn những ai mê leo núi. Sa Pa còn có nhiều cảnh đẹp tự nhiên như thác Bạc, cầu Mây, Cổng Trời, rừng Trúc, hang động Tả Phìn.
Khí hậu Sa Pa trong lành, nổi tiếng với những vườn cây ôn đới như bắp cải, su hào, su su..., cây dược liệu quý và nhiều loại cây ăn quả như đ ào, mận, lê... Những ngày phiên chợ ở Sa Pa thật nhộn nhịp. Vào tối thứ bảy hàng tuần, chợ Sa Pa có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách từ phương xa tới.
Đến với Sa Pa có các diểm tham quan sau:
Cầu Mây: Cầu Mây là một cây cầu bắt treo qua dòng sông Mường Hoa
Hang động Tả Phìn: Cách thị trấn Sa Pa 12 km về hướng đông bắc có một dãy núi đá vôi, một nhánh của dãy Hoàng Liên Sơn, trên đó có hang động Tả Phìn.
Gần động Tả Phìn có bản Tả Phìn, nơi có dân tộc Dao và H'Mông cư trú. Sau khi thăm hang động Tả Phìn, du khách có thể ghé thăm bản để tìm hiểu thêm về phong tục tập quán của họ.
Chợ Sa Pa: Chợ của người H'Mông, người Dao
Nước khoáng Tắc Kô: Là một mạch nước ngầm trong vắt, nằm ở địa phận Mường Tiên. Nước ở đây rất ngọt và mát, có tác dụng giải khát và chữa bệnh. Mạch nước khoáng Tắc Kô là nguồn nguyên liệu sản xuất nước giải khát dồi dào, phục vụ khách du lịch nghỉ dưỡng ở Sa Pa.
Chợ phiên Bắc Hà (cách Sa Pa 80 km
Quần thể hang động Mường Vi: Mường Vi thuộc huyện Bát Xát có quần thể hang động đẹp, nổi bật là hang Mường Vi. Chiều sâu của hang khoảng hơn 1 km (0.6 miles), lòng hang rộng có nhiều cửa ra vào.
Suối, thác Cốc San: Về phía tây nam thị xã Lao Cai khoảng 5 km
Tại thị trấn Sa Pa, nhìn về bên trái xa a là núi Hàm Rồng.
Núi Hàm Rồng
Cách thị xã Lào Cao 33 km qua Mường Tiên, tới Sa Pa, ngước lên xa xa, mờ ảo giữa làn mây trắng du khách thấy mỏm đá vươn cao tựa đầu rồng. Đó là núi Hàm Rồng.
Truyền thuyết dân gian kể rằng thuở Sa Pa còn chìm trong đại dương, có hai anh em nhà rồng trốn đến đây chơi. Vua cha phát hiện gọi về, rồng anh nghe thấy đã bay về trời, rồng em mải chơi tuốt chốn thủy cung nên chẳng nghe thấy. Trời sập tối, rồng em mới sực tỉnh quẫy đuôi ngoi lên thì cổng trời đã đóng chặt lại. Rồng em đành phải mãi mãi ở lại hạ giới và hóa thành núi đá với tư thế đầu lúc nào cũng ngẩng lên, dõi mắt về trời. Từ đấy ngọn núi nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ núi được mang tên Hàm Rồng với hàm của rồng ở độ cao 1.780m so với mặt nước biển.
Cũng tại thị trấn Sa Pa phía bên phải có con đường để đến với bản Cát Cát.
Bản Cát Cát
Từ trung tâm thị xã Sa Pa đến Cát Cát chỉ 2 km. Đó là bản lâu đời của người Mông còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh và dệt vải chế tác đồ trang sức. Đặc biệt nơi đây còn giữ được khá nhiều phong tục độc đáo mà ở các vùng khác không có, hoặc không còn tồn tại nguyên gốc.
Qua những khung dệt, người Mông tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc và hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa, muông thú... Gắn liền với công đoạn dệt vải bông, vải lanh là khâu nhuộm và in thêu hoa văn, phổ biến là kỹ thuật nhuộm chàm, nhuộm nước tro thảo mộc và cây lá rừng. Vải nhuộm xong được đánh bóng bằng cách lăn vải với khúc gỗ tròn trên phiến đá phẳng có bôi sáp ong.
Ở làng Cát Cát, nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc, đồng đã có từ lâu đời và tạo ra những sản phẩm tinh xảo
Một điều hấp dẫn du khách khi đến Cát Cát là người Mông ở đây còn giữ được khá nhiều phong tục tập quán độc đáo, chẳng hạn như tục kéo vợ. Khi người con trai quen biết và đem lòng yêu một cô gái, anh ta sẽ tổ chức làm cỗ mời bạn bè và nhờ các bạn lập kế hoạch "kéo" cô gái về nhà một cách bất ngờ, giữ cô trong ba ngày. Sau đó, nếu cô gái đồng ý làm vợ chàng trai thì sẽ tiến hành lễ cưới chính thức. Nếu cô từ chối thì họ cùng nhau uống bát rượu kết bạn và mọi việc trở lại bình thường như chưa có điều gì xảy ra. Lễ cưới người Mông ở Cát Cát thường được tổ chức từ 2 đến 7 ngày.
Kiến trúc nhà cửa người Mông làng Cát Cát còn nhiêu nét cổ. Làng Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19, các hộ gia đình cư trú theo phương thức mật tập: dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét. Họ trồng lúa trên ruộng bậc thang, trồng ngô trên núi theo phương pháp canh tác thủ công, sản lượng thấp. Phần lớn nhà cửa đều đơn giản, chỉ có một cái bàn, cái giường và bếp lửa nấu nướng...
Đi qua khỏi con đường vào bản Cát Cát một đoạn cũng về bên phải là đường vào thác Bạc.
Thác Bạc
Thác Bạc cách thị trấn Sa Pa khoảng 12 km. Từ trên khe núi cao hàng trăm mét, dòng nước ầm ầm đổ xuống, bọt tung trắng xoá như những đóa hoa vì vậy gọi là thác Bạc. Từ xa đã nghe thấy tiếng thác đổ ào ào, tiếng vang được lập lại trong rừng thẳm càng tăng thêm cảm giác hoang dã và huyền bí. Thác ở ngay gần đường quốc lộ, rất thuận tiện cho khách du lịch.
Tại đoạn đi thác Bạc, nhìn xa về bên trái là dãy núi hùng vĩ Phan-Xi-Păng
Núi Phan-Xi-Păng
Tuy chỉ cách thị xã Lào Cai không xa, nhưng nếu đi bộ, leo núi bạn phải mất 6 đến 7 ngày mới tới đỉnh núi. Phan-Xi-Păng nằm ở phía tây nam Sa Pa, là một ngọn núi cao nhất của bán đảo Đông Dương (3.143 m). Phan-Xi-Păng nằm ở giữa các ngọn núi trong dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao hơn 3.000 m so với mặt biển (Lang Cung, Pu Luang, Sapin).
Hệ thực vật ở Phan-Xi-Păng khá phong phú. Có tới 1680 loại cây chia làm 679 chi thuộc 7 nhóm. Có một số loại thuộc nhóm quí hiếm. Phan-Xi-Păng rất hấp dẫn với khách du lịch ưa mạo hiểm. Du khách đến đây để khám phá và chinh phục nó.
Và nếu tiếp tục đi theo quốc lộ 4D chúng ta sẽ tới Lai Châu.
Lai Châu
Lai Châu là một tỉnh biên giới thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, phía Tây và phía Tây Nam giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông giáp tỉnh Lào Cai, phía Đông Nam giáp tỉnh Yên Bái, và phía nam giáp tỉnh Sơn La.
Xưa kia Lai Châu đặt dưới quyền điều hành của tù trưởng các dân tộc Thái, quy phục triều đình Việt Nam.
Đây vốn là một châu thuộc phủ Điện Biên, tỉnh Hưng Hóa xưa.
Tiểu quân khu phụ Lai Châu gồm châu Lai, châu Luân, châu Quỳnh Nhai, châu Phong Thổ được thành lập theo Nghị định ngày 5 tháng 6 năm 1893 của Toàn quyền Đông Dương và trực thuộc tỉnh Vạn Bú từ ngày 10 tháng 10 năm 1895. Tỉnh Vạn Bú đổi tên thành tỉnh Sơn La năm 1904, do đó Lai Châu lại thuộc tỉnh Sơn La.
Trước khi tách tỉnh, tỉnh Lai Châu có diện tích lớn nhất miền Bắc Việt Nam, thứ hai Việt Nam (sau tỉnh Đắc Lắc): 16.919 km², dân số 715.300 người (1999), gồm thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh lỵ), thị xã Lai Châu và 10 huyện (trước kia chỉ có 7 huyện).
Từ 1 tháng 1 năm 2004, tỉnh Lai Châu tách thành hai tỉnh là tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên. Tỉnh lỵ mới chuyển về thị xã Tam Đường (trước đó gọi là thị trấn Phong Thổ) và gọi là thị xã Lai Châu (mới). Thị xã Lai Châu cũ đổi tên là thị xã Mường Lay (thuộc tỉnh Điện Biên).
Phan Xi Păng - một phần ranh giới Lào Cai - Lai Châu
Lai Châu có 20 dân tộc, mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong đời sống văn hoá truyền thống. Chợ phiên vùng cao là nơi biểu hiện rất rõ những nét văn hoá đặc trư¬ng đó.
Dinh thự Đèo Văn Long thuộc xã Lê Lợi - huyện Sìn Hồ, là khu dinh thự của ông vua Thái bù nhìn trong kháng chiến chống Pháp. Dinh thự trở thành di tích lịch sử, giáo dục lòng tự hào dân tộc, chứng tích cho việc hạ bệ kẻ cúi đầu làm nô lệ và là nơi thăm quan tìm hiểu những nét kiến trúc đặc trưng, mang bản sắc văn hoá Thái.
Bia Lê Lợi: được khắc trên vách đá bờ Bắc sông Đà, nay thuộc xã Lê Lợi - huyện Sìn Hồ.
Di chỉ khảo cổ học nền văn minh của người Việt cổ như di tích Nậm Phé, Nậm Tun ở Phong Thổ; đã tìm thấy công cụ của thời kỳ đồ đá; những công cụ bằng đồng của nền văn hoá Đông Sơn thời đại Hùng V¬ương, như¬ trống đồng
Lai Châu có nhiều đỉnh núi cao, sông suối nhiều thác ghềnh, như: đỉnh Phan Xi Păng (3.143m), dãy Pu Sam Cáp (cao trên 1.700 m), sông Đà, sông Nậm Na, sông Nậm Mu ...
Suối nước nóng, nước khoáng là sản vật thiên nhiên tặng cho Lai Châu như núi đá Ô, động Tiên (Sìn Hồ); suối nước nóng Vàng Bó (Phong Thổ); suối nước nóng Nà Đông, Nà Đon (Tam Đường); suối nước khoáng (Than Uyên); ... và các hồ thuỷ điện lớn khác.
Pú Đao: Một bản người Mông nhỏ với 887 người dân ở tỉnh Lai Châu được khách hàng của một hãng lữ hành nước Anh bầu là một trong năm điểm đến hấp dẫn nhất ở Đông Nam Á. Xã Pú Đao (tiếng Mông có nghĩa là "điểm cao nhất") thuộc huyện Sìn Hồ, cách thị xã Mường Lay 13km.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro