uct hp3 SÚNG TRUNG LIÊN RPD

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I- SÚNG TRUNG LIÊN RPD (CỠ 7,62mm

1- Tác dụng, tính năng chiến đấu

a/ Tác dụng

Súng trung liên RPD là hoả lực mạnh của aBB, trang bị cho cá nhân sử dụng. Dùng hoả lực để tiêu diệt sinh lực địch, hoả điểm của địch trong vòng 800m, chi viện cho BB xung phong.

b/ Tính năng chiến đấu

- Súng bắn liên thanh, có thể bắn loạt ngắn (từ 3-5 viên ), loạt dài (từ 6-10 viên).

- Tần bắn ghi trên thước ngắm đến 1000 m

- Tầm bắn thẳng hiệu quả

+ Mục tiêu cao 0,5m: 365m

+ Mục tiêu cao 1,5m: 540m

- Bắn máy bay bay thấp và quân nhảy dù trong vòng 500m

- Tốc độ bắn chiến đấu: 150 phát/phút

- Sơ tốc đầu đạn (v0 ) = 739 m/s; cỡ đạn 7,62 mm

- Súng dùng chung đạn với các loại súng: RPK, K63, AK, CKC, kiểu đạn K43 do Liên Xô, hoặc K56 do Trung Quốc sản xuất.

- Hộp tiếp đạn chứa được 100 viên

- Súng nặng 7,4 kg, đạn: 16g, đầu đạn: 7,9g, chiều dài súng: 1,04 m

2. Cấu tạo và tác dụng các bộ phận của súng, đạn.

a/ Cấu tạo các bộ phận chính của súng.

Súng RPD gồm 11 bộ phận chính

- Nòng súng: Để định hướng bay cho đầu đạn.

Trong nòng súng có 4 rãnh xoắn, để tạo mô men quay giữ hướng cho đầu đạn khi bay. Đoạn cuối nòng súng rộng hơn và không có rãnh xoắn gọi là buồng đạn. Trên nòng có lỗ trích khí thuốc, khâu truyền khí thuốc ống điều chỉnh khí thuốc ...)

- Bộ phận ngắm: Để ngắm bắn các mục tiêu ở các cự ly khác nhau.Cấu tạo gồm có đầu ngắm và thước ngắm.

+ Đầu ngắm: Đầu ngắm hình trụ, được lắp vào bệ di động bằng ren ốc để hiệu chỉnh súng về tầm.

+ Thước ngắm: Trên thân thước ngắm có các vạch để ghi số từ 1-10 tương ứng với cự ly bắn từ 100 -1000 m, các vạch khấc không ghi số là chỉ cự ly bắn lẻ 150 m, 250 m...Mặt dưới có các khuyết để chứa then hãm của cữ thước ngắm.(Cữ thước ngắm để lấy thước ngắm ở từng cự ly đã chọn).

- Hộp khoá nòng: Để liên kết các bộ phận của súng và hướng cho bệ khoá nòng, khoá nòng chuyển động.

- Bộ phận tiếp đạn và nắp hộp khoá nòng: Bộ phận tiếp đạn để kéo băng đạn đưa viên đạn tiếp theo vào sống đẩy đạn, đẩy viên đạn vào buồng đạn. Nắp hộp khoá nòng để liên kết bộ phận tiếp đạn và đậy phía trên hộp khoá nòng.

- Bệ khoá nòng và thoi đẩy: Để làm cho khóa nòng chuyển động, mặt thoi chịu sức đẩy của áp suất khí thuốc làm cho bệ khoá nòng lùi.

- Khoá nòng: Để đẩy đạn vào buồng đạn, đóng nòng súng làm đạn nổ, mở nòng súng kéo vỏ đạn ra khỏi buồng đạn.

- Tay kéo bệ khoá nòng: Để kéo bệ khoá nòng về sau khi nắp đạn.

- Bộ phận cò và báng súng: Bộ phận cò để giữ bệ khoá nòng và khoá nòng ở phía sau thành thế sẵn sàng khi bắn. Báng súng để tỳ vào vai khi bắn.

- Bộ phận đẩy về: Để luôn đẩy bệ khoá nòng về trước.

- Băng đạn và hộp băng đạ: Để chứa đạn và chuyển đạn vào bộ phận tiếp đạn.

- Chân súng:Để đỡ súng khi bắn

b/ Cấu tạo các bộ phận của đạn.

Gồm có 4 bộ phận: - Đầu đạn

- Vỏ đạn

- Thuốc phóng

- Hạt lửa

Đầu đạn có các loại: Đầu đạn thường, vạch đường, xuyên cháy.

3. Sơ lược chuyển động của súng, đạn.

Sau khi đã lắp đạn (có 2 cách lắp đạn ), nạp đạn vào buồng đạn (kéo bệ khoá nòng về sau), mở khoá an toàn, bóp cò. Lò xo đẩy về dãn ra đẩy đẩy bệ khoá nòng, khoá nòng lao về trước đẩy viên đạn trên sống đạn vào buồng đạn, kim hoả chọc vào hạt lửa làm đạn nổ.

Thuốc phóng cháy sinh ra áp lực đẩy đầu đạn chuyển động siết vào rãnh xoắn trong nòng súng tạo mô men quay cho đầu đạn bay ra khỏi nòng súng chuyển động thẳng hướng trong không gian.

Khi đầu đạn vừa qua lỗ trích khí thuốc, một phần khí thuốc được trích ra qua ống điều chỉnh khí thuốc đập vào mặt thoi đẩy (ống điều chỉnh khí thuốc có 3 số: 1, 2, 3 - Tương ứng với lượng khí thuốc được trích ra tăng dần theo từng số), đẩy bệ khoá nòng lùi về sau, kéo khoá nòng lùi theo, móc vỏ đạn ra khỏi buồng đạn gặp mấu hất vỏ đạn hất vỏ đạn ra ngoài qua cửa thoát vỏ đạn.

Lò xo đẩy về bị ép lại, bộ phận tiếp đạn kéo băng đạn sang bên phải đưa viên đạn tiếp theo vào vào đường tiến của sống đẩy đạn. Nếu tiếp tục bóp cò thi lò xo đẩy về dãn ra đẩy bệ khoá nòng, khoá nòng tiếp tục lao về phía trước đẩy viên đạn trên sống đẩy đạn vào buồng đạn.

Hoạt động của súng được lặp lại cho đến khi ngừng bóp cò hoặc súng hết đạn.

Chú ý: Khi ngừng bóp cò tay kéo bệ khoá nòng ở phía sau là súng vẫn còn đạn; tay kéo bệ khoá nòng ở phía trước là súng đã hết đạn.

4. Động tác sử dụng súng.

a. Tư¬ thế bắn: Bắn súng trung liên có thể dùng t¬ thế nằm, quỳ, đứng bắn tại chỗ hoặc bắn khi đang vận động.

b.Đặt súng ở vị trí bắn : Phải đặt chân súng trên nền thăng bằng và đất cứng

c. Lắp đạn: Có 2 cách

+ Khi băng đạn chứa đầy đạn : Đút lá thép đầu băng đạn từ trái qua phải, kéo lá thép cho viên đạn đầu tiên lọt vào vị trí tiếp đạn là đ¬ợc.

+ Khi băng đạn không chứa đầy đạn : Mở nắp hộp khóa nòng, để viên đạn đầu tiên vào vị trí tiếp đạn, dùng ngón tay ấn xuống và đóng nắp hộp khóa nòng.

d. Ngắm bắn: Mở khóa an toàn, cầm cổ báng súng đẩy đi kéo lại cho chân súng bám và tr¬ượt theo rãnh ở mặt đất.

- Tay phải nắm tay cầm, hộ khẩu tay ở chính giữa phía sau tay cầm, ngón trỏ đặt ngoài vành cò, ngón cái và 3 ngón còn lại nắm chắc tay cầm.

- Tay trái nắm cổ báng súng, hộ khẩu tay ở chính giữa phía dư¬ới cổ báng súng, ngón cái và ngón con nắm chắc lấy cổ báng súng hoặc phía dư¬ới báng súng.

- Nâng báng súng lên, đặt đế báng súng vào hõm vai, hai khủy tay mở rộng bằng vai, dùng sức của hai tay ghì súng vào vai sao cho chân súng ở độ rơ trung bình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro