uyen duong loi 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÂU 4. Nội dung đường lối xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới (Mục tiêu, quan điểm, chủ trương)

Mục tiêu, quan điểm và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi mới.

a.      Mục tiêu

            Mục tiêu chủ yếu của đổi mới hệ thống chính trị là nhằm thực hiện tốt hơn dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Toàn bộ tổ chưc và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng  và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.

     b. Bốn quan điểm

- Một là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm từng bước đổi mới chính trị.

- Hai là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị không phải là hạ thấp hay thay đổi bản chất của nó mà là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm cho hệ thống chính trị hoạt động năng động hơn, có hiệu quả hơn, đặc biệt phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

- Ba là, đổi mới hệ thông chính trị một cách toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có hình thức, bước đi và cách làm phù hợp

- Bốn là, đổi mới mối quan hệ của các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị với nhau và với xã hội, tạo nên sự vận động cùng chiều, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

 b. Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị

*Xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị.

            Trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị là đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các bộ phận cấu thành hệ thống. Trong đó vấn đề mấu chốt và khó khăn nhất là đổi mới phương thức hoạt động của Đảng, khắc phục cả hai khuynh hướng thường xẩy ra là Đảng bao biện, làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng.

            Trong quá trình đổi mới, Đảng luôn coi trọng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với hệ thống chính trị. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị phải được đặt trong tổng thể nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng, tiền hành đồng bộ với đổi mới các mặt công tác xây dựng Đảng, với đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị; xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, thích ứng với đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

            Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị phải trên cơ sở kiên định về các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung, dân chủ; thực hiện dân chủ rộng rãi trong Đảng và trong xã hội.

            Đổi mới lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị là công việc hệ trọng, đòi hỏi phải chủ động, tích cực, có quyết tâm cao, đồng thời phải thận trọng, có bước đi vững chắc, vừa làm, vừa tổng kết, rút kinh nghiệm.

            Đổi mới phương thức hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị đối với mỗi cấp, mỗi ngành vừa quán triệt nguyên tắc chung, vừa phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của từng cấp.

* Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

          Chúng ta hiểu định chế nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước, một chế độ nhà nước riêng. Trong lịch sử loài người chỉ có 4 kiểu nhà nước. Còn nhà nước pháp quyền là cách tổ chức phân công quyền lực nhà nước.

Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được xây dựng theo 5 đặc điểm sau đây:

- Đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp

- Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở hiến pháp và pháp luật và đảm bảo cho hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.

- Nhà nước tôn trọng và bảo đả quyền con người, quyền công dân

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do một đảng duy nhất lãnh đạo, có sự giám sát của nhân dân và sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

Để xây dựng được nhà nước pháp quyền cần thực hiện một số biện pháp sau đây:

            + Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể và khả thi của các qui định trong văn bản pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền

            + Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Hoàn thiện cơ chế bầu cử, nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội. Đổi mới qui trình xây dựng luật, giảm mạnh việc ban hành pháp lệnh.

            + Đầy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại.

            + Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ,, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người.

            + Nâng cao hoạt động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp

= xay dụng Đảng không chỉ liên quan đến sự sống còn của đảng mà còn liên quan đến sự tồn vong của ché độ. Vì vây đay không chỉ là nhiệm vụ của các tổ chức cơ sỏ Đảng mà còn là nhiệm vụ của toàn dân.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro