uốn ván

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

2. Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân:

* Đảm bảo thông khí

* Chăm sóc vết thương nếu có

* Chăm sóc các hệ thống cơ quan

* Thực hiện y lệnh của BS

* Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân

* Giáo dục sức khỏe.

3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc:

* Đảm bảo thông khí :

- Khi chưa có mở khí quản:

+ Cần theo dõi sát tình trạng suy hô hấp và dấu hiệu chẹn ngực, khi có các biểu hiện này phải báo ngay cho BS điều trị để kịp thời mở khí quản

+ Hút đờm dãi ứ đọng ở hầu họng

+ Bóp bóng Ambu có oxy và ép tim cấp cứu trong trường hợp phát hiện thấy BN ngừng thở đột ngột

+ Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và dụng cụ cần thiết trong trường hợp mở khí quản cấp

- Khi đã mở khí quản:

+ Ngay sau mở: 

• Theo dõi tình trạng chảy máu chân Canuyn: Nếu chảy máu nhiều cần báo BS để kiểm tra lại vết mổ

• Kiểm tra cố định Canuyn sau mổ: Cần kiểm tra cớp và bơm cớp cố định

+ Chăm sóc sau mở khí quản

• Hút đờm: Khi hút phải đảm bảo vô khuẩn và không được hút quá 2 phút tránh biến chứng ngừng thở, ngừng tim do thiếu oxy. Sau khi hút nếu bệnh nhân xanh tím cần bóp bóng vài phút

• Làm sạch và làm loãng đờm: Sau mỗi lần hút nhỏ vào khí quản 1ml dung dịch Natribicarbonat 14‰ hoặc α Chymotripsin (1mg pha trong 10ml nước cất)

• Thay băng, rửa vết mở khí quản, vệ sinh canuyn hàng ngày

+ Hô hấp hỗ trợ: Khi thở yếu hoặc suy hô hấp hoặc độ bão hòa oxy thấp dưới 90%

• Thở oxy qua lỗ mở khí quản: Cho oxy sủi bọt qua 1 lọ nước để theo dõi cung lượng và có tác dụng làm ẩm, hàng ngày phải thay nước

• Thông khí nhân tạo: Bóp bóng ambu có oxy hoặc thở máy

* Chăm sóc vết thương nếu có:

- Cắt lọc, phá bỏ ngóc ngách, lấy hết dị vật

- Rửa sạch vết thương bằng oxy già

- Vệ sinh vết thương 1- 2 lần/ngày tùy theo mức độ nhiễm trùng hay hoại tử của vết thương

* Chăm sóc các hệ thống cơ quan:

- Khi sốt cao:

+ Chườm mát trán, nách, bẹn

+ Cởi bỏ bớt quần áo

+ Dùng thuốc hạ nhiệt khi sốt cao trên 38o5

- Khi có xuất huyết tiêu hóa:

+ Tạm thời ngừng cho ăn qua sonde

+ Rửa dạ dày bằng nước lạnh cho đến khi dạ dày trong

+ Dùng các thuốc ức chế tiết của dạ dày theo chỉ định của BS

+ Cho ăn trở lại khi đã ngừng chảy máu: Nên ăn đồ lỏng và nguội lạnh, vệ sinh răng miệng và cơ thể hàng ngày.

+ Rửa mắt và nhỏ thuốc tra mắt thường xuyên.

+ Đặt sonde bàng quang dẫn lưu nước tiểu khi có bí đái, trường hợp có táo bón nên khắc phục chế độ ăn, bù đủ nước, thuốc nhuận tràng hoặc thụt cho bệnh nhân.

- Chống loét:

+ Kê chỗ tỳ đè, trở mình để chống loét

+ Nằm đệm nước hoặc khí

- Giai đoạn lui bệnh: Khi đã hết giật, nên tập luyện để tránh cứng khớp

* Thực hiện y lệnh của BS:

- Xem bệnh án để biết chẩn đoán bệnh, chỉ định dùng thuốc (đường dùng, liều lượng)

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết để làm các thủ thuật

- Làm các xét nghiệm theo y lệnh

* Chế độ dinh dưỡng:

- Bệnh nhân được đặt sonde dinh dưỡng và ăn hoàn toàn qua sonde

- Nhu cầu năng lượng 2500- 3000cal/ngày

- Thức ăn là chất lỏng: Súp nghiền, cháo lọc hoặc sữa

- Số lần ăn trong ngày từ 6- 8 bữa

- Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch: Là biện pháp phụ, bổ sung cho việc ăn qua đường tiêu hóa, để đảm bảo đưa lại 1 lượng calo đầy đủ cho bệnh nhân.

* Giáo dục sức khỏe:

- Bệnh uốn ván là bệnh không lây thành dịch

- Bệnh có thể phòng được bằng cách tiêm phòng vacxin

- Khi đã mắc bệnh uốn ván phải được điều trị tại các cơ sở y tế đặc biệt là nơi có điều kiện mở khí quản và hô hấp hỗ trợ

- Khi bị vết thương nên xử lý sạch vết thương và tiêm phòng uốn ván.

4. Một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân uốn ván:

- Nếu có điều kiện nên cho BN nằm buồng riêng có kíp BS, y tá phục vụ riêng.

- Tránh mọi kích thích như ánh sáng, tiếng động.

- Hạn chế việc thăm khám và tiếp xúc trực tiếp vào người bệnh.

5. Đánh giá công việc chăm sóc:

Chăm sóc tốt nếu:

- Bệnh nhân được theo dõi và xử trí kịp thời để khống chế tốt cơn giật, đảm bảo tốt về hô hấp

- Các vết thương được xử trí tốt và không bị nhiễm trùng

- Không có các biến chứng trong quá trình điều trị

- Bệnh nhân phục hồi dần và khỏi bệnh mà không để lại di chứng .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro