twin-này nhok đứng lại(ch61+62)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chap 61

Sáng nay Anh Thư phải làm kiểm tra lần cuối trước cuộc phẫu thuật. Khi cô trở về từ phòng xét nghiệm, Danh đã ngồi ngay ngắn trên xe đẩy. Hình như cô y tá đưa anh ta đi chụp phim. Thấy cô, Danh cười nhưng không được tự nhiên cho lắm. Điều này đúng với hầu hết tất cả các anh chàng: họ không muốn bất kì cô gái nào thấy mình trong cảnh yếu đuối. Và nỗi mặc cảm “cô ấy tự đi lại được, còn mình thì không” thực sự làm cho Danh cảm thấy mình “yếu đuối” hơn Anh Thư.

- Tôi không ngờ anh phải ngồi xe cơ đấy – Anh Thư thản nhiên. Dù biết Danh bị thương nặng, nhưng cô không nghĩ là đến mức này.

- Ừm, tại vì bình thường anh nằm trên giường suốt.

Anh Thư tiến về phía giường của mình, sắp xếp lại đồ đạc trong khi cô y tá đẩy Danh ra ngoài.

- Khoan đã – cô lên tiếng trước khi anh khuất sau cánh cửa. Lập tức, cô y tá dừng lại, hướng Danh về phía cô. Anh nhướn một bên mày dò hỏi.

- Ừm, tôi… Tôi chỉ muốn nói tạm biệt.

Vẫn là nụ cười đó. Cô ghét cái kiểu anh ta nhìn nhận sự việc theo chiều hướng tích cực như vậy.

- Em sắp đi đâu à?

Anh Thư dùng ngón trỏ gõ lên đầu như thể mình là kẻ đãng trí đến nỗi quên mất việc quan trọng nhất.

- À, Hôm nay tôi sẽ rút tủy sống – cô nghĩ đến và thoáng chốc rùng mình – Khá là đau đấy, và sau đó chắc tôi sẽ đi dưỡng thương luôn, chứ không quay trở về căn phòng này.

- Anh cũng đoán được sơ sơ – Danh chỉ tay về phía giường của cô – khi thấy em quấn rèm lên gọn ghẽ lúc sáng nay. Vậy nên…

Anh dừng lại. Cô nhún vai.

- Tôi tạm biệt xong rồi.

- Vậy nên chúc em thành công trong ngày hôm nay, và đừng có hét vì đau đấy.

Danh giơ ngón cái lên, nhưng Anh Thư làm như không để ý. Khi chắc chắn anh đã đi, cô nhìn về phía cửa và tự cười. Xét cho cùng, Danh Kíp dễ nói chuyện hơn cô nghĩ.

** *** ***

Đi được nửa đường thì cô y tá dừng lại. Lúc Danh quay lại mới nhận ra người đẩy xe cho anh là Nhàn. Trông cô mướt mồ hôi – có lẽ phải chạy một quãng dài – nhưng vẫn cười thật tươi. Cô đặt một cuốn sách lên tay anh.

- Hôm nay mình mang cho cậu cuốn này. Giữ cho cẩn thận đấy nhé.

Câu sau thật sự thừa, vì Danh là người vốn dĩ đọc sách xong mà nhìn mới như chưa đọc. Nhưng anh ngạc nhiên đến nỗi không kịp thời phản kháng lại hay nói lời cảm ơn.

“Cho và nhận”? Vậy mà anh cứ tưởng Nhàn sẽ mang cho mình truyện kiếm hiệp như lần trước.

- Giờ thì đi đâu đây?

- À… Phòng chụp X-quang.

*** **** **** ***

Tôi đang trong kì thi, thực sự rất bận rộn. Nhưng không phải bận đến nỗi không dành ra được nửa tiếng mỗi ngày để thăm Danh. Thế mà tôi cứ lấy cớ rằng “mình phải toàn lực ôn thi” để tự biện minh với bản thân cho việc mình không thăm anh ấy.

Cố làm cho bản thân lúc nào cũng có việc để làm không phải là khó, nhưng tôi không thể nào tìm cách làm cho suy nghĩ của mình cũng “bận rộn” như thế được. Quên một người mà hình ảnh đã ăn sâu vào tâm trí chẳng khác nào cố gắng làm mờ một hình xăm. Nhắm mắt lại là nụ cười của Phong lại hiện ra. Và vì cứ nghĩ đến cậu ấy như vậy nên nếu gặp Danh lúc này tôi sẽ cảm thấy rất áy náy.

Xét cho cùng, những gì tôi đối với anh ấy chỉ là trách nhiệm. Hai chữ “trách nhiệm” ấy cứ đè nặng lên tim tôi, chẳng biết bao giờ tôi sẽ được buông tha.

Sáng hôm qua Nhàn đếm tìm tôi. Có vẻ chị ta đã đợi rất lâu trước cổng trường vì tôi là kẻ ra gần cuối, thế nhưng Nhàn chẳng hề tỏ ra thiếu kiên nhẫn dù chỉ một chút. Chị cười với tôi và rủ ra quán cà phê.

Lúc đầu tôi đoán mục đích của cuộc nói chuyện chắc hẳn về việc tôi không thường xuyên đến thăm Danh, hoặc về lời đề nghị trước đây tôi đã trót hứa nhưng không làm được. Đằng nào thì cũng chẳng hay ho gì, nhưng thái độ của Nhàn thật đáng ngạc nhiên.

- Thời gian qua vất vả cho em quá rồi.

Tôi nước mắt khỏi li chanh giây, tròn mắt:

- Dạ?

- Bận rộn chuyện đi học, đi làm, phải sống tự lập thế mà em vẫn dành ra thời gian chăm sóc Danh mỗi ngày, điều này khiến cho chị rất khâm phục.

- Ơ… không…

Tôi định nói rằng mình đã nghỉ làm, dạo này không đến bệnh viện và trước đây mỗi ngày cũng chỉ gặp Danh một tí chứ thực sự có chăm sóc gì cho anh đâu. Nhưng đôi mắt mơ màng và khuôn miệng hơi cười của Nhàn đã làm tôi khựng lại. Nét vô tư ấy khiến cho bất cứ ai đối diện cũng cảm thấy bình yên trong lòng.

Chị ấy có nét giống một người mà tôi biết – hoặc đã từng nghe kể - mà không tài nào nhớ ra được. Và Danh sẽ hạnh phúc khi ở bên Nhàn chứ không phải tôi.

- Vì thế - Nhàn đặt tay lên bàn tay tôi, những ngón tay khum lại nửa muốn nắm nửa không – em có thể để mình chị lo cho anh ấy cũng được.

- Tất nhiên rồi – tôi cười – dạo này em bận ôn thi nên không đến thăm Danh được, phải làm phiền chị…

- Cả sau này nữa.

Nụ cười tươi vừa rồi thu về làm cho khuôn miệng chỉ hơi mở ra, tạo thành một cái mỉm cười xen lẫn ngạc nhiên. Nhàn không rời mắt khiên tôi chẳng thể nào thay đổi nét mặt cho đúng với tâm trạng của mình.

Lời đề nghị này – nếu là trước đây thì tôi đã vui vẻ đồng ý – nhưng từ cái đêm nói chuyện với ba của Danh, mọi thứ đã trở nên khó khăn rất nhiều.

Mọi việc dường như rất dễ dàng với mới tài liệu ôn thi mà Phong đưa cho lần trước, nhưng cứ mỗi lần giở nó ra, tôi lại nhớ đến cậu ấy. Hóa ra tôi không giỏi giấu diếm cảm xúc như vẫn nghĩ.

- Khỉ thật!

Một số người trong thư viện ngước lên với cái nhíu mày khó chịu, thế nên tôi chỉ biết chúi mũi vào cuốn sách và làm như mình quan tâm đến nó lắm. Tôi lật sách lia lịa như trút giận. Giở đến trang giữa, một tờ note màu xanh rơi ra. Chẳng mấy khó khăn để nhận ra nét chữ nghiêng nghiêng chững chạc kia là của ai.

Là tờ ghi công thức toán của Phong cho tôi trong lần “học kèm” gần nhất – mà cũng có lẽ là cuối cùng.

Bất chợt, tôi gục đầu xuống bàn. Khóc.

….

- Mít ướt! Đi ăn kem không?

Tôi ngẩng lên mà chẳng thèm đoán đó là ai.

Phục Hy cười toe tóet với tôi. Chẳng biết nó xuất hiện từ lúc nào mà bất ngờ, làm tôi không kịp quẹt nước mắt.

Phía sau lưng cậu nhóc, Quỳnh Chi ló đầu ra. Cô bé dễ thương hẳn với nụ cười tươi như nằng mùa hè. Nhanh nhẹn đẩy Hy sang một bên để cầm lấy tay tôi, giọng Quỳnh Chi ngọt như mía lùi:

- Đi ăn kem nha chị ?

Quỳnh Chi đi giữa, tôi và Phục Hy kèm hai bên. Trên tay mỗi đứa đều có một cây kem bảy màu. Trời nắng nóng làm lớp kem bên ngoài nhanh chóng chảy, khiến tôi ăn hết cây kem chưa hết một phút.

- Ăn xong mình đi đâu chơi chứ? – Quỳnh Chi hào hứng quay sang tôi, chớp mắt lia lịa. Tự dưng cô nàng dở chứng lại muốn biến thành con nít trước tôi thế này.

Không nhận được câu trả lời nào từ tôi – không phải vì thô lỗ mà do tôi chưa kịp quyết định được gì – Quỳnh Chi lại quay sang Phục Hy lúc này đang phóng que kem vào thùng rác cách đó không xa.

- Nhé anh?

- Em còn có tâm trạng để đi chơi à?

- Nhưng trước khi đi chúng ta đã thống nhất rồi mà.

- Đáng lẽ là thế nhưng giờ thì không - cậu nhóc nhún vai – ai lại ra khu vui chơi vào lúc nóng đổ mỡ thế này. Hơn nữa… - Phục Hy vòng tay qua vai, kéo Quỳnh Chi sang bên trái mình để đi bên cạnh tôi – qua bên đây cho anh nói chuyện một tí nào.

Có vẻ như cậu cố tình thất hứa đi chơi với cô nàng, vì lí do thật sự đến tìm tôi chỉ là để an ủi. Quỳnh Chi mà biết thì đã chẳng đời nào đi cùng. Nhưng cũng thật lạ khi cô nàng ăn chơi quậy phá ngày nào đã trở nên nhu mì nữ tính hơn khi tìm được tình yêu của mình. Đúng là chuyện gì cũng có thể xảy ra.

- Chị có gì muốn nói với em chứ?

Tôi nhìn cậu nhóc, cố tìm một cái cớ để im lặng. Điều này thật vô ích. Phục Hy là người hiểu tôi hơn bất cứ ai. Nếu tôi muốn chia sẻ những suy nghĩ trong mình thì đó chỉ có thể là cậu.

Chúng tôi ghé vào quán café sách, để cho Quỳnh Chi tự do đọc sách trong khi chúng tôi nói chuyện. Có thế cô nhóc mới không cảm thấy khó chịu.

Tôi chọn chiếc bàn với nệm ngồi ở gần cuối phòng, mắt lơ đễnh nhìn ra ngoài qua tấm kính màu cam nhạt. Hy ngồi đôi diện, chống tay lên cằm, chờ đợi tôi lên tiếng.

- Giá mà có thể đi đâu đó thật xa… Tôi thấy bế tắc quá.

** **** *** **

Danh cầm những tấm phim của mình trước khi cô y tá cất vào bao giấy. Dù không rành lắm về y, nhưng anh đủ biết mình sẽ mất khối thời gian trước khi có thể “đánh đấm” như trước kia.

- Bao giờ thì cháu có thể hồi phục hoàn toàn? – anh ngước nhìn vị bác sĩ đeo mục kỉnh. Ông ấy nên dễ tính hơn với vầng trán không-nhăn-tít-lại.

- Chuyện này không mấy quan trọng.

- Bác sĩ Phước…

Anh thử dậm mạnh chân xuống bàn đỡ, chống hai tay lên thành ghế và thử đứng dậy. Điều này thực sự khó.

-… tốt nhất bác nên nói với cháu một cách thành thật như một vị bác sĩ đối với bệnh nhân của mình, chứ không phải với tư cách một người bạn của ba cháu.

Danh nhìn thẳng vào ông. Và ông không hề né tránh, thậm chí lại còn cười rất tươi.

- Chà, cháu giống hệt má nhỉ. Bà ấy ngày xưa cũng hay bắt bẻ ta kiểu đó.

Lần này thì đến lượt Danh nhăn mặt. Anh không thích nhìn vị bác sĩ này hồi tưởng lại cái thời ông và ba anh còn theo đuổi chung một người con gái. Chuyện đó chí ít cũng đã 30 năm, và kết quả thì quá rõ ràng.

- Làm ơn…

Anh lên tiếng nhắc để ông không chìm sâu vào suy nghĩ của mình.

- Ừm… - bác sĩ Phước nhìn chằm chằm vào bệnh án – 3 tháng. Cháu chịu nằm viện từng ấy thời gian được không?

Đây không phải là câu trả lời mà Danh mong đợi. Anh nhìn xuống dưới khuôn viên bệnh viện qua tấm kính, thoáng đăm chiêu.

- Không thể rút ngắn thời gian xuống 1 tháng được à?

- Cháu bây giờ thậm chí còn chưa đi được – ông bật cười, ấn nhẹ lên đầu gối của Danh và khẽ gật đầu khi anh nhíu mày.

- Y học bây giờ tiến bộ lắm.

- Nhưng còn kế hoạch của ba cháu? Ta tưởng hai người đã bàn bạc kĩ rồi.

Đúng ra thì cái “kế hoạch” này chỉ có mình ông Bàng tự biên tự diễn. Anh chỉ làm theo, không phải vì không thể phản đối, mà vì một phần trong anh cũng muốn xuôi theo những gì mà ba anh đang tiến hành. Một kế hoạch hoàn hảo. Nhưng gần đây, nó dường như không còn hoàn hảo nữa.

Anh đã suy nghĩ rất nhiều – trong những ngày mà Hoài Thư không đến thăm mình. Rõ ràng cô ấy đối với anh vì trách nhiệm, và khi trách nhiệm ấy không thắng nổi tình cảm trong lòng, cô ấy lại trở nên xa vời hơn trước.

Phong chỉ mới đi có 3 ngày, và 3 ngày đó anh cũng chẳng gặp Hoài Thư. Tâm hồn cô ấy dường như đã trôi theo cái anh chàng đáng ghét kia qua Sing rồi.

Có thể khi Phong trở lại, Hoài Thư sẽ không thấy áy náy với cậu ấy, và lại trở lại chăm sóc anh. Nhưng là khi nào? Anh hoàn toàn có thể nhờ đàn em “hỏi thăm” xem khi nào Phong về, nhưng việc cậu ta bắt một chuyến bay về không có nghĩa là “trở lại” theo đúng nghĩa của nó. Chẳng lẽ mọi việc của anh cứ phải phụ thuộc vào Phong?

Không! Anh không muốn như thế.

- Cháu có nói là đồng ý hồi nào đâu.

Bác sĩ Phước tặc lưỡi.

- Người ta có câu “Im lặng là đồng ý” đấy.

- Thế thì phải lên tiếng thôi.

Tôi nói hết mọi chuyện, từ suy nghĩ trong lòng, nỗi lo sợ, cả lần gặp mặt Nhàn. Phục Hy chăm chú lắng nghe nhưng không đưa ra câu nhận xét nào. Nó suy nghĩ. Cũng như tôi cảm nhận, chuyện này thực sự càng ngày càng bế tắc.

Nhưng dù thế nào, được nói và được lắng nghe đã khiến tôi thanh thản hơn rất nhiều.

- Chị uống nước đi – Phục Hy chỉ tay về phía li chanh dây trước mặt tôi – nói nhiều, khóc nhiều khô cả cổ rồi kìa.

Tôi mỉm cười yếu ớt, nhấc cái li lên. Lúc vừa nhấp miệng, một cảm giác ớn lạnh sống lưng làm tôi bất giác rùng mình, đặt vội cái li trở lại bàn.

- Chị sao vậy? – Hy chau mày. Tôi định nói với nó rằng không sao, nhưng cảm giác nhói bất chợt nơi sống lưng khiến dây thần kinh như thắt lại.

Đau đến nỗi không thốt lên được câu nào. Tôi như người chết đuối đang cố trồi lên mặt nước hớp lấy không khí, nhưng cứ bị sức mạnh vô hình phía sau kéo lại. Cảm giác xương tủy đang bị bòn rút.

Phục Hy tái mặt, một tay vòng tay ra phía trước đỡ tôi, tay kia vuốt dọc lưng.

- Chị thấy khó thở à?

Tôi lắc đầu. Thế này còn kinh khủng hơn cả bị nghẹt thở. Nhưng làm sao nói được cho cậu nhóc biết.

*** **** ***

- Ah!

- Cố lên, sắp xong rồi.

Lời động viên của y tá, bác sĩ lúc này chẳng là gì với cơn đau mà Anh Thư đang trải qua. Cô nhắm nghiền mắt lại. Nước mắt từ khóe thi nhau tuôn rơi.

Đáng lẽ ra cô đâu cần tự nguyện chịu khổ thế này, cô vẫn có thể sống mà không quan tâm đến người khác. Nhưng nếu biết trước sẽ đau thế này, cô vẫn sẽ làm điều này, vì má. Dù bà có không gần gũi, chăm sóc cô từ nhỏ, cô vẫn phải cảm thấy biết ơn bà. Cứu bà thoát khỏi căn bệnh quoái ác này là điều hiển nhiên phải làm.

Nhưng trong lúc như thế này mà cô cứ nghĩ đến khuôn mặt và thái độ tự tin của Danh hồi sáng. “Đừng có hét vì đau à?” Cô không hiểu rằng anh thật sự có suy nghĩ của một đứa con nít, hay chẳng biết tí gì về việc rút tủy đau như thế nào?

Chẳng biết đã bao lâu đã trôi qua. Anh Thư không cảm nhận được gì cả. Cô không biết thời khắc đau đớn nhất đã qua chưa, hay tất cả chỉ mới là khởi đầu. Chính vì thế mà ngay cả khi ống lấy tủy đã được rút ra, cô vẫn nằm ở tư thế lưng khom lại. Cơ thể đau tê dại dường như đã bất động.

- Em giỏi thật – chị y tá lau mồ hôi trên trán cô – nhiều người hét dữ dội lắm. Em chắc hẳn là con người cứng rắn lắm mới chịu được.

Anh Thư không nói gì. Cô không quen bắt chuyện với người lạ. Vả lại cô vẫn chưa cử động được, dù chỉ nhúc nhích.

- Phần khó nhất qua rồi, giờ em chỉ cần nằm nghỉ cho vết thương chỗ cột sống lành là được.

Không, chị ta nhầm rồi. Phần khó nhất vẫn chưa tới. Vì ca phẫu thuật sẽ bắt đầu vào lúc 1h chiều nay.

……..

- Sao rồi?

Tôi vẫn còn bất ngờ nên chưa thể trả lời Phục Hy ngay lập tức. Cảm giác đau đớn đã trôi qua – nhanh như khi nó đến. Cứ như những gì tôi mới trải qua chỉ là ảo giác.

- Hết rồi. Chị không còn cảm thấy đau nữa.

Phục Hy nhìn tôi hơi ngờ vực nhưng rồi cũng thả tay ra.

- Em có thấy lạ không? Chị chẳng hiểu có gì xảy ra với mình nữa.

- Em cũng chịu – Phục Hy lắc đầu, nhưng thực sự cậu đang nghĩ đến một tình huống khác. Hoài Thư đặc biệt hơn người thường vì cô ấy có chị em sinh đôi, và biết đâu…

Ông Thành kết thúc chuyến công tác nước ngoài của mình sớm hơn một tuần. Công việc lần này thành công mĩ mãn khiến ông rất hài lòng. Việc về nhà mà không báo trước sẽ là một bất ngờ lớn cho Anh Thư. Sau đối tác này, có lẽ ông sẽ dừng kí hợp đồng trong một thời gian để được ở nhà nhiều hơn, chăm sóc cho con gái.

Đứa con gái độc nhất. Ít ra thì hiện tại là như vậy.

Chuông vừa dứt, Quyên đã chạy ra. Con bé hơi khựng lại khi thấy ô tô đậu trước cửa. Hóa ra không phải là Anh Thư về như nó đã nghĩ. Phải đến khi bấm còi, nó mới mở chốt cửa, lòng lo lắng không biết phải giải thích sao về chuyện vắng mặt gần hai tuần nay của Anh Thư – cả ở nhà lẫn ở trường. Chị ta chỉ dặn báo với nó là có chuyện quan trọng một thời gian, nhưng còn lâu mới nói ra đó là chuyện gì.

- Mọi chuyện ở nhà vẫn bình thường chứ?

Nụ cười vui vẻ của ông Thành làm Quyên cảm thấy áy náy, cứ ấp úng mãi.

- Dạ…cũng ổn.

- Ừm, xách túi quà này vào nhà hộ bác – nói rồi ông nhìn đồng hồ - giờ này chắc Anh Thư đang trên trường nhỉ.

- Úi chà, nặng ghê.

Quyên nhăn nhó, giả vờ như chật vật lắm mới nhấc được cái túi để tránh câu hỏi. Thừa cơ, nó biến thẳng vào trong nhà.

** *** ** ** ** **

Ngày thứ 4 trong tuần. Tất cả các trường cấp 3 đều đã hoàn thành xong kì thi học kì 1. Có người vui, không vui. Có người thấy nhẹ nhõm, có người vẫn cảm giác mình đang “đeo đá” trên vai. Nhưng ai cũng dành một chút thời gian để nghĩ về giáng sinh sắp tới.

Trời xanh, gió nhẹ. Thật tiếc cho những ai phải nằm một chỗ trên giường.

- Em về nhé – Jun chỉ tay ra ngoài khuôn viên bệnh viện cho Danh thấy có người quen đang đến thăm.

- Cái gì? Em có phải em gái anh không? Cả tuần mới tới thăm được một bữa mà…

- Nhưng chúng ta đều biết anh không bị thương nặng đến vậy mà. Em chỉ lo hão. Dù sao ở lại cũng chỉ vướng chân vì người yêu hờ của anh đã đến rồi.

- Con nhỏ này…

Danh ném qủa táo trên bàn, nhưng Jun đã chụp được một cách gọn lẹ. Cô bé cắn một miếng thật to.

- Không ngờ anh thương em đến vậy. Cảm ơn nhé.

- Này, em không ở lại với anh thêm một tí được sao?

- Đằng nào tối ba cũng ghé qua, và nếu Hoài Thư không cho anh ăn thì cũng đã có Nhàn rồi đúng không. Vậy nên – cô bé mở cánh cửa, ngoái nhìn Danh đang tức giận – em về đây. Úi, xin chào.

Tôi vừa đến thì cánh cửa đã mở, hơi ngạc nhiên khi nhận ra Jun. Trước giờ số lần cô bé đến thăm Danh chắc chỉ đếm trên đầu bàn tay. Tôi chưa kịp lên tiếng thì con bé đã đặt một tay lên vai tôi.

- Giao anh ấy cho chị đây. Em đi có hẹn với bạn.

- Ừm, chào em.

- Này anh trai, đừng có nhăn nhó như con khỉ vậy.

- Làm ơn – Danh phẩy tay – đóng cửa lại nếu không anh sẽ tức đến nỗi nhảy ra khỏi giường để đuổi theo nó mất.

- Ok. Sẽ theo ý anh thôi – tôi vui vẻ.

- Hôm nay em lại mang gì đến nữa vậy?

Danh dòm cái túi trên tay tôi với vẻ tò mò như con nít sắp được nhận quà.

- Không phải đồ ăn – tôi nói và ngó xung quanh, nơi giỏ trái cây và bánh ngọt nằm vương *** – vì anh lúc nào cũng được cho rất nhiều. Thế nên em đến tay không.

- Thật chứ?

Anh có vẻ hơi thấy vọng, nhưng vẫn tò mò muốn biết cái túi trên tay tôi là gì.

- À cái này… - tôi giơ cái túi lên – anh biết là em mới thi xong mà – tôi chỉ vào bộ đồng phục trên người – mấy hôm vừa rồi bận thi không đến thăm được nên vừa xong là em chạy ra.

Có vẻ giờ này Danh mới để ý tôi còn nguyên áo khoác đồng phục và giày ba ta. Anh không hỏi nữa mà với tay lấy cuốn sách trên bàn. Tôi tiến lại cửa sổ, vén tấm rèm cho nắng vào phòng rồi xếp dọn lại một số thứ.

- Không có em thì anh vẫn tốt nhỉ. Cô gái ấy chăm sóc anh rất chu đáo. Em tò mò không biết cô ấy lo lắng cho anh nhiều như vậy, hay thực sự cô ấy không bận thi.

- À, trường Đồng Khánh thi trước trường em một tuần mà.

- Bingo!

- Hả? – Danh ngước lên khỏi cuốn sách.

- À không, em nói một mình thôi.

Nhờ câu nói hớ vừa rồi mà tôi mới biết người ngày nào cũng đến chăm sóc cho Danh là Nhàn. Không nghi ngờ gì nữa. Tôi biết là chị ấy thích Danh từ trước đến giờ mà. Thật là một con người kiên trì, nhưng liệu tôi có cản trở chị ấy không?

- Em nhìn anh chằm chằm vậy?

- Tại vì anh đẹp trai.

- Xì, không còn câu nào thật lòng hơn à?

Tôi cười trừ. Nhưng thực sự trong câu nói vừa rồi có một phần đúng. Chỉ mới mấy ngày không gặp Danh mà trông anh ấy khác quá. Có phải là do tóc mái bắt đầu dài ra không nhỉ?

- Bạn cùng phòng của anh đâu rồi? – tôi chỉ về cái giường còn trống duy nhất trong phòng, nơi tấm rèm che xung quanh đã được vén lên gọn gàng. Danh hơi lúng túng trước câu hỏi này. Dường như anh phải suy nghĩ trước khi trả lời.

- À, ừm… cô ấy tạm chuyển sang phòng khác.

- Thế à.

Tôi gật đầu, tỏ vẻ quan tâm đến anh chàng đó như thế là đủ rồi.

- Em thực sự không biết gì về cô, à… anh chàng nằm ở chỗ đó à?

- Không. Sao anh lại hỏi như thế? Em thậm chí còn chưa gặp anh ta lần nào.

- Ừm, không có gì.

Danh trầm tư. Anh Thư giấu kĩ thật. Cô ấy trải qua kì phẫu thuật khó khăn như thế mà không hé một lời với Hoài Thư. Chính anh bây giờ cũng đang lo lắng không biết Anh Thư bị chuyển đến đâu. Anh chưa thử hay tận mắt thấy, nhưng nghe mọi người nói rằng lấy tủy sống rất đau. Dù chẳng thể nói chuyện một cách thân thiết nhưng từ khi có Anh Thư ở cùng phòng, anh cảm thấy cuộc sống “thụ động” này dễ chịu hơn.

Thật trùng hợp khi lúc Anh Thư chuyển phòng thì Hoài Thư cũng chẳng đến thăm anh. Đó thực sự là chuỗi ngày rất cô đơn, nếu không có Nhàn đến bầu bạn.

- Mấy ngày vừa rồi anh rất nhớ em đấy.

- Thế à.

Tôi tròn mắt, hơi ngạc nhiên.

- Em thì sao?

- Cũng nhớ.

Tôi nói dối. Người mà tôi nhớ đâu phải Danh.

……

Jun nấn ná ở cửa mãi vẫn chưa về. Cô nhóc vừa nhìn trộm vào, vừa cười khoái chí. Nếu chị ta và anh trai cô thành một đôi như ba nói thì chẳng phải Thanh Phong sẽ được tự do sao. Thế nên, việc cô cần làm lúc này là vun đắp cho hai người.

- Mình thật thông minh, ba mình thật cao tay. Còn anh hai nữa, anh ấy… - Jun nheo mắt với chính mình qua tấm kính – …anh ấy thật cù lần. Cơ hội đến trước mắt mà không nhanh tay nắm lấy.

….

** *** *** ** **

Thanh Thanh hút sột soạt chỗ sữa chua còn sót lại. Cô chống cằm ngắm bãi biển, tiếc cho những ngày vừa rồi không thể ra ngoài ấy lượn vài vòng.

- Xong việc rồi, nên hôm nay chúng ta sẽ về chứ?

Thanh Phong ngước lên khỏi điện thoại. Lần nào đi chơi với Thanh Thanh cậu cũng chỉ có một việc duy nhất là lướt web; vừa giết thời gian, vừa đỡ bị cô làm phiền.

- Vậy em về khách sạn chuẩn bị đồ trước đi.

- Anh thì sao?

- Anh đi mua ít quà lưu niệm.

Lập tức Thanh Thanh hào hứng. Cô vẫy anh chàng phục vụ ở góc phòng để thanh toán.

- Vậy em đi nữa. Sao anh không nói sớm.

- Không! – Phong nghiêm nghị, chỉ tay vào cô như ra lệnh – em phải về dọn đồ. Còn anh sẽ đi một mình. Hết.

Thanh Thanh nhìn theo Phong, bực bội. Sao anh lại có thể nói một cách lạnh lùng như thế được? Cô và anh cũng có quan hệ họ hàng với nhau cơ mà!

*** **** ****

Danh đã ngủ nên tôi quyết định về sớm. Nhưng trước khi về, tôi vẫn còn lưỡng lự không biết có nên hỏi thăm bác sĩ Phước tình hình sức khỏe của anh dạo này sao rồi. Dù rất khó, tôi vẫn hi vọng rằng anh có thể phục hồi nhanh chóng thay vì nằm liệt như thế này.

Bệnh viện không phải luôn đông đúc – có ai muốn vào viện đâu cơ chứ - nhưng lúc nào cũng khẩn trương. Mỗi giây phút dù rất ngắn đối với bạn, nhưng lại có thể là sự sống còn của người khác.

Tôi bước đi chầm chậm trên hành lang, vừa ngắm những y tá, bác sĩ bận rộn với công việc của mình, vừa suy nghĩ ngẩn ngơ. Có nên đi kiểm tra sức khỏe một lần không nhỉ? Dù tôi mà nói ra cơn đau hôm bữa, chắc chẳng ai tin có chuyện kì cục như thế xảy ra.

Một chị y tá băng qua tôi rồi khựng lại, xoay người và nhìn tôi với đôi mắt ngạc nhiên.

- Thư?

Theo tiềm thức, tôi cũng quay lại đáp trả:

- Dạ?

- Trời ạ - khuôn mặt chị ấy lộ vẻ lo lắng – em làm gì ở đây thế này? Cứ đi lại như thế thì làm sao khỏi bệnh được?

Rồi chẳng đợi tôi lên tiếng – vì ngạc nhiên nên tôi không hé môi được câu nào – chị ấy nắm lây tay tôi, lôi đi một cách dứt khoát nhưng nhẹ nhàng. Tôi thực sự “bị đau” ở đâu sao? Lẽ nào tôi chưa nói ra mà các bác sĩ ở đây đã biết bệnh tình?

Làm quoái gì có chuyện như thế xảy ra?

- Em phải nằm nghỉ, đến khi nào bác sĩ cho phép mới được đi chứ - chị ấy vẫn luyên thuyên, chẳng thèm quan tâm đến thái độ, và cả bộ dạng của tôi nữa: có bệnh nhân nào mặc đồng phục đi học đâu.

- Em không phải bệnh nhân ở đây – tôi lên tiếng – chị thấy đấy, em vừa mới đi học về, và chỉ ghé vào thăm bệnh thôi.

Chị ấy có quay lại nhìn tôi một giây ngắn ngủi, nhưng đôi mắt thì có vẻ muốn “lờ lớ lơ” đi.

- Lừa ai chứ không lừa được tôi đâu! – giọng chị ấy có chút đắc thắng – chị hiểu em rõ quá mà, chắc lại định trốn viện chứ gì. Còn bộ đồng phục kia, chỉ cần hú là mấy đứa trong cái nhóm gì đó của em là tụi nó mang đến liền.

Trốn viện? Ai? Tôi á? Vậy mà tôi còn không biết mình phải nằm viện cơ đấy.

- Chắc chị lầm em với ai đó rồi – giọng nói của tôi thiếu kiên nhẫn đến nóng nảy. Tôi đứng lại khiến cho chị ấy cũng chẳng bước tiếp được. Cả hai nhìn nhau với vẻ bực mình.

- Phạm Anh Thư! Tính giở trò gì hả?

Chap 62

Mắt chữ A, miệng chữ O – tôi ngoan ngoãn để cho chị y tá kéo đi một cách không thương tiếc. Sau khi quát một trận và không ngừng ca thán về việc thói “vô trách nhiệm” của tôi có thể ảnh hưởng đến vết thương đến thế nào (tôi còn không biết mình bị thương ở đâu nữa) chị ấy chẳng thèm ngọt ngào với tôi như lúc đầu. Con người khi nóng tính lên thật đáng sợ.

Chúng tôi dừng lại ở phòng 108. Chị y tá mở cửa ra và đẩy tôi vào – lần này nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

- Em ngoan ngoãn ở đây đi.

Có lẽ khuôn mặt ngơ ngác của tôi khiến cho chị ấy “động lòng” đôi chút.

- Con gái cũng không nên mạnh mẽ đến như vậy. Đau thì cứ nói chứ. Vừa mới rút tủy xong, chẳng ai đi lại được như em đâu.

Chị ấy đóng cánh cửa lại ngay lập tức như sợ tôi bỏ trốn, nếu không thì đã chứng kiến được khuôn mặt của một kẻ vô-cùng-ngạc-nhiên là thế nào rồi.

Phòng bệnh trắng toát và sạch sẽ - có lẽ là phòng hạng sang. Cửa kính được khép lại cẩn thận, rèm kéo một nửa. Và trên chiếc bàn cạnh cửa sổ là một bình cẩm chướng đỏ còn tươi nguyên.

Giờ chỉ còn lại mình tôi trong căn phòng này – ngoại trừ nếu đằng sau tấm rèm kia còn có người. Và nếu tôi đoán không nhầm thì…

Tôi tiến lại, kéo tung tấm rèm ra. Cô gái đang nằm trên giường bệnh vẫn còn nhắm mắt, nhưng tôi buộc phải lên tiếng.

- Anh Thư, sao… chị lại ở đây?

Anh Thư trợn mắt nhìn tôi. Rồi với một động tác mệt mỏi, chị ta kéo chăn trùm kín đầu.

- Thật xui xẻo.

- Này – tôi không chịu buông tha, kéo chăn xuống khỏi đầu – cho em một lời giải thích đi chứ.

- Tôi không muốn nói chuyện – giọng Anh Thư lãnh đạm. Nếu là bình thường có lẽ chị đã nổi khùng với tôi.

- Tại sao chị lại nằm viện? Y tá còn nói chị mới rút tủy xong. Chuyện này là sao hả? Ba có biết chị nằm đây không?

Có vẻ như chị ta không có ý định trả lời bất kì câu hỏi nào của tôi. Sau một hồi đưa mắt nhìn trần nhà ra chiều suy nghĩ, Anh Thư đấm tay phải vào lòng bàn tay trái cái chách.

- Suýt quên! Ba sắp về rồi, thế nên – chị ta nhìn tôi – hợp đồng vẫn còn hiệu lực đấy. Cô về nhà một chút cho ba vui lòng. Còn tôi mệt rồi, đừng làm phiền nữa.

Sau một hồi nhìn tôi chằm chằm không chút thiện cảm bằng một đôi mắt mệt mỏi, Anh Thư xoay người định nằm quay lưng về phía tôi. Nhưng rồi chị ta khựng lại, đôi mắt trừng trừng nhìn về phía trước còn môi mím chặt. Giống như kiểu người ta đang cố chịu đựng gì đó. Một cơn đau nhói chăng?

Tôi hít một hơi, tay run run chạm vào lưng Anh Thư, khẽ lần dọc theo cột sống. Lập tức chị ta hét lên:

- Cô đang làm gì vậy?

- Em…

- Đừng có tự tiện như thế. Cô nên đi đi trước khi tôi gọi bác sĩ. Họ mà thấy có hai người giống hệt nhau thì sẽ to chuyện đấy.

- Chẳng lẽ việc y tá nói chị phải rút tủy là sự thật sao? Chị bị bệnh gì? Sao không nói cho em biết.

Rồi tôi chợt nhớ đến ba – người mà có lẽ đang đi công tác như thường lệ. Anh Thư nói tôi về nhà thay thế để ông khỏi lo lắng cơ mà.

- Cả ba cũng không biết sao?

Anh Thư trừng mắt nhìn tôi.

- Cô mới là kẻ chẳng biết gì! Nhưng… - chị ta bỗng ngập ngừng, mắt nhìn xa xăm về phía cửa sổ – tôi sẽ không giấu cô sự thật nữa… Thế nên…

Trước ánh mắt mong chờ của tôi muốn biết cái “sự thật” đấy là gì, chị ta chỉ buông một câu cụt lủn:

- Cô về nhà trước đi đã. Ngày mai quay lại, tôi sẽ nói mọi chuyện.

Tôi định giãy nảy, thề sẽ không về chừng nào chưa biết được chuyện gì đang xảy ra, nhưng đôi mắt chân thật và dịu dàng kia khiến mọi ý nghĩ ấy đều tan biến.

Anh Thư chưa bao giờ nhìn tôi trìu mến – và buồn - đến như vậy.

- Thật đấy – chị ta nói, và tôi tin.

- Vậy, chị nợ em một câu trả lời. Giờ em sẽ về nhà.

Tôi tiến về phía cửa, vặn chốt.

- Khoan đã…

- Còn gì nữa? – tôi nhướn mày, chờ đợi.

- Ờ, ừm… - Anh Thư trở nên lúng túng – cảm ơn Danh giùm tôi nhé. Cứ nói vậy là anh ta sẽ hiểu.

** *** ** *** **

Dù đi đâu đi chăng nữa, không khí ở nhà vẫn là tuyệt nhất,

Phong hít một hơi dài khi vừa bước xuống máy bay. Thanh Thanh vẫn còn choáng váng, ngã dụi ngay phía sau lưng cậu.

- Anh có thấy em cần được dìu không?

- Tự đi đi, anh đã xách hết đồ cho em rồi đấy.

Nói rồi cậu bước đi dứt khoát về phía cổng ra. Đúng là không thể giở bất cứ trò gì để làm Phong mềm lòng hay quan tâm đến người mà cậu ấy không muốn. Nhưng cô đâu phải là đứa dễ bỏ cuộc. Còn nhiều trò hay phía trước lắm. Đúng lúc cô đang định chạy theo cho kịp thì anh chàng đi phía sau đạp trúng gót giày của cô làm nó bị sút ra.

- Không đi nhanh, bị lạc thì đừng có than đấy nhé.

- Biết rồi – Thanh Thanh luống cuống nhét chân vào giày, nhưng càng vội thì lại càng khó.

- Anh không đợi em một tí được sao?

Phong thậm chí còn không thèm quay lại. Cậu chỉ giơ ngón trỏ lên và lắc lắc ra chiều không đồng ý.

- Thôi được. Anh thắng, nhưng còn lâu em mới chịu thua!

Taxi vừa đến trước sảnh vào sân bay cũng là lúc Thanh Thanh chạy đến. Tranh thủ lúc Phong vừa mở cửa, cô chui vào trước cả anh.

- Chà, cuối cùng em cũng hết nhõng nhẽo và học cách nhanh nhẹn rồi đấy.

- Còn anh thì nên biết rằng không thể nào bỏ rơi em một mình được – cô liếc xéo Phong với vẻ trẻ con.

Con người là một sinh vật giàu cảm xúc và suy nghĩ. Mỗi khoảnh khắc – dù chỉ 1s – của cuộc sống là một chuỗi hỗn độn những thắc mắc, lo lắng, chiêm nghiệm… Trong số đó, chẳng biết cái nào phù hợp với Phong lúc này.

Anh đang nghĩ về Hoài Thư? Về chuyến đi của mình, hay về tương lai học hành sắp tới? Thanh Thanh không tài nào đoán ra được. Cô thôi nhìn chăm chú vào đôi mắt “vô định” ấy qua gương chiếu hậu, cố gắng duỗi thẳng chân và dãn tay hết cốt cho đỡ mỏi. Giá mà Phong không đăm chiêu như thế, chắc chắn cô sẽ ngả đầu lên vai anh. Nhưng mà giây phút khi anh chú tâm vào điều gì đó như lúc này, cô không muốn phá vỡ.

Chợt Phong quay sang, nghiêng đầu nhìn cô.

- Nếu người em yêu quý muốn em thả tay ra, em sẽ làm gì?

Sau thoáng chớp mắt vì câu hỏi bất ngờ, cô bật cười. Đôi mắt lém lỉnh nhìn cậu.

- Anh hỏi em thử xem.

Phong chau mày vẻ phật ý.

- Chúng ta không phải. Hoàn cảnh này cũng không phải. Em nghiêm túc có được không?

- Thôi được rồi – cô ngồi thẳng lưng, tay đặt lên ngực trái – sẽ rất ích kỉ, nhưng đã thích cái gì thì phải theo cho đến cùng chứ. Hãy làm những gì để bản thân không thấy hối hận.

Sau bài “diễn văn” mà bản thân cũng phải thốt lên “tuyệt vời” của mình, Thanh Thanh chờ đợi một lời khen nhưng trái với mong đợi, Phong chẳng nói gì. Anh lại tiếp tục thả hồn qua khung cửa kính. Gò má khẽ nhô lên như đang mỉm cười.

Cô tự hỏi anh cười về sự trẻ con của mình, hay thực sự những lời nói đó đã có tác động?

** ** ****

Nhà ba vẫn chẳng có gì thay đổi – trừ việc giàn tigon héo quoắt quơ dưới cái nắng nhẹ của mùa đông. Nếu là hè có lẽ những chiếc lá úa kia đã hoàn toàn chuyển sang một màu nâu xám.

Tôi chưa chuẩn bị trước tinh thần để gặp lại ba sau một thời gian dài như thế. Anh Thư gấp gáp đến nỗi tôi không có dịp từ chối chứ đừng nói là hoãn đến ngày hôm sau. Nhưng dù sao tôi và ông ấy cũng đâu phải người dưng, tại sao gặp nhau lại cần chuẩn bị? Nếu – chỉ là nếu – ông ấy phát hiện ra tôi không phải Anh Thư thì chẳng phải cũng nên thử lắm sao?

Tự nhủ bản thân rằng dù sự việc có diễn biến theo chiều nào cũng chẳng có gì để hối hận, tôi nhấn chuông cửa. Quyên ngó đầu ra ngay sau đó. Nhận ra tôi, hai mắt con bé sáng rỡ như bắt được vàng.

- Cuối cùng thì chị cũng xuất hiện - nó thì thào trong lúc mở cửa cho tôi – ba chị mới về hồi sáng, đang giận chị lắm đấy.

Tôi thoáng rùng mình. Chẳng lẽ mình xiu xẻo đến thế sao? Vừa về nhà đã phải hứng cơn thịnh nộ đáng lẽ dành cho Anh Thư, trong khi không biết “mình” đã làm gì để bị như thế.

- Chị chỉ vắng mặt trong vài ngày thôi mà.

Tôi thậm chí còn không tin tưởng vào câu nói này. Lần cuối tôi gặp Anh Thư không phải trong bộ đồ bệnh nhân là khi nào nhỉ?

- Chị đùa đấy à? – Quyên nhăn mặt – nửa tháng không phải là ít đâu. Em thấy may mắn thay khi nhà trường không gửi giấy về nhà hay gọi điện cho phụ huynh đấy. Bọn đàn em cũng chẳng biết chị đi đâu, nhưng tụi nó làm rất tốt “công tác che giấu”. Chị biến mất đã đành, không có anh Phong nữa, mọi thứ cứ rối tung lên…

Con nhỏ còn luyên thuyên một hồi – về việc nó đã giữ đúng lời hứa “giúp đỡ” tôi ra sao – nhưng tôi không nghe nữa. Hay chính xác hơn là không thể chú tâm vào những điều Quyên nói. Câu nói vô tình có nhắc đến “cậu ấy” lại kéo tôi vào mê cung hỗn độn của cảm xúc, để rồi vị kéo lại thực tại một cách phũ phàng.

- Đúng lúc lắm, ba đang rất cần nói chuyện với con.

Tôi giật mình. Lúc định thần lại thì ba – người vừa mới đứng ở sảnh – đã quay lưng đi vào. Bên cạnh tôi, Quyên lộ rõ vẻ lo lắng nhưng bất lực.

- Ba chị có dữ lắm không?

- Chị đùa à? – Quyên nhìn tôi như thể không tin vào câu hỏi. Nó đâu có biết tôi thực sự là ai.

- Chắc chẳng sao đâu – tôi nói với giọng hơi run – chị vào nhà, còn em tưới giùm mấy cây tigon nhé.

Con nhỏ gật đầu rồi lăng xăng đi lấy nước. Tôi hít một hơi thật sâu. Lo lắng phải đối diện với ba thì ít, tức giận và tủi thân thì nhiều.

Giấu tôi đã đành, lại giấu cả ba, Quyên, bà An việc nằm viện những nửa tháng. Rốt cuộc Anh Thư đang nghĩ cái quoái gì thế này?

** ** ** ** ** **

Ông Bàng đứng rất lâu trước bàn trang điểm - nay đã trở thành nơi chất đầy sách báo và đĩa nhạc – chỉ để ngắm bức ảnh duy nhất trên đó, được lồng khung và phủi bụi sạch bằng ve áo mỗi sáng. Đôi mắt chìm sâu vào suy nghĩ, mải mê đến nỗi không nhận ra cô con gái đã hắng giọng đến lần thứ ba.

“Nếu ba nhớ đến như vậy, sao không nài nỉ bà ấy quay trở lại”

- Con gọi cho má nhé. Má cũng nên biết về anh hai…

Nhận ra Jun đáng đứng ở cửa, ông đặt lại khung ảnh vào chỗ cũ.

- Đừng làm phiền bà ấy. Nếu con nói ra, bà ấy lại mất công trở về.

Jun chống nạnh, thở hắt ra với vẻ tức tối. Con trai nằm viện, má về thăm mà ba lại nói là mất công? Thật không hiểu tại sao ông lại nói được những lời vô tâm đến như vậy!

Dường như đoán được suy nghĩ của cô, ông Bàng cười:

- Con biết là chuyện này cũng không nghiêm trọng đến nỗi phải gọi cho bà ấy mà.

- Nhưng ba đã “cố công” làm cho nó trở nên nghiêm trọng rồi, chẳng lẽ con không được nói ra?

Ông Bàng xoa đầu cô. Trong đôi mắt trìu mến ấy có gì đó không nói ra nổi.

- Con cũng lớn rồi nhỉ. Nhưng chưa bằng anh con. Lo cho hạnh phúc của Danh xong sẽ đến lượt con.

Cặp tap trên tay sẵn sàng, ông đóng cửa phòng lại. Cái dáng buồn buồn, trầm mặc của người đàn ông đứng tuổi sống đơn độc được thay thế bởi phong thái một doanh nhân thành đạt.

- Chẳng lẽ ba muốn làm nốt phần việc của một người mẹ?

Đó thậm chí chẳng phải là câu hỏi, nhưng Jun vẫn mong một câu trả lời. Có điều, khi cô thốt ra được câu này thì bóng ông Bàng đã khuất nơi hành lang.

*** **** ***

Taxi dừng lại ở nhà Phong trước, vì nhà cậu ngay trung tâm thành phố trong khi nơi ở của Thanh Thanh gần như ngoại ô.

Dù chẳng cần thiếy nhưng Thanh Thanh vẫn nhảy ra khỏi xe, lăng xăng lấy hành lí trong xe ra. Cô lách chách đến nỗi Phong suýt dẫm trúng chân.

- Oái!

Thanh Thanh nhảy loi choi như gà mất chân, dựa vào xe.

- Chỉ sượt qua thôi mà.

Phong định cười châm chọc, nhưng khi nhận ra cô không hề đi giày anh mới hốt hoảng. Đôi chân đỏ lên như sưng tấy.

- Em không đi giày à?

- Hơ hơ…

- Suốt từ ngoài sân bay.

- Có chứ.

Thanh Thanh ngước nhìn… trời, mong tìm được một câu “nói giảm nói tránh”

- Phông rộp hết rồi đây nè. Em nghĩ cái gì thế hả? Tự dưng thích đi chân trần thay vì dép êm?

Ồ! Cô biết là thể nào anh cũng nhảy dựng lên khi thấy đôi chân rộp đỏ đến nõii muốn xỏ lại vào giày cũng chẳng được của mình, nhưng không ngờ anh lại gay gắt đến như vậy.

- Vâng, sở thích của em đấy – Thanh nổi quạu – Vì mắc phải đuổi theo kẻ vô tâm không dừng lại một khắc cho người ta kịp xỏ lại giày. Cảm ơn vì đã quan tâm.

Cô chui vào xe và đóng cửa lại ngay lập tức. Taxi lăn bánh trước khi Phong kịp nói thêm câu nào.

Chẳng lẽ cậu đã quá vô tâm? Đến nỗi không nhận ra được những suy nghĩ nhạy cảm của Thanh Thanh? Đáng lẽ cậu nên quan tâm đến nó hơn – nhất là khi đã nhận lời từ dì Lan. Đáng lẽ…

Mọi câu “đáng lẽ” lúc này đều đã muộn. Thanh Thanh giận cậu thật rồi – lần đầu tiên từ nhỏ đến giờ. Nó vốn là đứa “thích” cậu nhiều hơn giận dỗi mà.

Có lẽ cậu nên thôi suy nghĩ và quay trở lại cuộc sống thực của mình. Chuyện gì đến rồi cũng phải đến.

*****

Khỏi phải nói là ba đã tức giận như thế nào – mặc dù nếu ông biết sự thật đã được bóp méo nhiều đến mức tôi chẳng biết chuyện nào mới đúng là sự thật thì tôi có lẽ đã bị đuổi ra ngoài rồi.

Ông đã nói rất nhiều về việc tôi đã làm ông thấy vọng biết chừng nào chỉ vì thói ăn chơi cứng đầu. Tôi mà tiếp tục bỏ bê việc nhà, việc học hành, ông sẽ nghỉ làm luôn để quản lí tôi cho ra trò. Nếu chuyện này thực sự xảy ra, tôi không phải là người gặp rắc rối lớn nhất.

Ba không hề biết về việc Anh Thư đang phải nằm viện. Đáng lẽ tôi nên mừng vì thoát khỏi một rắc rối mới phải. Đằng này cười cũng không xong.

Giờ thì “Anh Thư” bị phạt cấm túc, và phải trở lại trường vào ngày mai. Nghe có ngán ngẩm không cơ chứ! Tôi vừa mới thi xong, đang được nghỉ xả hơi vài ngày thế mà…

Giá có ai đó để dựa dẫm lúc này. Là Danh cũng được – nếu anh không phải nằm viện. Chứ đến trường Đồng Khánh một mình, với lũ đàn em của Anh Thư thì tôi chết mất. Chỉ nghĩ đến là không muốn đi rồi.

Là kẻ thay thế khổ như vậy đấy.

*** **** ***** ****

Tuấn trở vào với một bó Phi Yến trắng che gần hết khuôn mặt anh. Thế mà trên tay anh vẫn không thiếu bánh trái, thức uống và vài thứ linh tinh khác cho cô.

- Ấy, không cần phải ngồi dậy đâu.

- Em đâu phải Danh.

Anh Thư gạt phắt, rồi lại thừ người ra. Từ khi nào mà cô “nhiễm” Danh đến như vậy nhỉ.

- Có cần anh qua gửi lời hỏi thăm cậu ấy không? – Tuấn cười đầy ngụ ý.

- Tất nhiên là không rồi! Đừng quên em và anh ta là kẻ thù.

Khẽ cười, Tuấn ngồi xuống bên giường, quàng tay qua vai và bắt đầu vuốt tóc mai của cô cho thẳng lại.

- Đừng áp đặt cho bản thân như thế. Em hoàn toàn có thể xây dựng một mối quan hệ tốt hơn là kẻ thù với Danh mà. Chính bản thân em cũng nhận ra là không ghét anh ta nữa, vậy mà lời nói và hành động lại khác hẳn.

Dù không muốn nhưng cô đành phải thừa nhận Tuấn luôn đúng khi nhận xét về những điều cô làm sai. Cô tựa vào lòng anh.

- Anh thực sự nghĩ vậy sao? Vì đôi khi em không chắc lắm. Như kiểu làm như thế sẽ không phải là em nữa.

- Từ khi gặp lại má và bắt đầu chấp nhận bà ấy, em đã không còn là em nữa rồi – giọng Tuấn trầm ấm như đang khuyên bảo một đứa trẻ - Em đã thay đổi con người cũ cứng nhắc và gần như vô cảm của mình để trở thành một Anh Thư mới, thế nào nhỉ…

- Yếu đuối?

- Không – Tuấn nhíu mày – ngược lại đấy. Đừng nghĩ rằng phải thể hiện ra bên ngoài thì mới được gọi là mạnh mẽ. Cái anh đang nói đến là một trái tim mạnh mẽ - để có thể yêu thương nhiều hơn, dám cho nhiều hơn dù không biết mình sẽ nhận lại được bao nhiêu.

- Anh nói cứ như em tuyệt vời lắm vậy.

- Tuyệt vời chứ đâu phải hoàn hảo. Thế nên em nghĩ bản thân mình tuyệt vời cũng được.

Anh Thư tự mỉm cười với chính mình – dù biết cô chẳng như Tuấn nói. Điều quan trọng là anh luôn khiến mọi người ở bên anh cảm thấy yên tâm và ấm áp.

Tuấn vẫn không ngừng vuốt tóc cô – những lọn tóc gẫy gập do nằm nhiều.

- Thế nhưng sẽ là hoàn hảo, nếu em và Hoài Thư thực sự trở thành chị em.

Hai mươi năm và ước muốn chưa thể thực hiện ...

Anh Thư kiên nhẫn đứng trước cửa phòng bệnh. Dù chỉ nhìn thấy bà qua tấm kính nhỏ bé, cô cũng cảm thấy an tâm hơn nhiều. Bác sĩ nói rằng ca mổ đã thành công, má cô chỉ cần thời gian hồi phục lại là mọi chuyện đều đâu vào đấy. Cô thấy lòng mình ấm lại khi lo lắng đè nặng trong tim bao năm nay giờ không còn nữa.

Phần còn lại – ít nguy hiểm hơn nhưng khó khăn hơn – cô sẽ phải làm sớm. Sau khi cho Hoài Thư biết tất cả mọi chuyện, ba cô sẽ là người tiếp theo. Có hàn gắn được gia đình của ngày xưa hay không, cô cũng không hề thấy việc làm này của mình là vô ích.

** ** ** ** **

Danh trở về từ phòng vật lí trị liệu. Anh không thể vào được vì bị bác sĩ Phước cản. Ông lấy ba anh làm lí do cho việc không thể hành động tự tiện trong bệnh viện. Chán nản, anh lại trở về phòng.

Hôm nay Nhàn bận việc Đoàn trường nên không thể đến, mặt dù hoa trên bàn đã được thay và trái cây đã để sẵn trong đĩa. Hoài Thư sẽ không xuất hiện cho đến khi tan học, còn Jun thì chẳng thèm “ngó ngàng” gì đến anh trai nó cả. Nghĩa là anh sẽ tiếp tục cô đơn, với chồng sách kiếm hiệp đã đọc xong.

Còn cuốn sách mà Nhàn đưa gần đây nhất, anh vẫn chưa có ý định sẽ đọc. Bởi vì chưa phải lúc.

Cầm điện thoại lên, Danh dò ngay số của đàn em thân cận nhất. Dù nó là con trai cũng không được quên đại ca của mình đang chết dí trong căn phòng “toàn màu trắng” thế này chứ. Đằng này đã gần một tuần mà Thắng chẳng thèm liên lạc gì.

- A…

- Anh! Anh khỏe chứ? – giọng Thắng gấp gáp – lát em gọi lại cho anh được không?

Hầu như không có một khe hở nào cho Danh kịp lên tiếng. Phía bên kia điện thoại im lìm, nhưng anh biết Thắng không đời nào dám cúp máy trước. Nó chỉ đang lấy tay che đi tiếng ồn bên ngoài.

- Em… Chiều em sẽ đến thăm anh.

Giọng Thắng mất hẳn vẻ tự nhiên. Dù muốn biết chuyện gì đang xảy ra, Danh cũng phải kìm nén. Cú điện thoại của anh lúc này không thích hợp.

- Nhớ đấy nhé.

Anh cúp máy nhanh chóng, thảy điện thoại lên bàn với vẻ chán nản.

Đã hơn một lần anh nghĩ đến chuyện “trốn viện” để trở về cuộc sống thường một lát, dù biết chắc sẽ bị bắt vào lại. Nếu chỉ làm trái lời ông Bàng thì đó là một việc dễ dàng. Nhưng anh vẫn còn đắn đo về Hoài Thư, về những điều giả dối mà anh đang làm với cô ấy.

Liệu có nên dừng lại?

Mệt mỏi với phân vân, Danh lại chìm vào giấc ngủ. Ở đó, anh lại gặp thiên thần của mình.

** *** ** ** ** ** **

Tôi đang đạp xe trở về nhà trong một buổi chiều êm ả. Không làm thêm, không rắc rối vơi sát thủ hói đầu. Chỉ đơn giản là về nhà nấu bữa cơm, làm bài tập, và kết thúc một ngày bình thường.

Con đường mùa hè vắng lặng, chỉ có tôi và một cô gái đang đứng chờ ai đó bên đường. Chiếc váy trắng thanh nhã trên người làm cô trông giống một thiên thần, với khuôn miệng mỉm cười dễ chịu và bó hoa sao bạc trên tay. Dưới ánh nắng chói chang của mặt trời, tôi chẳng biết liệu sau lưng cô ấy là đôi cánh trắng hay chỉ là ảo giác.

Thế rồi bản sao của tôi xuất hiện – không, nói đúng hơn thì đó là Anh Thư chứ không phải tôi. Đang tự hỏi chị ta làm gì ở đây với bộ dạng hớt hải như vậy, tôi lại ngạc nhiên hơn khi thấy Phục Hy chạy theo sau Anh Thư, không ngừng nói gì đó. Sau lưng họ là những kẻ lạ mặt đang đuổi theo – với dao và gậy trên tay. Lại một cuộc đụng độ của dân anh chị.

Xe đạp dừng hẳn. Tôi không nên can thiệp, nhưng trong đó là những người thân quen mà tôi yêu quý. Nhưng trước khi tôi kịp hành động, cô gái thiên thần đứng cạnh đó đã kịp nhìn thấy con dao lóe sáng kia nhằm vào ai. Nhanh như cắt, cô lao đến…

…một chiếc xe tải trờ tới….

Mọi thứ chao đảo. Tôi choáng váng trong ánh chói chang của mặt trời, và say sẩm bởi thứ chất lỏng màu đỏ thấm đẫm chiếc váy trắng.

Thoáng chốc, tôi thấy mình ngồi co ro một góc, hay tay ôm lấy đầu trong sợ hãi. Mãi cho tới khi có bước chân lại gần. Tôi ngước nhìn, nhưng khuôn mặt người ấy chìm trong ánh chói chang…

- Re…engg!

Mồ hôi ướt đẫm sau gáy. Những thứ vừa tái hiện trong đầu vừa quen thuộc vừa lạ lẫm. Nó làm cho tôi cảm thấy sợ. Một cảm giác mơ hồ như bàn tay người lạ đang túm chặt lấy tim. Bóp nghẹn.

Nhưng đó chỉ là giấc mơ. Tôi đã trở về với thực tại của mình. Với hơi thở gấp gáp.

Sáng rồi!

Thức dậy trên chiếc giường êm ái. Không phải những tia sáng rọi thẳng vào mặt qua lỗ thủng của trần nhà mà là ánh êm dịu của buổi sáng tinh mơ lách qua khe cửa sổ quên khép. Gió đẫm hơi sương tràn vào khiến tôi sụt sùi muốn hắt hơi.

Đầu đau như búa bổ nhưng ý thức về thực hư đã rõ ràng. Lắc đầu để xua tan những ý nghĩ còn vấn vương, tôi vươn vai cho tỉnh táo.

Một ngày mới của Anh Thư bắt đầu.

Tiếng điện thoại ở nhà dưới vẫn chưa dứt. Tôi lồm cồm chui ra khỏi chăn ấm, chân quờ quạng tìm đôi dép đi trong nhà. Ba đã bắt máy, vậy chắc chắn không phải là điện thoại của tôi rồi.

Bữa sáng với bánh mì và nước sốt hấp dẫn nhưng tôi chẳng ăn nổi một miếng. Quoái lạ, hôm nay tôi bị làm sao vậy? Chẳng lẽ là do giấc mơ đêm qua?

- Trông con mệt mỏi lắm.

Ba gập tờ báo làm tư và để bên cạnh. Ông bắt đầu nhấm nháp tách cà phê sáng của mình – với một chiếc bánh khoai. Từ hồi “biết” ba đến giờ, tôi chưa bao giờ thấy ông thay đổi bữa sáng của mình.

- Dạ không có gì ạ.

Tôi cầm li sữa lên, mắt ngó lơ đãng ra ngoài cửa sổ.

- Con chờ ai đến đón à?

- Không – tôi chớp mắt – con sẽ đi xe bus mà.

Ba tôi thoáng cười. Cũng đúng thôi. Tôi còn không tin Anh Thư sẽ dậy sớm tự đi học, chứ đừng nói là di chuyển bằng xe bus. Nhưng tôi thì khác.

- Con xong rồi.

Tôi nói và với tay lấy chiếc cặp bên cạnh. Ba nhướng mày nhìn bữa sáng còn nguyên, nhưng tôi chẳng biết giải thích sao nên đành lờ tịt đi.

- Những gì ba nói hôm qua…

- Con sẽ ghi nhớ - tôi ngắt lời trước khi ông kịp nói thêm câu nào. Dù không thực sự là lỗi của mình, nhưng tôi không muốn làm ông buồn.

- Ý ba là – ông hắng giọng – đây không phải lần đầu ba la con như vậy, nhưng thấy thái độ nghiêm túc không chống đối như mọi lần của con, ba rất vui... Có điều – ông đưa mắt nhìn tôi – cấm túc vẫn là cấm túc.

- Dạ được rồi ạ.

Hóa ra ba tưởng tôi đang giả vờ ngoan ngoãn để giảm nhẹ tội. Giá mà ông biết hôm qua tôi đã gặp ác mộng, và giờ mệt mỏi đến thế nào thì hay biết mấy.

- Còn nữa – ba lên tiếng khi tôi chuẩn bị khép cửa trước lại – không cần nói dối là đi xe bus nữa đâu.

Giờ thì tôi bực mình thật đấy. Anh Thư đã làm gì mà để bất kì lời nói nghiêm túc nào của tôi cung trở nên giả dối thế này? Tôi đâu có nói dối tự đi học để lấy lòng ba cơ chứ? Vì không tự thân vận động thì làm gì có ai chở.

May mà tôi biết kiềm chế, chứ không đã trút giận lên cái cửa sắt kẽo kẹt này rồi. Nhưng cơn tức thì vẫn không giảm. Tiện chân, tôi đá bay cái cốc giấy còn nguyên nước mưa làm nó tung lên cao nửa mét, trước khi đáp xuống… gấu quần kaki của người bên đường. Nước trong cốc lòng ròng chảy trên đôi converse nâu rõ ràng là hàng hiệu.

- Á chết, xin lỗi…

Nếu đó là một người tình cờ đi ngang qua đường hay một cậu học trò dễ thương, chắc chắn lời xin lỗi của tôi đã ngọt ngào hơn rồi. Nhưng ngay khi nhìn thấy cậu ấy, lời nói như tắc nghẹn trong cổ họng tôi.

Trước mặt tôi là chàng trai dễ thương nhất trong chiếc áo khoác da quen thuộc, khăn choàng quấn hờ, kính chống gió treo lủng lẳng ngay cổ áo sơ mi. Cậu ấy mặc trên người đồng phục trường Đồng Khánh cùng màu, cùng kiểu với tôi. Dù cho mái tóc có được cắt gọn gàng, làn da sạm hơn lúc trước, tôi cũng có thể nhận ra ngay đó là ai.

Trong khoảnh khắc ngắn ngủi, tôi nhắm tịt mắt lại để chắc rằng khi mở mắt ra, hình ảnh sống động trước mặt sẽ không biến mất như ảo ảnh. Gió lướt trên thềm vỉa hè làm chiếc lá khô cựa mình khiến tôi nhận ra không gian xung quanh mình thật tĩnh lặng.

Dường như chỉ có mình tôi và cậu ấy – đối diện với nhau.

Trịnh Thanh Phong – sát thủ tay không, “vệ sĩ” của Anh Thư, kẻ đầu tiên mà tôi gây sự, làm tôi đau khổ, người mà tuần trước đã bỏ đi trước khi tôi kịp nói một lời tạm biệt, khiến cho tôi đứng khóc như đứa trẻ giữa sảnh phi trường… Có nhắm mắt tự nhủ chỉ là mơ đi chăng nữa, cậu ấy cũng đang đứng trước mặt tôi. Bằng xương bằng thịt.

Khoan đã. Sao tôi phải giật mình bất ngờ? Cậu ấy trong lòng tôi chỉ là một người bình thường. Hơn nữa, giờ tôi đang là Anh Thư, chắc chắn Phong sẽ không nhận ra. Vậy nên tôi phải tự tin và cư xử một cách bình thường.

Nhưng giữa lời nói và hành động luôn là một bức tường lớn, mà lần này tôi không vượt qua nổi. Sau cái chớp mắt, đôi mắt Phong bắt đầu lộ chút ngạc nhiên. Khuôn miệng hơn mỉm đã trở về bình thường, làm cho ánh mắt càng thêm nghiêm nghị. Chẳng lẽ cậu ấy phân biệt được giữa tôi và Anh Thư?

- Xin lỗi… – tôi lấy tay che miệng, cố cho giọng mình không run nữa – tôi phải vào nhà.

“Hoài Thư, liệu chạy trốn có phải cách hay? Mày có thể trách mặt cậu ấy mãi được sao? Tại sao lại quay đầu lại? Sao không dũng cảm tiến về phía trước…”

Trong đầu tôi bùng nổ cả đám câu hỏi, hỗn độn, không lời giải đáp. Nhưng trước khi suy nghĩ thêm được gì, một luồng điện chạy từ tay lên tim khiến tôi đứng sững lại.

Phong đang nắm lấy tay tôi. Rất chặt. Dù không quay lại, tôi vẫn cảm thấy rõ ràng ánh mắt cậu ấy đang nhìn chằm chằm mình. Đúng hơn là đang tìm ánh mắt tôi.

- Cậu không có gì để nói với mình sao?

1s…….2s……. Dễ phải đến cả phút trước khi tôi tìm lại cảm giác của mình. Bàn tay trái bắt đầu tê cứng, nhưng ấm áp trong tay Phong.

Chẳng phải ước muốn cháy bỏng nhất của kẻ đến chậm giờ cất cánh là được gặp lại người trên chuyến bay ấy sao?

Một cách chậm chạp, tôi quay người lại.

Biết bao cảm xúc ùa về khi tôi nhìn thẳng vào đôi mắt nâu rắn rỏi ấy. Đôi mắt mà tôi đã ích kỉ mong ước rằng chỉ nhìn mỗi mình tôi? Tôi đã khóc bao nhiêu vì nụ cười dễ thương có thể xuất hiện bất chợt? Đã bao lần cánh tay giơ lên rồi hạ xuống, muốn chạm vào gò má kia nhưng không thể?

Chẳng hề có chút dự tính, nước mắt cứ thế mà tuôn. Khỉ thật. Tôi đâu có định khóc? Đâu có định gặp cậu ấy trong hình ảnh yếu đuối thế này.

Phong khẽ đưa tay gạt mấy sợi tóc lem nước. Mắt nhòe khiến tôi chẳng biết cậu ấy có khẽ mỉm cười, hay đó chỉ là hình ảnh tôi tự tưởng tượng ra.

- Cậu… đã… đi đâu thế hả?

*** **** **** **** **

Trán Danh ướt đẫm mồ hôi. Cô chẳng biết có chuyện gì đang diễn ra trong đầu cậu, nhưng có lẽ đau đớn lắm. Cần phải đánh thức Danh dậy, cô không nỡ nhìn cậu như thế này.

Có tiếng bước chân đến, rất gần. Hai người đàn ông đang trao đổi với nhau về bệnh tình của Danh. Nhàn không bỏ sót một chữ nào trong cuộc nói chuyện đó. Bởi vì nội dung của nó làm cho cô ngỡ ngàng, đến nỗi quên mất cả việc đánh thức Danh dậy.

Thoáng chốc cô nhìn người con trai đang nằm trên giường, môi lắp bắp không thành tiếng.

- Cậu… đang đùa giỡn với mọi người sao?

Vầng trán Danh nhăn lại. Cậu nói mớ điều gì đó, nhưng Nhàn chẳng còn tâm trí để nghe. Cô thực sự sốc. Trước giờ cô cứ tưởng rằng bệnh tình của cậu đã hết hi vọng – như lời bác sĩ nói. Ai ngờ…

- Tôi cần nói chuyện với nó một lát.

Cánh cửa bật mở. Ông Bàng bước vào. Thừa lúc ông không để ý, Nhàn từ phía sau cánh cửa lẻn ra ngoài.

****** **** ***

Không thể tin được là kẻ định trốn chạy cách đây mấy phút như tôi lại có đủ dũng cảm để đối mặt với Phong.

Lúc tôi khóc như mưa, cậu ấy chẳng biết làm gì hơn ngoài việc lấy khăn giấy lau nước mắt tèm lem. Mặc cho Phong nói gì, tôi vẫn không sao ngừng được, cho đến khi cậu ấy phải gắt lên:

- Thật hết thuốc chữa.

Và sau đó, tôi nhận ra khuôn mặt mình đã áp sát vào lớp áo sơ mi của cậu ấy bởi cái ôm bất ngờ. Cảm giác ấm áp lan tỏa trong lòng. Nhưng đâu đó trong tim, lí trí vẫn lên tiếng. Tôi khẽ đẩy Phong ra – nỗ lực lớn để chiến thắng cảm xúc – nhưng vô ích.

- Một chút thôi. Mình đã chờ giây phút này… lâu lắm rồi.

Tay tôi hoàn toàn mất cảm giác trước lời nói nhẹ nhàng gần như thì thầm của Phong. Nếu cậu ấy không ôm chặt, có lẽ tôi đã chơi vơi ngã như mảnh lụa trước gió.

Giây phút này, giá mà có thể giữ lại mãi mãi thì tốt biết mấy.

Hơi thở ấm nóng của Phong trên vai tôi. Bàn tay cậu ấy ghì chặt như sợ tôi bỏ trốn. Nhưng cậu ấy đâu biết rằng, tôi hoàn toàn không thể làm điều đó khi con tim đã chiến thắng trí óc.

…….

Vội vàng kết thúc cũng như khi bắt đầu, Phong khẽ tách tôi ra. Cậu ấy hơi cúi xuống, hoàn toàn không muốn nhìn thẳng vào tôi.

- Cảm ơn.

Khách sáo như hai người xa lạ.

Đau. Nhưng tôi vẫn cố cười với chính bản thân. Phải cảm ơn Phong mới đúng chứ. Chính nhờ hai chữ ấy mà tôi đã trở về với thực tại, nơi trách nhiệm và sự thật phũ phàng vẫn đang đè nặng trên vai.

Phong quay lưng, cắm chìa khóa vào ổ.

- Vậy giờ cậu là Anh Thư phải không.

Tôi gật đầu một cách yếu ớt.

- Vậy thì đi thôi, trước khi muộn giờ.

Tôi ngồi phía sau, chỉ cách Phong chưa đến một bàn tay, nhưng lại cảm thấy xa vời vợi. Không phải cậu ấy lạnh lùng với tôi, mà đang đối xử y như tôi muốn. Dù vậy, tôi vẫn không thể ngừng day dứt với bản thân. Liệu sâu thẳm trong tim, tôi thực sự có muốn như thế.

Ngẩng đầu nhìn trời, tôi cảm thấy ngao ngán. Hôm nay sẽ là một ngày dài.

….

Quyên ngán ngẩm lắc đầu sau cửa kính. Cô nhóc thả rèm lại y như cũ khi thấy cặp ngốc kia đã phóng xe đi.

Chưa kịp nhắc gì về cú gọi điện hồi sáng của Phong thì Anh Thư đã lao ra khỏi nhà. Mà chẳng hiểu có chuyện gì giữa hai người ấy. Đâu phải dễ gì mà người “chai lì” như Anh Thư lại khóc ngon lành như thế.

Nhưng mà cú ôm kia lãng mạn không thể tả.

- Cái con nhỏ này – Bà An bực mình cốc đầu con gái – không lo phụ má một tay, ngồi đó mơ mộng cái gì thế hả??

Bức tường vàng của trường Đồng Khánh hiện ra càng lúc càng rõ. Xe vừa dừng, tôi xuống ngay, có ý nán lại chờ Phong cất xe như những lần trước.

- Cậu vào trước đi – Phong nói mà không kéo kính mũ bảo hiểm lên – hôm nay tôi không đi học đâu.

- Ơ… - tôi lắp bắp – thế… cậu đi đâu?

Giờ tôi mới để ý Phong hoàn toàn không mang cặp. Cậu ấy giật mũ bảo hiểm trên xe tôi và thả vào cốp.

- Tôi có nhiệm vụ đưa cậu đi học, thế thôi. Khi nào tan trường nhớ đứng chờ ở đây.

- Nhưng…

Tôi không kịp nói thêm câu nào thì cậu ấy đã phóng xe mất hút, hệt như những lần trước. Có điều sao lòng tôi cứ quoặn lên một cảm giác khó chịu không tả nổi. Cứ như cậu ấy đang bỏ rơi tôi, không hề muốn quay lại.

“Phải đi, phải tránh thật xa!”

Càng nghĩ, Phong càng rịn ga mạnh hơn. Bức tường vàng giờ chỉ còn là một màu nhờ nhờ trên kính chiếu hậu, nhưng cái chấm nhỏ trên nền vàng ấy vẫn nhìn rõ.

Cô ấy vẫn đứng nhìn theo.

Ý nghĩ này như cục đá chèn ngang ngực, khiến cậu cảm thấy khó thở. Rõ ràng giữa cậu và Hoài Thư vẫn còn có tình cảm, vậy mà sao cô ấy vẫn phải né tránh?

Nếu biết trước Anh Thư không có ở nhà, có lẽ Phong đã chẳng gọi điện báo rằng mình sẽ ghé qua. Hoài Thư biết cậu vẫn tới mà vẫn muốn đối diện. Thà đừng gặp, chứ gặp rồi thì cậu không thể nào che giấu lòng mình. Những ngày xa nhà, cậu chẳng hề nhớ gia đình, bạn bè hay người thân. Duy chỉ có hình ảnh Hoài Thư cứ in sâu trong suy nghĩ. Cậu đã muốn được ôm cô ấy trong vòng tay biết bao. Vậy mà chẳng được bao lâu, cậu lại phải nén lòng mình, đẩy cô ấy ra như thể đó chỉ là một hành động “hỏi thăm”. Lòng cậu giờ đây tràn ngập nuối tiếc, muốn nói ra biết bao điều mà không thể.

Đang phiêu lưu cùng những suy nghĩ, Phong chợt nhật ra người quen bên đường – quán cóc nơi Danh và đàn em của mình thường tụ tập. Tuy bọn chúng không đông như thường lệ - chỉ gồm ba đứa và chẳng có Danh – nhưng bộ đồng phục với cánh tay áo đỏ thẫm của Thắng làm cho cậu phải chú ý.

Phong giảm ga rồi cua lại, khẽ khàng để không đứa nào ngồi trong quán phát hiện ra. Cậu tấp vào bên hông quán.

- …Nhất định không được nói với Đại ca – giọng Thắng rắn rỏi.

- Anh có nghĩ mình nên đi bệnh viện không?

- Nhiêu đây nhằm nhò gì. Chuyện vẫn còn chưa xong.

- Tụi nó nói sẽ trả thù. Em sợ, nhỡ có chuyện gì xảy ra với anh Danh thì sao?

Thắng xé nốt tay áo còn lại, quấn quanh bắp tay đẫm máu. Qua lớp vải rách, Phong nhận ra một vết chém khá sâu.

- Tạm thời bệnh viện là nơi an toàn nhất cho Danh Kíp. Hơn nữa, đứa cao tay nhất cũng bị tao xử lí cho te tua rồi.

Hai thằng đàn em nhìn nhau, ngán ngẩm nhưng không dám nói ra. Tuy Thắng coi thường bọn kia như vậy, nhưng bản thân cũng bị đả cho thảm thương. Danh thì nằm viện, giờ mình Thắng cũng không thể đứng ra đánh đấm quyết liệt được.

- Chuyện này… Thực ra anh Danh không hề ra lệnh, chúng ta tự làm liệu có sao không?

- Chẳng lẽ mày không tin tưởng đàn anh?

- Không, ý em là…

- Cấm tiệt không được hó hé với đại ca – Thắng giơ nắm đấm – biết chưa?

Đứa còn lại sau một hồi đăm chiêu, cuối cùng cũng lên tiếng.

- Bọn này không phải loại vừa. Mình truy mãi mới ra mà anh lại để nó chạy thoát, thể nào nó cũng cắn lén. Anh Danh thì em không lo tụi nó dám làm gì, chỉ sợ…

Thắng nhìn nó chằm chằm.

- Anh cũng biết em nói đến ai rồi mà.

Phong hít một hơi dài. Cậu thấy tim mình bắt đầu đập nhanh hơn bình thường.

** *** *** **

- E..hèm!

Danh bừng tỉnh. Đầu hơi choáng váng vì ngủ quá nhiều. Trời đã về chiều. Ánh hoàng hôn chiếu nghiêng nghiêng lên người đàn ông ngồi bên giường anh.

- Ba đến khi nào vậy? – anh chống tay ngồi dậy.

- Mới thôi.

Ông Bàng thôi chống cằm, ngồi thẳng lưng. Cố không vươn vai trước mặt con trai, ông cựa mình khe khẽ cho cơn mỏi lưng dịu bớt.

- Ba nghe bác sĩ Phước nói con muốn xuất viện?

Danh khẽ gật đầu. Anh ngó lơ ra ngoài cửa sổ, cố tránh cái nhìn của ông.

- Chỉ cần tập luyện và trị liệu mấy tuần là con hoàn toàn có thể đi lại bình thường.

- Thế còn việc mà ta và con đã bàn với nhau? Chẳng lẽ lại dừng lại khi gần tới đích? Ba thấy mọi thứ đều ổn cơ mà?

Không ổn chút nào. Những gì ba anh thấy chỉ là sự ngoan ngoãn của một cô gái không muốn làm ai thất vọng.

- Con không muốn lừa dối cô ấy nữa.

- Chẳng lẽ con vẫn còn vấn vương chuyện quá khứ? Ta tưởng đó là Hoài Thư thì mọi chuyện sẽ khác.

- Không liên quan gì đến quá khứ cả. Chỉ là con muốn dừng lại, muốn hạnh phúc thực sự chứ không phải là gượng ép, thủ đoạn để có thể đạt được tham vọng của mình.

Ông Bàng im lặng. Đã lâu lắm rồi ông mới chứng kiến hình ảnh giống như mình ngày xưa. Ông hiểu cảm giác của con trai, nhưng lại không muốn lặp lại quá khứ. Chỉ mình ông thất bại đã là quá đủ. Giờ đây ông muốn Danh phải giữ lấy cô bé bằng mọi giá, đừng lùi bước như ông đã từng làm.

- Con hiểu ba rất muốn một trong hai người – Anh Thư hoặc Hoài Thư – làm con dâu của mình. Nhưng ba cũng biết là không nên ôm lấy quá khứ nữa cơ mà. Ba hãy quên má Hoài Thư và nghĩ đến má con đi.

- Thôi đủ rồi!

Mất bình tĩnh, ông Bàng gầm lên, đứng phắt dậy. Nhưng điều đó chẳng làm Danh mảy may lo sợ.

- Ba không nghĩ là má đã đau khổ thế nảo sao?

- Con không có quyền phán xét chuyện này.

Danh vẫn chưa dừng lại. Anh cần phải nói những điều giấu kín trong lòng bấy lâu nay, nếu không sẽ chẳng bao giờ nói ra được nữa.

- Má… cô đơn lắm. Má biết ba vẫn không quên người phụ nữ ấy nên đã chọn cách ra đi. Bà ấy đau khổ nhiều rồi. Xin ba hãy vì má một lần đi. Hãy quên bà ấy và từ bỏ việc bắt Hoài Thư làm con dâu của mình.

-…

Gió khe khẽ lùa vào phòng. Lạnh. Ông Bàng nhắm mắt lại, cố không để cho mình bị lung lay, mặc dù những điều Danh nói hoàn toàn đúng. Hóa ra chuyện giữa hai vợ chồng có giấu kĩ thế nào vẫn không qua mắt nổi con cái. Vậy mà tụi nó lại im lặng suốt bao năm qua.

Chẳng lẽ ông phải dừng lại thật?

Danh quyết đinh không để cho ông Bàng vẩn vương với những suy nghĩ thêm nữa. Bấy nhiêu năm để suy nghĩ là quá đủ.

- Con yêu Hoài Thư, không có nghĩa là tìm mọi cách để giữ lấy cô ấy cho riêng mình. Yêu một ai đó là đem đến hạnh phúc cho người ấy. Ba cũng biết thế nên mới từ bỏ bà Thành cơ mà.

Quá khứ được lưu giữ trong lòng gần 20 chục năm đâu phải chỉ một lúc mà có thể thay đổi. Bằng chứng là qua từng ấy năm, hình ảnh người phụ nữ ấy vẫn nguyên vẹn trong tâm trí ông. Duy chỉ có một điều, ông chẳng thể gặp lại người ấy, dù đã cố công tìm kiếm rất nhiều. Lúc đầu ông định chờ đến khi quan hệ giữa ông và Hoài Thư gần hơn một chút, ông sẽ hỏi cô bé và tìm về. Nhưng nếu Danh từ bỏ…

- Khoan hãy nói đến chuyện của ta. Con chấp nhận nói ra sự thật, dù cho sẽ bị Hoài Thư ghét bỏ, xa lánh sao? Con bé sẽ nhìn con như một kẻ nói dối đáng thương.

Danh bật cười, cảm thấy hơi cay đắng.

- Vậy là ba chưa hiểu rõ về Hoài Thư rồi. Nhưng dù cô ấy có đối xử với con như thế thật thì cũng đáng thôi. Tự làm tự chịu mà.

Ngay khi nói câu này, anh đã lường trước cho mình tình huống xấu nhất. Cảm giác thất bại không phải lúc nào cũng tệ. Ít ra thì anh sẽ không cảm thấy dằn vặt, tội lỗi với bản thân.

- Chúng ta hãy dừng lại thôi.

Anh nhìn ông Bàng một cách cương quyết và thẳng thắn.

- Ta cần phải suy nghĩ.

- Ba đã suy nghĩ bao nhiêu năm vẫn chưa đủ sao?

- Chuyện này không dễ như thế.

- Dù quyết định của ba là thế nào, con cũng vẫn sẽ làm theo ý mình.

Ông Bàng nhìn con trai. Nó giống hệt như ông thời còn là thanh niên – cương quyết với lòng mình và sẵn sàng hi sinh tình yêu vì một mục đích cao cả. Vậy mà giờ đây, ông lại chẳng thể làm theo nó – làm theo con người quá khứ của mình.

- Một đêm thôi. Ngày mai ta sẽ có câu trả lời.

Danh gật đầu. Anh cười. Lần đầu tiên anh có thể cười thoải mái với ông như một đứa con trai hãnh diện về ba mình.

- Con rất mong một bữa cơm gia đình đủ bốn người.

Ông Bàng không nói gì, lặng lẽ quay ra khỏi phòng. Chuyện này thực sự ông vẫn chưa nghĩ đến – vì sự chần chừ trong suy nghĩ biết bao nhiêu năm.

- À, khoan đã…

Ngừng xoay nắm cửa, ông khẽ quay lại.

- Ba… đã đặt tay lên trán con lúc nãy à?

- Không, sao con lại hỏi thế?

- À, chỉ là… – Danh đặt tay lên trán, cảm thấy hơi khó hiểu – Mà thôi không có gì đâu. Ba về đi, chỉ có mình Jun ở nhà.

Nếu không phải là ông Bàng, vậy chẳng lẽ anh đang ảo tưởng về bàn tay ấm áp đặt lên trán trong cơn mơ?

Thôi không nghĩ đến chuyện đó nữa. Còn một tiếng nữa là đến giờ cơm, có lẽ anh nên tạt qua chỗ bác sĩ Phước, nói rõ về thay đổi của mình và đề nghị được đến phòng tập để xuất viện sớm.

Mải suy nghĩ, Danh không hề nhận ra hoa trên bàn đã được thay, giỏ trái cây cạnh đó tươi nguyên với những trái táo đỏ ngon mắt – những thứ mà trước khi anh ngủ còn chưa có.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro