TỔNG HỢP PHẦN XVII

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


  NHỊP DẬP SEAGAMES


Chuyên mục "Nhịp dập SEA Games" đã có cuộc trò chuyện chớp nhoáng với ông Qwerty Phun-Ra-Ga, trưởng đoàn thể thao Myanmar, nước chủ nhà của SEA Games 2013 khi ông vừa bước từ trong nhà vệ sinh ra.

– Xin chào ông! Ông nghĩ sao về những ý kiến cho rằng trọng tài đã thiên vị chủ nhà Myanmar và xử ép Việt Nam?
– Thiên vị chủ nhà đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của sân chơi SEA Games từ rất lâu rồi! Tôi thấy đây là một nét đẹp mà rất hiếm đại hội thể thao nào khác trên thế giới có được. Vậy thì thay vì kêu ca phàn nàn, tại sao chúng ta không cùng nhau bảo tồn và phát huy truyền thống ấy, để cho nó ngày một bành trướng hơn, trắng trợn hơn? Trước đây, khi SEA Games tổ chức ở các nước khác, Myanmar chúng tôi cũng bị xử ép rất nhiều. Vậy thì bây giờ tới lượt chúng tôi xử ép lại, có cái gì lạ đâu mà bạn phải gào lên? Chúng tôi làm vậy cũng chỉ để đảm bảo tính công bằng cho SEA Games.
– Nhưng tại sao trọng tài lại chỉ tập trung vào xử ép Việt Nam?
– Cái này là lỗi của Việt Nam thôi! Ai bảo các bạn tranh giành vị trí thứ 2 với Myanmar làm gì? Nếu các bạn cứ lẹt đẹt ở cuối bảng như Đông Timo hay Campuchia thì chúng tôi cần đéo gì phải xử ép các bạn?
– Nhưng ông không sợ Việt Nam và các nước khác sẽ nộp đơn khiếu nại lên ban tổ chức vì bị trọng tài xử ép quá lộ liễu hay sao?
– Càng nhiều đơn khiếu nại chúng càng mừng, bởi vì theo quy định thì muốn nộp đơn khiếu nại phải đóng 100 đô. Thời gian xem xét đơn khiếu nại là một tháng. Đến khi có kết quả khiếu nại thì SEA Games cũng qua lâu rồi, chả ai quan tâm nữa!
– Thế tại sao các ông không xử ép Thái Lan? Họ đang dẫn đầu kia kìa!
– Chúng tôi quan niệm thể thao không chỉ để đua tranh thấp cao mà còn phải phục vụ cho mục đích ngoại giao. Như bạn đã biết thì tỉ lệ chênh lệch giới tính ở Myanmar chúng tôi hiện nay rất lớn, 10 nam thì chỉ có 6 nữ. Thành ra đàn ông Myanmar đang FA và ế vợ rất nhiều. Sau SEA Games này, chúng tôi dự tính sẽ đưa khoảng 10 triệu nam thanh niên sang Thái để chuyển giới nhằm cân bằng lại tỉ lệ dân số. Phía Thái Lan đã nhận lời giúp đỡ với điều kiện chúng tôi phải để họ về nhất ở SEA Games lần này.
– Vậy ông đánh giá thế nào về lối chơi của đội tuyển bóng đá nam U23 Việt Nam tại SEA Games năm nay?
– Về lối chơi thì tôi không dám đánh giá vì tôi chỉ được xem Việt Nam đá có hai trận, và trận nào cũng được khoảng 10 phút là tôi lại ngủ gật. Hình như năm nay đội hình của các bạn khá mạnh. Nghe nói các bạn có Phi Sơn được mệnh danh là Ronaldo của Việt Nam, có Văn Quyết là Lampard của Việt Nam, có Hoàng Văn Phúc là Mourinho của Việt Nam...
– Thế nhưng Việt Nam lại thua Malaysia 1-2 và bị loại ngay từ vòng bảng, để rồi phải hứng chịu rất nhiều chỉ trích và phẫn nộ của người hâm mộ. Ông nghĩ sao?
– Tôi nghĩ việc người hâm mộ chỉ trích và trút giận lên các cầu thủ Việt Nam là không đúng, bởi vì nếu ở trận đấu ấy các cầu thủ Malaysia không ghi được bàn thì Việt Nam đã thắng 1-0 và hiên ngang vào bán kết. Như vậy các cầu thủ Malaysia chính là người có lỗi khiến Việt Nam bị loại. Tại sao người hâm mộ Việt Nam lại chỉ trích các cầu thủ của mình trong khi người gây ra lỗi lại là các cầu thủ Malaysia? Thật quá bất công!
– Vậy theo ông, Việt Nam cần phải đầu tư vào những môn thế mạnh nào, quy mô ra sao để có thể đạt được thành tích cao nhất tại các kỳ SEA Games sắp tới?
– Để đạt thành tích cao tại SEA Games thì đừng có dại gì mà đầu tư vào đào tạo vận động viên hay là mua thiết bị tập luyện làm gì cả, vì nó rất mất thời gian và hiệu quả không cao. Việt Nam hãy dùng tiền đó để đút lót, hối lộ cho các quan chức của Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á, giành lấy quyền đăng cai SEA Games. Việc gì thì khó chứ còn hối lộ và đút lót thì tôi nghĩ nó là sở trường của Việt Nam rồi. Khi đã là chủ nhà SEA Games, các bạn có quyền đưa các môn thế mạnh của mình vào nội dung thi đấu, cắt bỏ những môn mà các bạn còn yếu kém; bạn cũng sẽ được trọng tài thiên vị, xử ép các đối thủ khác. Đó mới là cách nâng cao thành tích nhanh nhất và hiệu quả nhất!
– Nếu Việt Nam là chủ nhà SEA Games, ông nghĩ chúng tôi nên đưa những môn thi đấu nào vào để có thể đạt thành tích cao?
– Tôi đã từng sống ở Việt Nam một thời gian nên tôi biết, thanh niên Việt Nam rất giỏi đánh phỏm và phang lô. Nếu hai môn này được đưa vào thi đấu tại SEA Games thì chắc chắn Việt Nam không có đối thủ. Tôi có anh bạn Việt Nam có khả năng tính lô chính xác đến 90%, chỉ tiếc là đến tối, kết quả lại thường xuyên rơi vào 10% còn lại.
– Ngoài hai môn đó ra, ông thấy Việt Nam còn mạnh ở môn nào nữa?
– Tôi nghĩ hôi bia và đút cháo cũng là những môn mà nếu được đưa vào thi đấu thì huy chương vàng rất khó tuột khỏi tay Việt Nam.
– Vâng, vậy với tư cách là trưởng đoàn thể thao của nước chủ nhà, ông có nghĩ rằng đây là một kỳ SEA Games thành công không?
– Cho đến giờ phút này thì tôi thấy khá hài lòng! Ngoài sự cố 2 trọng tài bị đánh chết và một thành viên trong ban tổ chức bị hành hung thì có thể nói SEA Games lần này đã diễn ra rất thành công, thể hiện đúng tinh thần thể thao cao thượng, thắt chặt hơn mối quan hệ gần gũi thắm thiết của các nước trong khu vực.
– Vâng, xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện! Phóng viên Kim Chửng, chuyên mục "Nhịp dập SEA Games", Đài BCS, tắc nghiệp tại Myanmar.


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
VÕ TÒNG ĐÁNH HỔ TRÊN NÚI CỬNG DƯƠNG


Võ Tòng là người huyện Thanh Hà nhưng quê nội của anh ở Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội, cách siêu thị Big C Trần Duy Hưng khoảng nửa cây số về hướng cao tốc Láng Hòa Lạc.
Ngay từ những ngày đầu đi học mẫu giáo, Võ Tòng đã nổi tiếng hiếu động, nghịch ngợm và mê gái. Buổi trưa, trong khi các bạn nam khác đang ngủ say sưa thì Võ Tòng chỉ rình rình chuồn sang khu giường của các bạn gái để nằm cùng rồi vuốt ve sàm sỡ. Rất nhiều lần Tòng bị cô giáo phát hiện và bắt viết bản kiểm điểm nhưng hắn vẫn chứng nào tật ấy, đến nỗi cô giáo phải mời cả phụ huynh của Tòng đến và đề nghị chuyển Tòng qua học ở một trường mầm non tư thục khác.
Bố Tòng đã phải năn nỉ, đút tiền và đút cả một số thứ khác cho cô giáo để con mình tiếp tục được học vì tất cả các trường mầm non từ công lập đến dân lập khác trong vùng Võ Tòng đều đã từng học qua rồi, và trường nào cũng chỉ được vài ngày là Võ Tòng bị đuổi. Cái trường hiện tại là trường cuối cùng rồi, giờ mà bị đuổi nữa thì không biết xin vào đâu. Nhưng rốt cục, Võ Tòng vẫn bị đuổi sau vụ scandal cầm đầu và xúi giục các nam sinh mầm non khác khoét lỗ ở cửa gỗ nhà vệ sinh để nhìn trộm cô giáo. Ở tuổi lên 4, Võ Tòng đã chính thức trở thành kẻ thất học.
Học hành thì dang dở, đi xin việc thì mới 4 tuổi nên không chỗ nào nhận, Võ Tòng được bố cho đi học võ. Vốn tính hiếu động nghịch ngợm nên Tòng tỏ ra khá có năng khiếu và tiếp thu rất nhanh. Duy có một nhược điểm là Võ Tòng bị bệnh thối chân rất nặng. Cứ tập luyện được một lúc là mùi hôi thối bắt đầu bốc lên và ngày càng nồng nặc khiến sư phụ và các môn sinh khác chỉ tập được phần chân vì tay còn phải lo bịt mũi. Do đó, thầy thường bắt Võ Tòng đứng ra góc sân tập một mình. Tòng rất tủi thân vì điều này nhưng vẫn hi vọng rằng dần dần bệnh sẽ khỏi để hắn có thể được tập luyện chung cùng thầy và các bạn.
Thế nhưng về sau, bệnh thối chân không những không khỏi mà Võ Tòng còn bị thêm hai bệnh khác nữa là thối tai và thối mồm. Từ đó Võ Tòng ở nhà tự luyện võ một mình. Đến năm 19 tuổi, Tòng đã luyện thuần thục hai bộ quyền pháp khá căn bản và vô cùng phổ biến là "Thủ dâm chân kinh" và "Xuất tinh thần chưởng". Cũng cùng năm ấy, bước ngoặt của cuộc đời Võ Tòng đã đến. Đó là một buổi chiều khi Võ Tòng đang cùng người yêu đi dạo lòng vòng trong công viên Nhi đồng thì có một thằng nhìn dáng rất lòng khòng vượt lên trước mặt Tòng và nói một câu khiến Tòng rất không hài lòng:
– Lêu lêu, cái thằng thối chân, thối tai, thối mồm!
Vốn tính hay tự ái lại thêm bệnh sĩ gái, Võ Tòng lao lên túm tóc và đấm túi bụi vào mặt thằng đó liên tiếp mười mấy cái khiến nó nằm lăn ra đất kêu oai oái. Thật không may cho Võ Tòng, nó lại là cậu ấm con của tên quan huyện khét tiếng tàn ác và uy quyền trong vùng. Lo lắng cho sự an nguy của con trai mình, cha Võ Tòng đã gửi hắn lên ở nhờ nhà của một người bạn tên là Sài Tiến tít tận trên núi Ba Vì, thuộc tỉnh Hà Tây cũ (đã sáp nhập vào Hà Nội từ tháng 8 năm 2008). Sài Tiến là người có quan hệ rộng rãi và cũng có chút tiếng tăm trên giang hồ. Cũng chính nhờ Sài Tiến mà Võ Tòng đã quen được với Cập Thời Vũ Tống Công Minh Tống Giang.
Buổi chiều hôm ấy, Võ Tòng đang mải lúi húi múc cám cho lợn ăn thì thấy một người dáng vẻ rất đạo mạo từ cổng bước vào rồi cất tiếng hỏi rất từ tốn:
– Xin hỏi, đây có phải là nhà của Sài Tiến đại nhân không ạ?
Nghe tiếng hỏi, Võ Tòng quay lại thì thấy người này quen lắm, liền đáp lời:
– Dạ thưa quan nhân, Sài Tiến đại nhân đang đi chăn bò, chắc sắp về rồi ạ. Mời quan nhân vào nhà xơi nước. Mà trông quan nhân quen lắm, rất giống nhân vật Tống Giang trong phim Thủy Hử.
– Không giống mới lạ, ta chính là Tống Giang đây mà!
– Thật vinh dự cho tại hạ quá, mời anh Giang vào nhà!
Thế rồi Tống Giang theo Võ Tòng vào trong, vừa đi vừa hỏi thăm rất ân cần:
– Thế vị anh hùng đây là osin của Sài đại nhân hả?
– Không ạ, là vì tại hạ trót lỡ tay đánh người nên phải trốn lên đây lánh nạn, thế còn Tống Công Minh thì sao? Chắc bị người ta đánh nên phải trốn lên đây hả?
– Không, anh bị vỡ nợ nên tính lánh tạm ở đây vài ngày. Hóa ra anh em mình cùng cảnh ngộ. Thật là có duyên!
Đến chiều tối thì Sài đại nhân về. Bạn bè lâu ngày không gặp nên cả hai bắt tay rối rít, hỏi han tíu tít. Bao nhiêu ngày Tống Giang ở đó là bấy nhiêu ngày Sài Tiến sai người làm cơm rượu đãi khách, hôm thì thịt chó, hôm thì lẩu gà, lẩu vịt, chán thì lại đổi món sang lòng lợn tiết canh.
Đúng là bọn Trung Quốc làm phim hay lý tưởng hóa nhân vật một cách thái quá, chứ sau một thời gian ở chung với Tống Giang, Võ Tòng thấy ông này cũng không quá hoàn hảo và lung linh như trên phim. Ví dụ như việc uống rượu, trong khi anh em đều trăm phần trăm thì Tống Công Minh toàn nhấp môi rồi để xuống, ép lắm thì uống được 50%. Anh em góp ý rằng đã ngồi xuống mâm thì phải chơ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro