uct hp3 THUỐC NỔ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

BÀI 2 : THUỐC NỔ

-------------------------------------

I. THUỐC NỔ VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN GÂY NỔ.

1. Khái niệm, tác dụng, yêu cầu khi sử dụng thuốc nổ

Trung Quốc là nước đầu tiên phát minh ra thuốc nổ, ở thế kỷ XVI. Thuốc nổ sơ khai đầu tiên là các chất dễ cháy kết hợp với các chất có khả năng hoạt tính cao như lưu huỳnh, diêm tiêu, than củi... Sau đó phát minh này được truyền bá sang châu Âu, nhờ có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến hơn nên thuốc nổ được phát triển mạnh ở châu Âu và lan rộng trên toàn thế giới.

a - Khái niệm thuốc nổ.

Thuốc nổ là một chất hoặc hỗn hợp hoá học gồm các phần tử không bền, khi bị kích thích có thể đột nhiên biến hóa rất nhanh tạo thành phản ứng nổ, sinh ra một lượng hơi lớn có áp suất cao với nhiệt lượng và nhiệt độ lớn, biến thành công cơ học, có khả năng phá hoại và làm thay đổi trạng thái các vật thể xung quanh.

- Tốc độ truyền nổ rất nhanh: 2000 - 8000 m/s.

- Tỏa ra nhiều nhiệt: 15000C - 45000C, và hàng nghìn Kilôcalo.

- Tạo ra nhiều khí: 1 Kg Thuốc nổ sinh ra từ 600 đến 1000 lít khí.

- Phản ứng sinh ra lửa, tiếng nổ và sóng xung kích với áp xuất cao đến 200.000 Kg/cm2. Uy lực của thuốc nổ phát triển ra xung quanh, làm phá vỡ môi trường xung quanh, phạm vi uy lực nổ được chia thành: Phạm vi ép, phạm vi phá hoại và phạm vi chấn động.

b- Tác dụng của thuốc nổ.

- Thuốc có sức phá hoại lớn nên có thể sử dụng để tiêu diệt sinh lực địch, phá huỷ phương tiện chiến đấu, công sự vật cản của địch...

- Sử dụng thuốc nổ để phá đất, phá đá, làm công sự, khai thác gỗ...

c. Yêu cầu khi sử dụng thuốc nổ

- Phải căn cứ vào nhiệm vụ, cách đánh, tình hình địch, địa hình, thời tiết và lượng thuốc nổ hiện có để quyết định cách đánh cho phù hợp.

- Chuẩn bị chu đáo, bảo đảm nổ.

- Đánh đúng mục tiêu, đúng khối lượng, đúng lúc, đúng điểm đặt.

- Dũng cảm, bình tĩnh, hiệp đồng chặt chẽ với xung lực, hoả lực.

- Bảo đảm an toàn.

2. Một số loại thuốc nổ thường dùng

a- Thuốc nhạy nổ (thuốc gây nổ ).

Có đặc tính cơ bản là rất nhạy nổ với tác động bên ngoài. Khi nổ dù một lượng rất nhỏ, nếu trực tiếp tiếp xúc với các loại thuốc nổ khác, nó sẽ gây nổ thuốc nổ khác; loại thuốc này dễ hút ẩm, khi bị ẩm sức gây nổ kém và nó tác dụng mạnh với Axít ( nhất là A xít đặc ) tạo ra phản ứng nổ.

Thuốc nhạy nổ bao gồm:

- Phuyminát thuỷ ngân (sét thuỷ ngân): Hg(OCN)2

+ Nhận dạng: Tinh thể màu trắng hoặc xám tro, khó tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước sôi.

+ Tính năng: • Rất nhạy nổ, dễ bắt lửa, khi bắt lửa nổ ngay; ở 1600C - 1700C tự nổ, tốc độ nổ 5040 m/s; nhiệt độ khi nổ 4227oC; nhiệt lượng nổ 415 kcal/kg.

• Tiếp xúc với nhôm sẽ ăn nát nhôm;

• Dễ hút ẩm, khi bị ẩm sức gây nổ kém, hoặc không nổ (nếu sấy khô có thể nổ)

• Tỷ trọng: 3,3 - 4 g/cm3

+ Công dụng: Nhồi trong kíp, hạt lửa của các loại đầu nổ bom đạn, mìn.

- Azôtua chì: Pb (N3)2

+ Nhận dạng: Màu trắng, hạt nhỏ khó tan trong nước.

+ Tính năng:•Va đập, cọ xát kém nhạy nổ hơn Phuyminát thuỷ ngân, nhưng sức gây nổ mạnh hơn Phuyminát thuỷ ngân.

• Đốt khó cháy, tự cháy và nổ ở nhiệt độ 3100 C, tốc độ nổ 5100 m/s; nhiệt độ khi nổ 4027oC; nhiệt lượng nổ 390 kcal/kg.

• Ít hút ẩm hơn Phuyminát thuỷ ngân, tác dụng với đồng và hợp kim của đồng, do vậy thuốc nổ được nhồi trong kíp có vỏ bằng nhôm.

+ Công dụng: Nhồi trong kíp, hạt lửa của các loại đầu nổ bom đạn, mìn.

b. Thuốc nổ mạnh.

- Thuốc nổ Pentrit C(CH2ONO2)4

+ Nhận dạng: Tinh thể màu trắng, không tan trong nước.

+ Tính năng: • Nhạy nổ với va đập, cọ xát đạn súng trường bắn xuyên qua nổ.

• Không hút ẩm, không tác dụng với kim loại.

• Tự cháy ở nhiệt độ 140 - 142oC cháy tập trung trên 1kg có thể nổ.

• Tốc độ nổ: 8300 - 8400 m/s; nhiệt độ khi nổ 4327oC; nhiệt lượng nổ 1385 kcal/kg.

+ Công dụng: Làm thuốc nổ mồi để gây nổ các loại thuốc nổ khác; nhồi vào trong kíp để tăng sắc gây nổ; trộn với thuốc nổ TNT để làm dây nổ hoặc nhồi trong bom, đạn.

- Thuốc nổ Hêxôgen C3H6O6N6

+ Nhận dạng: Tinh thể màu trắng, không mùi vị, không tan trong nước, khi thuần húa cú màu hồng nhạt.

+ Tính năng: • Không tác dụng với kim loại, đạn súng trường bắn xuyên qua có thể nổ

• Khi đốt cháy mạnh, lửa màu trắng, cháy tập trung > 1kg chuyển thành nổ,

Tự chảy ở nhiệt độ 201-203oC, cháy ở nhiệt độ 230oC.

• Tốc độ nổ: 8100 m/s; nhiệt độ khi nổ 4127oC; nhiệt lượng nổ 1320 kcal/kg.

• Hêxôgen khó ép do vậy thường trộn với pharapin để ép đồng thời giảm độ nhạy nổ khi va đập, thuận tiện cho nhồi vào bom đạn.

+ Công dụng: Giống thuốc Pentrit

c. Thuốc nổ vừa.

- Thuốc nổ Tôlit (TNT- Tri-ni-trô-Tô-lu- en).

Công thức hoá học : C6H2(NO2)3CH3

+ Nhận dạng: Thuốc nổ Tôlít (TNT) có dạng tinh thể cứng, màu vàng nhạt, để ngoài ánh sáng chuyển sang màu nâu nhạt, có vị đắng, khi đốt khói đen (khói độc), lửa đỏ, mùi nhựa thông.

+ Tính năng: • An toàn khi va đập, cọ xát, đạn súng trường bắn xuyên qua không nổ, gây nổ từ kíp số 6 trở lên ( nếu thuốc đúc khi gây nổ phải có thuốc nổ mồi).

• Không hút ẩm (trừ thuốc bột), không tan trong nước nhưng tan trong một số dung môi hữu cơ như: Cồn, Este, Benzen, Acêtôn...

• Không tác dụng với kim loại, tác dụng với Bazơ tạo thành chất nhạy nổ.

• Đốt khó cháy, ở 810C thì nóng chảy, 3100C thì cháy, cháy ở chỗ kín với khối lượng lớn có thể nổ.

• Tốc độ nổ: 4700 - 7000 m/s; nhiệt độ khi nổ 3473oC; nhiệt lượng nổ 1100 kcal/kg.

• Tỷ trọng: 1,56 -1,62 g/cm2

+ Công dụng: Thuốc được ép thành bánh 75g, 200g, 400g để cấu trúc các loại lượng nổ; nhồi trong bom đạn, mìn; trộn với thuốc nổ mạnh làm dây nổ.

- Thuốc nổ C4.

Là loại thuốc hỗn hợp gồm : 80% Hêxôgen và 20% Xăngcrếp (là chất kết dính, màu trắng đục).

+ Nhận dạng: Màu trắng đục, dẻo, mùi hắc, vị nhạt.

+ Tính năng: • Độ nhạy nổ va đập thấp hơn TNT, đạn súng trường bắn xuyên qua không nổ, gây nổ từ kíp số 6 trở lên, có thể nhào nặn theo mọi hình thu cho phù hợp với vật thể định phá.

• Thuốc nổ C4 không tan trong nước, nhưng ngâm lâu bị ngấm nước, không tác dụng với kim loại.

• Đốt khó cháy, ở 190o thì cháy, 201o thì nổ, khi cháy không có khói, cháy với khối lượng 50 kg có thể nổ.

• Tốc độ nổ: 7380 m/s

+ Công dụng: Dùng để cấu trúc các loại lượng nổ theo hình dáng khác nhau phù hợp với đặc điểm chỗ đặt khi phá vật thể, dùng làm lượng nổ lõm.

d. Thuốc nổ yếu Nitrat amôn.

Nitrat amôn là tên gọi chung của loại thuốc nổ có thành phần chính là nitrat amôn trộn với phụ gia và chất cháy khác.

+ Nhận dạng: Tinh thể màu trắng, hạt màu vàng khói không độc.

+ Tính năng: • An toàn khi va đập, cọ xát. Khi châm lửa đốt thì cháy, khi rút lửa ra thì tắt;

• Ở nhiệt độ 169oC thì chảy và bị phân tích.

• Dễ hút ẩm, khi bị ẩm vón hòn, tác dụng mạnh với axit, khó gây nổ, khi gây nổ phải có thuốc nổ mồi.

+ Công dụng: Thường gói thành thỏi dài, khối lượng mỗi thỏi 100 -200 g dùng trong phá đất, đào đường hầm...

3. Phương tiện gây nổ.

a. Kíp

- Công dụng - Tính năng:

+ Dùng để gây nổ thuốc nổ hoặc dây nổ.

+ Kíp rất nhạy nổ nếu bị va đập, cọ xát, vật nặng đè lên; khêu chọc vào mắt ngỗng (thuốc gây nổ), tăng nhiệt độ đột ngột, tia lửa nhỏ phụt vào đều làm kíp nổ.

- Phân loại kíp:

+ Căn cứ vào cách gậy nổ kíp được chia thành 2 loại: Kíp thường và kíp điện

+ Căn cứ vào cấu tạo vật liệu vỏ kíp có 3 loại: Kíp đồng, kíp nhôm, kíp giấy

+ Căn cứ vào kích thước và khối lượng thuốc nổ bên trong có: Kíp số 1 đến kíp số 10 ( cỡ số càng to khối lượng thuốc càng lớn), thực tế thường dùng kíp số 6,8,10.

- Cấu tạo kíp:

• Kíp thường: Vỏ kíp làm bằng đồng bằng nhôm hoặc bằng giấy, dưới đáy lõm để tăng sức gây nổ. Bên trong có thuốc nổ mạnh, trên thuốc nổ mạnh là thuốc gây nổ, lớp phòng ẩm và bát kim loại giữ thuốc gây nổ, giữa bát kim loại có lỗ gọi là mắt ngỗng, phần trên rỗng để lắp dây cháy chậm hoặc dây nổ.

(Loại vỏ đồng thuốc gây nổ là Fuyminat Thủy ngân, loại vỏ nhôm thuốc gây nổ là Azôtua chì )

Nguyên lý hoạt động: Khi dây cháy chậm cháy hết phụt lửa vào mắt ngỗng làm cho thuốc cháy bên trong cháy gây nổ kíp.

• Kíp điện:

Cấu tạo phần dưới giống kíp thường, chỉ khác phần trên có dây tóc (như dây bóng đèn 2,5V), quanh dây tóc có thuốc cháy, hai đầu dây tóc nối với 2 dây cuống kíp qua miếng nhựa cách điện.

Để gây nổ được kíp điện cần có một số phương tiện khác như: nguồn điện ( pin, ắc quy hoặc máy gây nổ), dây dẫn điện, ôm kế để kiểm tra kíp.

Nguyên lý hoạt động: Khi có dòng điện chạy qua, dây tóc nóng đỏ làm cháy thuốc phát lửa, lửa phụt vào mắt ngỗng gây nổ kíp.

b. Dây cháy chậm

- Công dụng - Tính năng:

+ Dùng để dẫn lửa vào kíp, gây nổ kíp. Bảo đảm an toàn cho người gây nổ, bí mật không phát ra ánh sáng, có khoảng thời gian về vị trí ẩn nấp, ra khỏi bán kính nguy hiểm của lượng nổ.

+ Tốc độ cháy trong không khí trung bình là 1 cm/s, nếu cháy dưới nước thì nhanh hơn.

+ Dễ bắt lửa, khi bắt lửa cháy mạnh; dễ hút ẩm, khi bị ẩm tốc độ cháy thay đổi, cháy ngắt quãng hoặc không cháy

- Cấu tạo:

Vỏ bọc gồm nhiều sợi dây cuốn, bên ngoài quét nhựa đường, bên trong vỏ là lớp giấy, sợi tim và thuốc đen. Đường kính của dây: 4,5 mm  6 mm. Chiều dài cuộn: 10 m ± 0,15 m. Có loại vỏ bằng nhựa dùng ở dưới nước hoặc nới có độ ẩm cao.

- Nguyên lý cháy: Khi nụ xoè phát lửa, đầu giây cháy chậm bắt lửa và cháy lõi thuốc đen với tốc độ cháy 1cm/s. Khi dây cháy hết phụt lửa vào kíp, gây nổ kíp.

c. Nụ xòe

- Công dụng - Tính năng:

Dùng để phát lửa đốt dây cháy chậm hoặc gây nổ trực tiếp kíp thường.

Nụ xoè phát nửa rất nhạy nhưng dễ hút ẩm.

- Cấu tạo:

Có thể làm bằng giấy, nhựa hoặc làm bằng đồng

- Nguyên lý phát lửa:

Khi giật dây giật, dây kim loại xắn cọ sát vào thuốc phát lửa, thuốc phát lửa cháy, đốt cháy dây cháy chậm hoặc trực tiếp gây nổ kíp.

d- Dây nổ

- Công dụng- tính năng:

+ Dây truyền nổ dùng để truyền nổ cùng một lúc nhiều lượng nổ ngoài ra còn dùng dây nổ để phá một số mục tiêu nhỏ như đào hố, cắt cây, phá bãi mìn.

+ Va đập, cọ xát an toàn, đạn súng trường bắn xuyên qua không nổ. Tốc độ nổ: 6500 m/s. Đốt cháy tập trung trên 1 kg có thể nổ.

- Cấu tạo:

+ Vỏ bằng nhựa ni lông hoặc vải cuốn chặt, quét một lớp nhựa phòng ẩm, (thường vỏ có màu đỏ), trong chứa thuốc nổ mạnh trộn lẫn với thuốc gây nổ.

+ Đường kính của dây: 5,5 mm  6 mm, lõi dây có màu trắng hoặc hồng nhạt. Chiều dài mỗi cuộn: 50 m.

4. Quy tắc kiểm tra, giữ gìn, vận chuyển

a. Kiểm tra:

Các loại thuốc nổ và khí tài gây nổ đều phải được định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng để có biện pháp phân loại, bảo quản và sử dụng hiệu quả.

Biện pháp kiểm tra:

- Nhìn giấy bọc ngoài xem có bị sờn rách không

- Nhìn màu sắc của thuốc, hình dạng bên ngoài của phương tiện gây nổ xem có thay đổi không. Nếu có thay đổi sử dụng sẽ không an toàn, phải huỷ.

- Dùng lửa đốt một đoạn dây cháy chậm để kiểm tra khói, lửa, tốc độ cháy.

- Kiểm trâ khối lượng nếu khác với khối lượng quy định là thuốc đã bị ẩm, hoặc bị biến chất.

b. Giữ gìn:

- Thuốc nổ và phương tiện gây nổ phải để nơi khô ráo, thoáng khí, tránh ánh nắng trực ttiếp chiếu vào.

- Các loại thuốc nổ không được để lẫn với nhau. Không để chung thuốc nổ với kíp, nụ xoè. Không để thuốc nổ với Axit, sơn, dầu, mỡ

- Không được bóc giấy phòng ẩm khi chưa dùng thuốc nổ và phương tiện gây nổ

c. Vận chuyển:

- Thuốc nổ và kíp phải vận chuyển riêng, không để một người hoặc một phương tiện mang cùng một lúc, không để chung thuốc nổ với các loại hàng hóa, khí tài khác.

- Khi vận chuyển cấm để kíp vào túi quần, túi áo.

- Vận chuyển nhẹ nhàng, chằng buộc chắc chắn, không quăng quật va đập.

- Xe vận chuyển thuốc nổ không dừng lại ở các công trình quan trọng, phố xá hoặc nơi đông người.

II- ỨNG DỤNG THUỐC NỔ TRONG CHIẾN ĐẤU.

Trong chiến đấu, ngoài việc sử dụng thuốc nổ nhồi vào trong các loại bom, mìn, lựu đạn,... còn sử dụng thuốc nổ gói thành các lượng nổ khối, lượng nổ dài, thủ pháo,... dùng uy lực của thuốc nổ khi nổ để sát thương sinh lực, phá huỷ các phương tiện chiến tranh của địch.

1- Lượng nổ khối.

Là loại lượng nổ có tác dụng phá hoại lớn, uy lực tập trung. Thường dùng để tiêu diệt sinh lực địch tập trung, phá hoại các mục tiêu kiến trúc như: hầm ngầm, kho tàng, ụ súng, lô cốt, cầu cống, đường sá và các phương tiện chiến tranh (xe tăng, xe bọc thép, máy bay, pháo cối, ô tô, tàu xuồng,...)

Khi gói lượng nổ khối tốt nhất gói khối lập phương hoặc khối hộp chữ nhật, nhưng cạnh lớn nhất không quá 3 lần cạnh nhỏ nhất.

2- Lượng nổ dài.

Là loại lượng nổ có tác dụng phá hoại lớn, khi nổ uy lực thuốc nổ phát triển nhanh theo chiều dài nhưng ít ở 2 đầu lượng nổ thường dùng để phá các loại vật cản như: hàng rào dây thép gai, tường, bãi mì,... của địch để mở đường cho bộ đội ta xung phong tiêu diệt địch trong trận địa của chúng. Khi cần thiết có thể dùng để dánh phá các loại mục tiêu khác.

3- Thủ pháo.

Là lượng nổ khối có khối lượng nhỏ (từ 400 g- 1000g). Trang bị phổ biến cho từng người có thể đặt, ném, tung, lăng diệt địch tập trung trong và ngoài công sự, trong nnhà trong hầm ngầm và phá huỷ một số loại phương tiện chiến tranh của địch.

III- ỨNG DỤNG THUỐC NỔ TRONG SẢN XUẤT.

Trong lĩnh vực kinh tế dùng thuốc nổ kết hợp với sức ng¬ời và xe máy để phá đất đá đạt năng xuất cao, rút ngắn thời gian, hạ giá thành. Nh¬ng dùng thuốc nổ phải đúng lúc, đúng kỹ thuật, nếu không sẽ tốn kém gây nguy hiểm tại nạn lao động

1. Phá đất

- L¬ượng nổ dùng để phá đát có nhiều loại. Căn cứ vào hiện t¬ợng nổ và kết quar nổ phân thành các loại l¬ợng nổ sau: L¬ợng nổ bắn tung; l¬ợng nổ phá om; l¬ợng nổ nén ép.

2. Phá đá.

- Phá ốp: Th¬ờng tốn thuốc nổ chỉ vận dụng khi thời gian ngắn, không có dụng cụ khoan, đục lỗ nhồi thuốc nổ (khi phá d¬ới n¬ớc phảI gói l¬ợng nổ sao cho phòng ẩm tốt và gây nổ bằng kíp điện, nếu gây nổ bằng kíp th¬ờng phải tính toán chiều dài dây cháy chậm đảm bảo đủ chiều dài cho ng¬ời gây nổ bơI và bờ hoặc lên thuyền an toàn.

- Phá tung, phá om: Dùng choòng, búa máy khoan thành lỗ cắt ngang hoặc cắt chéo các thớ đá, nhồi, lèn thuốc nổ và chèn đất chắc chắn đầy lỗ sau đó tiến hành gây nổ.

3. Phá các vật thể khác.

- Phá gỗ tròn, gỗ vuông, chữ nhật và phá cây.

- Phá thép tấm, thép ống, thép tròn, đay cáp.

- Phá các vật kiến trúc

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro