TỔNG HỢP PHẦN XIII

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


  HƯỚNG DẪN CÁCH DIỆT CHUỘT


Nhà bạn có rất nhiều chuột? Chúng liên tục cắn phá làm bạn bực mình? Đừng lo, Tòng sẽ hướng dẫn các bạn một phương pháp diệt chuột nhanh nhất, hiệu quả nhất, an toàn nhất, và tiết kiệm nhất. Phương pháp này lợi dụng điểm yếu của chuột đó là khả năng chịu lạnh rất kém.

Trước tiên, bạn hãy rút nguồn điện và mở cửa ngăn đá tủ lạnh nhà bạn ra . Đợi khoảng 2 tiếng cho hơi lạnh thoát ra hết (vì nếu hơi lạnh trên ngăn đá vẫn còn, chuột sẽ sợ không dám vào). Sau đó bạn từ từ vật cho cái tủ lạnh nằm ngửa ra nền nhà sao cho chuột có thể trèo vào ngăn đá một cách dễ dàng nhất. Tiếp theo ta sẽ chuẩn bị mồi để nhử chuột. Như các bạn đã biết là chuột rất thích ăn thịt bò, do đó chúng ta sẽ mua khoảng 2 đến 3 cân thịt bò tươi để làm mồi nhử chúng (nhớ mua loại thịt mông nạc, chuột thích nhất loại này). Nếu cẩn thận, bạn có thể ướp thịt bò với tỏi, nước mắm rồi đảo qua với dầu ăn cho thật thơm để chuột dễ đánh hơi được mồi hơn.
Sau khi bỏ mồi vào trong ngăn đá, bạn phải tìm một chỗ nấp thuận tiện, vừa kín đáo vừa tiện để bạn quan sát. Ngay khi thấy chuột mò vào trong ngăn đá ăn mồi, bạn phải lập tức lao đến đóng sập cửa ngăn đá lại, rồi từ từ dựng tủ lạnh lên. Sau đó, bạn cắm nguồn điện lại cho tủ lạnh, đợi ít nhất 3 tiếng để đảm bảo chuột đã chết cóng ở bên trong rồi mới mở tủ lấy chuột ra. Lúc này, con chuột đã cứng đơ, bạn có thể giết nó bằng bất cứ cách nào bạn muốn (ngâm nước cho nó chết đuối hoặc lấy dây thắt cổ nó...)
* Chú ý: Nếu nhà bạn không có tủ lạnh thì bạn có thể dùng lò vi sóng để thay thế. Tất nhiên, nếu dùng lò vi sóng thì chuột không thể chết cóng được mà sẽ chết cháy.
Sau khi đã thực hiện đúng các bước như Tòng vừa hướng dẫn trên đây mà con chuột vẫn không chết thì các bạn cứ việc vác dao đến nhà Tòng chặt đứt con chuột của Tòng đi.


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI LÀM


Tôi ra trường đã 5 năm, nhưng vẫn thất nghiệp, chỉ ăn rồi nằm, tương lai, sự nghiệp thật mịt mù, xa xăm. Khi tôi ra trường cũng là khi thằng cháu tôi tốt nghiệp cấp ba
và thi vào Bách Khoa, giờ nó học xong, được mời sang làm việc tận Liên Bang Nga, còn tôi thì vẫn ở nhà, quanh quẩn vào ra, ăn bám mẹ cha, nghĩ mà thật xót xa.
Nhưng suy cho cùng, lỗi chẳng phải tại tôi, mà là tại cha mẹ tôi, tại ông trời! Bởi các cụ có câu: "Cha mẹ sinh con, trời sinh tính". Giá như bố mẹ tôi đẻ tôi ra cao ráo, đẹp zai thì giờ tôi có thể đã là một người mẫu, một diễn viên nổi tiếng, có thể đi làm zai bao, chỉ cần chổng mông là có thu nhập cao. Hoặc giả như ông trời cho cái tính chăm chỉ, cho tôi giỏi giang, thông minh thì giờ tôi đã thành giáo sư, tiến sĩ, suốt ngày vi vu châu Âu, châu Mĩ, chẳng phải ngồi nhà than van, rầu rĩ. Đấy, tôi thảm hại như bây giờ, không phải tại ba mẹ, không phải tại ông trời thì còn tại ai?
Thấy tôi như vậy, ông chú tôi cũng sốt ruột, một hôm, lão gọi tôi ra rồi hỏi han:
– Tình hình công việc sao rồi?
– Chán lắm chú ạ! Chỗ nào cũng đòi kinh nghiệm, cháu mới ra trường xong thì kinh nghiệm ở đâu? Như thế khác nào muốn lấy vợ vừa trẻ, vừa xinh, vừa còn trinh, lại dày dạn kinh nghiệm làm tình?!
– Thôi được! Tao sẽ giới thiệu mày đến làm ở chỗ thằng bạn tao để lấy kinh nghiệm, chịu không?
– Thật hả chú? Tốt quá rồi! Mà công ty của bạn chú làm về cái gì?
– Không phải công ty, chỉ là trung tâm thôi, công việc của trung tâm này cũng khá trừu tượng, đó là tái phân phối thu nhập quốc dân vì mục đích thu hẹp phân cấp giàu nghèo trong xã hội.
– Khó hiểu quá chú ạ!
– Ừ, cũng khó hiểu thật, nhưng thực ra mọi người vẫn gọi nó bằng một cái tên ngắn gọn và dễ hiểu hơn rất nhiều, đó là "ăn trộm"!
– Chú bảo cháu đi ăn trộm sao?
– Đừng coi thường! Thằng bạn tao là một tay trộm khá khét tiếng, theo nó thì mày sẽ học được nhiều điều lắm đấy! Hiện tại, trung tâm của nó có khoảng gần chục nhân viên, toàn là chỗ thân quen gửi gắm thôi, chứ người lạ muốn vào cũng khó!
Thôi thì đang thất nghiệp, cứ thử một lần xem sao. Tôi lần theo địa chỉ mà ông chú đưa cho rồi tìm đến cái trung tâm ấy. Hình như chú tôi đã gọi điện trao đổi trước rồi thì phải, nên khi tôi vừa bước vào, gã đó đã cười rất tươi, giọng niềm nở:
– Đến rồi hả? Vào đây em!
– Dạ, em chào anh! Em là cháu của...
– Khỏi giới thiệu, anh biết rồi! Còn anh là Phúc, mọi người hay gọi là "Phúc liên tặc", giám đốc trung tâm này!
– Dạ! Thế nhân viên trong trung tâm đâu hết cả rồi? Sao có mỗi anh ngồi đây?
– Bị bắt hết rồi em ạ! Hôm qua có dự án lớn, cả trung tâm đều tham gia, nhưng bị công an phục kích. May mà anh có kinh nghiệm nên thoát được! Nhưng không sao, dù chỉ còn mình anh thì trung tâm này vẫn tồn tại, mọi quy định và chế độ của nó vẫn giữ nguyên!
– Quy định và chế độ thế nào anh?
– Trước tiên, em sẽ phải thử việc 3 tháng, lương thử việc bằng 75% lương chính thức. Sau giai đoạn thử việc, nếu thấy em có tư chất ăn trộm, hoàn thành tốt các phi vụ được giao, lúc đó sẽ được nhận vào làm chính thức. Khi là nhân viên chính thức, em sẽ được chia phần trăm giá trị của những tài sản ăn trộm được, sẽ được đóng bảo hiểm xã hội, kể cả em bị bắt đi tù thì trung tâm vẫn đóng bảo hiểm hàng tháng cho em, đảm bảo khi ra tù em vẫn được lĩnh lương hưu.
– Dạ, vậy em có thể bắt đầu thử việc luôn hôm nay không?
– Được chứ! Em cứ về tắm rửa, nghỉ ngơi, tối qua đây rồi anh em mình đi, bên anh không làm việc ban ngày em ạ! Sao thế? Còn điều gì băn khoăn à?
– Anh ơi, có thể cho em ứng trước lương được không?
– Đệt! Chưa làm buổi nào đã ứng lương? Thôi, đợi tối nay xem có kiếm được gì không rồi anh sẽ ứng cho! Chứ giờ anh cũng chả có xu nào cả! Thế nhé!
Tôi ngoan ngoãn về nhà tắm rửa, ăn cơm sớm, quần áo chỉnh tề, hồi hộp chờ đợi buổi đi làm đầu tiên. Mấy năm học hành vất vả, rồi lại mấy năm thất nghiệp nhục nhã, giờ được đi làm, được vận dụng những kiến thức đã học trong trường, được mang sức lao động ra tự nuôi sống bản thân mình, cái cảm giác ấy khiến lòng tôi cứ nao nao vì hạnh phúc, tự hào.
Đúng giờ đã định, tôi và anh Phúc liên tặc xách đồ nghề lên đường. Mục tiêu đột nhập của chúng tôi hôm nay là một ngôi nhà ở cuối phố. Bằng những thao tác nghiệp vụ đầy thuần thục, nháy mắt một cái đã thấy anh Phúc bật qua cái tường rào cao vút rồi nhảy vào trong sân, trong khi tôi thì loay hoay mãi mới leo lên được. Thấy tôi vẫn lồm cồm, nhấp nhổm trên đó, anh Phúc sốt ruột:
– Đừng sợ! Nhảy xuống đi, anh đỡ!
Nghe vậy, tôi cũng đánh liều nhắm mắt lao xuống. Lập tức anh Phúc đưa tay ra đón lấy tôi, và cũng gần như lập tức anh hất tôi ra:
– Đệt! Khai thế! Mày vừa đái ra quần đấy à?
– Dạ vâng! Từ lúc bắt đầu trèo lên tường là em đã đái rồi!
– Thôi, giờ mày đứng ở hành lang này quan sát tình hình, có động tĩnh gì báo anh ngay, anh ra phía sau phá khóa!
– Anh ơi, cho em đi với anh? Đứng đây một mình, em sợ ma lắm!
Chỉ một loáng sau, hai anh em đã vào được trong nhà. Lục lọi khắp phòng khách không thấy gì đáng giá, chúng tôi tiếp tục mò vào phòng ngủ, bởi theo anh Phúc liên tặc nói thì bây giờ người ta hay cất tiền bạc và tài sản quý giá trong phòng ngủ cho dễ quản lý. Chúng tôi mỗi người cầm một cái đèn pin nhỏ, chầm chậm soi từng ngóc ngách trong gian buồng. Và rồi tôi giật thót mình, sững người lại, toàn thân nóng bừng khi thấy chị chủ nhà đang nằm ngửa tênh hênh, dạng háng, ngủ rất say sưa. Soi kỹ mặt, tôi đoán là chị này chưa đến 40 tuổi, người vẫn còn rất chắc chắn, tròn trịa, da căng mịn, phẳng lì, không thua gì bọn con gái đang dậy thì. Chị mặc chiếc váy ngủ trong suốt, bên trong không hề có đồ lót. Tôi nuốt nước bọt ừng ực rồi thì thầm vào tai anh Phúc:
– Ngon quá anh ạ! Hay là mình cứ bất chấp hết hiếp dâm đi anh?
– Tìm chỗ mụ ấy giấu tiền đi đã, xong xuôi rồi hiếp sau!
Anh đã nói vậy, tôi cũng đành ngậm ngùi tiếp tục công cuộc lục lọi của mình. Rồi tôi mừng như bắt được vàng khi tìm thấy một cái tủ nhỏ được giấu rất kỹ trong góc phòng...
– Anh ơi, cái tủ này chắc chắn có tiền!
– Ừ, vậy phá khóa đi!
– Anh phá hay em phá?
– Mày phá dần đi cho quen, đừng ỉ nại vào anh mãi thế!
– Vâng! Anh đưa em mượn cái búa với cái khoan!
– Đệt! Việc đầu tiên mà thằng ăn trộm phải nhớ đó là phải nhớ được rằng mình đang đi ăn trộm! Mày tưởng đang ở nhà mày à? Dùng cái móc sắt này, luồn vào cái khe của ổ khóa, khi nào thấy vướng vướng vào cái gờ nhô lên thì giật nhẹ là được!
– Không thể luồn móc vào cái khe ổ khóa được đâu anh ơi!
– Sao vậy?
– Vì có cái chìa khóa đang cắm ở đó rồi!
– Đệt! Thế thì lấy chìa đó mở luôn, còn phá khóa làm CLGN?
– Dạ vâng ạ!
– Sao? Trong đó có gì?
– Dạ, để em xem nào! Một máy ảnh Konica, một gói mì Kokomi, một chai coca, một quyển truyện Conan, và...
– Và gì? Tiền hay vàng?
– Dạ không! Một bịch Kotex ạ!
– Đệt! Hôm nay là cái ngày éo gì không biết! Thôi, vẫn còn sớm, chuồn sang nhà khác đi, may ra vớt vát được tí!
Lập tức, hai anh em nhẹ nhàng rời khỏi căn phòng. Tuy nhiên, chưa kịp ra đến cửa thì nghe tiếng "tạch!", cả căn phòng sáng trưng. Chị chủ nhà đứng chắn ngay trước cửa, vẫn bộ váy ngủ trong suốt không đồ lót, vẻ mặt không hề lộ chút thảng thốt:
– Sao về sớm thế hai em? – Chị hỏi rồi cười đầy bí hiểm.
Lập tức, anh Phúc liên tặc quỳ sụp xuống nhà, chắp tay lạy rối rít:
– Chị ơi, em xin chị! Chị tha cho chúng em! Bọn em chưa lấy được gì đâu ạ!
– Chị biết, vì nhà chị có cái quái gì đâu mà lấy! Chị cũng đã định để cho hai em đi, nhưng chị ghét nhất những thằng nói mà không giữ lời, vậy nên...
– Bọn em có nói gì đâu ạ?
– Thật không? Thế đứa nào lúc nãy bảo rằng trộm đồ xong sẽ hiếp dâm chị? Bây giờ định nuốt lời mà cứ thế bỏ đi sao? Thôi, không nói nhiều! Một là hai em cởi quần áo, ngoan ngoãn lên giường, hai là chị sẽ gọi công an!
Đến nước này thì chẳng còn cách nào khác, tôi và anh Phúc đành phải vâng lời chị, trút bỏ xiêm y rồi run rẩy bò lên giường. Phải đến chiều tối ngày hôm sau, chị mới thả cho chúng tôi đi.
Về tới cửa trung tâm, thấy tôi có vẻ uể oải, bần thần, anh Phúc liền vỗ vai động viên:
– Thôi em ạ! Dần dần sẽ quen, về nghỉ ngơi đi cho lại sức, tối mai đến, anh em ta lại đi tiếp!
– Dạ thưa anh, em muốn...
– Ứng lương hả? Em cũng thấy đấy, hôm qua có kiếm được gì đâu?!
– Dạ không! Em muốn xin nghỉ việc! Thôi thì ở nhà ăn bám bố mẹ vậy, nhục tí nhưng vẫn mạnh khỏe, chứ đi làm thế này chắc hai hôm là em suy thận mà chết mất! Chào anh, chúc trung tâm của anh làm ăn phát đạt!


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
THÀNH PHỐ LẠ LẮM!


Tôi năm nay 70 tuổi rồi, cái tuổi sắp gần đất xa trời, tưởng như chẳng còn gì phải phiền muộn với đời, ấy vậy mà gần đây, tự nhiên tôi lại bị mắc bệnh táo bón và đái dầm. Đây là hai bệnh liên quan đến hệ bài tiết, cụ thể hơn là vấn đề đại tiện và tiểu tiện.
Cùng là tiện, chỉ khác nhau chữ đại với chữ tiểu, vậy mà cái thì ngồi rặn hàng tiếng đồng hồ không ra, cái thì lúc đang ngủ, không ai muốn, cũng phun ra vô tội vạ.
Có một đêm tôi nằm mơ mình đang đi cày với vợ, hai vợ chồng đang say sưa vác cày qua núi thì bất ngờ trời đổ cơn mưa. Vì đi cày mất sức, lại khát nước, tôi há to mồm hứng lấy từng giọt nước mưa mát lịm, nuốt ừng ực. Khi mưa tạnh, khi cơn khát qua đi, ấy cũng là khi tôi choàng tỉnh và nhận ra mình vừa đái dầm. Tất nhiên, không phải lần nào đái dầm tôi cũng phun vào mồm, vào mặt, vào cổ như thế. Nhiều hôm, tôi chỉ nhận ra là mình vừa đái dầm cho đến khi thấy vợ tôi lồm cồm bò dậy, miệng làu bàu với giọng bực bội: "Ông đái ướt hết lòng bàn tay tôi rồi!".
Để tình trạng này kéo dài thì rõ ràng là không ổn. Tôi đành lóc cóc đạp xe lên bệnh viện huyện để khám. Sau một hồi vần vò, nắn bóp, nữ bác sĩ trẻ thở dài ngao ngán:
– Cụ có bị xuất tinh sớm không?
– Có!
– Biết ngay mà! Cái của cụ hỏng rồi! Một khi nó đã không kiểm soát được việc xuất tinh thì cũng thật khó để nó kiểm soát được việc xuất nước đái.
– Có cách nào chữa trị giúp cụ không cháu?
– Chỉ còn hai cách! Cách thứ nhất là cụ lên bệnh viện trên thành phố, ở đó họ có trang thiết bị hiện đại, hi vọng sẽ chữa được! Cách thứ hai có tên gọi là "thắt chân buộc ngọn". Tức là trước khi đi ngủ, cụ lấy một sợi dây thắt thật chặt rồi quấn nhiều vòng từ chân lên đến ngọn của bộ phận gây đái dầm, đảm bảo cụ có muốn đái tử tế cũng không thể đái được chứ chưa nói gì là đái dầm. Cách này tuy hiệu quả nhưng cháu khuyên cụ không nên lạm dụng, bởi việc bịt chặt đầu ra như vậy khiến nước bị đọng lại ở phần cuống, lâu ngày sẽ dẫn tới hiện tượng thối cuống và rụng quả.
Bác sĩ đã nói vậy, tôi cũng đâu dám làm liều. Thôi thì đành vay chạy lên thành phố một chuyến, vừa chữa bệnh, vừa để biết cái thành phố nó như thế nào! Nói thật là dù đã sống đến tuổi này, nhưng đây mới là lần đầu tiên tôi được lên thành phố, bởi vì quê tôi ở vùng sâu xa, đi lại khó khăn, tốn kém lắm! Quanh năm suốt tháng cắm mặt vào đồng ruộng lam lũ mà còn chả đủ ăn, lấy tiền đâu ra mà đi chơi thành phố? Nếu không nhờ cái bệnh đái dầm này, chắc chắn đến lúc mắt nhắm tay xuôi, thành phố với tôi vẫn mãi là một chốn xa xôi, diệu vời.
Tôi cứ nghĩ, người thành phố họ văn minh, sang trọng thế, thấy một lão già quê mùa, ngờ nghệch như tôi, chắc họ sẽ coi thường và lạnh nhạt lắm! Nhưng thực tế lại không phải vậy! Bằng chứng là dù không hề quen biết, nhưng khi tôi vừa mới xuống xe khách thì đã có tới bốn năm anh phóng xe máy đến hỏi han: "Cụ về đâu? Để con chở cho!". Tôi còn đang ngỡ ngàng trước sự hiếu khách của các anh ấy thì lại thấy một vài chị khác lao tới, dúi đồ ăn vào tận tay tôi: "Ăn ngô cụ ơi!", "Ăn bánh mì cụ ơi! Bánh mì vừa ra lò, nóng hổi đây!".
Thế nhưng người thành phố cũng thay đổi thái độ nhanh lắm! Sau khi tôi nói là tôi không có tiền, họ lập tức tản ra rồi nhìn tôi bằng ánh mắt gườm gườm, cau có. Mà đúng là tôi không có tiền thật, số tiền tôi mang theo người còn không biết có đủ để khám bệnh không, sao tôi dám đi xe ôm, dám ăn cái gì vào mồm?
Hỏi thăm một hồi, rồi đi bộ rã rời, cuối cùng tôi cũng tới được bệnh viện. Người ta chỉ tôi tới một cái phòng khám, nơi đã có sẵn rất nhiều người đang chen chúc ngoài cửa chờ đợi. Tôi cũng chưa biết phải làm thủ tục thế nào nên cứ nép vào bên góc ngơ ngác khá lâu. Đứng ngay cạnh tôi là một cô gái khá xinh, khoảng 20 tuổi, còn rất trẻ, da dẻ nõn nà, ngực tròn trịa, đẫy đà, mặt mũi nhìn có vẻ thật thà. Thấy thế, tôi ngập ngừng bắt chuyện:
– Cháu cũng bị bệnh đái dầm à?
– Dạ không! Cháu bị đái tháo đường! Mà cụ lấy số chưa?
– Số gì?
– Muốn được khám thì phải ra kia lấy số rồi chờ họ gọi tới số của mình thì mới được vào cụ ạ!
À, ra vậy! Tôi cũng lật đật ra lấy số rồi lại đứng vào một góc, mòn mỏi đợi chờ. Phải mất gần nửa buổi, tôi mới được vào khám. Sau khi nghe tôi kể qua về bệnh tình, ông bác sĩ yêu cầu tôi nộp tiền lệ phí 500 nghìn, rồi đưa cho tôi một quyển sổ khám bệnh và bảo:
– Ông cầm sổ này qua khu A2 làm xét nghiệm máu, rồi đến nhà B3 làm xét nghiệm nước tiểu, rồi sang nhà C4 chụp X-quang bộ phận sinh dục, xong thì đợi đến 3 giờ chiều nay quay lại đây, chúng tôi sẽ có kết luận và hướng điều trị chính xác cho bệnh tình của cụ!
– Bác sĩ ơi, lão ở quê lên, làm sao biết nhà A2, B3, C4 nó ở đâu?! Xin bác sĩ chỉ giúp!
– Ông bị mù à? Hay là không biết đọc? Tự đi mà tìm lấy chứ, cái gì cũng hỏi là sao?
Đúng lúc này, cánh cửa phòng khám hé mở, một gã thanh niên cao lớn, vạm vỡ, người lấp lánh toàn vòng vàng hăm hở bước vào. Thấy thế, ông bác sĩ gắt lên:
– Anh là số bao nhiêu? Tôi đã gọi đến số anh chưa mà tự ý xông vào?
Gã thanh niên đó lập tức lại gần, dúi vào tay ông bác sĩ cái phong bì, rồi cất giọng thầm thì:
– Anh thông cảm, em đang có việc gấp, đợi đến số thì lỡ việc mất! Mong anh giúp đỡ!
Không biết trong cái phong bì đó có cái gì mà ông bác sĩ lập tức dịu giọng và tiến hành khám luôn cho gã ấy. Rồi bác sĩ đưa quyển sổ khám bệnh của gã đó cho một cô y tá và dặn dò:
– Cô đưa anh này qua nhà A2, B3, C4 để làm xét nghiệm và chụp X-quang luôn nhé! Anh ấy mới đi khám lần đầu, biết đến bao giờ mới tìm được mấy cái nhà ấy!
Ở thành phố lạ thật! Lão già 70 tuổi, mắt mờ, chân chậm như tôi thì phải lấy số, phải đợi chờ, phải tự đi tìm phòng xét nghiệm, còn anh thanh niên nhanh nhẹn, trẻ khỏe ấy thì không cần lấy số, tự ý chen ngang, còn được y tá dẫn đến tận buồng khám. Không hiểu trong bức thư anh thanh niên đó gửi cho bác sĩ có viết những gì mà lại thay đổi được cả một con người như thế?
Đến gần trưa thì tôi cũng hoàn thành xong các khâu xét nghiệm, kiểm tra. Giờ thì chỉ đợi tới 3 giờ chiều để xem bệnh tình và cách chữa trị thế nào thôi. Lúc này tôi mới thấy đói bụng. Móc trong túi ra còn đúng 10 nghìn. Chết thật! Không ngờ tiền khám lại tốn nhiều thế! Tôi lấy 10 nghìn cuối cùng ấy mua một cái bánh mì trứng ở cổng bệnh viện, rồi lững thững đi bộ ra cái công viên gần đó, vừa ăn vừa ngồi nghỉ cho mát. Dù là giữa trưa nhưng công viên vẫn khá đông: người thì đi bộ vãn cảnh, người thảnh thơi hít thở không khí trong lành, người chạy hùng hục, mồ hôi nhễ nhại, người thì nằm dài ôm nhau trên cỏ, quằn quại, lăn qua lăn lại...
Ngồi một lúc, tôi thấy buồn tè quá, chưa biết phải giải quyết ra sao thì thật may, ngay sau lưng tôi một đoạn không xa là cái nhà vệ sinh công cộng. Tôi lập tức chạy tới đó. Rồi tôi chợt sững người khi thấy có một chị đang ngủ gật, ngồi chắn ngay trước cửa ra vào. Trông qua thì đã biết, chị ấy chính là người quản lý cái nhà vệ sinh này. Tôi lại gần chỗ chị, đập đập vào ngực cho chị tỉnh ngủ rồi cất giọng thủ thỉ:
– Chị gì ơi! Tôi buồn đái!
– Hai nghìn!
– Dạ?
– Đái 2 nghìn, ỉa 5 nghìn! Giá niêm yết sẵn trên tường kia rồi!
– Nhưng tôi không có tiền!
– Lão bị thần kinh à? Làm mất giấc ngủ của người ta! Định đái miễn phí à? Thế tiền đâu ra xây nhà vệ sinh? Thế tôi ngồi đây để làm gì, để nhìn ông đái à? Biến đi!
Đúng lúc này, một người đàn ông dắt theo một con chó cũng bước vào nhà vệ sinh. Ông ấy đái, và con chó cũng đái. Lúc trở ra, người đàn ông móc túi đưa cho chị ta 5 nghìn rồi ra hiệu không cần trả lại tiền thừa. Tôi lúc này thì buồn đái vô cùng rồi, nên giọng đã có phần gay gắt:
– Tại sao con chó nó được đái, còn tôi thì không?
– Vì nó có tiền! Tôi chỉ quan tâm đến tiền, không cần biết là người hay chó!
– Thôi được, vừa rồi, người đàn ông đó trả tiền còn thừa 1 nghìn, coi như tôi đái vào chỗ tiền thừa đó, được chứ?
– Hai nghìn một lần đái cơ mà?
– Nhưng tôi chỉ đái một nửa thôi, một nửa vẫn để dành bên trong, không đái hết!
– Nhưng tôi tính tiền đái theo số lần chứ không tính theo thể tích, ông hiểu chứ? Hơn nữa, tiền thừa đó là ông ấy cho tôi chứ không phải cho ông. Ok? Bây giờ thì biến đi cho tôi ngủ trưa!
Bất lực trong việc thuyết phục mụ đàn bà ghê gớm ấy, tôi đành thất thểu quay ra, bụng dưới đang tức như chực vỡ òa. Đột nhiên, tôi thấy một người đàn ông đang đứng gục đầu vào một thân cây gần đấy, dáng liêu xiêu như chực quỵ xuống. Tôi hốt hoảng chạy lại:
– Này cậu, cậu sao thế? Có cần tôi giúp gì không?
– Ông bị điên à? Để yên cho tôi đái! Đái mà cũng đéo được yên nữa!
– Ơ? Được phép đái ở gốc cây à?
– Đái thoải mái! Chỉ sợ ông không đủ nước thôi!
Trời ạ! Vậy mà tôi cứ tưởng ở thành phố người ta cấm không cho đái bậy! Làm khổ tôi phải xin xỏ, phải chịu đựng nãy giờ. Đúng là thành phố lạ thật! Chó thì đái trong nhà vệ sinh, còn người thì đái ngoài đường; tôi vào nhà vệ sinh thì không được đái, mà ra ngoài đường thì đái thoải mái. Tôi đúng là quê mùa thật, làm sao biết được những cái mới lạ ấy? Nhưng giờ thì tôi biết rồi! Các cụ nói "đi một ngày đàng, học một sàng khôn", cấm có sai!


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
AI LÀ TỶ PHÚ?


Chào mừng các bạn đến với chương trình "Ai là tỷ phú" của VTV69 đài truyền hình BCS. Như thường lệ, chúng ta có 10 ứng viên cho chiếc ghế nóng ngày hôm nay.
Câu hỏi mà chúng tôi đưa ra cho các ứng viên là: "Hãy sắp xếp các từ sau thành một câu tục ngữ mà các bạn trẻ hiện nay thường xuyên sử dụng: A – Mày, B – Con, C – Mẹ, D – Đệt.
Rất nhanh, các ứng viên đã trả lời xong, và đáp án đúng của chúng tôi là: D – B – C – A, "Đệt Con Mẹ Mày", xin chúc mừng Chim Hơi Hoi đã có câu trả lời nhanh và chính xác nhất ở 0 giây 69. Mời bạn ngồi lên ghế nóng của chương trình...
– Nghe tên thì có vẻ như bạn là người Hàn Quốc?
– Đúng vậy! Tôi là bác sĩ phẫu thuật thẩm mĩ, sang Việt Nam làm việc đã được vài năm rồi!
– Tôi nghĩ nghề của bạn thì làm việc ở Hàn Quốc sẽ dễ phát triển hơn chứ?
– Phải! Nhưng đợt ấy tôi sơ suất làm chết một khách hàng nên phải trốn qua Việt Nam.
– Bạn có thể kể chi tiết hơn không?
– Đó là một khách hàng nữ, khoảng 90 tuổi, cụ khách ấy yêu cầu tôi bơm ngực, mỗi bên 10kg. Bơm xong, trong chai vẫn còn thừa một ít mỡ nữa, tôi định đổ đi thì cụ ấy cứ năn nỉ xin tôi bơm nốt vào cho cụ, coi như là khuyến mại. Tôi đã cảnh báo về nguy cơ phát nổ nhưng cụ không nghe, nằng nặc đòi bơm, vậy là "đoàng" một phát, thôi, xong!
– Đã có vài năm sống ở Việt Nam, vậy theo bạn điểm khác biệt lớn nhất giữa Việt Nam và Hàn Quốc là gì?
– Khác biệt thì nhiều, nhưng khác biệt lớn nhất và ảnh hưởng đến tôi rõ rệt nhất đó là giá cave ở Việt Nam quá cao. Ở Hàn Quốc cave rẻ hơn nhiều, mỗi shot chỉ bằng tiền một bữa ăn sáng. Nhưng ở Việt Nam, hàng ngon ngon một tí là phải bằng tiền ăn cả tháng! Thế nên dù sang Việt Nam làm việc đã mấy năm nhưng tôi vẫn chưa tích cóp được đồng nào!
– Vậy bạn sẽ lấy vợ Việt Nam và định cư luôn ở đây chứ?
– Định cư thì có, nhưng lấy vợ e là khó!
– Tại sao?
– Tại tôi mắc bệnh nghề nghiệp, hôn cô nào cũng cứ nghĩ là môi cô ấy đã qua phẫu thuật, cắt da ở đít đắp lên mồm, thành ra cứ chuẩn bị hôn là buồn nôn; sờ ngực cô nào cũng cứ nghĩ là mình đang sờ mỡ lợn, sờ silicon. Thử hỏi làm sao còn cảm xúc mà yêu được? Cũng có một số cô tôi biết là chưa từng qua phẫu thuật và muốn tiến tới yêu đương, nhưng khi nghe tôi giới thiệu tên thì các cô ấy lập tức từ chối rồi đứng dậy bỏ về luôn!
– Tên bạn là...
– Chim Hơi Hoi!
– À, thảo nào... Thôi được rồi! Phần giao lưu kết thúc ở đây! Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu đi tìm "Ai là tỷ phú". Câu hỏi số một: Đâu là tên thật của Đường Tăng trong phim Tây Du Ký?: A – Trang Trần, B – Elly Trần, C – Trang Pháp, D – Trần Huyền Trang.
– Tôi đang phân vân giữa đáp án A và đáp án D, còn B và C chắc là không phải. Bởi Tây Du Ký là phim của Trung Quốc, không liên quan gì đến nước Pháp nên không thể có tên là Trang Pháp được, Elly Trần cũng vậy, Trung Quốc không có họ Elly. Tôi xin sự trợ giúp 50/50.
– Vâng, máy tính bỏ đi hai phương án sai. Như vậy chỉ còn lại hai đáp án là A và D.
– Đệt! Đen vãi! Đúng hai phương án tôi đang phân vân. Tôi xin dùng tiếp trợ giúp hỏi ý kiến tổ tư vấn.
– Vâng, xin hỏi các khán giả trong trường quay, ai biết đáp án đúng thì giơ tay ạ? Vâng, xin mời bạn!
– Em xin trợ giúp cho người chơi đó là đáp án D: Trần Huyền Trang.
– Bạn có chắc không?
– Không chắc, nhưng mình dùng phương pháp loại trừ! Vì mình học cùng lớp với Trang Trần, bạn ấy là con gái, không đi tu, cũng chưa bao giờ đóng phim, do vậy bạn ấy không thể là Đường Tăng được!
– Cảm ơn sự trợ giúp của tổ tư vấn! Tôi quyết định chọn D là đáp án cuối cùng của tôi.
– Đó là đáp án chính xác! Xin chúc mừng! Trả lời đúng câu hỏi số 1, bạn đã có 69 nghìn đồng. Trả lời đúng câu số hai, bạn sẽ có 690 nghìn đồng. Bây giờ là câu hỏi số hai: Đâu không phải là tên một bộ phim của đạo diễn Vũ Ngọc Dâm Đãng: A – Bỗng dưng muốn xóc, B – Hotboy nổi mụn, C – Đẹp từng kilomet, D – Lên nhầm kiệu hoa được chồng như cứt.
– "Bỗng dưng muốn xóc" thì tôi đã xem rồi, và chắc chắn đó là phim của Vũ Ngọc Dâm Đãng. Tôi nhớ hồi đó xem phim này, mỗi tập tôi mất ít nhất là 1 cuộn giấy ăn. Còn "Đẹp từng kilomet", nếu tôi không nhầm, thì có sự tham gia của một nữ diễn viên gì rất xinh đẹp, tên gì ấy nhỉ? Hình như là Giảm Thanh..., à đúng rồi, Giảm Thanh Hà! Cô Giảm Thanh này rất hay đóng phim của ông Dâm Đãng. Tôi quyết định chọn D là phương án cuối cùng của tôi.
– Vâng, người chơi đã chọn phương án D. Còn đáp án đúng của chương trình là gì? Chúng ta sẽ được biết sau ít phút quảng cáo!
"Bác sĩ nói mẹ mình có nguy cơ loãng xương rất cao nên mình thường xuyên uống Alene để không bao giờ bị loãng xương giống mẹ! Nhờ uống Alene đều đặn nên giờ xương mình rất chắc khỏe, không phải khổ sở, đau đớn và nhăn nhó suốt ngày như mẹ mình! Các bạn hãy mua Anlene về mà uống nhé! Uống một mình thôi, đừng cho mẹ uống ké!"
"Bạn bị xuất tinh sớm, liệt dương, suy thận, tiểu đêm, tay chân nhức mỏi, yếu sinh lý? Đừng lo! Đã có Rocket 12h, tác dụng cực nhanh, thuốc chưa trôi xuống đến bụng thì súng đã dựng lên đến rốn, hiệu quả kéo dài tới 12 giờ, giúp cho bạn và cô ấy có những phút giây mệt phờ, lên bờ xuống ruộng. Rocket 12h, một người khỏe, cả làng vui!"
"Chị vẫn dùng bột giặt để cọ bồn cầu à? Không diệt được vi khuẩn đâu! Hãy dùng Vim. Chị thấy chưa? Bồn cầu sạch hết vi khuẩn rồi này! Từ giờ, hàng ngày chị có thể lấy khăn mặt nhúng vào bồn cầu rồi rửa mặt cho cả nhà được rồi!"
"Kìa cái tay cái tay cái tay! Bắt lấy cái tay! Túm lấy cái chân, vớ được cái quần! Cái quần rất to, cái chân rất dài! Lôi ra nào, cởi ra nào! Leo lên nào, nhảy lên nào! Nào nhảy cùng ZinZin! Ầu zé!"
Chào mừng các bạn đã trở lại với chương trình "Ai là tỉ phú". Ít phút trước, người chơi của chúng ta đã chọn D là phương án trả lời cuối cùng. Và bây giờ, đáp án của chương trình là...là D. Xin chúc mừng!
Chúng ta đến với câu hỏi số 3: Đâu không phải là tên một bài hát do ca sĩ Ưng Thì Phắc trình bày: A – Thằng chó đó và anh, em phải chọn!; B – Đàn ông không được quên hết tình còn nghĩa thì được quên; C – Dù anh không phải là bố của con em; D – Anh chỉ biết câm nín nghe tiếng em xóc.
– Câu này dễ quá! Tôi là fan của Ưng Thì Phắc mà! Đến nỗi bố tôi đã đập mấy cái máy mp3 của tôi vì không muốn tôi nghe nhạc của anh này!
– Tại sao bố bạn lại không muốn cho bạn nghe nhạc của Ưng Thì Phắc?
– Bố tôi sợ tôi bị thần kinh! Có lần, bố tôi đập nát cái máy nghe nhạc của tôi rồi quát thẳng vào mặt tôi rằng: Thằng chó đó và bố, con phải chọn!
– Vậy cuối cùng anh chọn ai?
– Tôi là đàn ông mà, đàn ông thì không được quên hết tình còn nghĩa thì được quên. Và tôi đã chọn bố tôi, vì tôi và bố tôi là tình cha con. Còn với anh Phắc thì chỉ là nghĩa thôi.
– Vậy phương án cuối cùng của bạn là gì?
– Là A, Thằng chó đó và anh, em phải chọn!
– A là câu trả lời chính xác! Chúc mừng bạn! Bây giờ là câu hỏi thứ 4: Đâu là tên một loại nước hoa mà đàn ông dù không thích vẫn cứ dí mũi vào ngửi: A – Cô cô chăn heo (Coco Chanel); B – Cu sì (Gucci); C – Vớt xác (Versace); D – Dạ Hương (cái này khỏi cần phiên âm).
– Nước hoa thì không phải sở trường của tôi. Tôi xin trợ giúp gọi điện thoại cho người thân.
– Bạn gọi cho ai?
– Tôi xin phép gọi cho đồng nghiệp của tôi, một người rất sành về nước hoa.
– Vâng, xin tổ kỹ thuật nối máy giúp!
"Thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được! Xin quý khách vui lòng gọi lại sau!"
– Chắc lại nợ cước nên bị khóa hai chiều rồi! Vậy thì tôi sẽ gọi cho bố tôi.
– "Alo! Chào bác! Chúng tôi gọi điện từ trường quay của "Ai là tỉ phú". Hiện nay con trai bác đang ở câu số 4 và cần sự trợ giúp của bác. Hai người có 69 giây để...
– "Chờ tí nhé! Đang ỉa! Lát gọi lại sau!"
15 phút sau...
– Liệu đã gọi lại được chưa bạn?
– Đợi thêm 15 phút nữa đi anh! Bố tôi bị táo bón, mỗi lần đi ít nhất cũng phải 30 phút!
Thêm 15 phút nữa cuộc gọi mới thực hiện được, người chơi cũng đã nhận được sự trợ giúp của bố mình...
– ...Là phương án nào hả bố?
– Phương án D, Dạ Hương con nhé!
– Chắc không bố?
– Chắc! Cái này mẹ mày vẫn dùng mà, bố ngửi suốt!
– Vậy tôi xin nghe lời khuyên của bố. Tôi chọn D là đáp án cuối cùng của tôi!
– D là đáp án chính xác! Xin chúc mừng! Thật tiếc vì bạn đã lãng phí một sự trợ giúp, bởi tôi nghĩ câu hỏi này, bất kì người đàn ông nào đã có vợ hoặc có người yêu thì đều trả lời được rất dễ dàng. Tiếc là bạn lại FA lâu quá, thành ra... Nhưng không sao, bạn đã vượt qua câu hỏi số 4. Còn bây giờ, sẽ là câu hỏi số 5: Ai được mệnh danh là Bà chúa thơ dâm của Việt Nam?: A – Hồ Quỳnh Hương; B – Hồ Cẩm Đào; C – Hồ Trung Dũng; D – Hồ Xuân Dạ Hương.
– Câu này dễ quá! D là đáp án cuối cùng của em!
– Bạn có vẻ rất tự tin? Và tất nhiên, D là câu trả lời đúng! Hồ Xuân Dạ Hương được mệnh danh là bà chúa thơ dâm. Bà sinh năm 1969, mất năm 1869, hưởng thọ 69 tuổi. Bà để lại cho hậu thế một khối lượng tác phẩm khổng lồ gồm 69 bài thơ, trong đó có tới 96 bài là thơ dâm, 169 bài thơ bậy bạ, còn lại là thơ mất dạy. Bạn có thuộc bài nào của Hồ Xuân Dạ Hương không?
– Em thuộc mỗi bài "Bánh Trôi Tàu" thôi ạ!
– Bạn có thể đọc cho mọi người cùng nghe được chứ?
– Tất nhiên là được ạ!
Mông em vừa trắng lại vừa tròn
Mẩy mẩy căng đầy tướng rất ngon
Nát bét mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ cái quần con.
– Ầu zé...Ầu zé...Ầu zé...
Đúng lúc này, tiếng ầu zé vang lên, báo hiệu thời lượng của chương trình tuần này đã hết! Chúng tôi muốn gửi tới quý vị khán giả lời cảm ơn chân thành vì đã luôn theo dõi và ủng hộ chương trình trong suốt thời gian qua. Để trở thành người chơi của "Ai là tỉ phú", rất đơn giản thôi, hãy gửi bản đăng ký về cho chúng tôi theo địa chỉ: Ban biên tập chương trình "Ai là tỉ phú", đài truyền hình BCS, 69 Hai Bà Tưng. Chú ý: Bản đăng ký phải gửi kèm một ảnh khỏa thân cùng một số ảnh khác chụp zoom cận cảnh từng bộ phận trên cơ thể bạn. Nếu thiếu ảnh, lập tức bản đăng ký của bạn sẽ bị loại. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại!


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
HÀ NỘI NGÀY NGHỈ TẾT


Hà Nội rất khác vào những ngày tết và giáp tết. Ấy là khi học sinh, sinh viên đã nghỉ học hết; khi những người lao động, những cán bộ công nhân viên ở khắp các vùng miền đã về quê ăn tết, chỉ còn lại Hà Nội với những con phố thênh thang dìu dịu nắng vàng,
với những con gió mơ màng đưa những chiếc lá bàng chao lượn trên mặt đường mênh mang. Chẳng còn nữa một Hà Nội nhộn nhịp, rộn ràng mà thay vào đó là một sự bình lặng đến ngỡ ngàng. Phải chăng, những người vừa rời xa Hà Nội ngày hôm qua đã gói cả sự hối hả của Hà Nội vào trong hành trang của họ, nhét hết những ồn ào vào trong những gói quà và mang về nhà, bỏ mặc Hà Nội rầm rì trong sự yên ả đến lạ kì...
Và giờ đây, tôi đang cùng với chiếc honda lượn lờ thong thả để tận hưởng một Hà Nội yên ả như thế! Một không gian rất khác, một cảm giác rất lạ trào dâng khiến tâm trạng tôi bâng khuâng và đầu óc lâng lâng. Chẳng còn những tiếng rú ga điên dại khiến tôi phải giật mình ngoái lại bằng cặp mắt e ngại rồi hớt hải dạt vào lề bên phải; cũng chẳng còn những em gái chân dài với áo hai dây trễ nải, quần soóc thiếu vải khiến tôi phải nhìn theo mê mải; không còn cảnh chen chúc người xe, leo cả lên vỉa hè, đè cả lên nắp cống; rồi khi dừng đèn đỏ, chẳng còn những tiếng còi bấm inh ỏi phía sau như thúc giục bạn rằng: "ĐKM mày đi nhanh lên! 5 giây nữa là tới đèn xanh rồi, sao vẫn chưa đi?".
Tôi không chắc một Hà Nội yên ả, dịu dàng liệu có đẹp hơn một Hà Nội hối hả, rộn ràng? Chỉ biết rằng đó là một Hà Nội rất lạ. Lạ thôi, còn có tốt hơn không thì chưa biết! Giống như cái cảm giác đang ăn cơm quanh năm đột nhiên được măm bún cá; như đang hút thuốc lá chuyển qua đá thuốc lào, như đang dùng bao lại đổi sang uống thuốc...
Lang thang mãi cũng chán, tôi quyết định đi chọc bi-a cho khuây khỏa. Nghĩ vậy, tôi rẽ luôn vào một quán bi-a ven đường. Cửa vẫn mở nhưng bên trong vắng hoe, chẳng có khách nào chơi, cũng chẳng một bóng người. Tôi gọi rát cổ một hồi mới thấy một bà chị khoảng gần năm mươi tuổi, mặc chiếc váy màu cà phê bước ra khệ nệ, bụng phệ, ngực xệ, và không mặc coóc-sê...
– Gọi gì thế em?
– Hôm nay chị có cho chọc không?
– À! Em chọc hả? Đấy, gậy đấy, bi đấy, chọc đi!
– Chọc một mình chán lắm! Chị có nhân viên nữ nào xinh xắn thì bảo ra đây chọc với em cho vui!
– Chúng nó về quê ăn tết hết rồi! Làm gì còn đứa nào!
– Đệt! Quán kiểu éo gì mà không có nhân viên nữ? Vậy ai sẽ nắn bi lau gậy cho em?
– Em thông cảm! Chiều 30 tết rồi, người ta còn bận sắm sửa, sắp cỗ cúng tổ tiên, chỉ có thằng nào điên mới đi chọc bi-a vào giờ này thôi! Nếu em vẫn nhiệt tình muốn chọc thì chị sẽ chọc cùng em, sẽ nắn bi lau gậy cho em, ok?
Tôi không nói gì, vội vã chạy ra cửa rồi nổ máy phóng đi. Nản thật, định vào chơi cho vui mà tự nhiên lại mua bực vào người. Thôi được, vậy đến quán mát xa chân thư giãn vậy! Đó là quán quen, mỗi lần có bức xúc, khó chịu trong người là tôi lại tìm đến chỗ đó để các em ấy mát xa chân cho, dễ chịu và thoải mái lắm! Các bạn đừng nghĩ bậy nhé! Đây là mát xa lành mạnh, không giống mấy cái chỗ mát xa trá hình khác đâu! Khách vào đây đông lắm, họ đều là những người gặp vấn đề ở chân. Người đau chân phải thì vào nắn bóp chân phải, người mỏi chân trái thì vào mát xa chân trái, nhưng phần lớn vẫn là những khách cảm thấy khó chịu ở chân giữa cần phải xoa bóp để giải tỏa.
Lão chủ quán mát xa đang cúng và đốt vàng mã trước cửa, thấy khách quen, lão cười tươi thân thiện:
– Chào thằng em!
– Dạ! Chào anh! Anh đang cúng tất niên hả?
– Ừ! Sắp cho các cụ mâm cơm, đốt cho các cụ ít vàng mã để các cụ phù hộ sang năm mới tuyển được nhiều nhân viên mới trẻ trung, yêu nghề, chứ mấy đứa hiện giờ khách quen mặt rồi, tay đã chai cứng hết cả, khách kêu quá em ạ! Mà em đến mát xa hả?
– Dạ vâng! Anh bảo con Tưng lên bóp cho em nhé!
– Giờ thì đến con Polla anh cũng chịu, vì chúng nó về quê hết rồi!
– Đệt! Nhưng em đang bức xúc! Chả lẽ...
– Thôi được, để anh bố trí xem sao...
– Vậy thì tốt quá! Có em nào nhà gần đây hả anh?
– Không, có bà ô-sin, bà ấy không có chồng con gì nên xin được ở lại ăn tết với gia đình anh. Bà ấy cũng đang thắp hương cúng cụ ở trong kia, để anh bảo bà ấy tranh thủ vào làm cho em trước, xong rồi ra cúng sau...
– Dạ thôi ạ! Anh cứ để bà ấy cúng đi, em về nhà tự làm cũng được!
Thế là tôi lại thất thểu quay xe về. Con đường vào những ngày bình thường luôn chật ních người xe qua lại, ai cũng hối hả, vội vàng, bon chen, bươn trải, thế mà giờ nằm im lìm, cô đơn, hoang hoải. Cả hàng cây bên đường cũng đang trầm tư khắc khoải, càng như hùa vào lòng tôi những xúc cảm man man trống trải... Tôi cho xe chạy chầm chậm lại gần một chợ hoa, đã là cuối chiều 30 rồi nên người mua hoa chỉ còn lác đác, còn những cánh hoa cũng đã ít nhiều xơ xác. Thấy có khách lại gần, thằng cu bán đào đon đả mời chào:
– Đào thế đi anh ơi! Mua về mà chơi!
– Có thế nào độc và đẹp không?
– Có chứ anh! Năm nay bọn em mới đưa ra thị trường một thế mới có tên là "Thiếu nữ bên hoa súng" rất được khách hàng ưa chuộng, mọi người đổ xô tranh nhau mua. Từ hôm 23 đến giờ em đã bán được 2 cây rồi đấy!
– Còn cây này thì sao? Nó là thế gì?
– Đây là thế "Bà già xay lúa giữa mùa xuân", dù là một thế truyền thống nhưng người mua vẫn rất thích. Em cũng đã bán được 1 cây rồi!
– Không có thế "Cưỡi ngựa hái bưởi" à?
– Thế đó hơi khó anh ạ! Chắc phải sang năm!
– Ừ, vậy thôi! Sang năm anh mua!
Đang định quay xe về thì tôi đã thấy một con bé đứng bên cạnh, tay xách cái giỏ rồi ghé sát vào tai tôi nói nhỏ:
– Mua chim không anh? Mua về mà chơi tết, vui lắm!
– Chim đâu?
– Đây, chim đây!
– Chim gì mà lại bọc giấy báo kín mít rồi quấn dây chặt thế kia? Không sợ chim chết ngạt à?
– Không, là chim giả mà anh, séc-toi ấy, quấn thế này cho kín đáo, người ta đỡ soi mói. Có loại mới về được trang bị cảm biến tự động điều chỉnh kích thước, tự động điều tiết nước, rung cực êm, như thật luôn! Mua hai con khuyến mại một con!
– Nhưng anh có chim thật rồi mà, sao phải dùng chim giả?
– Thì là để hỗ trợ thôi, lúc nào chim thật làm việc quá sức hoặc mệt mỏi thì lôi cái này ra ứng cứu!
– Nhưng chim thật của anh thất nghiệp lâu lắm rồi, có việc gì làm đâu mà sợ quá sức?
– Á Đù!!! Tưởng gặp dân chơi, hóa ra là thằng dở hơi!
Con bé đó ném vào mặt tôi một cái nhìn hằn học rồi quay ngoắt đi với vẻ bực dọc. Tôi cũng buông một tiếng thở dài não nề rồi quay xe ra về. Haizzz! Cái mình cần thì không thấy, cái mình chán ngấy thì lại cứ chào mời.
Tôi đã bắt đầu thấy ngan ngán với một Hà Nội yên ả và thong thả như thế này. Bún cá cũng ngon, nhưng chỉ thỉnh thoảng ăn thôi, cái mà người ta có thể ăn quanh năm vẫn phải là cơm. Thuốc lào hút cũng phê đấy, rít tiếng cũng to đấy, nhưng bạn không thể bỏ cái điếu cày vào túi để mang đi dự tiệc, để mời đối tác được, đó là lí do vì sao người ta vẫn phải dùng thuốc lá. Thuốc tránh thai nữa, cũng rất an toàn, mang lại cảm xúc chân thật, thế nhưng đàn ông vẫn phải mang theo bao cao su trong ví, để lúc bí mang ra dùng, chứ chưa thấy ai mà trong ví để thuốc tránh thai rồi lúc đưa gái vào nhà nghỉ lại đè ngửa con nhà người ta ra bắt uống. Thành ra, bao cao su vẫn là mặt hàng bán chạy nhất tại các hiệu thuốc.
Hà Nội cũng thế, lặng lẽ, yên ả một vài ngày thì rất thú vị, nhưng nếu cứ như vậy suốt cả năm thì cá nhân tôi không thích, bởi tôi đã quen với một Hà Nội sôi động, ồn ào dẫu lúc nào cũng ngập tràn khói bụi.
Người ta cứ bảo rằng Hà Nội trước đây yên bình lắm, người Hà Nội trước đây thanh lịch lắm! Thế rồi những người di cư, những người lao động từ các vùng miền khác kéo tới đây sinh sống và làm việc đã khiến cho Hà Nội trở nên bụi bặm, ngột ngạt, ồn ã và xô bồ. Nhưng tôi thì không nghĩ thế! Hà Nội của ngày xưa là một Hà Nội thanh lịch yên bình, còn Hà Nội của ngày nay là một Hà Nội nhộn nhịp và năng động. Đó không phải là sự mất mát, không phải là sự mai một mà ngược lại, đó là sự phát triển. Và những người di cư, những người lao động từ những vùng quê khác ấy, họ đã đóng góp một phần không nhỏ để tạo nên một Hà Nội như bây giờ, họ cũng là một phần của Hà Nội, họ cũng là người Hà Nội...
Và thực lòng, tôi mong cho những ngày nghỉ tết trôi qua mau, để những sinh viên lại nô nức đến trường, để những người lao động, những công nhân viên chức lại đi làm bình thường, để những người, những xe lại ồn ào, tấp nập trên những nẻo đường. Bởi nếu vắng họ, tôi có cảm giác Hà Nội không còn là Hà Nội...


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
ĐÊM NOEL ĐỊNH MỆNH


Noel năm trước đối với tôi là một dấu mốc chói lòa, kết thúc quãng đời 20 năm đằng đẵng FA, chấm dứt 20 Noel liên tiếp ngồi nhà làm bạn với nữ hoàng Ozawa qua cái laptop Toshiba, rồi quằn quại với đống chăn ga, chân dạng ra, mồm rên la, xuýt xoa...

Vào cái đêm Noel năm ấy, khi mà trên tay tôi đã cầm cuộn giấy, phim cũng đã mở sẵn ra đấy thì từ cái loa của con laptop Toshiba bất thình lình phát ra tiếng "BUZZ" làm tôi giật mình. Rồi một cửa sổ chat yahoo hiện lên màn hình với cái nick rất gợi tình: "gái_đoan_trang_ăn_mặc_hở_hang". Trên cái avatar là ảnh của một em mặt tươi như hoa, tạo dáng điệu đà; cái áo phông bó sát lại hở cổ khiến bộ ngực quá khổ như chực lòi ra. Từ lúc biết chat yahoo đến giờ, đây là lần đầu tiên được gái BUZZ nên mắt tôi hoa đi, những ngón tay lẩy bẩy, lắp bắp gõ trên bàn phím:
– Em ơi, hình như em BUZZ nhầm người rồi đấy?
– Ơ, anh không nhận ra em à? Em là Hậu, con cô Môn nhà ở cuối thôn đây! Lần trước anh xuống nhà em mua thuốc chữa bệnh trĩ ấy!
– À, anh nhớ rồi! Tại hôm ấy em mặc áo kín cổ quá nên anh không nhận ra.
– Mà anh uống thuốc của nhà em thấy thế nào? Trĩ đã thụt vào chưa?
– Không những không thụt vào tí nào mà lại còn thò ra ngoài nhìn như củ khoai em ạ! Thế đêm nay là Noel, em không đi chơi với người yêu hay sao mà lại ngồi nhà?
– Anh đừng nhắc đến người ấy nữa, em với người ta chia tay rồi, tất cả những hạnh phúc và khổ đau giờ sẽ chỉ còn là kỉ niệm mà thôi!
– Bọn em chia tay khi nào?
– Lúc 6h chiều nay anh ạ! Em đang cô đơn và lạnh lẽo quá! Ước gì lúc này có anh ở bên để sưởi ấm tấm thân em!
– Em khỏi ước! Anh đến đây!
Vậy là tôi lao ra khỏi nhà với con wave alpha, hăm hở chạy qua đón nàng. 20 năm rồi, Noel chỉ ở nhà nằm giường, nay lại được phi ra đường nên trong lòng trào dâng một cảm giác lâng lâng rất khác thường. Từng con gió thốc vào mặt, vào tai, lạnh tê tái, vậy mà tôi vẫn thấy rất khoan khoái; cái rét buốt tưởng như đã ở mức cùng cực nhưng sao trong người tôi vẫn thấy bồi hồi, rạo rực; đường xá thì đông đúc, người xe thì chen chúc, mà sao cái cảm giác hạnh phúc nó cứ thôi thúc trong lòng, khi thì râm rỉ, lúc lại ngọt ngào.
Tôi đến nơi thì nàng đã đứng đó, trời lạnh mà nàng vẫn mặc áo bó, phơi ra bộ ngực đầy, thập thò, lấp ló.
Người ta nói: "Thế gian được ngực hỏng mông, còn nàng thì lại căng phồng cả hai". Vừa nhìn thấy tôi, nàng đã mỉm cười tươi tắn rồi chìa ra một món quà được gói rất xinh xắn:
– Tặng anh! Chúc anh Noel ấm áp!
Ôi mẹ ơi! Bao năm nay tôi chỉ quen với việc mất tiền mua quà tặng gái, thậm chí nhiều lần tặng còn bị gái nó ném thẳng quà vào mặt. Vậy mà hôm nay tôi lại được hưởng cái vận may này. Cầm món quà trên tay, tôi run run, hồi hộp rồi bộp chộp bóc ra ngay, xem bên trong có cái gì hay...
– Quần sịp à? Đẹp quá! Cảm ơn em! Sao em biết anh thích màu vàng?
– Tại lần trước anh xuống nhà em mua thuốc, lúc anh cúi xuống em đã dòm được!
– Nhưng sao em biết là anh mặc size này?
– Thì em cũng nhìn bên ngoài rồi đoán cái bên trong thôi.
– Em quả thật là cô gái có óc phán đoán tinh tế. Thế giờ em muốn đi đâu? Mình ra Bờ Hồ nhé?
– Bờ Hồ gió lắm anh ơi!
– Vậy ra nhà thờ nhé?
– Nhà thờ đông lắm anh ạ! Em muốn mình đi chỗ nào đó ấm áp, yên tĩnh, có điều hòa hai chiều, có nóng lạnh...
– À, anh biết rồi! Quán café gần nhà anh, có đầy đủ các thứ đó luôn!
– Không! Mình đi chỗ nào mà anh có thể mặc thử được cái món quà em vừa tặng ấy! Em muốn xem anh mặc nó có đẹp không...
Đã đến nước này rồi thì việc gì phải giả vờ ngu ngơ cho nó mất thì giờ. Nhà nghỉ thẳng tiến. Nói là vào đó để mặc thử quần cho nàng xem, nhưng khi tôi mới chỉ kịp xỏ được một bên chân vào cái sịp vàng thì nàng đã nhào tới giật tung nó ra. Rồi nàng vồ lấy tôi như con chó sói bị bỏ đói lâu ngày. Cũng may, tôi gỡ được tay nàng ra rồi thì thào:
– Từ từ đã em, tại em không nói trước nên anh chưa chuẩn bị Ba Con Sói.
– Anh coi thường em quá rồi đấy! Anh nghĩ em là loại con gái dễ dãi, hư hỏng, sợ lây bệnh cho anh nên anh phải dùng Ba Con Sói chứ gì?
– À không, anh không có ý đó, chỉ là anh sợ em bị dính bầu thôi.
– Thì sáng mai anh mua thuốc tránh thai khẩn cấp cho em uống là được mà!
– Nhưng anh nghe nói uống cái đó hại người lắm em ạ!
– Toàn nói bậy! Em uống suốt, có sao đâu!
Thế là thôi, chả còn gì phải lăn tăn nữa! Trong căn phòng yên tĩnh, hai trái tim si tình (dục) xoắn lấy nhau hùng hục, lăn qua lăn lại, quằn quại như bị bệnh dại. Tôi đê mê tận hưởng đêm Noel đầu tiên của đời thằng đàn ông. Công nhận, đi chơi Noel sướng thật, thảo nào các bạn trẻ lại thích đi chơi Noel đến thế! Cứ thế này thì tôi muốn đêm nào cũng là Noel...
Thấm thoắt đã một năm trôi qua, một Noel nữa lại tới. Thế nhưng năm nay tôi không được đi chơi Noel nữa rồi, tôi phải ở nhà bế con. Con tôi đã được gần 7 tháng. Thằng bé kháu khỉnh, thông minh lắm, mỗi tội nhìn mãi chẳng thấy điểm nào giống tôi. Tính ra, từ cái đêm Noel đó đến lúc vợ tôi đẻ chỉ vẻn vẹn có gần 6 tháng. Hình như vợ tôi đẻ hơi nhanh thì phải? Ở đây có bạn nào có vợ đẻ nhanh như thế không? Các bạn chờ mình tí nhé, vợ đang gọi mình thì phải, không biết có chuyện gì...
– Em ơi, em gọi anh à? Có chuyện gì thế?
– Con ỉa rồi, đi lấy nước rửa đít cho con nhanh lên!


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
TÔI YÊU SỰ CÔNG BẰNG


Cơ quan tôi bắt đầu làm việc từ 7 giờ 30, nhưng nếu bạn muốn đến liên hệ công văn, xin dấu, xin chữ ký, hoặc đơn giản là đến gặp ai đó, bạn nên tới sau 9 giờ. Bởi nếu bạn đến trước cái giờ đó thì sẽ đúng lúc chúng tôi đang ăn sáng, đang café, hoặc đang ngồi họp nhóm bên ấm trà, mạn đàm về trận bóng đêm qua, về nội chiến ở Syria,
về chim cảnh, về hoa; các chị các cô thì còn đang khoe với nhau cái váy mới thửa được, kiểu dáng cực mốt, chất liệu mềm mịn, mà giá thì có hơn trăm ngàn vì đang đúng dịp xả hàng. Vậy là rối rít: "Ở đâu thế chị? Cho em địa chỉ", "Ô, hóa ra nó ở gần nhà em!", "Lát vờ qua cục thuế rồi mình lượn ra đó luôn chị nhé, em sợ chiều về thì hết hàng mất!", "Nhưng chân em to, lại nhiều sẹo, liệu cái váy này có hợp?", "Chị thấy mụ kế toán trưởng không? Chân to gấp đôi chân em, sẹo thì chằng chịt đến nỗi lông không còn chỗ mọc, vậy mà ngày nào mụ ta cũng mặc váy đó thôi"...Đấy, thế nên hãy nhớ lời tôi, đừng có đến trước 9 giờ!
Nốc xong một bụng ong ỏng toàn là trà, rồi cười đến khản cổ với mấy câu chuyện bê ba, tôi khật khừng bước về phòng làm việc. Thế nhưng tôi vẫn là người đến sớm nhất. Căn phòng yên ắng như trong nhà xác, nghe rõ từng tiếng kim đồng hồ lạch chạch, rồi tiếng máy tính khởi động ro ro, tiếng click chuột tanh tách. Tôi nhoang nhoáng rảo qua mấy trang báo mạng. Chà! Nhiều tin nóng quá! Toàn là mấy vụ lộ hàng, hiếp dâm rồi thì cướp tiệm vàng...
Đang dúi mắt vào màn hình, chợt lão Kiên đẩy cửa xộc vào, tiến thẳng tới chỗ tôi, giọng hớt hải:
– Ông biết tin gì chưa? Biết chưa?
– Có gì mà nóng hổi thế?
– Lão Đức trưởng phòng mình sắp bị chuyển công tác xuống dưới huyện đấy!
– Ông nói thật không?
– Lại chả thật! Chà! Không biết đợt này, ai sẽ lên thay nhỉ?
Lão Kiên ra bộ vậy thôi, chứ tôi biết, và lão ấy cũng biết, rằng cái chức trưởng phòng sẽ chỉ là cuộc cạnh tranh giữa ba người: tôi, lão ấy, và thằng Hiển. Nếu xét về thâm niên công tác, thằng Hiển không thể ăn được tôi và lão Kiên, bởi bọn tôi đã bám đậu ở cái phòng này hơn chục năm rồi, đã biết hết các mánh lới, biết hết các luật ngầm, tỉ lệ chia chác cũng thuộc làu làu. Còn thằng Hiển, mới về được có hơn ba năm, trẻ tuổi, hung hăng. Trong các mối quan hệ và luồn lách, nó còn ngu ngơ lắm, nhiều lúc các sếp phải gợi ý nó mới hiểu. Nhưng không thể phủ nhận là nó rất giỏi, học hành đàng hoàng, bằng nào cũng đỏ chói, tiếng Anh trôi chảy.
Nói vậy không có nghĩa là tôi không có bằng cấp nhé, tôi cũng đầy đủ cả. Bởi nếu không đầy đủ, làm sao có thể trụ lại được đến bây giờ?! Chỉ có điều, bằng của nó là bằng xịn, bằng do nó tự học, tự thi, còn bằng của tôi là do tôi tự mua. Nhưng cũng chả sao, bởi cái cơ quan này, cái phòng này, nó giống như cái rạp chiếu phim, và bằng cấp của bạn thì chỉ giống như cái vé. Bạn có vé là người ta cho bạn vào rạp, còn vào đó rồi, bạn xem phim, bạn nằm ngủ, hay bạn hôn hít, người ta cũng mặc. Và họ cũng chẳng quan tâm xem bạn đã phải đứng xếp hàng chen chúc vài tiếng đồng hồ để mua vé hay là bạn ung dung đến rạp đúng giờ, thậm chí sau giờ chiếu phim, rồi chìa tiền gấp đôi, thậm chí gấp ba để mua lại vé từ tay mấy con phe.
Nói vậy để thấy, cái ghế trưởng phòng này cũng chưa biết sẽ được kê dưới đít ai. Thế nhưng, tôi nghe phong thanh đâu đó, rằng chúng tôi sẽ phải làm một bài sát hạch trình độ, ai điểm cao nhất sẽ được chọn ngồi vị trí ấy. Nếu đó là sự thật thì quá vô lý, bởi như thế khác nào dâng cái chức trưởng phòng cho thằng Hiển?! Ai lại để cái thằng có bằng thật, bằng xịn thi thố với những thằng toàn bằng giả, bằng mua như bọn tôi?! Thử hỏi công bằng ở đâu?
Chập choạng tối, tôi đã lấp ló ở cổng một ngôi biệt thự khá bề thế. Nhớ lần đầu tiên tới đây, tôi đã sững người đi vài phút chỉ để ngắm cái cổng này, bởi nó được xây và trang trí rất cầu kì, lộng lẫy. Có cảm tưởng như công sức và chi phí để làm nên cái cổng này đủ để thuê người giật đổ những cái nhà tranh lụp xụp rồi dựng lên mấy cái nhà mái bằng khang trang. Đặc biệt, hai bên trụ còn trồng hai khóm trúc xòa ra, thân vổng lên, đan vào nhau, càng khiến cho cái cổng thêm oai nghị. Nghe nói đây là loại trúc tía cực hiếm, thân bóng nhẫy, lá to như lá dong riềng, phải đánh tít tận sâu trong rừng già rồi chuyển về đây. Việc chăm bón và bảo vệ cũng cần tỉ mỉ, cẩn trọng, bởi chỉ bón hơi nhiều đạm một chút, y như rằng lá sẽ xém, ít lân một xíu, tức thì thân sẽ khô. Thực ra thì công phu như vậy cũng là phải, bởi có thế thì cái cổng mới tương xứng với ngôi nhà được.
Đánh hơi thấy người, con chó trong nhà tru lên từng hồi rồi chồm tới. Nhưng vừa phi được vài bước, chiếc xích to như cái chão ở cổ đã giật thốc nó trở lại, khiến đầu và nửa thân trên của nó bị lôi bỗng lên, hai chân trước quới quới như đang bơi, hai chân sau trượt đi loạng choạng. Nghe tiếng chó cắn, một phụ nữ phốp pháp, dong dả từ trong sân bước ra. Chị quát con chó cho có lệ rồi mở cổng đon đả:
– Chú đấy à! Lâu lắm không thấy ghé nhà anh chị chơi! Chú vào đi! Chị xích chó rồi, khỏi lo!
Tôi khép nép bước vào. Một mùi thơm dìu dịu leo dọc theo sống mũi. Tôi cũng không rõ mùi thơm ấy tỏa ra từ đâu, từ người đàn bà lụa là, quen với an nhàn, thảnh thơi này, hay từ những giỏ lan quý hiếm đang đua nở, treo điệu đà dọc lối đi? Chỉ biết rằng, cái mùi này, tôi thật không thể thấy ở nhà tôi, nhà bạn bè tôi, hay ở những nơi tôi thường lui tới.
Có lẽ đã thành thói quen, hoặc cũng có thể là quy định, nên mỗi khi chồng có khách, chị vợ lập tức pha trà rồi lui vào trong, để mặc chồng bàn chuyện. Anh rót nước vào chén cho tôi rồi mở lời bằng giọng đủng đỉnh:
– Hôm nay lại rảnh rỗi tới chơi với anh cơ à?
– Dạ, có chai rượu ngoại, biết anh thích loại này nên em nhờ ông chú mua từ bên đó xách về. Biếu anh ạ!
– Ừ, anh xin! Ái chà, đúng là rượu xịn thật! Lại có cả phong bì nữa, để xem nào...Chu đáo quá! Chắc đang băn khoăn về cái vụ bổ nhiệm trưởng phòng mới đúng không?
– Dạ vâng! Em nghe nói là phải làm bài sát hạch gì đó hả anh?
– Ừ, thì anh cũng định vậy, vì anh vốn thích công bằng mà. Nhưng giờ cậu đã đến nhà chơi, anh cũng muốn hỏi xem ý cậu thế nào?
– Dạ, như vậy là bất công chứ công bằng gì hả anh?! Anh cũng biết, em và lão Kiên toàn là bằng đi mua, kiến thức, trình độ có hạn, làm sao mà đấu được với thằng Hiển? Bắt chúng em thi kiến thức với nó, có phải là thiệt thòi cho bọn em lắm không?
– Ừ, có lẽ thế thật, đúng là có cái gì đó không công bằng! Vậy ý cậu muốn sao?
– Theo em, anh khỏi cần bày ra sát hạch làm gì cho nó phức tạp. Anh cứ quý ai thì bổ nhiệm người đó, chỗ anh em mình hiểu nhau đã lâu, đi đâu mà thiệt! Em hứa, nếu được anh cất nhắc, không bao giờ em dám quên ơn anh. Em cũng là người thích công bằng mà!
– Được, cậu nói vậy thì anh cũng yên tâm! Anh rất quý những người biết đấu tranh cho sự công bằng như thế! Có công bằng thì mới có sự thăng tiến được. Đúng không cậu?
– Dạ vâng! Anh dạy chí lý, chí lý ạ!


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
KHÔNG YÊU THÌ TRẢ LẠI QUÀ


– Kính koong! Kính koong!
Tiếng chuông kêu râm ran. Một người đàn ông bệ vệ, ục uỵch bước từ trong nhà ra. Ông ta chưa vội mở cổng mà thò mồm qua song rồi hỏi cậu thanh niên đang đứng phía bên ngoài bằng một giọng bực bội:

– Tới đòi quà hả?
– Dạ vâng!
– Có hóa đơn không? Nếu không có thì về đi, hôm khác tới, hôm nay chỉ tiếp những trường hợp có hóa đơn thôi.
– Dạ, cháu có hóa đơn mà.
Cánh cổng chầm chậm mở ra, cậu thanh niên vội vã dắt xe vào sân rồi đi tuột vào trong phòng khách. Nàng và mẹ nàng đã ngồi đợi sẵn ở bàn, trước mặt là quyển sổ, cây bút, một đống hóa đơn mua hàng, và tất nhiên, cả một đống tiền đủ các mệnh giá.
– Cháu chào bác, anh chào em, còn nhớ anh không?
– Ừm, nhìn anh cũng quen quen.
– Anh là Cường Seven Up đây mà. Hôm ấy ở siêu thị, em vào nhầm nhà vệ sinh nam, đúng lúc anh đang đi tè, anh giật mình quay ra chưa kịp kéo khóa, em thì há hốc mồm nhìn chằm chằm một hồi, rồi em bước tới xin làm quen ấy.
– À, em nhớ rồi! Sau đó mình đi ăn và chính thức yêu nhau đúng không anh?
– Đúng, rồi anh mua tặng em iphone5, dây chuyền, quần áo. Và hôm nay, anh đến đây, trước là để thăm sức khỏe hai bác, sau là để đòi quà.
– Dây chuyền thì hình như em đã làm rơi, iphone5 thì bị cướp rồi, nên chắc phải quy ra tiền để trả anh thôi...
– Ừ, không sao, anh có hóa đơn mua hàng đây mà. Bác kiểm tra hóa đơn giúp cháu ạ.
– Để bác xem nào, iphone5 là 2 triệu 8, dây chuyền 2 chỉ, giá 300k. Sao rẻ thế cháu?
– Dạ, Iphone5 là của Hkphone ạ, còn dây chuyền thì là inox nguyên chất mạ vàng, đợt ấy giá inox là 100 nghìn một chỉ, công mạ thêm 50 nghìn nữa ạ.
– Thế còn quần áo, con còn giữ lại được đầy đủ hết không? Lên phòng lấy xuống trả lại cậu ấy đi.
– Bao nhiêu quần áo, sao con nhớ được cái nào chứ?!
– Bác và em đừng lo, cháu có ghi cả ra đây rồi ạ: 5 cái quần lót hồng có hình Tom & Jerry, 2 coóc-sê màu cà phê size XXL ạ.
– Đây mẹ ơi, con tìm được 5 quần lót và một coóc-sê rồi, còn thiếu một cái coóc-sê nữa mà không biết lẫn đâu.
– Dạ, hình như là nó là cái coóc-sê bác đang mặc đấy, để cháu xem nào, đây này, đúng rồi, cũng là màu cà phê mà, bác cởi luôn ra đi...
– Ừ, thằng này tinh mắt thật. Đây, đủ rồi nhé, về đi. Cấm được dọa tung clip nóng lên mạng như mấy thằng khác đâu đấy!


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
CÔ TÔI


Cô họ tôi là một người đàn bà có gò má rất cao. Người ta bảo, đàn bà gò má cao là sát chồng lắm! Với cái tiếng như thế, cô tôi tự biết là cô rất khó lấy chồng, bởi ở đời, có thằng nào lại muốn lao vào chỗ chết?
Vậy nên, cứ thằng nào có ý định tán tỉnh là cô tôi nhận lời, rồi đi chơi một hai buổi là cô dâng hiến luôn. Cô bảo: yêu nhiều thế để tự tạo cơ hội cho mình, biết đâu, trong số những thằng đó, sẽ có một thằng dũng cảm cưới cô làm vợ; còn việc cô sẵn sàng dâng hiến là để phòng sau này về già, nhỡ không lấy được chồng thì cũng đỡ phải hối hận nhiều vì thời xuân trẻ cô cũng đã được vẫy vùng, quằn quại thỏa thích trong niềm đam mê, trong cái sở thích của mình.
Rất nhiều thằng yêu cô, yêu say đắm, cuồng nhiệt, hùng hục và dai dẳng. Nhưng hễ cô đặt vấn đề đến chuyện cưới xin là y như rằng hôm sau thằng đó tắt điện thoại, khóa face. Đương nhiên, cứ một thằng lặn đi như thế là một lần cô hiểu rằng cơ hội lấy chồng của mình đã rụng rơi đi ít nhiều. Một hôm đi chợ, có một bà lão nhìn mặt cô rồi phán rằng cô bị tiền duyên rất nặng, có vong nam theo, nếu không cắt duyên âm đi thì phải đến lúc chết mới lấy được chồng. Tức thì, cô rủ tôi cùng đi với cô đến nhà một thầy pháp nổi tiếng ở làng bên để nhờ thầy cắt tiền duyên cho. Vừa nhìn thấy cô, lão thầy pháp đã tái mặt, chắp tay trước ngực, miệng lắp bắp:
– A di đà phật, nữ thí chủ đây nợ duyên âm nặng quá rồi! Ta nhìn sơ sơ đã thấy khoảng hơn chục vong nam đang bám theo, còn có cả một vong nữ nữa! Thiện tai thiện tai...
– Dạ, sao nhiều thế hả thầy? Nhiều vậy thì liệu có cắt hết được không? Mong thầy giúp con...
– Cắt được, nhưng hơi tốn kém chút, vì nhiều vong mà!
– Dạ, cụ thể thế nào, xin thầy cho con cái báo giá!
– Thí chủ cứ bình tĩnh, đâu có đó. Theo như ta thấy thì trong số hơn chục vong đang bám theo thí chủ, hầu hết là vong yêu đơn phương...
– Yêu đơn phương là sao hả thầy? Con chưa hiểu lắm!
– Tức là kiếp trước, thí chủ không có yêu đương hay thề nguyền gì với các vong đó, mà chủ yếu là họ tương tư và đơn phương yêu thí chủ, hoặc nếu có thì tình cảm cũng mới chớm nở, chỉ dừng ở mức cầm tay, ôm hôn, sờ soạng, chưa đi quá giới hạn, nên chưa có gì sâu nặng. Hầu hết những vong kiểu này hiện tại vẫn đang FA, ta chỉ cần đốt cho chúng mỗi đứa một hình nộm Bà Tưng hoặc Phương Trinh thì chắc chúng sẽ buông tha cho thí chủ.
– Dạ, thế thì tốt quá rồi!
– Đừng vội mừng, vẫn có ba vong nam rất nặng tình đi theo thí chủ. Kiếp trước, thí chủ đã từng thuê phòng sống thử với ba vong này, thậm chí còn quan hệ tập thể cùng nhau, tức là four-some ấy. Vậy nên kiếp này mấy vong đó vẫn không chịu rời xa thí chủ.
– Dạ, vậy phải làm sao với ba vong này hả thầy?
– Ngoài việc đốt một hình nộm hotgirl để xuống đó four-some cùng ba đứa nó, ta còn phải đốt thêm một xe moto phân khối lớn, một bộ máy tính để bàn cấu hình khủng và một bánh hê-rô-in loại to để hối lộ cho vong, đồng thời phải tiến hành cúng lễ linh đình, có vậy vong mới nguôi ngoai mà vui vẻ mở lòng ra đón nhận tình yêu mới.
– Phải đốt cả xe, cả máy tính với hê-rô-in cơ ạ?
– Ừ, vì ba thằng vong này, một thằng thì có sở thích lạng lách trên phố bằng xe môtô phân khối lớn, rồi chết vì bị xe bus cán; một thằng thì nghiện game online, cày suốt mấy ngày đêm không ăn không ngủ, cuối cùng, gục trên bàn phím bỏ quên đời, chết rồi mà tay vẫn không rời con chuột; một thằng thì nghiện nặng, chết vì hít phải thuốc của Tàu. Lúc chết thì nó mới hít thôi, còn giờ, nó chuyển sang giai đoạn chích rồi, nên phải đốt bánh hê-rô-in loại to mới bõ cho nó chích.
– Dạ! Thế còn cái vong nữ thì sao ạ? Vừa nãy thầy bảo thấy cả vong nữ mà.
– Vong nữ này bị les, nó thích thí chủ nên đi theo, nhưng không sao, cũng chỉ đốt hình nộm là xong thôi.
– Cũng lại hình nộm Bà Tưng ạ?
– Không, nếu đốt Bà Tưng, xuống đó các vong nam sẽ tranh mất ngay, ta sẽ đốt Lâm Chi Khanh, như thế thì không vong nam nào dám bén mảng lại gần.
– Dạ vâng, tất cả xin nghe theo lời thầy dạy ạ!
– Mà thầy bảo này, lát nữa, trong khi cúng lễ, chắc chắn ba vong nặng đó sẽ nhập vào thầy, con trai thầy và bố thầy, rồi chúng sẽ đòi three-some lần cuối với thí chủ. Để cho việc cúng lễ đạt kết quả cao, thí chủ hãy cứ chiều chuộng chúng nhé! Một lần cuối thôi mà, để rồi mãi mãi chúng không bao giờ bám theo làm phiền thí chủ nữa. Nhớ đấy!
Lão thầy pháp này đúng là đoán việc như thần, ba vong đó quả thực đã nhập vào ba bố con lão ấy. Cô tôi vì muốn lấy được chồng, và cũng vì tò mò chưa biết cái cảm giác four-some nó thế nào nên ngoan ngoãn để cho ba vong đó bế vào trong buồng, đặt lên giường, rồi cả bốn nhanh chóng ở trong trạng thái cởi truồng, la hét điên cuồng, tôi thì đứng ngoài cửa buồng nhòm vào giường với cặp mắt thèm thuồng: "Đậu má, sao không thằng vong nào nhập vào mình nhỉ?"...
Nhưng công nhận là hiệu quả thật, chỉ hai tuần sau khi cắt tiền duyên, cô tôi đã hí hửng báo tin là sắp lấy chồng. Nghe nói, hôm cô tôi về ra mắt, ông bố chồng tương lai cứ nhìn chằm chặp vào cô tôi rồi lắc đầu ra điều không ưng thuận, sau đó, lão buông lời ngán ngẩm:
– Bố là bố không bằng lòng lắm đâu, đàn bà gì mà gò má thì cao còn ngực thì xệ.
– Thì sao hả bố?
– Gò má cao là sát chồng, còn ngực xệ là bị vày vò nhiều rồi.
– Nhưng con thấy cô ấy khá hiền và ngoan mà!
– Hiền nhưng có vẻ tham tiền con ạ, ngoan nhưng nhìn kỹ cái mặt rất gian...
Phản đối là thế, nhưng chẳng hiểu thằng con trai thuyết phục kiểu gì mà cuối cùng lão vẫn đồng ý cho cưới. Hôn lễ diễn ra trong không khí ầm ĩ và phô trương. Chú rể nhận được khá nhiều những lời chia sẻ, cảm thông, động viên, khích lệ từ hai bên gia đình và bạn bè thân hữu, ai cũng mong chú bình yên vô sự, tai qua nạn khỏi. Ngay buổi chiều hôm ấy, trong khi ngoài sân, các cụ vẫn đang cỗ bàn linh đình thì cô dâu và chú rể đã kịp lẻn vào trong để động phòng sớm. Chưa đầy 5 phút sau, từ trong phòng cưới, một tiếng hét thất thanh ré lên. Mọi người lập tức ập vào. Trước mặt họ là một khung cảnh hãi hùng: chú rể chết trong tư thế vác cày, gục xuống bụng vợ, mắt trợn ngược, bọt mét sùi ra, hai tay vẫn ở trạng thái nhổ su hào.
Ông bố thấy con chết thảm quá thì nhào tới bên giường, gào khóc vật vã. Cô tôi thấy bố chồng đau đớn vậy thì cũng không cầm được nước mắt. Cô đặt tay lên đầu bố chồng xoa xoa rồi nhẹ nhàng an ủi:
– Thôi bố đừng buồn nữa! Số anh ấy chỉ được đến thế thôi, đành chịu vậy! Con thấy anh ấy chết luôn hôm nay cũng còn là may đấy, vì phông bạt, bàn ghế, bát đĩa vẫn còn ngoài kia, mình cứ vậy tổ chức đám ma luôn, chứ nếu vài hôm nữa mới chết thì lại phải thuê phông bạt, bàn ghế, bát đĩa thêm một lần nữa, tốn kém lắm!
Vậy là ngày cô tôi lên xe hoa cũng là ngày chồng cô lên bàn thờ. Sau khi đám tang xong xuôi, chỉ còn lại cô và bố chồng trong căn nhà hiu quạnh nghi ngút hương khói. Bố chồng mới lại gần cô rồi thì thầm:
– Thế giờ con tính sao?
– Dạ thưa bố, theo phong tục thì con phải để tang chồng ba năm rồi mới được phép đi bước nữa. Nhưng con thì vẫn đang xuân thì, lại mới cưới được một ngày chồng đã mất, tình nghĩa cũng chưa có gì sâu nặng lắm, nên con xin phép bố cho con để tang chồng khoảng ba tuần rồi sau đó mới nghĩ đến chuyện đi tìm tình duyên mới. Không biết ý bố thế nào ạ?
– Thế này con nhé, nhà ta đã mất tiền cưới con về, vậy mà lại để con đi ngay thì phí lắm. Các cụ có câu "sẩy con thì còn bố". Con trai ta nó đã không hoàn thành nghĩa vụ của một người chồng đối với con thì ta sẽ thay nó làm việc đó. Với lại, đằng nào con cũng mang tiếng một đời chồng rồi, còn sợ thiệt thòi gì nữa, cứ ở lại đây, bố con ta đóng cửa tắt đèn có nhau, thế chả vui hơn sao?
Vậy là cô tôi ở lại hương khói cho chồng, phục vụ bố chồng. Hai năm sau, cô tôi mang bầu, sinh được một thằng con trai giống ông nội nó như đúc. Cuộc sống cứ yên bình trôi và thằng bé cũng lớn dần. Đúng ngày giỗ chồng, thằng bé chỉ tay lên cái ảnh trên bàn thờ rồi hỏi cô tôi:
– Ai kia hả mẹ?
Cô tôi nghe con hỏi vậy thì thở dài thườn thượt:
– Mẹ biết thế nào cũng có ngày con hỏi mẹ câu này. Thực ra, trên giấy tờ, thì đó là chồng của mẹ, tức là bố của con, cũng là con trai ruột của ông nội con, tức là bố chồng của mẹ, và con phải gọi người đó là bố. Nhưng thực tế thì con lại là con ruột của ông nội con, người đã đẻ ra cái người mà trên giấy tờ là bố của con nhưng thực ra lại là anh trai cùng cha khác mẹ với con, cũng tức là chồng của mẹ, vậy nên thực tế thì người đó là anh con. Đấy! Mẹ giải thích thế con có hiểu không?
Cô tôi hỏi rồi nhìn sang thì thấy thằng bé đang đưa tay lên đầu vò loạn xạ, mắt chỉ còn toàn lòng trắng, lưỡi thè ra, trán nhăn lại, rồi nó cứ vậy ôm đầu chạy khắp nhà gào rú như bị động kinh. Thật buồn, đúng ngày giỗ bố nó (thực ra là anh trai nó) thì nó lại phát điên. Mà nó không điên mới lạ, bởi cái đầu óc non nớt của nó đã làm sao đủ để hiểu được mối quan hệ phức tạp giữa nó, mẹ nó, bố nó và ông nội nó được...


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
NHÀ NGOẠI CẢM


Cái biệt thự này nằm ở vị trí đắc địa nhất của con phố với lối kiến trúc đặc trưng của Ý, pha thêm một tí phong cách Nga, kết hợp hài hòa với hoa văn của Mỹ, lại được trang trí rất kỹ bằng những họa tiết cầu kỳ theo kiểu chùa chiền, và để tránh bị làm phiền, chủ nhà đã buộc một con chó rất to ngay trước cổng.
Ấy vậy mà sáng nay vẫn có hai kẻ đang chổng mông lấp ló, ngó đầu vào trong. Con chó dữ thấy vậy sủa lên ông ổng. Lập tức, một mụ đàn bà từ trong nhà lao ra:
– Hai đứa ăn mày bẩn thỉu kia, sáng ra đã ám quẻ trước cửa nhà người ta thế hả? Cút ngay!
– Dạ không, chúng tôi không phải ăn mày, chúng tôi đến gặp thầy!
– À, thế ra hai vị đến tìm thầy, xin mời vào! Xin mời vào!
Vậy là hai vợ chồng già quê mùa đó được dẫn vào trong. Sự bóng bẩy, xa hoa, hào nhoáng của ngôi biệt thự khiến họ choáng ngợp. Họ cúi gằm, rón rén từng bước rụt rè như thể sợ rằng nếu họ bước mạnh chân, một viên gạch lát nào đó sẽ bung ra, một cánh hoa thơm ngát đâu đấy sẽ rụng xuống, và họ có bán cả gia sản đi cũng không đủ để bồi thường.
– Dạ thưa thầy, có khách đến nhờ thầy ạ!
– Bảo họ đợi đó, không thấy tôi đang ăn sáng à?
Người đàn ông vừa nhai nhồm nhoàm vừa gắt lên bằng một giọng bực bội. Rồi lão nhăn mặt nuốt ực một phát, dồn cả đống thức ăn đang phùng lên trong miệng vào cổ họng, cái cổ họng uỳnh to lên, nhìn thấy rõ một cục trồi ra. Đợi cho cái cục ấy xuôi xuống, lão mới cất giọng lè nhè:
– Mà sáng nay bà mua bánh cuốn ở đâu thế?
– Dạ, con mua của mụ béo đầu làng ạ!
– Đã bảo là đừng mua ở chỗ mụ ấy nữa mà! Bánh nhà mụ ấy toàn làm bằng gạo ta, thâm sì, hôi rỉnh. Từ mai, ra hẳn chợ huyện, mua của con bé Duyên ngồi bên trái cổng ấy, bánh nó thơm và ngọt hơn, nghe chửa? Thế còn hai vợ chồng nhà kia, tới có việc gì?
– Dạ, vợ chồng tôi nghe tiếng tăm của thầy đã lâu, nhưng nay mới gom góp, vay chạy được một ít, đến nhờ thầy tìm hộ xác đứa con trai tôi!
– Con ông bà chết thế nào?
– Nó tắm sông, rồi cứ thế chìm nghỉm, trôi mất luôn. Người ta bảo là bị ma nó lôi!
– Ừm! Vậy thì vong chưa siêu thoát được đâu. Nhưng bằng kinh nghiệm nhiều năm đi tìm xác, tìm mộ, và với giác quan của một nhà ngoại cảm, ta đã có thể khoanh vùng được vị trí cái xác rồi!
– Thật vậy sao? Ở đâu? Ở đâu hả thầy?
– Chỉ có hai khả năng, một là vẫn ở dưới nước, hai là đã bị dạt lên bờ! Ngoài ra, thật khó có khả năng nào khác nữa!
– Thầy có thể khoanh vùng cụ thể hơn không ạ? Ví dụ như là ở đoạn nào, thuộc địa phận nào ạ?
– Cái này thì còn phải xem đã...
– Xem gì hả thầy?
– Xem vợ chồng nhà ông bà vay chạy, gom góp được bao nhiêu nữa chứ!
– Dạ đây, có bao nhiêu, vợ chồng tôi xin gửi thầy tất, nhờ thầy giúp cho!
– Ừ, cũng tạm được! Theo như những gì ta thấy thì xác của con trai ông bà hiện đã dạt lên bờ và được một ai đó chôn trong vườn chuối cạnh bờ sông. Một điều kì lạ là trong khi tất cả các cây chuối khác đều xanh tươi, hoa trái xum xuê thì cái cây chuối nơi có chôn xác của con ông bà lại héo hon và gẫy gập. Có lẽ vì con trai ông bà thiêng quá nên đã báo hiệu để ông bà dễ tìm thấy cậu ta chăng? Bây giờ ông bà cứ về đi, sáng mai đến đây, tôi sẽ đưa ông bà tới vườn chuối.
– Dạ, xin vâng lời thầy ạ!
Đợi cho bóng đôi vợ chồng già gầy gò xa khuất khỏi cái cổng nguy nga, lão thầy mới cầm điện thoại lên bấm số...
– A lô, con nghe rồi thầy!
– Ừ! Kiếm mấy cái xương lợn, mang ra vườn chuối cạnh bờ sông chôn nhé! Nhớ là chôn chỗ nào thì phải bẻ gẫy thân cây ở chỗ đó, rồi đun ấm nước sôi dội lên mấy cái tàu lá, làm sao cho nó héo hon đi tí. Cố gắng đào sâu sâu một chút, mấy lần trước mày chôn ẩu quá, lấy tay cào cào vài cái đã thấy xương rồi!
– Vâng! Thầy cứ yên tâm!
Chiếc ô tô dập dềnh men theo triền đê gập ghềnh rồi chầm chậm dừng lại ở gần con đường nhỏ dẫn xuống bãi bồi cạnh bờ sông, nơi có vườn chuối rậm um tùm. Một nhóm khoảng 3 người vội vã bước ra khỏi xe, người vác cuốc, người ôm tiểu sành, người mang theo hương hoa, vàng mã. Lật đật ngay sau họ là hai vợ chồng già, vừa đi vừa dìu nhau khóc nức nở. Nhà ngoại cảm đi lại quan sát một hồi rồi chỉ tay vào chỗ cái cây chuối đang gẫy gập với những tàu lá héo hắt, reo lên mừng rỡ:
– Kia rồi, chính là gốc chuối đằng kia!
Vừa nghe thế, đôi vợ chồng già liền nhào tới ôm lấy cái nấm mồ dưới gốc cây đó rồi gào lên thảm thiết:
– Ôi giồi ôi con ôi! Bố mẹ tìm thấy con đây rồi! Sao con lại nằm ở nơi hoang vu lạnh lẽo này, khổ thân con tôi, ôi giồi ôi...!
Hương và vàng mã được đốt lên, khói bay nghi ngút, dày đặc, quyện với tiếng kêu khóc não nề, rỉ ron tạo ra thứ cảm giác rờn rợn và nghèn nghẹn. Một không khí rất linh thiêng, âm u, giống như một nơi giao thoa, một cuộc đoàn tụ giữa hai cõi âm dương, giữa người chết và kẻ sống. Có cảm giác như vong hồn của kẻ đang nằm dưới nấm mồ hoang kia cũng đang lảng vảng đâu đây, cũng đang nghẹn ngào, nức nở...
Trong làn hương khói mờ ảo ấy, lão thầy ngoại cảm chắp tay đứng kính cẩn trước mộ, lầm rầm khấn vái, đưa ngón tay lên bấm bấm tính giờ rồi quyết định bắt đầu quật mộ. Được lệnh của nhà ngoại cảm, hai người đàn ông cầm cuốc tiến lại chỗ ngôi mộ, đồng loạt vung cuốc lên rồi bập xống. Nhưng thật kì lạ, khi hai lưỡi cuốc chỉ còn cách nấm mồ khoảng gần một gang tay thì chúng như bị một nguồn lực vô hình dội ngược trở lại khiến hai người đàn ông đó ngã bổ ngửa ra phía sau, hai cái cuốc văng xa tới vài mét. Rồi một trong hai người đàn ông bỗng nhiên giãy đành đạch, ôm đầu lăn lộn dưới đất, gào khóc dữ dội. Thầy ngoại cảm hét lên:
– Vong nhập rồi, vong nhập rồi...!
Tức thì, đôi vợ chồng già cũng gào lên rồi lao ra ôm lấy người đàn ông đó, cả ba cùng khóc lóc đến lạc cả giọng. Chứng kiến cái cảnh tượng ấy, thật khó ai mà cầm nổi nước mắt...
– Con ơi, con của tôi, con có lạnh không? Có đói không? Bố mẹ đây, bố mẹ đến đón con về nhà đây...
– Hu! Hu! Bố mẹ ơi, con đói quá, đói lắm bố mẹ ơi...!
– Được rồi, con muốn ăn gì cứ nói, bố mẹ sẽ mua cho con!
– Con muốn ăn cơm, ăn thịt, và cả rượu nữa! Con đói...
Lập tức đôi vợ chồng già ấy lật đật chạy đi, họ men theo triền đê rồi rẽ xuống con đường nhỏ, chạy vào trong làng. Lát sau, họ tất tả quay lại với mấy túi thức ăn trên tay: nào gà luộc, vịt quay, giò chả, cả thêm cả một chai Vodka to tướng kẹp bên hông. Vong trải một tấm ni lông dưới đất, bày biện hết thức ăn ra đó, nhưng nó chưa vội ăn ngay mà tiến lại chỗ thầy ngoại cảm và người đàn ông đào mộ, giọng lễ phép:
– Vong ăn một mình cũng buồn, mời thầy cùng với anh đây ngồi xuống ăn cùng vong cho vui!
Đương nhiên là vong đã mời thì không ai dám từ chối. Cả ba cùng nhau rót rượu, nâng ly chúc tụng, ăn uống rất vui vẻ, rôm rả. Trong khi đó, đôi vợ chồng già thì vẫn quỳ phục bên nấm mộ vật vã khóc than...
Sau khi đã cưa hết chai Vodka cùng đống giò thịt, công cuộc đào mộ lại tiếp tục. Lần này thì những nhát cuốc bổ xuống rất ngọt mà không bị dội ngược trở lại nữa. Từng cái xương to tướng được moi lên từ nấm mồ, rửa qua bằng nước thơm rồi lại được xếp gọn gàng vào tiểu sành. Hai vợ chồng già thì vẫn không ngừng gào khóc, họ ngắm nghía, vuốt ve từng cái xương tay, xương chân của con trai mình một cách đầy nâng niu, trìu mến. Bất chợt, ông bố nhặt một cái răng của con trai mình, giơ lên ngắm nghía, giọng băn khoăn:
– Sao răng của con tôi lại dài thế thầy nhỉ? Nhìn như răng lợn ấy!
– Ông không thấy vừa rồi vong hiện về kêu đói sao? Đói không có gì ăn thì răng nó phải dài ra thôi!
Việc đào bới đã xong, giờ thì người con trai đã nằm yên nghỉ trong cái tiểu sành thơm tho. Chiếc ô tô lại dập dềnh men theo triền đê gập ghềnh trở về. Ngồi phía ghế cuối của xe, thầy ngoại cảm ghé sát tai một gã ngồi bên cạnh, giọng thì thầm nhưng bực dọc:
– Đã bảo làm ăn cẩn thận, vậy mà mày cho cả răng lợn vào? Tí nữa thì hỏng hết việc!
– Thầy thông cảm, con ra chợ mua xương nhưng không có, đành phải mua lại của quán phở đầu ngõ, xương còn tươi nên chắc nó dính cái răng vào, con không để ý. Lần sau con sẽ rút kinh nghiệm ạ!
Còn ở ghế bên trên, tiếng khóc lóc rên rỉ của hai vợ chồng già vẫn réo lên từng hồi đầy nức nở:
– Con ơi, bố mẹ đưa con về nhà đây, từ giờ gia đình ta đoàn tụ rồi, sớm tối quây quần bên nhau, không bao giờ lìa xa, con nhé!


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro