TVTH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề cương ôn tập tiếng việt thực hành K24 kì 1 nhóm 1 2011-2012

ByHà Nguyễn Thái,Linh Khuatand5 người khácinTLU-K24(Files)·Edit Doc

A, Lí thuyết

- Câu 1: ngôn bản là gì? Trình bày sơ đồ quá trình hoạt động giao tiếp bằng ngôn bản với các nhân tố chi phối với nó?

Ngôn bản là sản phẩm trực tiếp của hoạt động giao tiếp. Nó tồn tại ở 2 dạng âm thanh ngôn ngữ (lời nói) và chữ viết (văn bản)

- Câu 2: văn bản là gì? Nêu rõ những dặc trưng của văn bản?

[Theo Vở ghi]

- Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

- Theo nghĩa rộng, văn bản được dùng để chỉ hoạt động giao tiếp ở cả dạng nói và dạng viết.

- Theo nghĩa hẹp, biểu hiện sản phẩm ở dạng viết.

[Theo Giáo trình]

-Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nó vừa là sản phẩm, vừa là phương tiện của hoạt động giao tiếp.

- Có khi từ văn bản được dùng để chỉ sản phẩm giao tiếp cả ở dạng nói, cả ở dạng viết. Nhưng thường nó chỉ biểu hiện sản phẩm ở dạng viết (một bài viết).

- Nó thường bao gồm một tập hợp nhiều câu, nhưng trường hợp tối thiểu chỉ có một câu (một câu ca dao, một câu châm ngôn, tục ngữ, một câu khẩu hiệu… được ghi lại). Còn tối đa, văn bản có thể là cả một tập sách, hoặc một bộ sách nhiều tập.

[ Đặc trưng của văn bản ]

- Tính trọn vẹn về nội dung: văn bản trình bày được một nội dung trọn vẹn, khiến cho người khác hiểu được 1 sự việc, tư tưởng hay cảm xúc. Tính nhất quán về chủ đề: mỗi văn bản tập trung vào thể hiện 1 chủ để nhất định. => văn bản mang 1 tiêu đề duy nhất

- Tính hoàn chỉnh về hình thức: có kết cấu: tiêu đề, phần mở, phần thân, phần kết ( các vb đủ lớn ), thể thức mở đầu và thể thức kết thúc ( vb hành chính ), ở dấu hiệu chữ viết. Văn bản bản thân nó đã hoàn chỉnh, không cần thêm bớt.

- Tính liên kết: các bộ phận của văn bản có mối quan hệ qua lại chặt chẽ. Thể hiện ở liên kết nội dung và liên kết hình thức

- Hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định.

- Câu 3: văn bản nghị luận là gì?

Văn bản nghị luận

- Là loại văn bản dùng để trình bày, bình luận, đánh giá theo một quan điểm nhất định những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, tư tưởng, văn hóa…

- Nó bao gồm các văn bản hiệu triệu, kêu gọi, cương lĩnh, tuyên ngôn, các bài bình luận, xã luận trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc các tham luận hội nghị…

Đặc trưng của văn bản nghị luận

- Đặc trưng cơ bản của văn bản nghị luận là tính trí tuệ, tính thuyết phục và tính đại chúng.

- Thuyết phục người đọc, người nghe bằng các lí lẽ sắc bén, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tin cậy và cả bằng tinh cảm, cảm xúc.

- Sử dụng thường xuyên các biện pháp tu từ, các nghệ thuật hùng biện.

- Thường dùng những cách diễn đạt dễ hiểu, gần gũi với mọi người.

- Câu 4: trình bày các kiểu lập luận: quy nạp, diễn dịch và phối hợp diễn dịch với quy nạp?

Lập luận diễn dịch

- Diễn dịch là cách lập luận xuất phát từ các chân lý chung, các phổ niệm, các lẽ phải thông thường đã được kiểm nghiệm… mà suy ra chân lý cụ thể, các biểu hiện cụ thể.

Lập luận quy nạp

- Quy nạp là cách lập luận ngược với diễn dịch. Đó là cách suy luận đi từ những biểu hiện cụ thể riêng biệt đến những nhận định tổng quát.

Lập luận diễn dịch kết hợp với quy nạp (tổng - phân - hợp)

- Thường đi đôi với nhau để gây nhận thức thêm cao, thêm sâu. Kiểu lập luận này tương ứng với bố cục 3 phần mở - thân - kết.

- Cách lập luận của một văn bản chính luận hoặc đoạn văn có kết cấu tổng - phân - hợp.

B, Bài tập

Bài 1: đọc văn bản dưới đây

Ta không nên ngã lòng

Nước mềm , đá rắn, thế mà nước chảy mãi đá cũng phải mòn. Sợi dây nhỏ, cây ghỗ lớn, vậy mà dây cứa mãi ghỗ cũng phải đứt. Con kiến nhỏ, cái tổ to, thế mà kiến tha lâu cũng đầy tổ.

Người ta cũng vậy, phàm làm việc gì dẫu thấy khó cũng đừng nên ngã lòng. Gặp việc gì khó ta cũng cứ vững lòng mà làm, cứ cố vào, cố nữa, cố luôn mãi, thì việc dẫu khó đến đâu cũng có ngày ta làm nên được. Những kẻ hay ngã lòng chẳng bao giờ làm được việc gì.

( Quốc văn giáo khoa thư)

Anh/ chị hãy cho biết ?

1, văn bản trên thuộc loại hình văn bản nào?

2, Đề tài của văn bản là gì?

3, Chủ đề của văn bản là gì?

a, luận đề của văn bản?

b, những luận điểm cơ bản cấu thành nội dung chính của văn bản?

c, những luận cứ làm thành chỗ dựa nội dung chính của văn bản?

1) Văn bản trên thuộc loại hình văn bản nào?

- Văn bản thuộc loại hình văn bản nghị luận - khoa học.

2) Đề tài của văn bản?

- Đề tài của văn bản là con người không nên ngã lòng.

+ Thể hiện qua chính tiêu đề của văn bản cùng hệ thống các từ ngữ chủ đề “ngã lòng, khó, cố”.

3)Chủ đề của văn bản?

[Văn bản nào cũng hướng tới một đích nhất định. Nắm được đề tài chưa đủ.

Người đọc cần phải phân tích cách xử lý đề tài của người viết như thế nào, từ đó mà đoán định ý đồ của họ, đích hướng tới hay chính là chủ đề của văn bản.

Chủ đề của văn bản nghị luận chính là luận đề trong văn bản.

Muốn nắm được cần tập trung tìm hiểu phần mở đầu, kết luận và hệ thống các câu chủ đề.]

- Trong cuộc sống, mỗi con người đều gặp nhiều việc khó khăn, trắc trở chỉ cần ta luôn không ngã lòng, luôn kiên trì, cố gắng thì việc khó mấy cũng vượt qua.

Bài tập 2: đọc văn bản dưới đây

Chỉ biết có mình

Người ta sở dĩ đi đến nỗi phạm phải nghìn muôn tội lỗi là chỉ vì cái bệnh “ chỉ biết có mình” vì cớ mình chỉ biết có mình, mình mới suy tính thiên phương, bách kế: chỉ muốn cho mình giàu, chỉ muốn cho mình sang, chỉ muốn cho mình yên, chỉ muốn cho mình vui, chỉ muốn cho mình thọ, còn người ta nghèo, hèn, vui, khổ, lụi bại, chết choc, nhất thiết là chẳng nghĩ gì đến cả.

Ví bằng trừ bỏ cái bệnh “ chỉ biết có mình” tâm địa rộng rãi, thông minh, giàu, sang, nghèo, hèn, vui, khổ, sống, chết đều cùng chia sẻ với cả loài người, thì ai nấy đều được hả lòng mà thiên lí giữ được trọn vẹn. Thế là thân ta cùng với muôn vật là nhất thể vậy.

( Quốc văn giáo khoa thư)

Anh/ chị hãy cho biết:

1, Văn bản trên thuộc loại hình văn bản nào?

2, Đề tài của văn bản?

3, Chủ đề của văn bản?

a, Luận đề của văn bản?

b, Những luận điểm cơ bản cấu thành nội dung chính của văn bản?

c, Những luận cứ làm thành chỗ dựa cho những luận điểm của văn bản?

Bài tập 3: đọc văn bản dưới đây

Phải biết ơn thầy

Thầy cũng như cha. Cha mẹ thì có công sinh thành, mà thầy thì có công giáo hóa. Ta phải biết ơn thầy cũng như ơn cha mẹ.

Tục ta thửa trước, cứ mùng 5 ngày tết là học trò phải đến tết thầy. Không những khi còn đang học, mà khi đã thôi học rồi, có khi đã làm nên danh phận, cũng vẫn giữ lấy lệ ấy. Học trò tôn trọng thầy như cha vậy. Khi thầy mất học trò phải tông tám, phải trông nom phần mộ, và đến ngày giỗ thì phải cúng tế.

Ấy cái tục của ta ngày xưa trọng thầy như vậy.

( Quốc văn giáo khoa thư)

Anh/ chị hãy cho biết?

1, Văn bản trên thuộc loại hình văn bản nào?

2, Đề tài của văn bản?

3, Chủ đề của van bản?

a, Luận đề của văn bản?

b, những luận điểm cơ bản cấu thành nội dung chính?

c, những luận cứ tạo thành chỗ dựa cho văn bản?

Bài tập 4: đọc đoạn văn dưới đây

Vậy bước đi đầu tiên của người Việt là gì ?

Tại sao chúng ta vẫn còn nhỏ bé? Bởi vì chúng ta sống bằng một tâm lí manh mún , cục bộ, một thứ lệ làng bao phủ khi xây dựng quốc gia lập hiến “ phép vua thua lệ làng”. Người Trung Quốc có câu “ có lí đi khắp thiên hạ, không có lí không vượt qua được bước chân”. Đa số người Việt khi bước vài nghệ thuật hay khoa học, thì thường nói một câu “ tôi thích” thích thế nó, thích thế kia. Ngay cả khi phán đoán, người Việt cũng thường nói “ tôi thích”, nghĩa là người ta chẳng đưa ra bất cứ một khả năng hay sử dụng lí trí nào. Đây là cách mà người phương Tây bảo: “ người ta không bao giờ nên bàn về ý thích “ gout” , giống như người thích ăn thịt bò, người thích ăn thịt gà thì không thể bàn với nhau là ăn cái gì ngon hơn”.

( trích “người Việt bơi từ ao ra biển, cảnh sát số 40, tháng 2-2011)

Anh/ chị cho biết?

1, Đoạn văn trên có chủ đề hay không? Nếu có thì nó nằm ở đâu?

2, Ý chính của đoạn văn?

3, Kiểu lập luận cơ bản trong toàn đoạn văn là gì?

Trả lời

Bài tập 5: đọc văn bản dưới đây

“ Duyên là những điều kiện, sự sinh thành của một cái bàn chẳng hạn tùy thuộc ở những điều kiện như ghỗ, cưa, đinh, búa, người thợ mộc…. là những duyên cần thiết cho sự phát sinh của cái bàn. Sự sinh thành của một đứa bé cũng tùy thuộc ở những duyên như tinh huyết của cha mẹ, thời gian thai nghén, sức ấm…… Sự sinh thành của một nền dân chủ cũng tùy thuộc ở những duyên như ý thức về quyền lợi, và bổn phận của người dân, sự tranh thủ chính trị, sự bảo vệ hiến pháp…. Bất cứ một hiện tượng nào trong vũ trụ, tinh thần hay vật chất, đều do sự tập hợp của duyên mà thành. Sự vật nương vào nhau mà sinh thành và tồn tại; không có sự vật nào có thể tự mình sinh ra và tự mình tồn tại độc lập với những vật khác. Đó là yếu lí duyên khởi của đạo phật”

( Thích Huyền Quang – Thích Nhất Hạnh)

Anh/ chị hãy cho biết?

1, Đoạn văn trên có chủ đề hay không? Nếu có nằm ở đâu?

2, Ý chính của đoạn văn?

3, Kiểu lập luận cơ bản của toàn đoạn văn là gì?

Trả lời

1,Đoạn văn có câu chủ đề không?

- Văn bản có 2 câu chủ đề.

Nếu có thì nằm ở đâu?

- Câu chủ đề nằm ở đầu văn bản: “Duyên (Pratyaya) là những điều kiện”.

- Còn nằm ở cuối văn bản: “Đó là yếu lý duyên khởi của đạo Phật”.

2,Ý chính của văn bản?

- Sự liên hệ của vạn vật một cách tổng quát thông qua thuyết Duyên khởi hay chữ Duyên.

3,Kiểu lập luận cơ bản trong văn bản?

- Kiểu lập luận trong văn bản là kiểu lập luận diễn dịch kết hợp với quy nạp (tổng – phân - hợp).

+ Mở đầu văn bản nêu ra khái niệm Duyên, 5 câu tiếp theo để làm rõ về sự liên hệ của vạn vật trong vũ trụ chỉ khi những điều kiện sinh thành ra chúng được hợp nhất, dựa trên thuyết Duyên khởi của đạo Phật.

Từ câu: “Sự sinh thành của một cái bàn… tự mình tồn tại độc lập với những vật khác” thể hiện kiểu lập luận nào? (có gì khác so với cả văn bản)

- Kiểu lập luận so sánh tương đồng.

+ Từ những điều thường thấy trong cuộc sống như cái bàn, đứa bé, nền dân chủ… để so sánh nét tương đồng trong sự sinh thành của chúng, rút ra mối liên hệ không thể tách rời của vạn vật.

Bài tập 6: đọc đoạn văn dưới đây

“ Hoàng đế Napoleon có nói rằng “ qua khoan dung với tội lỗi là đồng tình với tội lỗi” . Ở đời chúng ta gặp khá nhiều người dễ tính, họ không bao giờ muốn lên án ai cả, ai có tội lỗi gì, người ta đều khoác tay xuê xoa bỏ qua. Chúng ta không nên nghĩ rằng đây là người quá bao dung. Nhìn kĩ lại, đa phần là túyp người này mắc nhiều khuyết tật, vì thế họ muốn xuê xoa bỏ qua cho người để chính mình cũng nhận được sự xuê xoa đó. Một hiền nhân Trung Hoa có nói: “ người quân tử chỉ muốn nâng người lên cho bằng mình trong khi kẻ tiểu nhân chỉ muốn kéo tất cả những người khác xuống để họ bằng mình”. Vậy đấy, người khôn chỉ muốn nâng cao người khác lên. Trái lại người thấp kém thì chỉ mong ai cũng thấp kém như mình, để mình còn tiện lợi khi sống. Người Việt có câu “ đục nước béo cò” , có rất nhiều người khi được sa vào chĩnh gạo thì chỉ muốn nước đục để hưởng lợi, họ sợ sự gạn đục khơi trong sẽ làm mất đi sự thủ lợi của mình”

(trích “người Việt bơi từ ao ra biển, cảnh sát số 40, tháng 2-2011)

Anh/chị hãy cho biết ?

1, Đoạn văn có câu chủ đề không? Nếu có nằm ở đâu?

2, Ý chính của đoạn văn?

3, Kiểu lập luận cơ bản trong đoạn văn là gì?

Bổ sung đề mới:

1. ĐoạnVăn :

a. Mặc dù sản xuất nông nghiệp đã và đang phát triển rõ rệt, nhưng môi truờng đất cũng đã và đang suythoái nghiêm trọng. (Mặc dù những dự án bảo vệ và phát triển rừng đang được triển khai, nhưng tình trạng tàn phá rừng vẫn ở trong mức báo động cao).Theo tài liệu gần đây, qua 5 năm phát động, ta đã trồng lại được 2 tỉ cây phân tán, nhất là sau dự án 327, diện tích trồng rừng tăng. Thế nhưng diện tích rừng bị phá vẫn còn tiếp tục tăng do di cư tự do ở miền núi phía Bắc vào Nam, do phá rừng lấy gỗ lậu, đốt than trồng tỉa. Nguy hiểm nhất là rừng đầu nguồn bị phá huỷ bằng cách tạo cháy rừng để rồi lập biên bản thanh lý và thừa cơ : " đục nước béo cò".

Tìm lỗi sai của đoạn văn và sửa lại.Đáp án: lạc chủ đề, sửa lại câu đầu.

b. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong cảnh màn đêm buống xuống, song biển cài then, đêm sập cửa, vụ trụ đi vào yên tĩnh, vắng lặng bốn bề ko còn 1 tiếng động. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm bay phần phật trước gió. Những đường chỉ viền óng ánh như sang rực trong đêm. Tiếng sóng vỗ mạn thuyền rì rầm nghe như bản nhạc vô tận của cả biển cả ngân nga muôn lời tâm sự. Những khuôn mặt rám nắng, những cánh tay gân guốc, bắp thịt nổi cuồn cuộn khẩn trương chuẩn bị nhổ neo lên đường.

c. Cư dân Văn Lang rất ưa ca hát và nhảy múa. họ hát trong những đêm trăng hoặc ngày hội. họ còn hát trong những lúc trèo thuyền săn bắt những nhạc cụ đệm cho những điệu hát thường là trống đồng, khèn, sáo, cồng…

2. Phân tích lỗi ngữ pháp trong các câu sau và chữa lại cho đúng:

_ Bằng tất cả hiểu biết của anh và bạn bè cùng trang lứa đều có chung nhận xét là cuộc sống sinh viên ở KTX còn nhiều khó khăn quá.

_ Từ những chị dân quân ngày đêm trông giữ đồng quê, đến những bà mẹ chèo đò, anh dũng trên các dòng sông đầy bom đạn. (thiếu VN)

_ Và trong tháng 8, với mùa thu đầu tiên của đời sinh viên đã gây cho tôi một niềm tin ở tương lai.(thiếu CN)

_ Qua việc học lịch sử và địa dư nước nhà , đã làm cho chúng tôi tăng thêm long yêu nước, căm thù giặc.(thiếu CN)

_ Trong truyện " Trạng Quỳnh" đã thể hiện tinh thần phản phong, quyết liệt của nhân dân ta.

_ Qua tác phẩm" Tắt đèn" cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân trong thế hệ cũ(thiếu CN, nhưng chú ý là tác phẩm ko cho ta thấy được, mà phải là tác giả. Xã hội chứ ko phải thế hệ cũ)

Chú ý trong bài thi có thể có lỗi chính tả, các bạn chú ý.

Câu1 (3đ):Câu chủ đề viết in hoa

Đề1: TN LÀ LỰC LƯỢNG TIÊN PHONG CHIẾM LĨNH LÂU ĐÀI KHOA HỌC

A.Mở đầu:

Trong mọi thời đại với mỗi quốc gia thanh niên luôn có vai trò hết sức to lớn.Họ là sức sống của hiện tại và tương lai của dân tộc.

Chính vì lẽ đó, thanh niên phải là lực lượng tiên phong cho việc chiễm lĩnh lâu đài khoa học.

B.Triển khai:

Vai trò và vị thế của thanh niên trong sự phát triển của đất nước.

-Bác hồ từng nói: “..”

-Thanh niên là lực lượng XH hùng hậu có sức khỏe, trình độ học vấn, khả năng sáng tạo.

-Thanh niên VN vốn có truyền thống hiếu học, ham hiểu biết, có ý chí vượt khó, cần cù, dám nghĩ, dám làm (Dẫn chứng).

-Đảng ta đã xác định: TN là lực lượng sung kích, tiên phong cho công cuộc phát triển, bảo vệ đất nước.Đất nước có ví trị xứng đáng trên trường quốc tế hay không phụ thuộc vào TN.Các phong trào : “Tuổi trẻ giữ nước”, “Học vì ngày mai lập nghiệp”, … Các giải thưởng quốc tế: “Xanh sạch các con phố, tuyến đường”….

+Nhiều công trình dự án lớn đậm chất thanh niên: Đường HCM,..

-TN đóng vai trò to lớn vào công cuộc CNH-HĐH đất nước.

-Doanh nhân trẻ đang góp phần phát triển thương hiệu Việt.

2. Những thời cơ và thách thức đặt ra cho TN trong tình hình và thách thức hiện này:

-Thời cơ:

+Sự nghiệp đổi mới của Đảng cùng với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước

+Các chính sách của nhà nước về giáo dục, dạy nghề, nâng cao trình độ học vấn,… là cơ hội để thanh niên vươn lên xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng.

+Sự phát triển nhanh chóng của các ngành cn khai thác và các khu công nghệ cao là cơ hội cho TN trở thành người có chuyên môn, đứng vào hàng ngũ giai cấp công nhân.

-Sự phát triển nhanh chóng của KH-CN hiện đại, kinh tế tri thức tạo cơ hội cho thanh niên.TN cống hiến tài năng, tri thức cho đất nước.

-Việc mở rộng hội nhập quốc tế giúp TN tiếp cận nhanh hơn với tri thức quốc tế và tinh hoa văn hóa nhân loại.

3.Thách thức:

-Tình hình TG diễn ra mức độ nhanh, phức tạp, nguy cơ chung của đất nước là thách thức của TN.

-Đất nước ta còn nghèo, chưa đủ khả năng, đk đáp ứng các yêu cầu về việc làm, nhà ở,… của nhân dân nói chung và thanh niên nói riêng.

-Yêu cầu của sự nghiệp CNH-HDH tạo ra nhiều thách thức với số đông thanh niên của nước ta có trình độ học vấn thấp, không có chuyên môn nghề nghiệp, thiếu năng lực sáng tạo.

-Tác động của nền kinh tế thị trường với các tiêu cực trong XH tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ vào giới trẻ, ảnh hưởng đến giá trị đạo đức và lối sống của thanh niên nước ta.

4.Thanh niên là lực lượng tiên phong chiễm lĩnh lâu đài KH:

-Giải thích: Tiên phong, khoa học.

-Học ntn : ra sức học tập, thái độ học tập đúng đắn, học suốt đời, học có phương pháp hợp lí, khoa học, chủ động thông minh, sáng tạo, học đi đôi với hành.Học cho ai? Học để làm gì?

-Học tập toàn diện cả văn hóa, tri thức.Học ngoại ngữ và tin học không thể-liên hệ bản thân.

C.Kết luận : Cảm nghĩ

( Triển khai thêm ý, viết 3 mặt giấy )

Đề2 (3đ): Học tập là quyền lợi mà nghĩa vụ của thanh niên.

Câu 2: Viết đoạn văn về 1 ý trong đề cương.Nên cbị bài diễn dịch.

Câu3,4: Sửa lỗi…VD: Bài 12,13 trang 144 giáo trình, ôn 6 lỗi : lạc chủ đề, thiếu hụt chủ đề, mâu thuẫn chủ đề, đứt mạch liên kết,…

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tvth