ứng xử trong giao tiếp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

10 “bí quyết” trong giao tiếp

Trong cuộc sống, mối quan hệ giữa người với người rất phức tạp và khó giải quyết. Chúng ta nên ứng xử ra sao để mối quan hệ với bạn bè đồng nghiệp và cấp trên luôn được bền vững, hài hòa?

Ấn tượng ban đầu

Ấn tượng trong lần gặp gỡ đầu tiên có ý nghĩa quan trọng, đôi khi quyết định sự thành công của công việc. Vì vậy để đối phương có ấn tượng sâu sắc về bạn trong một thời gian ngắn thì mỗi hành vi ứng xử của bạn là rất quan trọng, nên chú ý trau dồi năng lực bản thân và hình thành cho mình những thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày.

Trang phục sáng sủa

Biết cách phối hợp và sử dụng trang phục trong từng hoàn cảnh môi trường khác nhau giúp bạn nâng cao ấn tượng của mình với mọi người, cho thấy bạn là người có thể xử lí mọi công việc trong nhiều tình huống khác nhau.

Biết uống rượu

Rượu là công cụ quan trọng trong giao tiếp xã hội và công việc, nếu bạn không biết uống rượu đôi khi sẽ dẫn đến sự ứng xử không tốt khi giao tiếp. Biết uống rượu không có nghĩa là uống nhiều; uống một lượng thích hợp để tạo quan hệ; uống rượu hợp lí không những có ích trong quan hệ công việc mà còn có lợi cho sức khỏe.

Linh hoạt năng nổ

Người năng nổ có sở thích rộng rãi, có thể tiếp xúc với nhiều người và làm được nhiều việc khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu về những điều mà họ thường xuyên tiếp xúc nhưng không cần thiết phải tinh thông. Nếu một khách hành nói chuyện với bạn về một lĩnh vực bạn không thích hoặc không mấy quan tâm nhưng bạn vẫn có một sự hiểu biết nhất định và khiến khách hàng hài lòng.

Kết bạn

Nên có những mối quan hệ giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau, nhưng mức độ tình cảm với từng đối tượng cần phụ thuộc vào sự cân bằng của chính bạn. Chỉ cần bạn không từ chối kết bạn với người khác thì chắc chắn bạn là người có quan hệ vô cùng rỗng rãi.

Giữ chữ tín

Đây là điểm vô cùng quan trọng trong cách giữ gìn những mối quan hệ. Một người biết giữ chữ tín sẽ được người khác coi trọng và tin tưởng. Khi đã hứa hoặc nhận lời một việc gì, dù bản thân không làm đươc nhưng bạn vẫn cố gắng hoàn thành nó. Chỉ cần bạn tự hỏi có nên làm hay không, đừng nên tự hỏi có thể làm hay không, bởi trên đời này không có việc gì là không thể xảy ra.

Khéo léo

Sự khéo léo ở đây là chỉ trước mặt đồng nghiệp hãy tán thành quyết định của sếp, nhưng khi tiếp xúc với mình sếp cần nói rõ ưu khuyết điểm của quyết định để sếp biết rằng bạn là người có trách nhiệm mà vẫn kính trọng sếp. Điều đó của nghĩa là bạn đã dành 70% khéo nịnh sếp và 30% cho lời khuyên trung thành.

Khen chê thích hợp

Không ai yêu quý người thích nói khoác bởi họ không biết khi nào thật, khi nào giả dối. Có thể nói quá đôi chút thành tích của mình nhưng không nên quá đà bởi sẽ gây ra sự hoài nghi về năng lực của bạn. Khi nói chuyện với người khác, khen người một cách hợp lí cũng chính là khen bản thân mình. Khi giao tiếp, biết cách khen chê hợp lí cũng là một nghệ thuật ứng xử.

Nỗ lực

Luôn tự nhủ bản thân phải nỗ lực cố gắng, chăm chỉ làm việc năng cao năng lực bản thân.

Nhẫn nại

Nếu bạn không có đức tính này thì 9 điều trước đây dù bạn tốt thế nào cũng trở nên vô nghĩa.

10 phút để giao tiếp tự tin

Chỉ cần 10 phút với những hướng dẫn sau đây của tờ Telegraph bạn sẽ biết cách giao tiếp hiệu quả.

Ngôn ngữ của cơ thể bạn cũng quan trọng như giọng nói vậy. Cách nào để bạn thật sự khác biệt, không chỉ phun lời.

Tạo được ấn tượng, sự tự tin bạn cần phải đứng hoặc ngồi chắc chắn, không lắc lư hay bồn chồn. Đầu ở tư thế tự nhiên, lưng thẳng và thậm chí có thể hơi ngả về phía trước một chút và dù có nói chuyện với bất kì ai, bạn phải chắc rằng mình đang nói gì.

Sử dụng đôi tay

Các chính trị gia thấu hiểu rằng, cách họ sử dụng đôi tay cũng quan trọng như những gì họ nói.

David Cameron đã nghiên cứu phong cách nhấn mạnh của cựu Thủ tướng Anh Tony Blair cho thấy, mỗi khi ông đặt tay kia nằm gọn trong lòng bàn tay còn lại có nghĩa ông đang kết thúc một vấn đề. Ngược lại, Gordon Brown mắt nhìn xa xăm và thường tìm vị trí đặt tay mỗi khi ông ta đang nói.

Liên hệ bằng mắt

Mắt là một công cụ hữu hiệu để trao đổi. Liên hệ bằng mắt sẽ tạo một mối tin cậy chắc chắn. Thiếu cách giao tiếp này bạn sẽ khó truyền tải thông điệp.

Thuyết trình trước đám đông, chỉ cần bạn đưa ánh mắt chắc chắn nhìn vào từng gương mặt lần lượt, bạn sẽ gây được sự chú ý. Đảm bảo rằng bạn không nhìn chằm chằm vào người đối diện - chỉ trừ khi bạn muốn... dọa họ.

Bạn có gặp khó khăn khi biểu đạt chính mình?

Để thuyết phục một ai đó trong lần tới, bạn nên cân nhắc rõ ràng ấn tượng mình tạo ra khi nói. Ánh mắt bạn có đảo liên hồi không? Có lẽ bạn đã khoanh chân hoặc vẫn còn băn khoăn về bộ quần áo đang mặc?

Thường thường đa phần chúng ta thấy lo lắng khi phải diễn thuyết và khi đó ngôn ngữ cơ thể của chúng ta cũng... lộn tùng phèo. Còn nhiều thứ rối tung sẽ xảy ra nếu chúng ta nói năng không thuyết phục.

Tập trung vào người nghe và tưởng tượng ra bạn đang sẵn sàng đưa ra ý tưởng đến với họ. Khi đó bạn sẽ nhanh chóng nhận ra mình nói rất... trơn tru. Thậm chí cả khi họ không đồng ý với những gì bạn đang nói, họ cũng biết chắc bạn đang nói gì, về quan điểm nào. Tất nhiên, đừng nói những điều lăng nhăng nhé.

Cách nói chuyện bộc lộ cá tính

Trong khi hầu chuyện nếu chúng ta nhận thấy người đối thoại hiểu chúng ta rất nhanh, đó là do những chu kỳ tâm lý ở họ hoạt động rất mạnh. Và điểm này chứng chỉ văn hóa của họ khá cao, guồng máy trí thức của họ thường đặng vận dụng. Cũng có thể đoán: óc phán đoán họ rất tinh xác bởi họ ước lượng rất nhanh.

Khi chúng ta trình bày một vấn đề nào với người nào mà họ biết nhận định ngay vấn đề, rồi kết luận một cách đích xác, ta có thể đoán: họ có nhiều óc phán đoán.

Trái lại khi chúng ta nêu ra vấn đề cho người giàu óc tưởng tượng là họ thường tán rộng thêm, bước sang nhiều vấn đề khác lắm khi không ăn chịu với vấn đề chính. Nếu họ lại vừa có nhiều cảm xúc tính, họ có thể đi đến ảo tưởng. Còn nếu đồng thời họ lại bị kích thích nên nói rất hăng, nói huyên thuyên (vì quá nhiều hoạt động tính) điềm ấy chứng chỉ một đầu óc lộn xộn, vô tổ chức, thiếu phương pháp.

Người lĩnh hội chậm không hẳn là người kém óc phán đoán. Một trí khôn chậm lụt, lâu hiểu thường là do sức khỏe không dồi dào (toàn thân cảm giác không tốt) nên các chu kỳ tâm lý diễn ra rất chậm. Một người đi đến kết luận chậm nhưng biết kết luận chính xác vẫn là người biết phán đoán.

Nhưng cũng nên đề phòng chính mình. Lắm khi chúng ta đinh ninh rằng những ý kiến hoặc những vấn đề chúng ta nêu ra là hay là đúng mà người đối thoại với chúng ta lại không đồng ý. Ở trường hợp này không nên vội cho rằng người ấy thiếu phán đoán, rất có thể chính chúng ta sai lầm. Điều đáng cho chúng ta quan tâm không phải là việc họ có đồng quan điểm với chúng ta chăng mà phải xét xem cách lĩnh hội của họ, lẽ đương nhiên trước đó chúng ta phải biết trình bày vấn đề một cách minh bạch, đầy đủ.

Như chúng ta đã thấy, một cuộc đàm luận về công việc làm ăn là một cuộc tranh đấu giữa hai óc phán đoán. Nếu chúng ta phán đoán kém tất nhiên chúng ta sẽ nhận định sai làm về người đối thoại.

Người có óc phương pháp biết trình bày vấn đề cách rõ ràng, có lớp lang nhưng có vẻ máy móc, khô khan. Trong bài trần thuyết của họ có ba phần: khai đề; phụ diễn; kết luận. Nó rõ rệt, minh bạch nhưng cộc lốc, khô khan.

Trong khi trần thuật người có óc tinh nhệu trái lại biết đưa ra nhiều khía cạnh, những nét xuất sắc của vấn đề và cũng biết gia vị thêm chút thi vị hay trào lộng, hoặc đệm thêm chút màu sắc. Người có tinh nhệu đáng cho chúng ta “ngán” hơn người có óc kỹ hà là ở điểm đó. Họ có thể thâu phục chúng ta chỉ vì những tư tưởng, những ý kiến họ đưa ra gói ghém cách khéo léo, rất quyến rõ tuy rằng chưa ắt chính xác.

Người biết suy nghĩ không bao giờ thâu nhận một ý kiến mà không khảo xét lại. Luôn luôn họ biết nhận xét vấn đề ấy dưới mọi phương diện cho đến khi họ không còn tìm ra lý lẽ để chống đối. Lúc bấy giờ họ mới chịu thâu nhận. Nếu óc phán đoán họ chắc chắn họ có thể kết luận nhanh chóng.

Người nhút nhát ít khi dám quyết định ngay mặc dù không có lý do chính đáng họ vẫn dời lại mãi cái giờ phút quyết định, như thế là bởi óc phán đoán của họ không tinh xác hoặc giả họ có tính nhút nhát (kém hoạt động tính nhưng nhiều cảm xúc tính).

Một người tuy trong thâm tâm đã quyết từ chối điều gì đó nhưng vẫn ưỡm ờ không dám nói thẳng ra là người giả dối hoặc nhút nhát.

Người thành thật dù không tìm ra lý lẽ để từ khước vẫn nói thằng ý định của họ.

Người nhiều hoạt động và đa cảm xúc khi vớ đặng một ý kiến hoặc tư tưởng nào đó là họ vồ chụp lấy ngay một cách tin tưởng và nồng nhiệt dù họ chưa kịp suy nghĩ. Tuy nhiên, dù họ có quả quyết như thế nào chúng ta cũng đừng vội tin rằng họ đã chấp thuận tư tưởng ấy một cách vĩnh viễn.

Nhưng nếu người ấy có một óc phán đoán thượng đẳng rất có thể họ đã nhận định tất cả vấn đề. Vì thỉnh thoảng người ta cũng gặp một vài đầu óc siêu đẳng, có óc tổng hợp, óc tưởng tượng rất dồi dào lại có đủ hoạt động tính và cảm xúc tính. Những đầu óc ấy nhờ biết phán đoán tinh xác nên chỉ cần xét qua một lượt là có thể nhận định cách đúng đắn toàn khối vấn đề. Và rất có thể họ dám quyết định ngay. Song những bậc ưu tú ấy hiếm lắm.

Như chúng ta đã thấy, nếu biết áp dụng tâm lý học người ta có thể rút tỉa nhiều bài học khá hay trong những nhận xét nhỏ nhặt. Nếu để tách riêng ra những nhận xét ấy hình như không có giá trị là bao song nếu biết gom lại nó để nhận xét tổng quát nó có thể giúp chúng ta nhiều điều đáng biết về những người chúng ta cần biết.

Tóm lại khi muốn phán đoán về một người trước hết chúng ta phải xét xem những bẩm chất thiên nhiên của họ ở mực độ nào, nhiều hay ít. Song song theo đó chúng ta sẽ thử phác họa con người của họ, nhìn theo cá tính tập thành của họ mà vẽ lại.

Phối hợp hai phương diện quan sát ấy chúng ta sẽ có một nhận định tổng quát về cá tính của họ và do đó chúng ta sẽ biết cách ứng phó với họ khi cần.

Sự im lặng trong chiến lược giao tiếp

Tồn tại trong môi trường tự nhiên và môi trường xã hội hết sức phức tạp, chịu sự tác động hết sức mạnh mẽ của thế giới khách quan và thế giới chủ quan, con người là một thực thể sống có khả năng tư duy, có đời sống tâm lý muôn màu, muôn vẻ. Vì vậy nên ở con người nhu cầu giao tiếp luôn luôn nảy sinh và yêu cầu được đáp ứng. Bắt nguồn từ mối quan hệ cơ bản, là, nền tảng cho tồn tại xã hội – quan hệ giữa con người với con người, nhu cầu tiếp nhận và truyền đạt thông tin chịu ảnh hưởng của vô số những tác động về mặt vật chất lẫn tinh thần. Từ nhu cầu bức bối đó, với khả năng tư duy và khả năng ngôn ngữ của mình, con người thiết lập các thông điệp, tác động vào đối tượng cần giao tiếp, tạo ra quá trình tương tác theo chủ định, được sắp đặt một phần nào đó từ trong não. Lúc đó một cuộc thoại được hình thành.

Tuỳ thuộc vào mục đích, hoàn cảnh, chủ thể giao tiếp và số lượng các thành viên tham gia tương tác ngôn từ, cũng như tuỳ thuộc vào lượt lời tương tác, vào một số nguyên tắc hội thoại nhất định, mà một cuộc thoại có thể là song thoại, tam thoại hay đa thoại. Cho dù quá trình truyền đạt và tiếp nhận thông tin được thiết lập giữa hai, ba hay nhiều người, thì vấn đề “Làm thế nào để đạt được hiệu quả trong giao tiếp?” luôn luôn được các nhà ngữ dụng học quan tâm.

Khi một cuộc thoại được hình thành dưới bất kỳ một hình thức hay một đặc trưng nào thì mục đích hội thoại luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Làm sao để thoả mãn một cách triệt để nhu cầu của từng cá nhân? Một cuộc hội thoại được xem là hiệu quả phải đạt được những yêu cầu nào? Bài viết này nhằm trả lời cho câu hỏi ấy.

1.ĐÁP ỨNG ĐƯỢC MỤC ĐÍCH GIAO TIẾP CỦA TỪNG CÁ NHÂN (THU ĐƯỢC LỢI), HOẶC CỦA NGƯỜI MỞ THOẠI.

Qúa trình giao tiếp có thể có một số mục đích, chẳng hạn:

-A giao tiếp vì muốn nắm thôn tin X nào đó (mà chỉ có B nắm những thông tin này). B giao tiếp vì muốn thiết lập quan hệ hoặc duy trì, phát triển tình cảm… với A. B đồng ý cung cấp thông tin cho A, cuộc thoại được tổ chức. Kết thúc cuộc thoại, A biết được một cách chính xác về X cũng như những vấn đề liên quan đến X. B sau khi giúp A nắm được những thông tin mà A cần, đã thiết lập được một quan hệ tích cực với A, hoặc nâng quan hệ của họ lên một cấp độ mới. Lúc đó, A và B đều đạt được mục đích giao tiếp của mình. Trong trường hợp, sau khi kết thúc quá trình tương tác ngôn ngữ từ, B vẫn không thiết lập được quan hệ với A (nghĩa là A quá khó tính, A chỉ muốn lợi dụng B, A nghĩ việc B cung cấp thông tin cho AB…), thì mục đích giao tiếp của A vẫn được thoả mãn. là nghĩa vụ của

-A giao tiếp với B và C vì muốn xác định một thông tin nào đó có liên quan đến B hoặc C (hoặc B lẫn C), giữa B và C đang tồn tại một quan hệ nhất định. Vì muốn khẳng định, phủ nhận, tán thành, thừa nhận… những vấn đề có liên quan đến mình (hoặc cả hai), cũng như muốn thay đổi quan hệ giữa mình (hoặc cả hai) với A, B và C tham gia quá trình tương tác do A khởi xướng. Kết thúc cuộc thoại, A biết được một cách tường minh về thông tin mà AB và C nêu được những gì mà mình (hoặc cả hai) muốn trình bày. Thêm vào đó, quan hệ giữa A với B và C đã thay đổi. Cả ba người đạt được mục đích giao tiếp của mình. quan tâm.

Mục đích giao tiếp của từng cá nhân cũng “muôn hình vạn trạng” như chính bản chất của con người và cuộc sống. Giao tiếp có thể là để nắm thông tin một cách chính xác, để thuyết phục được bạn thoại về một nhận định hay một đánh giá nào đó, cũng có thể là để bộc lộ cảm xúc, tâm tư, tình cảm của mình hoặc của một cá nhân mà chủ thể giao tiếp quan tâm, để thiết lập quan hệ nhất định với đối tác mà mình giao tiếp…

2. THIẾT LẬP HOẶC BẢO LƯU HOẶC PHÁT TRIỂN ĐƯỢC MỐI QUAN HỆ TÍCH CỰC (HOẶC TIÊU CỰC – THEO CHỦ ĐỊNH CỦA CÁC CHỦ THỂ GIAO TIẾP) GIỮA CÁC THÀNH VIÊN HỘI THOẠI.

Hiệu quả này đôi khi không được xác định một cách cụ thể. Bởi nó được tồn tại một cách ngầm ẩn giữa các thành viên hội thoại và thiên về mặt tình cảm cá nhân. Mỗi cá thể tham gia tương tác ngôn từ, tuỳ vào kinh nghiệm sống, trình độ văn hoá, khả năng diễn đạt về mặt ngôn ngữ, địa vị trong gia đình xã hội, và cả cái quan hệ hay cái thái độ ban đầu làm nền tảng cho quá trình giao tiếp… mà có thể đạt được ở mức độ nào hiệu quả đó.

Trong chiến lược giao tiếp, có nhiều cách để đạt được một số yêu cầu đề ra. Người ta có thể lập luận, đưa ra những lý lẽ để thuyết phục đối phương, hoặc dùng những hành vi ngôn ngữ gián tiếp để tránh phương hại đến thể diện của bản thân mình hay của người đối thoại. Người tham gia cuộc thoại phải biết lắng nghe để kịp thời điều chỉnh phát ngôn và cách xưng hô, cách diễn đạt sao cho phù hợp, hoặ tuân thủ một cách tuyệt đối nguyên tắc tự hạ mình, đề cao tâng bốc bạn thoại những lúc cần thiết. Cũng có khi họ phải giả vờ lắng nghe, giả vờ quan tâm đến cuộc thoại vì đề tài, nội dung không gây thích thú, bạn thoại không gây thiện cảm… Nhưng có lẽ, dùng sự im lặng như một cách trả lời ngầm ẩn là phương thức khôn khéo nhất mà người tham gia cuộc thoại có thể vận dụng.

Lẽ dĩ nhiên, sự im lặng với tư cách là một bản thông điệp không lời không thoả mãn hoàn toàn mục đích giao tiếp của các bên. Song khách quan mà nói, nó giúp người dùng chiến lược im lặng:

a.Không chịu trách nhiệm về một nội dung tường minh

Trong giao tiếp, cho dù các thành viên hội thoại tham gia tương tác với bất kỳ mục đích gì, họ đều bị bắt buộc phải chịu trách nhiệm nội dung các thông tin mà họ nêu ra (ngoại trừ trường hợp cố tình giấu giếm hay chủ tâm nói dối). Với trách nhiệm nặng nề đó, họ không thể không tính đến khả năng quan hệ của họ với bạn thoại sẽ chuyển hướng từ tích cực sang tiêu cực. Nếu:

-Nội ddung thông tin gây bất lợi cho chính họ hoặc cho bạn thoại (đề cập đến nỗi đau, nỗi buồn cá nhân có thể khiến người cùng hội thoại xúc động, bất ngờ, sợ sệt; đến một bí mật nào đó cần được giữ kín, hay gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, thể diện của chủ thể giao tiếp, của các cá nhân liên quan, làm thiệt hại đến tài sản, tình cảm của thành viên hội thoại…)

-Nội dung thông tin gây hiểu nhầm về một vấn đề mà họ cùng quan tâm.

Việc đánh giá thông tin nào là bất lợi, thông tin nào có thể gây hiểu nhầm, theo nhận thức của chủ thể giao tiếp là cả một quá trình. Qúa trình đó có cơ sở ban đầu là những hiểu biết lẫn nhau giữa các cá nhân tham gia hội thoại, sẽ chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Nó được thể hiện cụ thể thông qua sự lựa chọn một hành vi đáp lời tương thích. Sự im lặng, một cách trả lời không rõ ràng, một cách hồi đáp không cụ thể là kết quả của sự lựa chọn giúp chủ thể giao tiếp không chịu trách nhiệm về bất kỳ một sự đáp lời nào mình. Lúc đó, họ có điều kiện để tương tác ngôn từ một cách thuận lợi hơn, trong phạm vi đề tài mới.

b. Không vi phạm nguyên tắc cộng tác hội thoại Một lời nói thường hàm ẩn sự trao lời (allocution), sự trao đáp (interlocution) và sự tương tác (interaction). Sự im lặng khi được sử dụng như một thông điệp cũng chứa đựng những chức năng đó. Chủ thể im lặng đã thay một lời nói bằng một lời nói không phát âm không chỉ thoả yêu cầu có sự luân phiên lượt nói (tạo ra sự phản hồi sau khi thông điệp được truyền đi) và yêu cầu có sự luân phiên lượt nói (tạo ra sự phản hồi sau khi thông điệp được truyền đi) và yêu cầu có sự liên kết hội thoại (mạch chủ đề hay mạch nội dung được duy trì thông qua “sự ăn nhập” giữa các bức thông điệp) mà còn thoả yêu cầu tuân theo nguyên tắc cộng tác hội thoại (tham gia đóng góp vào cuộc thoại). Việc tham gia đóng góp vào cuộc thoại theo phương thức này có thể không cụ thể, nhưng, đã giúp cuộc thoại tiếp diễn hoặc kết thúc, trong sự chấp nhận ở một chừng mực nào đó, của các bên giao tiếp.

c. Cân bằng được trạng thái giao tiếp.

Trong một cuộc thoại, trạng thái giao tiếp ổn định hay bị biến chuyển, sau mỗi đợt tương tác lời nói xảy ra. Khi hiện tượng thay đổi trạng thái giao tiếp xảy ra, mục đích và kết quả hội thoại sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, để hạn chế sự thay đổi trạng thái, chủ thể giao tiếp có thể áp dụng phương án im lặng.

Đối với cuộc thoại mà trước khi sự im lặng được thiết lập chưa có bất kỳ sự thay đổi trạng thái nào xảy ra, thì sự thiếu vắng lời nói được biểu hiện như một phương tiện, để tránh “mở ra” những kết quả giao tiếp khác với mục đích giao tiếp được xác lập từ lúc đầu. Đối với cuộc thoại đã xảy ra ít nhất là một lần thay đổi trạng thái tương tác, thì sự im lặng là phương tiện để lưu giữ trạng thái đã “mở ra” (trạng thái tương tác đã bị thay đổi); đồng thời kìm nén lại, không cho xuất hiện trạng thái tương tác khác (theo hướng xấu hơn hoặc tốt hơn so với chủ đích và dự đoán của chủ giao tiếp).

Như vậy, tác dụng của sự im lặng đã được “qui tắc hoá” – Đó là im sự lặng cho phép chủ thể giao tiếp vượt qua (không bị lâm vào) trạng thái tương tác bất lợi (S1), để có thể an toàn hơn, trong trạng thái tương tác đã bình ổn trở lại (S2) (khi quá trình tương tác nảy sinh biến cố).

Chẳng hạn:

-A lăng nhục (mắng chưởi, chỉ trích, tố cáo, phỉ báng, biêu riếu…) B - trạng thái tương tác S1. B im lặng thay vì có thể phản ứng bằng những hành vi xúc phạm ngược trở lại. Sự im lặng của B không đặt B vào tình huống “phải cảm thấy bị xúc phạm” – trạng thái tương tác S2. Nó giúp B thoát khỏi sự đè nén tâm lý mà trạng thái tương tác S1 gây ra. Nhưng, khi B không bị đặt vào tình huống phải nhận thức sự tổn hại về mặt thể diện, thì không có nghĩa là B đồng ý (tán thành, chấp nhận…) những hành vi lăng nhục của A đối với mình. B phản đối lại bằng sự im lặng vừa để bày tỏ thái độ bất bình vừa để (giả vờ) chứng tỏ rằng những hành vi xúc phạm của A là vô nghĩa, là mất tác dụng. Thể diện của B vẫn được bảo vệ trước A và trước mọi người.

-A tố cáo B. Nếu B thú nhận thì bộ mặt tích cực của B sẽ bị tổn thương. Khi B thay hành vi thú nhận – một hành vi có tính đe doạ – bằng sự im lặng, thì B vừa giữ thể diện cho mình, vừa để thông báo rằng thật sự mình có lỗi (nhưng sự thú nhận này không tự nguyện), BA, cũng không đặt mình trong hoàn cảnh khó xử. B an toàn thể diện. không giả dối đối với

Trong thực tế, chủ thể giao tiếp vẫn vị vướng vào “S1” (nếu không sẽ không im lặng). Trạng thái bình ổn “S2” chỉ là hình thức bên ngoài.

Việc sử dụng sự im lặng để trao đổi thông tin đã chứng tỏ chủ thể im lặng đã can thiệp vào nội dung cũng như tiến trình hội thoại. Vì không mạnh dạn “tác động” trực tiếp đến các ý tưởng, những sự quyết định, những sự đánh giá… (hoặc đúng hoặc sai) mà người đối thoại vừa nêu, chủ thể giao tiếp im lặng. Đó không chỉ là cách bảo vệ bộ mặt tích cực của mình hoặc của bạn thoại, mà còn là cách để duy trì tiến trình hội thoại, nhằm tạo cơ hội đạt được mục đích giao tiếp cũng như thiết lập, bảo lưu… mối quan hệ của mình với bạn thoại, trong những tương tác sắp tới.

Việc trao đổi thông tin và can thiệp vào nội dung cũng như tiến trình hội thoại bằng sự im lặng, có thể khiến khách thể im lặng gặp nhiều trở ngại trong quá trình giải mã. Bởi vì, người tiếp nhận không biết chủ thể im lặng muốn “góp phần” vào hay muốn “rút lui” khỏi cuộc thoại, muốn “trả lời ngầm ẩn” hay “không muốn trả lời” phát ngôn được nêu ra.

Khi sự im lặng được sử dụng như một phát ngôn đáp lời và trao lời, thì chủ thể im lặng đã đặt người đối thoại trong các trạng thái có lợi cho chính bản thân mình hoặc cho khách thể im lặng.

-Đặt người đối thoại trong trạng thái chờ đợi một hành động ở tương lai, khi sự im lặng tương đương những hành vi hứa hẹn, cam kết, cam đoan, thề nguyện….

Chẳng hạn:

Trong trạng thái tương tác S1, A yêu cầu (hoặc ra lệnh, đề nghị, cầu khẩn…) B thực hiện một điều gì đó (ngay thời điểm nói hoặc sau khi nói). Thay vì B sẽ thực hiện hành vi hứa hẹn (hay những hành vi có tính chất tương đương như: cam kết, cam đoan…) B dùng sự im lặng. Nếu B lên tiếng hứa hẹn, trạng thái tương tác sẽ chuyển sang hướng tích cực. B đã gây cho A một sự tin tưởng (B sẽ thực hiện lời hứa ấy), mặc dù B chưa khẳng định mình có khả năng hay không. Khi B im lặng, tức là B đang thể hiện thái độ không dứt khoát trong quá trình lựa chọn một quyết định dành cho A. Lẽ dĩ nhiên lúc này ở B, việc từ chối có khả năng được lựa chọn cao hơn là đồng ý (nếu đồng ý, chấp nhận… lời yêu cầu, thì B đã lên tiếng). Lúc đó, A được đặt trong trạng thái chờ đợi một hành động của B trong tương lai. B có điều kiện để suy nghĩ hoặc lựa chọn phát ngôn phù hợp.

-Đặt người đối thoại trong trạng thái nhìn nhận lại (một cách chắc chắn) một hành động hay một sự kiện trong quá khứ, khi sự im lặng tương đương hành vi thú nhận, công nhận thừa nhận…

Chẳng hạn:

A thực hiện một hành vi hỏi (nhưng gắn với hành vi hỏi này là một hành vi giao tiếp tố cáo hoặc lên án, chỉ trích…) để có thể khẳng định B vi phạm một lỗi lầm nào đó (trong trường hợp B thật sự phạm lỗi). B đã im lặng thay vì phải thực hiện hành vi thú nhận (hay thừa nhận, công nhận…). Nếu B thú nhận, thì A có cơ sở để khẳng định B có lỗi. Lúc đó B sẽ cảm thấy bị mất mặt. Theo suy luận của riêng B, nếu B im lặng – B không thú nhận – thì A hoàn toàn bất lực trong việc xác định B có lỗi hay không. Nếu A khẳng định là B có lỗi, thì đó chỉ là suy nghĩ mang tính chủ quan.

-Đặt người đối thoại trong trạng thái an toàn về thể diện hoặc quân bình về mặt tình cảm (không sợ hãi, bực bội cũng không mất tự nhiên), khi sự im lặng tương đương những hành vi lăng nhụ, hăm doạ, cấm đoán, khen ngợi…

B lăng nhục (mắng chưởi, chê bai, xỉ vả,phỉ báng, quở trách…), cấm đoán A, khiến cho A xem B là kẻ thù. Vì B đặt A trong trạng thái bất hạnh (A sợ hãi B). Lúc đó trạng thái tương tác đã thay đổi so với lúc cuộc thoại mới thiết lập. Điều này khiến quan hệ giữa A và B không còn tốt đẹp, hoặc khiến cho B không kềm chế được hành vi của bản thân, gây những hậu quả hết sức nghiêm trọng. B im lặng (không lên tiếng sỉ nhục, xúc phạm), A không coi B là kẻ thù, thể diện B được an toàn, tình cảm của A và B có điều kiện để bảo lưu.

B khen ngợi A, làm cho A xem B là người thiếu tự trọng (B nịnh A), B đặt A Trong trạng thái ngại ngùng mất tự nhiên. Trạng thái giao tiếp chuyển đổi theo hướng bất lợi như thế có làm cho cuộc thoại bị thất bại. Còn nếu như B im lặng (không lên tiếng khen ngợi, tâng bốc…) B đã bảo vệ được mối quan hệ tốt đẹp giữa A và B.

-Đặt người đối thoại trong trạng thái tự kiểm soát và điều chỉnh lại những hành vi của mình sao cho phù hợp (hoặc tự chấm dứt những hành vi gây khó chịu cho chủ thể im lặng), khi sự im lặng tương đương những hành vi phản đối, từ chối, phủ nhận…

Chẳng hạn:

A giúp đỡ B điều gì đó về mặt tinh thần (an ủi, khuyên nhủ…), hoặc về mặt vật chất (tặng cho…), trái với sở thích, nguyện vọng … của B. Nếu B cảm ơn A – một lời cảm ơn không chân thật – A nghĩ rằng B không phản đối, A có thể tiếp tục gây khó chịu cho B (tiếp tục khuyên nhủ, an ủi, tiếp tục ép buộc nhận quà…). Còn nếu B lên tiếng phản đối, từ chối… có thể làm mất lòng của A, hay nói đúng hơn là xác phạm đến lòng tốt, đến sự quan tâm của A(theo đánh giá của A). B sử dụng sự im lặng không chỉ thể hiện một cách ngầm ẩn, một cách tế nhị sự không bằng lòng của mình mà còn bảo vệ được bộ mặt tích cực, bảo lưu mối quan hệ tốt đẹp của các bên tham gia hội thoại.

Trong nhiều trường hợp, khi sự im lặng tương đương hành vi khẳng định, chủ thể im lặng cũng đặt mình trong trạng thái an toàn về thể diện. Song , cho dù chủ thể im lặng tự đặt mình hay đặt bạn thoại vào một trong số các trạng thái trên thì đó cũng là cơ hội để các thành viên tham gia hội thoại có điều kiện và thời gian bảo lưu hoặc phát triển mối quan hệ của mình.

Trong chiến lược giao tiếp, khi lâm vào tình trạng phải lựa chọn những hành vi không có đe doạ đến bộc mặt tích cực hoặc tiêu cực của mình hay của bạn thoại, việc chủ thể giao tiếp lựa chọn sự im lặng, không phải lúc nào cũng là biện pháp tối ưu và tuyệt đối phù hợp. Bởi vì sự lựa chọn trên cơ sở chủ quan, cá nhân như thế, khó thoả mãn một cách triệt để mục đích giao tiếp của người cùng hội thoại.

Chúng ta có thể khẳng định rằng, sự im lặng khi được sử dụng như là một thông điệp giao tiếp mang tính chiến lược, trong quá trình tương tác ngôn ngữ, thì đó là dấu hiệu chứng tỏ nội dung, đề tài cuộc thoại đang xoay quanh vấn đề không có lợi cho một hoặc tất cả thành viên trong cuộc thoại. Nó cũng là dấu hiệu nhắc nhở khách thể im lặng thay đổi “chiến thuật” giao tiếp của mình, để có thể đưa ra những gì ngầm ẩn phía sau “lời nói không phát âm” hiện ra trên bề mặt tương tác – hình thức diễn đạt lẽ ra nó phải có từ ban đầu.

Hãy thận trọng khi dùng sự im lặng để giao tiếp, bởi nó vẫn có thể được xem là biểu hiện của sự hèn nhát (không dám đối diện) hay của sự mưu mẹo. Mà mỗi người trong số chúng ta không ai muốn bị đánh giá một cách tiêu cực như thế.

Để giao tiếp tự tin

Các nhà tâm lý học tặng bạn vài phương thức sau đây để củng cố niềm tự tin nơi chính bản thân khi phải chạm mặt với các sinh hoạt xã hội:

Lập lịch trình cuộc sống ngoài xã hội:

Khi gặp gỡ nhiều người, bạn sẽ có cơ hội quan sát các hỗ tương xã hội và có thể cải tiến hành vi xã hội (social behaviors) của mình. Nên tham gia các party và thỉnh thoảng nên mời bạn bè về nhà mình. Nên đi chơi, nghỉ hè xa nhà với những người mà bạn thích.

Biết quan sát một cộng đồng:

Những người có khả năng cao trong sinh hoạt xã hội rất có tài trong việc thu thập “tin tức, bầu không khí”, quan sát và nhận ra các chi tiết quan trọng để thay đổi hành vi của họ cho kịp lúc. Họ quan sát nhanh, nhận ra các phản ứng tình cảm của người khác cùng mối lưu tâm chính của người đó. Thậm chí họ rất tài khi biết được một người muốn được yên ổn một mình hay muốn tâm sự với người khác, vào một thời điểm nào đó.

Để có khả năng nhận ra chính xác tình cảm của kẻ khác, bạn cần phải nhận dạng và biết đặt tên (label) chính xác cảm giác của chính bản thân mình.

Hãy bắt đầu câu chuyện một cách có duyên:

Người có tài giao tế xã hội không hấp tấp. Sau khi lắng nghe và quan sát đám đông đó, họ sẽ chen vào rất đúng lúc (thường là lúc mọi người đang im lặng như nghỉ dưỡng sức) và đặt ra một câu hỏi mở rộng để khơi mào cho kẻ khác nói. Sau khi vài người lên tiếng, người khơi mào nên “rút lui” để nghe bạn bè nói.

Hãy học cách đối phó với thất bại:

Ai cũng có lần bị thất bại, cũng bị “hắt hủi”. Bạn hãy coi chuyện này là… chuyện nhỏ, nhất là đừng quy kết nguyên nhân thất bại là do một lý do nội tại nào đó như “chắc tại mình không dễ thương” hay “mình kết bạn với kẻ khác tệ quá”. Thật ra nguyên nhân có thể rắc rối hơn, như đề tài không thích hợp, có kẻ khác bỗng dưng bực bội… ngang xương, hay hiểu lầm nhau.

Những kẻ tự tin không dễ dàng chấp nhận bỏ cuộc hay thua cuộc. Họ sẽ khéo léo hẹn lại lần khác.

Coi chừng các xúc động

Các tình huống xã hội luôn rắc rối và phức tạp. Có lời nói, nhưng có cả các hành vi, các thái độ, cử chỉ, ngay cả nét mặt và giọng nói cũng phải cần được bạn nhận ra, phân tích để quyết định xem mình nên có thái độ nào là thích hợp, kịp thời trong vài giây mà thôi. Đặc biệt là trong các dạng xúc động có hại cho mối giao tiếp như tức giận, sợ hãi, lo lắng thường phát sinh từ các tình huống có tính xung đột hay không chắc chắn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro