uct hp3 SÚNG CHỐNG TĂNG B41

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

III- SÚNG CHỐNG TĂNG B41 (RPG-7V)

1- Tác dụng, tính năng chiến đấu

a/ Tác dụng

- Súng chống tăng B41 là hoả lực mạnh của tiểu đội BB, trang bị cho cá nhân sử dụng. Dùng hoả lực để tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, ụ súng, lô cốt của địch bằng luồng xuyên và nhiệt độ cao.

b/ Tính năng chiến đấu.

- Súng thiết kế theo ngyên lý không giật

- Tầm bắn ghi trên thước ngắm ( cơ khí và kính ngắm quang học) từ 200 - 500m

- Tầm bắn hiệu quả với mục tiêu cao 2m là 330m

- Tốc độ bắn chiến đấu từ 4 - 6 phát/phút

- Sơ tốc đầu đạn v0 = 120 m/s

- Vận tốc lớn nhất lúc tăng tốc là 300 m/s

- Cỡ đầu đạn (chỗ to nhất) 85 mm

- Đạn thiết kế theo nguyên lý nổ lõm, ngòi nổ theo nguyên lý áp điện, thời gian tự huỷ từ 4- 6 giây.

- Sức xuyên của quả đạn không phụ thuộc vào cự ly và vận tốc mà phụ thuộc vào góc chạm của đạn với mục tiêu. Nếu góc chạm là 900 thì xuyên được thép dày 202 mm - 280mm, xuyên bê tông dày 900mm, xuyên cát trên 800mm

- Súng nặng: 5.8kg(không lắp kính), đạn: 2,2 kg (có ống thuốc phóng)

2. Cấu tạo và tác dụng các bộ phận chính của súng, đạn.

a/ Cấu tạo các bộ phận của súng.

Gồm 4 bộ phận:

- Nòng súng: Để định hướng bay cho đạn.

Cấu tạo nòng súng gồm: Khuyết lắp đạn ở phía trên miệng nòng súng, tai lắp hộp cò, ổ chứa bộ phận kim hoả, lỗ thoát khí thuốc, ốp che nòng, bệ lắp kính ngắm quang học, loa giảm lửa...

- Bộ phận ngắm: Để ngắm bắn các mục tiêu ở các cự ly khác nhau

+ Bộ phận ngắm cơ khí: Có 2 đầu ngắm mang dấu (+) và (-) dùng bắn ở nhiệt độ >O0c và

+ Kính ngắm quang học: Là bộ phận ngắm chính của súng (không có thời gian nghiên cứu sâu, chỉ giới thiệu sơ lược)

- Bộ phận cò và tay cầm

- Bộ phận kim hoả

b/ Cấu tạo, tác dụng các bộ phận của đạn.

- Đạn B41 gồm có đầu đạn, ống thuốc đẩy, đuôi đạn và thuốc phóng.

- Đầu đạn hình chóp để giảm sức cản không khí và giữ tiêu cự cho lượng nổ lõm, phễu đạn để tạo lõi luồng xuyên tiêu diệt mục tiêu.

- Vỏ đạn là mạch điện ngoài, phễu đạn là mạch điện trong

- Thuốc nổ là loại AIX -1 (95% Hêxôgen và 5% paraphin)

- Ngòi nổ: Gồm có bộ phận sinh điện, và bộ phận đầu nổ chứa kíp điện.

3. Sơ lược chuyển động của súng, đạn.

Chuyển động của súng (Giống như súng B40 )

Chuyển động của đạn: khi thuốc phóng cháy, phản lực khí thuốc phóng quả đạn đi với với sơ tốc 120 m/s, có một lượng khí thuốc tác động vào đuôi đạn làm đạn vừa tiến vừa quay, Khi đạn ra khỏi nòng súng, lực ly tâm làm cho cánh đuôi được mở ra để ổn định hướng cho quả đạn trên đường bay.

Do lực quán tính, bộ phận phát lửa của ống thuốc đẩy hoạt động, làm thuốc đẩy cháy, khí thuốc phụt mạnh ra 6 lỗ phụt khí phản lực làm cho tốc độ bay của đầu đạn tăng lên đến 300m/s.

Khi đạn ra khỏi miệng nòng súng từ 2,5 - 18m lực quán tính làm bộ phận phát lửa tự huỷ hoạt động. Khi đạn chạm mục tiêu, bộ phận sinh điện tạo ra điện làm nổ kíp điện, làm đạn nổ. Thuốc nổ nổ, phễu đạn tập trung nhiệt độ và áp suất tạo thành luồng xuyên để xuyên thủng và đốt cháy mục tiêu. Khi đạn không chạm mục tiêu thuốc cháy chậm của bộ phận tự huỷ cháy hết ( khoảng 4-6 giây) làm cho kíp của bộ phận tự huỷ nổ, làm đạn nổ.

4. Động tác sử dụng súng. (Giống súng B40)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro