Tuyên ngôn độc lập

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cơ sở lập luận: Có thể nói, học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết, là học tập cách viết và cách lập luận chặt chẽ qua từng câu chữ, mỗi trang văn chính luận. Những văn bản: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Tuyên truyền”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Tuyên ngôn Độc lập” luôn là những áng văn mẫu mực về phong cách ngôn ngữ ngắn gọn, chắc chắn, dễ hiểu, chính xác và giàu cảm xúc.

Dù viết trong hoàn cảnh nào, và bằng thứ tiếng nào, văn chính luận Việt nói chung, văn chính luận Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng, luôn luôn dựa hẳn trên hai nguyên lí: nguyên lí nhân đạo chủ nghĩa và triết lí ái quốc chủ nghĩa. Trong cách trình bày, người viết thiên về sự khẳng định chân lý theo sát với hai nguyên lí trên. Sự khẳng định thường được trình bày hết sức rạch ròi giữa cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu, cái cao thượng và cái thấp hèn, điều chính nghĩa và điều phi nghĩa. Những sự khẳng định có tính chất đối lập này được thể hiện một cách nhuần nhuyễn, sắc sảo trong văn bản “Tuyên ngôn Độc lập”.

Tìm hiểu cách lập luận trong văn bản “Tuyên ngôn Độc lập”, chúng ta có thể nhận ra: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng tất cả những luận cứ sắc sảo nhất, đắt nhất cho cách lập luận của mình, được thể hiện trong từng từ, từng câu, từng đoạn và toàn bộ văn bản.

Lập luận thể hiện ở cấp độ toàn văn bản

Chúng ta đều biết, bản “Tuyên ngôn Độc lập” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “bằng văn xuôi hiện đại tiếng Việt, thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận, một loại văn mang tính chính thức xã hội ở cấp Nhà nước - quốc gia, hoặc liên Nhà nước - liên quốc gia,.... để nói rõ trước công chúng (trong và ngoài nước) về chính kiến của mình trước những sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại”. [Nguyễn Nguyên Trứ - Học tập cách viết của Hồ Chủ Tịch, Nxb Giáo dục 1999, tr159].

Đọc toàn văn bản “Tuyên ngôn Độc lập”, chúng ta nhận thấy phương pháp lập luận được Bác sử dụng trước hết, và quan trọng nhất, là lập luận bằng phương thức so sánh, so sánh tương đồng và so sánh tương phản những luận cứ, luận điểm trực tiếp liên quan đến vấn đề muốn nói.

Trong bản “Tuyên ngôn Độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân danh Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: “Nước Việt có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Đó là một kết luận quan trọng được rút ra từ những luận cứ (lí lẽ) có tính lịch sử xác thực:

Luận cứ 1: Bản Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mĩ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Luận cứ 2: Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1789: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng và quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Ở đây, xét về mục đích soạn thảo văn bản, bố cục là hình thức nhưng cũng là nội dung; và trong bố cục của một loại hình văn bản nào thì sự mở đầu lúc nào cũng quan trọng, cũng là kết quả của những sự cân nhắc thuộc chiến lược ngôn hành. Mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập”, ngay trong đoạn mở đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn ngay hai nội dung quan trọng trong hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp làm luận cứ cho kết luận của mình. Có thể nói rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng thủ pháp lập luận “gậy ông đập lưng ông” vào ngòi bút của mình một cách sắc sảo và hiệu quả. Trong tranh luận, để bác bỏ luận điệu của một đối thủ nào đấy, không gì thú vị và đích đáng hơn là dùng lí lẽ của chính đối thủ ấy. Sự bác bỏ lí lẽ của bọn xâm lược trước dư luận thế giới của Chủ tịch Hồ Chí Minh là trường hợp như thế. Quan hệ giữa đoạn mở đầu với đoạn tiếp theo trong bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Bác là quan hệ ngữ nghĩa đối lập: đối lập nội dung, đối lập chữ nghĩa, đối lập về thái độ. Tất cả đã được diễn đạt trang trọng, chặt chẽ, đanh thép, hùng hồn và xúc động. Điều này được thể hiện:

Thứ nhất, đi từ một chân lý đã biết, đã được công nhận, suy ra một chân lý tương tự, có chung logic bên trong, đó là cách lập luận so sánh tương đồng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng khi đem so sánh lời trích trong bản “Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mĩ”, để đi đến kết luận: “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Cái “suy rộng ra” của Bác là cái được lấy từ chính cái luận cứ và lí lẽ: “Lời bất hủ ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ”, nhưng đó lại là “sự bổ sung rất trí tuệ của Bác: với cuộc đời của dân tộc mình và cuộc đời của biết bao dân tộc bị đoạ đày khác, Bác đã đưa ra một sự bổ sung vĩ đại, góp phần xoá bỏ một vết nhơ nhục nhã trong lịch sử loài người” [Nguyễn Nguyên Trứ, 1999; tr.160]. Ý kiến “suy rộng ra” ấy quả là “một đóng góp đầy ý nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới” [Nguyễn Đăng Mạnh - Tuyển tập văn học, Nxb. ĐHQGHN, 2006; tr.459].

Thứ hai, đối chiếu mặt trái ngược để làm nổi bật điều mình muốn hướng tới là phương pháp lập luận so sánh tương phản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng khi đối chiếu nội dung đoạn trích “Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1789” cho kết luận hết sức thuyết phục: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”. Cơ sở lập luận của kết luận trên được xây dựng bằng lí lẽ: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

Rõ ràng, xét một cách hiển ngôn, tác giả “Tuyên ngôn Độc lập” đã đánh giá lời trích dẫn Tuyên ngôn của nước Mĩ là “bất hủ” (nghĩa là không khi nào cũ, không bao giờ mất), và lời trích dẫn Tuyên ngôn của nước Pháp “là những lẽ phải không ai chối cãi được” thể hiện rõ hành động chính trị, nhằm trả lời một đối một đối với những lí lẽ của những người chống đối hoặc phòng xa nguy cơ chống đối. Có thể nhận thấy, một mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao tư tưởng chính trị chứa đựng trong những lời trích dẫn ấy được ghi bằng chữ vàng trong lịch sử không chỉ của nước Mĩ, nước Pháp mà cả toàn nhân loại; mặt khác Người lên án việc xâm phạm, áp bức các dân tộc, chà đạp nhân quyền là phi pháp lí và đạo lí, là phi văn hóa. Ở đây, chúng ta bắt gặp một cách nói, cách viết vừa khéo léo, vừa kiên quyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khéo léo vì nó tỏ ra rất trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp, người Mĩ; kiên quyết vì nhắc nhở họ đừng có phản bội tổ tiên mình, đừng có làm vấy bùn lên lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mĩ, nếu nhất định tiến quân xâm lược Việt Nam.

Hệ thống luận cứ, luận chứng và cơ sở lập luận của “Tuyên ngôn Độc lập”:

Chúng ta đều biết, văn chính luận thuyết phục người ta bằng lí lẽ, nếu đánh địch thì cũng đánh địch bằng lí lẽ. Lợi thế của nó là những lí lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng không ai chối cãi được. Do vậy, trong văn chính luận, nếu có dùng đến hình ảnh, có gợi đến tình cảm thì chẳng qua cũng chỉ để phụ giúp thêm cho sự thuyết phục bằng lí lẽ mà thôi. Điều này định hướng đúng đắn cho người nghe, người đọc khi tiếp nhận văn bản “Tuyên ngôn Độc lập” để chỉ ra cái hay, cái tài của tác giả. Cách dùng từ ngữ (luận chứng), cách sắp xếp luận cứ (lí lẽ) và mục đích, thái độ, tình cảm của người viết chính là những cơ sở của những lập luận sắc sảo trong bản “Tuyên ngôn Độc lập”. Khi tác giả soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập” đã hội tụ đầy đủ 4 yếu tố bắt buộc của màn thuyết phục theo lý thuyết văn bản đã nêu ở trên:

a) Cơ hội (thời cơ nói): Khi Bác Hồ đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” thì ở miền Nam, thực dân Pháp nấp sau quân đội Anh (thay mặt quân Đồng Minh vào giải giáp quân đội Nhật) đang tiến vào Đông Dương, còn ở phía Bắc thì bọn Tù Tưởng, tay sai của đế quốc Mĩ, đã trực sẵn ở biên giới. Đây là thời điểm lịch sử quan trọng để Bác Hồ viết cho đồng bào cả nước và nhân dân thế giới nhằm khẳng định nền Độc lập của nước nhà.

b) Lí lẽ (các luận cứ): Để khẳng định quyền Độc lập dân tộc của nước nhà, và lên án tội ác của quân xâm lược, bản “Tuyên ngôn Độc lập” đã dùng đến rất nhiều luận cứ, luận chứng (các lí lẽ) hết sức thuyết phục:

- Nội dung Bản “Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mĩ”... là bất hủ.

- Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1789. “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

- “Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”.

- “Chúng thi hành những luật pháp dã man,...”.

- “Chúng lập nhà tù nhiều hơn trường học,...”.

- “... trong 5 năm chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật...”.

- “Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp” v.v..

c) Tính biểu cảm của ngôn ngữ: Bác Hồ viết “Tuyên ngôn Độc lập” với giọng văn chính luận hào hùng, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, ngắn gọn, chắc chắn, dễ hiểu, chính xác và giàu cảm xúc. Điều này được thể hiện rõ trong văn bản qua: giọng điệu vừa khéo léo vừa kiên quyết, lựa chọn từ ngữ chính xác, ngắn gọn, súc tích nhưng hiệu quả. Khi nói về mình thì: “Chúng tôi trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng”, “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập”, “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay...”. Khi nói về địch thì: 13 lần sử dụng từ chúng với những hành động được miêu tả khác nhau (chúng thi hành... dã man, chúng thẳng tay chém giết, chúng tắm các cuộc khởi nghĩa, chúng ràng buộc, chúng cướp, chúng bóc lột, chúng nhẫn tâm,...); còn khi trình bày những bằng chứng hiển nhiên, ngoài nội dung miêu tả là những kết tử, tác tử lập luận được sử dụng hết sức chặt chẽ: “thế mà”, “thậm chí”, “tuy vậy”, “bởi thế cho nên”, “vì những lẽ trên”, “suy rộng ra”; đặc biệt, Người đã sử dụng lặp đi lặp lại đến hai lần hai chữ “sự thật là...”, “sự thật là...” như một điệp khúc của bản cáo trạng, lời văn khẳng định đầy rắn rỏi và đanh thép.

d) Thái độ người nghe: Bác Hồ đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” cho ai nghe? Rõ ràng, Bác đọc “Tuyên ngôn Độc lập” cho toàn thể đồng bào cả nước và nhân dân thế giới. Điều này ai cũng biết. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, Người viết không chỉ cho đồng bào và thế giới chung chung, vì như thế không cần nhiều đến những lời lẽ lập luận chặt chẽ, đanh thép đến vậy. Ở đây, người nghe là kẻ thù xâm lược Pháp và Mĩ mới là đối tượng Bác hướng tới. Từ đó ta mới hiểu, trong màn thuyết phục này, dù “Tuyên ngôn Độc lập” đã dùng đầy đủ lí lẽ nhưng người nghe vẫn có thái độ cố chấp, không đủ trí tuệ để nhận thức đúng, đầy đủ những nội dung, giá trị trong lòng người nói. Thế mới biết “sự cố chấp”, “ngang tàng” và “bạo ngược” của bọn đế quốc và thực dân xâm lăng! Quân xâm lược đã lắng nghe với một thái độ chống đối. Người viết bản “Tuyên ngôn Độc lập” cũng thừa hiểu rằng “mâu thuẫn giữa Anh-Mĩ-Pháp và Liên Xô có thể làm cho Anh, Mĩ nhân nhượng với Pháp và để cho Pháp trở lại Đông Dương” (Nhận định của Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ngày 15-8-1945). Và đúng như dự định, sau “Tuyên ngôn Độc lập” chỉ có 21 ngày, núp dưới bóng quân Anh, thực dân Pháp đã nổ súng và Nam Bộ kháng chiến bắt đầu. Một lần nữa khẳng định, Hồ Chủ tịch luôn là người lãnh đạo “biết người biết mình trăm trận trăm thắng” trong mọi quyết sách của dân tộc.

Có thể nói, từ góc nhìn lí thuyết lập luận, chúng ta có thể nhận thấy một cách hiển ngôn hơn về nghệ thuật hùng biện, triết luận sâu sắc, hùng hồn và đanh thép trong từng câu văn của bản “Tuyên ngôn Độc lập”. Tài nghệ ở đây là dàn dựng được cơ sở lập luận chặt chẽ, đưa ra những luận cứ, luận chứng, lí lẽ, bằng chứng không ai chối cãi được. Và đằng sau “những lời lẽ ấy là một tầm tư tưởng, tầm văn hoá lớn đã tổng kết được trong một bản Tuyên ngôn ngắn gọn, trong sáng, khúc chiết, kinh nghiệm của nhiều thế kỷ đấu tranh vì độc lập tự do, vì nhân quyền, dân quyền của dân tộc và của nhân loại” [Nguyễn Đăng Mạnh: 2006, tr.460]. Quả thật, bên trong tiếng nói của trí tuệ là tiếng nói của trái tim. Trong cơn bão khốc liệt của chủ nghĩa bạo lực, chủ nghĩa khủng bố đang diễn ra trong thời đại ngày nay, những lời suy rộng của “Tuyên ngôn Độc lập” đang vang lên như những tiếng chuông cảnh tỉnh: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Giá trị lịch sử:19.8.1945 chính quyền ở thủ đô Hà Nội đã về tay nhân dân ta. 23.8 tại Huế, trước 15 vạn đồng bào ta, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Ngày 15.7, hơn 80 vạn đồng bào Sài Gòn, Chợ Lớn quật khởi đứng lên giành chính quyền. Chỉ không đầy mười ngày, Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám đã thành công rực rỡ. Chế độ thực dân kéo dài 80 năm cùng với chế độ phong kiến hàng ngàn năm sụp đổ tan tành.

Ngày 2.9.1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, thay mặt chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới Độc lập. Dự do. Hà Nội tưng bừng màu đỏ, cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.

Đọc bản Tuyên ngôn Độc lập đến nửa chừng, Hồ Chủ tịch dừng lại và hỏi: “Tôi nói đồng bao nghe rõ không?” Tức thì một tiếng “có” của một triệu con người cùng đáp, vang dậy như sấm.

“Việt Nam độc lập muôn năm”. Một triệu con người, một triệu tiếng hô cùng hòa làm một, vang dội núi sông, khi Hồ Chí Minh vừa kết thúc bản Tuyên ngôn:

“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Có thể nói: bản Tuyên ngôn độc lập thể hiện một cách hùng hồn, khát vọng ý chí và sức mạnh Việt Nam. Nó có một giá trị lịch sử vô cùng to lớn. Nó phản ánh một cách tập trung nhất, tiêu biểu nhất phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh.

Nếu như Nam Quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt mở đầu bằng một lời tuyên ngôn đanh thép: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”, Bình ngô đại cáo khẳng định một chân lý lịch sử: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, thì Tuyên ngôn Độc lập lại mở đầu bằng cách trích dẫn hai câu nổi tiếng trong hai bản “Tuyên ngôn” nổi tiếng thế giới.

Câu thứ nhất trích dẫn từ bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776:

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc”.

Câu thứ hai rút từ bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791.

Hồ Chí Minh không chỉ trích dẫn mà còn bình luận, suy rộng ra” “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và tự do”, và đi tới khẳng định: “đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.” Qua đó, ta thấy lý tưởng cao cả, sâu sắc của Hồ Chí Minh là từ sự xác nhận và đề cao một lý tưởng thời đại về tự do, bình đẳng, bác ái, về nhân quyền đi đến một yêu cầu, một khát vọng cháy bỏng và vô cùng thiêng liêng của nhân dân Việt Nam và độc lập dân tộc. Và “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” là mục tiêu chiến đấu của nhân dân ta, của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, việc trích dẫn ấy còn là để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ rộng lớn của dư luận tiến bộ trên thế giới nhất là đối với các cường quốc năm châu. Như vậy, khi ta nói đến giá trị lịch sử của Tuyên ngôn độc lập trước hết phải nói đến dụng ý chiến lược và chiến thuật của việc trích dẫn hai câu nổi tiếng trong hai bản “Tuyên ngôn” của Mỹ và Pháp.

Giọng văn từ trang nghiêm, trang trọng chuyển thành hùng hồn, căm giận khi Hồ Chủ tịch vạch trần và lên án tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta trong gần một thế kỷ qua. Bộ mặt của chúng vô cùng xảo quyệt và dã man “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bao ta”. Tác giả đã điểm qua một cách khái quát và điển hình tội ác của thực dân Pháp trên các lĩnh vực về chính trị, kinh tế vf những tội ác khác chồng chất như núi. Đó là năm tội ác ghê tởm về chính trị và bốn tội ác cực kỳ dã man về kinh tế của chúng.

Năm tội ác lớn về chính trị đó là tước đoạt quyền tự do dân chủ, luật pháp dã man, chia để trị, đàn áp khủng bố, thi hành chính sách ngu dân, đầu độc bằng rượu cồn và thuốc phiện “để làm cho nòi giống ta suy nhược”. Trong Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi đã nói về tội ác của quân “cuồng Minh”: “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn – Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”. Hơn 500 năm sau, trong Tuyên ngôn Độc lập, người hanh hùng giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh viết:

“Chúng lập nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.”

Đó là những bằng chứng không ai chối cãi được. Câu văn ngắn, đanh thép, hùng hồn. Chữ “chúng” được nhắc lại nhiều lần đầy ám ảnh. Cách so sánh của thể, mỉa mai (lập ra nhà tù nhiều hơn trường học). Cách dùng vị ngữ, trạng ngữ xác đáng (thẳng tay chém giết), cách dùng hình ảnh (bể máu) – tất cả tạo nên phong cách chính luận Hồ Chí Minh: súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn đầy sức thuyết phục.

Bốn tộ lác về kinh tế của thực dân Pháp là bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho “dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều”; cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu, độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng…Lên án chính sách sưu thuế vô nhân đạo của chúng, tác giả căm giận viết: “Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.” Hàng trăm thứ thuế vô lý ấy của thực dân Pháp đặt ra, nhân dân ta đã từng chịu đựng và ghê tởm:

Các hạng thuế, các làng tăng mãi,

Hết đinh điền rồi lại trâu bò,

Thuế diêm, thuế rượu, thuế đò, thuế xe

Thuế sản vật, thuế chè, thuế thuốc

Thuế môn bài, thuế nước thuế đèn

Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền

Thuế bà tre gỗ, thuế thuyền bán buôn,

Thuế đến cả phân sơn đường phố,

Thuế những anh thuốc lọ gầy mòn.

Thuế gò, thuế bãi, thuế cồn

Thuế người chức sắc, thuế cơn hát đàn,

Thuế dầu, mật, thuế sơn mọi lối,

Thuế gạo, rau, thuế muối, thuế bông,

Thuế tơ, thuế sắt, thuế đồng

Thuế chim, thuế cá, khắp trong lưỡng kỳ

Các hạng thuế kể chi cho xiết

Thuế xia kia mới thiệt lạ lùng!...

Làm cho thập thất cửu không,

Làm cho đau đớn khốn cùng không thôi!...

(Đề tỉnh quốc dân ca 1906)Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt hèn nhát và phản bội của thực dân Pháp. Mùa thu năm 1940, thực dân Pháp “quỳ gối đầu hàng, mở của nước ta, rước Nhật”. Pháp và Nhật đã câu kết với nhau, bóc lột dân ta thậm tệ, gây ra thảm họa Ất Dậu 1945: “Từ ddos, dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó, dân ta sống cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói!”.

Sự hèn hạ, tanf ác của thực dân Pháp không thể nào kể xiết!. Ngày 9.3.1945 Nhật đảo chính Pháp “quân Pháp bỏ chạy hoặc đầu hàng”. Tác giả châm biếm lên án: “Chúng chẳng những không “bảo hộ” được ta, trái lại trong năm năm chúng bán nước ta hai lần cho Nhật!”. Thậm tệ và tàn nhẫn hơn nữa là trước khi rút chạy “chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”.

Bằng cách lập luận chặt chẽ, đanh thép, hùng hồn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định một sự thật lịch sử: Từ năm 1940 trở đi, nước ta đã trở thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải của Pháp nữa. Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Để đập tan luận điệu của Đờ Gôn và bọn thực dân phản động Pháp đang âm mưu “tái chiếm” Đông Dương, Hồ Chí Minh hùng hồn tuyên bố: “Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp”. Tuyên ngôn Độc lập có giá trị lịch sử to lớn. Tác giả chỉ rõ một cục diện chí trị mới: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. Từ nô lệ, nhân dân ta đã giành được độc lập: Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập”. Một chế độ mới, một nhà nước mới ra đời: “Dân ta đã đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”.

Phần tiếp theo là một lời tuyên bố sáng ngời chính nghĩa, thể hiện một quyết tâm sắt thép, không có một thế lực thù địch nào có thể lay chuyển nổi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đưng trên lập trường dân tộc kêu gọi các nước Đồng Minh “công nhận quyền độc lập của nhân dân Việt Nam”. Đồng thời mạnh mẽ tuyên bố: “thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về Việt Nam, xóa bỏ tất cả những đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”. Tác giả tự hào nêu cao truyền thống anh hùng, bất khuất chống thực dân và chống phát xít của dân tộc ta và khẳng định: “Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”

Kết thúc bản Tuyên ngôn độc lập là một lời tuyên bố mang ý nghĩa lịch sử như một lời thề thiêng liêng, thể hiện sâu sắc khát vọng được độc lập, tự do của nhân dân ta, biểu thị quyết tâm và sức mạnh Việt Nam:

“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”

Tuyên ngôn Độc lập đã thể hiện một cách cao đẹp và sáng tỏ phong cách chính luận của Hồ Chí Minh. Bác viết văn làm thơ để phục vụ cách mạng. Trước lúc cầm bút, Người tự hỏi: “Viết nhằm mục đích gì? Viết cho ai? Viết về vấn đề gì? Viết như thế nào?”. Tuyên ngôn Độc lập không chỉ nói với nhân dân Việt Nam mà còn để nói với thế giới, đặc biệt là bọn đế quốc, thực dân đang âm mưu tái chiếm Việt Nam. Mọi lý lẽ, luận cứ đều tập trung hướng về đối tượng ấy và khẳng định quyền độc lập, tự do của nhân dân ta.

Những luận cứ được Hồ Chủ tịch nêu lên trong bản Tuyên ngôn Độc lập là những bằng chứng không thể chối cãi được. Chỉ một lời vạch tội, một mũi tên mà bắn trúng hai đích: “Chúng lập nhà tù nhiều hơn trường học”. Đó chính là chính sách đàn áp khủng bố và ngu dân của thực dân Pháp.

Lối viết ngắn gọn, hàm súc, đầy thuyết phục. Chỉ một câu chín từ mà nêu bật một cục diện chính trị: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. Cách dùng từ ngữ của Bác rất chính xác và gợi cảm. Văn chính luận, bản chất của nó là lý lẽ và cách lập luận. Thế nhưng có lúc xuất hiện những hình ảnh đầy xúc động “chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của chúng ta trong những bể máu”; cách dùng từ ngữ, nhất là động từ, trạng từ vừa chính xác vừa đanh thép: “thẳng tay chém giết…”, “thoát ly hẳn…” “xóa bỏ hết”…”xóa bỏ tất cả…”. Văn phong của Bác rất nhuần nhị, uyển chuyển trong cách sử dụng điệp từ, điệp ngữ, cấu trúc cân xứng, trùng điệp, tăng cấp…tạo nên những câu văn đẹp, ý tưởng sâu sắc, đầy ấn tượng: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!.”

Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập vào hạ tuần tháng 8-1945 tại căn nhà số 48 phố Hàng ngang – Hà Nội, ngay sau ngày Người từ chiến khu Việt Bắc trở về với thủ đô (26-8-1945). Hồ Chí Minh đã có lần nói, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, chỉ có lúc soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập là “những giờ phút sảng khoái nhất của Người”.

Tuyên ngôn Độc lập đã kế thừa và phát triển bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, nó là bản anh hùng ca của thời đại Hồ Chí Minh. Nó nói lên khát vọng độc lập, tự do của dân tọc Việt Nam anh hùng. Với giá trị lịch sử to lớn, lập luận chặt chẽ, sắc bén, đanh thép, hùng hồn, bản Tuyên ngôn Độc lập là một nét chói lọi góp phần làm rạng rỡ nên văn hiến Việt Nam. Trong cuốn hồi ký “Những năm tháng không thể nào quên” Đại tướng Võ Nguyên Giáp có viết:

“Bản án chế độ thực dân Pháp đã có từ 30 năm trước đây. Nhưng hôm nay mới chính là ngày thực dân Pháp bị đưa ra cho toàn nhân dân Việt Nam công khai xét xử. Lịch sử đã sang trang. Một kỷ nguyên mới bắt đầu: kỷ nguyên Độc lập, Tự do, Hạnh phúc…cả dân tộc đã hồi sinh. Vo vàn khó khăn còn ở phía trước mắt. Nhưng đối với bọn đế quốc, muốn phục hồi lại thiên đàng đã mất, mọi việc không còn dễ dàng như xưa.”

Tuyên ngôn Độc lập là thành quả chiến đấu hơn 80 năm của dân tộc ta, là sự kết tinh bằng máu của hàng triệu người Việt Nam.

Tự do đã nở hoa hồng

Trong dòng máu đỏ, trên đồng Việt Nam

(Tố Hữu)

HCM h.a dân tộc:Bình sinh Hồ Chủ tịch là người rất giản dị, lão thực. Vĩ nhân, thật vĩ nhân bao giờ cũng giản dị, lão thực. Đã cầu kỳ là thiếu bản lĩnh, cố làm trò đểđánh lừa thiên hạ và hậu thế. Vua Nghiêu, vua Thuấn, chúa Giêdu là những người giản dị, lão thực. Ông Lênin, ông Tôn Văn, thánh Găngđi cũng là những người giản dị, lão thực. Bậc đại khoa học, đại văn hào cũng vậy. Trái lại Hítle là một kẻ gian hùng. Còn bên cạnh Hítle, Mútxôlini chỉ là một thằng hề.

Xem một đôi bức ảnh Hồ Chủ tịch, có người nói mắt Người có hai con ngươi, và tin rằng vì chỗđó, Người là một ông thánh. Làm gì có chuyện hoang đường như thế! Mắt Hồ Chủ tịch cũng như mắt mọi người, sáng hơn mắt mọi người nhiều lắm đã đành, nhưng sáng hơn vì Người biết nhìn, nên nhìn thấy những cái mọi người không nhìn thấy: hiện tại, tương lai, cái nhỏ, cái to.

Hồ Chủ tịch là người Việt Nam. Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ người dân quê Việt Nam; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy. Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứấy. Ngay sau khi về nước, gặp Tết, Người không quên mừng tuổi đồng bào hàng xóm và quà bánh cho trẻ em, tuy chỉ có mấy đồng xu, nhưng cũng bọc giấy hồngđơn cẩn thận, tiêm tất. Bình sinh như thế, đứng địa vị Chủ tịch Chính phủ kháng chiến kêu gọi quốc dân, Người dùng những lời nói thống thiếtđi sâu vào tâm hồn Việt Nam: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì thương nhau cùng".

Lối ăn ở của Hồ Chủ tịch giản dị như thế nào, chúng ta đã từng biết. Lúcở chiến khu, Người sống chung với anh em trong một cơ quan, làm việc, học tập, ăn ở, sinh hoạt nhất nhất như anh em. Có những lúc vì gạo thiếu hay khí hậu nặng, cần ăn ít một chút, Người cũng vui vẻ chịu đựng cùng anh em. Kể ra, Người có chỗđược biệt đãi: đó là bát nước cơm mà anh Lộc, đồng chí cấp dưỡng lành nghề và thân mến của chúng tôi lúc ấy, bao giờ cũng để dành riêng cho Người, từ biên giới Cao Bằng cho đến Tân Trào, trước khi về Hà Nội. ở Hà Nội, Chủ tịch Chính phủ có phòng làm việc, phòng tiếp khách, nhiều khi chủ tọa những bữa tiệc long trọng, nhưng bình thường ngày hai bữa, Chủ tịch Chính phủ cùng nhân viên đều ăn chung.

Người vẫn thích đi bộ, tắm sông, hút thuốc lá và thỉnh thoảng uống một ly rượu thuốc trong bữa cơm. Trước đây, Người đi một ngày 50 cây số là thường và có thểđi như thế ngày nọ qua ngày kia. Lúc ở Côn Minh, sáng nào Người cũng đi bộ một vòng quanh thành phố. ở Liễu Châu, mùa đông, một hôm tướng Trương Phát Khuê đi ngựa dạo buổi sớm gặp Người tắm trên sông, Trương tướng quân lấy làm lạ một người ở phương Nam châu á chịu rét giỏi đến thế. ở Cao Bằng, có lúc cơ quan đóng tại một cái suối lớn vừa ở trong hang đá chảy ra, nước trong xanh biếc dưới bóng mát của rừng cây; Hồ Chủ tịch suốt ngày làm việc ởđó với cái máy chữ "Hétmét" luôn luôn đi theo Người từ năm 1938 đến khi về Hà Nội.

ở rừng, Hồ Chủ tịch chủ trương tránh ăn no, không ngủ trưa; hoạt động thân thể, buổi sáng thể dục, buổi chiều làm vườn, lúc cần đi vác củi chođồng bào. Suốt trong thời gian ở thượng du Bắc Bộ, trước cuộc khởi nghĩa, nhiều ngày Người luôn tay nắm một hòn đá tròn bầu dục, cốt để luyện gân tay và hoạt động cơ thể. Người ít ưa dùng thuốc, chỉ lúc nào sức cơ thể không chống nổi bệnh thì mới dùng. ở Hà Nội, bác sĩ Tùng, bác sĩ Cẩn chuyên lo sức khỏe của Người, nhưng không mấy khi Người phiềnđến. ở Pháp, anh em buộc bác sĩ Cưu ở bên cạnh Người, nhưng rồi bác sĩ làm việc văn phòng nhiều hơn việc thầy thuốc. Sinh hoạt chiến khu thường cực lắm. Có lần suốt mấy tháng mùa mưa, Hồ Chủ tịch ở trong một cái hang chật hẹp, ẩm thấp, ban đêm sâu bọở ngoài tràn vào. Lúc ấy vì cơ sở quần chúng kém, nên phải ẩn nấp trong hang cùng, và cũng vì cơ sở quần chúng kém, nên dẫu ẩn nấp trong hang cùng, mà cũng không yên, thường vẫn phải chạy "cảnh báo". Hễ có "cảnh báo" là phải mang hết đồđạc chạy lánh đến một chỗ an toàn hơn. Lúc ấy Hồ Chủ tịch yếu, nhưng bất kỳđêm ngày, hễ có tin địch là mấy phút sau Người đã sẵn sàng trước anh em, tay xách máy chữ.

Lúc đến Pháp, ngay hôm gặp đầu tiên, lối ăn ở giản dị của Hồ Chủ tịch làm cho kiều bào rất cảm động. Hôm ấy, tại Biarít, đại biểu kiều bào đến thăm Người, hồi hộp và sung sướng. Khách đông, phòng khách không đủ ghế ngồi; giản dị, Hồ Chủ tịch ngồi xuống sàn và mời mọi người ngồi thế nói chuyện. Đây không phải vị Chủ tịch Chính phủ, đây là người cha già ân cần và thân mật hỏi thăm đàn con bao năm lưu lạc ở quê người.

Hồ Chủ tịch, người giản dịấy, cũng là người lịch sử một cách thanh tao cao quý và mọi người ngoại quốc có dịp tiếp chuyện Người đều ca ngợi cái phong độ thanh tao cao quý mà họ cho là đặc sắc của người phương Đông. ở chiến khu, trong cơ quan, Hồ Chủ tịch thường mặc bộđồ xanh, chân điđất; về Hà Nội, người mặc bộđồ ka-ki, chân đi giày vải. Nhưng sang Pháp thì Người mang giày da và mặc một bộđồ nỉ, cổđứng. ở Pari, có ngày Hồ Chủ tịch tiếp luôn ba bữa cơm khách, bữa sáng với bạn thân, bữa trưa với khách thường, bữa tối với khách đặc biệt, mỗi bữa có khi kéo dài ba tiếng đồng hồ, nhưng Hồ Chủ tịch thủy chung vẫn ân cần niềm nở.

Hồ Chủ tịch rất vui tính, vì vốn có cái tính lạc quan của những người quyết chiến quyết thắng ngày nay và quyết xây đắp đời sống tốt đẹp cho dân tộc ngày mai. Trong những bữa cơm, tiệc trà thân mật giữa nhân viên cao cấp Chính phủ, Hồ Chủ tịch vui thú, nói chuyện, làm thơ, khôi hài. Một đôi khi Người thoạt đến những buổi dạ hội tưng bừng ở nhà hát lớn Hà Nội, các cháu thiếu nhi quây quần lại, nhưng một lát sau, Người nhẹ bước biến đi đâu mất. Người thích hoa và có kể câu chuyện ở Nga cũng nhưở các nước Âu, Mỹ, người ta dùng máy bay chở các thứ hoa ở xa vềđể trang điểm đời sống hàng ngày ở các đô thị lớn. Nhưng trong vườn hoa Chủ tịch phủ, hoa ngày càng nhường chỗ cho khoai, bắp. Gần Côn Minh có núi Tây Sơn, một thắng cảnh có tiếng; một hôm anh em muốn đi xem, Hồ Chủ tịch bảo: "Nếu tiện lắm sẽ hay; chúng ta là người cách mạng chứ không phải kẻ du lịch".

Đời sống của Hồ Chủ tịch là một đời sống khắc khổ, cần lao và tranh đấu. Người lãnh tụ của một dân tộc mất nước không thể có một đời sống khác. Phải khắc khổ, cần lao và tranh đấu để mưu cầu hạnh phúc ngày mai. Có người em đời sống nghiêm khắc ấy không còn chỗ cho tình cảm. Nhưng chính Hồ Chủ tịch thường nói: người cách mạng là người rất giàu tình cảm, và vì giàu tình cảm nên làm cách mạng. Người mà cả dân tộc tôn làm vị cha già của mình phải có lòng thương mênh mông xúc động đến tâm can của mọi người. Trong thời kỳ bí mật, phút mặc niệm chiến sĩ cách mạng là lúc Hồ Chủ tịch rơi nước mắt. Tại Quốc hội, Hồ Chủ tịch vừa khóc vừa ôm hôn anh Nguyễn Văn Tạo sau khi anh đọc một bài diễn văn thống thiết về Nam Bộ.

Người xưa nói: Có việc phải lo, lo trước thiên hạ, có việc đáng vui, vui sau thiên hạ. Hồ Chủ tịch nói một cách giản dị và thống thiết hơn: "Một ngày đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên".

Câu nói đó đã bộc lộ tâm trạng Người, mối tình cảm ruột thịt bao bọc trăm họ của đại gia đình Việt Nam.

Đối với người giản dị và lão thực ấy, một câu nói là một việc làm và có làm thì mới nói. Giản dị và lão thực trong sựăn ở, tính tình, trong lời nói, viết, Người cũng giản dị và lão thực trong chủ trương chính trị nữa. Dân tộc Việt Nam bây giờ muốn gì? Muốn thống nhất, độc lập, muốn ấm no, muốn biết chữ, muốn đời sống bớt tối tăm. Cho nên Hồ Chủ tịch chủ trương: đoàn kết kháng chiến, tăng gia sản xuất, bình dân học vụ, đời sống mới. Dân tộc Việt Nam quyết tâm và mỗi ngày tiến mạnh trên con đường sống còn sau lưng Hồ Chủ tịch.

Hồ Chủ tịch thật là hiện thân của dân tộc Việt Nam và mọi người Việt Nam đều thấy mình trong Hồ Chủ tịch.

Sức mạnh của Hồ Chủ tịch và sức mạnh của dân tộc Việt Nam là ở chỗđoàn kết thống nhất ấy.

Bình luận: Tuyên ngôn Độc lập là áng thiên cổ hùng văn. Nó cùng với bài thơ Thần của Lí Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn TrãI lập nên hệ thống Tuyên ngôn Độc lập của đất nước này trong suốt chiều dài lịch sử. Ta bắt gặp ởđây, một tư duy khoa học sắc sảo và đầy trí tuệ của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ta cũng bắt gặp ởđây cảm xúc công dân đầy nhiệt huyết của Bác kính yêu. Tuyên ngôn độc lập nổi trội lên cái chất thép rất rắn, rất cứng, rất dẻo của dũng khí Hồ Chí Minh. Là lời tuyên ngôn, là áng văn nghị luận nên tiêu chuẩn hàng đầu phải đảm bảo được tính trí tuệ, khoa học. Vì thế, thông qua hệ thống lập luận thật chặt chẽ, thông qua sự phân tích lí giải và giọng văn hùng hồn thì văn bản này mới có tính tuyên ngôn. Dĩ nhiên tuyên ngôn ởđây không phải là tuyên ngôn nghệ thuật nhưĐôi mắt của Nam Cao, tuyên ngôn về quan niệm sống phải có tài, có khí phách và có tâm như nhân vật Huấn Cao của Nguyễn Tuân… Đây là tuyên ngôn nói với mọi người Việt Nam, với tất cả nhân loại tiến bộ, nói với cả kẻ thù của chúng ta là Pháp và Mĩ về sự thật lịch sử: Đó là nềnđộc lập dân tộc Việt Nam có quyền được hưởng để người dân Việt Nam mưu cầu hạnh phúc… Tuy nhiên trên phương tiện văn chương tác phẩm của Hồ Chí Minh không chỉ là một áng văn nghị luận, đằng sau những câu chữđể phát ngôn những chân lí lớn lao của thời đại ta bắt gặp trái tim của người công dân số một, của lãnh tụ, của Bác Hồ Chí Minh. Chính lập trường dân tộc (đứng về phía nhân dân, dân tộc mình để nhìn rõ tội ác tày trời của thực dân đế quốc…) đã chi phối tình cảm của người viết. Bác rất phẫn nộ khi lôi chếđộ thực dân phong kiến để công khai nó trước tòa án lịch sử, Bác rất đau xót khi đưa ra những minh chứng về thảm cảnh của dân tộc ta, nhân dân ta phải làm kiếp trâu ngựa, Bác mỉa mai kẻ thù, mô tả sự sụp đổ không cưỡng được của chúng bằng chất văn giàu hình tượng “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”, “nhân vật” thực dân Pháp thậtđáng mỉa mai và thảm hại, đáng khinh bỉ biết bao nhiêu khi mở cửa và quì gối dâng nước ta hai lần cho giặc, sức mạnh của Tuyên ngôn Độc lập chủ yếu bộc lộ qua những lời tuyên ngôn đầy hào khí, đầy chất thép. Nó hả hê và rất nghiêm trang, nó có niềm vui như muốn cười ré lên đầy nước mắt, những cũng có sự cảnh giác dè dặt, tỉnh táo để răn đe những kẻđang rắp tâm cướp nền độc lập của đất nước Việt Nam mà nhân dân Việt Nam đã phải trả giá bằng máu xương.

Đây là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên tuyên bố với thế giới về sự rađời của một nhà nước mới , đánh dấu một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập tự do cho một dân tộc bất khuất kiên cường. Nó đánh dấu thắng lợi đầu tiên của một nước thuộc địa châu Á. Mặt khác, bản Tuyên ngôn còn là một áng văn chính luận mẫu mực, đanh thép lôi cuốn ở tỉ lệ và lập luận chặt chẽ, ở từ ngữ, hình ảnh dễ cảm, chính xác, mạnh mẽ, ở câu văn gọn và sắc, giản dị mà hùng hồn, đã vừa cảnh cáo, vạch mặt kẻ thù, vừa khích lệ, động viên tinh thần nhân dân, và tranh thủ sựđồng tình quốc tế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro