uyen duong loi 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÂU 3. Nội dung đường lối xây dựng kinh  tế thị trường định hướng XHCN thời kỳ đổi mới (Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường; mục tiêu và quan điểm hoàn thiên thể chế kinh tế thị trường)

1.      Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới

a. Tư duy của Đảng ta về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Dại hội VIII.

            So với thời kỳ trước đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường trong giai đoạn này có sự thay đổi cơ bản và sâu sắc.

Một là, kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại.

Lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy sản xuất và trao đổi hàng hoá là tiền đề quan trọng cho sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường có mầm mống từ xã hội nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và phát triển cao trong xã hội tư bản chủ nghĩa.

Kinh tế thị trường và kinh tế hàng hoá có cùng bản chất đều nhằm sản xuất ra để bán, đều nhằm mục đích giá trị và trao đổi thông qua quan hệ hàng hoá, tiền tệ. Kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường đều dựa trên sự phân công lao động xã hội và các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, làm cho những người sản xuất vừa độc lập, vừa phụ thuộc vào nhau. Trao đổi mua bán hàng hoá là phương thức giải quyết mâu thuẫn trên. Tuy nhiên kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường có sự khác nhau về trình độ phát triển. Kinh tế hàng hoá ra đời từ kinh tế tự nhiên, nhưng còn ở trình độ thấp, chủ yếu là sản xuất hàng hoá ở qui mô nhỏ bé, kỹ thuật thủ công, năng suất thấp. Còn kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá phát triển đến trình độ cao, thị trường trở thành yếu tố quyết định đến sự tồn tại hay không tồn tại của người sản xuất hàng hoá. Kinh tế thị trường lấy khoa học và công nghệ hiện đại làm cơ sở và nền sản xuất xã hội hoá cao.

Kinh tế thị trường có cơ sở phát triển lâu dài, nhưng đến nay nó mới biểu hiện rõ rệt nhất trong chủ nghĩa tư bản.

Chủ nghĩa tư bản không sản sinh ra kinh tế hàng hoá, do đó, kinh tế thị trường  với tư cách là kinh tế hàng hoá ở trình độ cao không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển của nhân loại.

Hai là, kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Là thành tựu chung của văn minh nhân loại, kinh tế thị trường tồn tại và phát triển ở nhiều phương thức khác nhau. Kinh tế thị trường vừa có thể liên hệ với chế độ tư hữu, vừa có thể liên hệ với chế độ công hữu và phục vụ cho chúng. Vì vậy, kinh tế thị trường tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Đại hội lần thứ VII của Đảng (1991) xác định cơ chế vận hành của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta là “cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ quản lý khác.. Đến 1996, Đại hội lần thứ VIII của Đảng đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.

Ba là, có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Ở bất cứ xã hội nào, khi lấy thị trường làm phương tiện có tính cơ sở để phân bổ các nguồn lực kinh tế, thì kinh tế thị trường cũng có những đặc điểm chủ yếu sau:

- Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, nghĩa là có quyền tự chủ trong sản xuất và kinh doanh, lỗ, lãi tự chịu.

- Giá cả cơ bản do quan hệ cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ, hoàn hảo.

- Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo qui luật vốn có của kinh tế thị trường như qui luật giá trị, qui luật cung cầu,  qui luật cạnh tranh có hệ thống pháp qui kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước

Với đặc điểm trên, kinh tế thị trường có vai trò rất lớn với sự phát triển kinh tế- xã hội., kể cả trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.

b. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ đại hội IX đến Đại hội X

            kinh tế thị trường có vai trò rất lớn  với sự phát triểm kinh tế-xh , kể cả trong gia đoạn xây dựng XHCN

Đại hội lần thứ IX của Đảng xác định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây là bước chuyển quan trọng trong nhận thức. Đảng xác định kinh tế thị trường định hướng XHCN là: một kiểu tổ chức kinh tế vừa theo qui luật kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội”. Định hướng XHCN được thể hiện trên ba mặt của quan hệ sản xuất: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối nhằm mục đích cuối cùng là dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội do nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hoá, có kỷ cương, xoá bỏ áp bức, bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.

          Kế thừa tư duy Đại hội IX, Đại hội X của Đảng làm sáng tỏ thêm một bước những nội dung cơ bản của định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường, thể hiện ở 4 tiêu chí lớn là: 

Về mục đích phát triển: 

- Thực hiện "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. thể hiện mục tiêu phát triển vì con người, giả phóng mọi lực lượng sản xuất,phát triển kinh kế để nâng cao đời sóng cho mọi người. Đây là sự khác biệt vói KTTTTBCN

Về phương hướng phát triển: Phát triển nền kinh tế với  nhiều thành phần kinh tế nhằm giải phóng mọi tiềm năng phát triển trong mỗi thành phần kinh tế, nhưng kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo bằng cáh nắm giữ các vị trí kinh tế then chốt quan trọng trong nền kinh tế,bằng trình độ KHCN, hiệu quả sản xuất kinh doanh chứ không dựa vào bao cấp , hay chế đọ xin cho,hay độc quyền kinh doanh

Vê định hướng xã hội và phân phối: Phải thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, y tế, giáo dục..., giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người.

- Trên lĩnh vực xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển, từng chính sách là để hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, từng bước thực hiện mục tiêu tất cả vì sự phát triển toàn diện của con người. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với giải quyết các lĩnh vực xã hội bao gồm y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, giải quyết các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người.

- Trong lĩnh vực phân phối  chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội. Đồng thời để khuyến khích sự đóng góp của các cá nhân cho sự phát triển, phân phối còn theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác.

Về quản lý: Phát huy quyền làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng. 

như vậy việc chuyển đổi kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị truồng định hwongs xã hội chủ nghĩa không nhwg là đỏi hỏi bức thiết của cuộc sống mà đay còn là chuyển đổi quy luật cần thiết đẻ phát triển năng động đưa nền kinh tế thoát khỏi trinh trạng trì trệ và khủng hoản trong nhiều năm qua.

Mục tiêu và quan điểm cơ bản

a. Một số khái niệm

            - Thể chế kinh tế là một bộ phận cấu thành của hệ thống thể chế xã hội, tồn tại bên cạnh các bộ phận khác như: thể chế chính trị, thể chế giáo dục …. Thể chế kinh tế nói chung là một hệ thống các qui phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế. Nó bao gồm các yếu tố chủ yếu và các đạo luật, qui chế, qui tắc, chuẩn mực về kinh tế gắn với các chế tài về xử lý vi phạm, các tổ chức kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, truyền thống văn hoá, văn minh kinh doanh, cơ chế vận hành của nền kinh tế.

Thể chế kinh tế thị trường là một tổng thể bao gồm các bộ qui tắc, luật lệ và hệ thống các thực thể, tổ chức kinh tế được tạo lập nhằm điều chỉnh hoạt động giao dịch, trao đổi trên thị trường.

Thể chế kinh tế thị trường bao gồm:

- Các qui tắc về hành vi kinh tế diễn ra trên thị trường- các bên tham gia thị trường với tư cách là chủ thể thị trường.

- Cách thức thực hiện các qui tắc nhằm đạt được mục tiêu hay kết quả mà các bên tham gia thị trường mong muốn.

- Các thị trường - nơi hàng hoá được giao dịch, trao đổi trên cơ sở các yêu cầu, qui định của luật lệ.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vừa tuân theo qui luật thị trường, vừa chịu sự chi phối của các yếu tố đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hiểu là thể chế kinh tế thị trường, trong đó thiết chế, công cụ và nguyên tắc vận hành được tự giác tạo lập và sử dụng để phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

Trong hơn 20 năm đổi mới, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã được hình thành trên những nét cơ bản.

b. Mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Mục tiêu cơ bản của hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là làm cho nó phù hợp với nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường, thúc đẩy kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, giữ vững định hướng XHCN, thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Mục tiêu này yêu cầu phải hoàn thành cơ bản vào năm 2020.

Những năm trước mắt cần đạt mục tiêu:

Một là, từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, đảm bảo cho nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển thuận lợi.

Hai là, đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công.

Ba là, phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thị trường cơ bản thống nhất trong cả nước, từng bước liên thông với thị trường khu vực và thế giới.

Bốn là, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.

Năm là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội và nhân dân trong quản lý phát triển kinh tế xã hội.

c. Quan điểm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN

(1) Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận đụng đúng đắn các qui luật khách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam, đảm bảo định hướng XHCN của nền kinh tế.

 (2) Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế, giữa các yếu tố  thị trường và các loại thị trường; giữa thể chế kinh tế với thể chế chính trị, xã hội; gắn kết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá.

 (3) Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại và kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn nước ta, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

(4) Chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng, bức xúc, đồng thời phải có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết rút kinh nghiệm.

 (5) Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro