V. HORMON VÀ VITAMIN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

V. HORMON VÀ VITAMIN                           

Câu 80: Phân tích các tác dụng dược lý và áp dụng lâm sàng của oxytocin.

Oxytocin là hormon được tổng hợp từ nhân cận não thất của vùng dưới đồi, dự trữ ở thùy sau tuyến yên. Trong lâm sàng, dùng oxytocin tổng hợp.

1. Tác dụng dược lý:

- Trên tử cung: làm tăng co bóp cơ trơn tử cung theo nhịp cả về tần số và biên độ (co bóp sinh lý). Tính cảm thụ của cơ trơn tử cung với oxytocin tăng dần trong suốt thời kỳ có thai, phụ thuộc nhiều vào sự có mặt của estrogen. Tử cung chưa trưởng thành, không đáp ứng.

Oxytocin có tác dụng đôi: điều hòa tính co bóp của tế bào tử cung và kích thích tế bào nội mạc, tế bào rụng sản xuất PG. Khi gắn với oxytocin, các receptor sẽ hoạt hóa phospholipase C, làm giải phóng Ca2+ nội bào, đồng thời khử cực kênh Ca2+ nhạy cảm với điện thế, làm tăng nhập Ca2+ vào tế bào.

- Trên tuyến vú: làm tăng bài xuất sữa.

- Trên hệ tim mạch: liều cao gây giãn nở mạch rõ, nhưng tạm thời, làm hạ HA, tăng nhịp tim do phản xạ và nóng mặt. Liều gây co bóp tử cung chưa đủ để ảnh hưởng đến HA.

- Trên thận: có tác dụng chống bài niệu nhẹ.

2. Áp dụng lâm sàng:

- Chỉ định:

+) Thúc đẻ.

+) Cầm máu tử cung sau đẻ do tử cung mất trương lực.

+) Sau mổ đẻ.

- Chống chỉ định:

+) Thai và khung chậu không tương xứng.

+) Ngôi thai không bình thường.

+) Tử cung quá căng do đa ối, đa thai.

+) Tử cung đã có vết mổ từ trước.

- Thận trọng khi dùng: 

+) Chỉ các cán bộ chuyên khoa cao trong bệnh viện có sẵn phương tiện chăm sóc tăng cường và phẫu thuật mới được dùng oxytocin. Trong khi dùng oxytocin, phải theo dõi liên tục cơn co tử cung, tần số tim thai nhi và mẹ, HA mẹ, áp lực trong tử cung (nếu có thể) để tránh các biến chứng. Nếu xảy ra co tử cung cường tính, phải ngừng ngay oxytocin. Kích thích tử cung co do oxytocin thường giảm ngay sau khi ngừng thuốc.

+) Vì oxytocin có thể gây một vài tác dụng chống bài niệu, nên hạn chế đưa dịch vào cơ thể, tránh dùng các dịch tiêm truyền nồng độ natri thấp. Tránh dùng oxytocin liều cao trong giai đoạn dài, và giám sát lượng dịch đưa vào, thải ra trong khi dùng thuốc.

- Tương tác chính: PG có thể làm tăng tác dụng của oxytocin.

Câu 81: Trình bày cơ chế, tác dụng, chỉ định, độc tính và cách dùng của nhóm thuốc ức chế trực tiếp tổng hợp thyroxin: thioamid.

1. Cơ chế: 

Thioamid ức chế các enzym oxy hóa iod (VD: iod peroxydase), làm cho các phức hợp hữu cơ của iod không tạo thành được, vì vậy tuyến giáp không tổng hợp được mono-  và diiodotyrosin  Không tổng hợp được thyroxin.

2. Tác dụng: dùng để chữa bệnh cường giáp (bệnh Basedow).

3. Chỉ định: (ko thấy trong sách @@, bịa nhé ).

4. Độc tính:

- Dùng thioamid kéo dài, lượng thyroxin giảm, làm tuyến yên tăng tiết TSH. TSH tăng, kích thích tuyến giáp nhập iod, làm tăng sinh, dẫn đến chứng phù niêm (tuyến giáp chữa nhiều chất dạng keo, nhưng ít hormon).

- Ít gây tai biến. Tai biến nặng nhất là giảm bạch cầu hạt (0,3 – 0,6%) thường xảy ra sau vài tháng điều trị.

 Cần kiểm tra số lượng BC định lỳ và nên dùng thuốc ngắt quãng.

- Các tai biến khác: phát ban, sốt, đau khớp, nhức đầu, buồn nôn, viêm gan, viêm thận. Thường ngừng thuốc hoặc đổi thuốc khác sẽ hết.

5. Cách dùng:

     Uống thuốc chia làm 3 giai đoạn:

+) Tấn công: 3 – 6 tuần với liều 150 – 200mg.

+) Duy trì: 3 – 6 tháng với liều 100mg.

+ Củng cố: hàng tháng. Liều hàng ngày bằng 1/4 liều tấn công.

Câu 82: Phân tích các tác dụng và áp dụng của insulin.

Insulin là 1 hormon do tế bào β của Đảo Langerhans tuyến tụy tiết ra.

1. Tác dụng:

Insulin điều hòa đường huyết tại các mô đích chủ yếu là gan, cơ và mỡ. Insulin là hormon chủ yếu kiểm tra sự thu hồi, sử dụng và dự trữ các chất dinh dưỡng cho tế bào. Insuin kích thích các quá trình đồng hóa của tế bào (sử dụng dự trữ glucose, acid amin, acid béo), đồng thời ức chế các quá trình dị hóa (phân hủy glycogen, mỡ và protein). Tác dụng chung là kích thích vận chuyển các cơ chất và ion vào trong tế bào, hoạt hóa và bất hoạt các enzym đặc hiệu.

a) Tại gan:

- Ức chế hủy glycogen (ức chế phosphorylase).

- Ức chế chuyển hóa acid béo và acid amin thành keto acid.

- Ức chế chuyển acid amin thành glucose.

- Thúc đẩy dự trữ glucose dưới dạng glycogen (gây cảm ứng glucokinase và glycogen synthetase).

- Làm tăng tổng hợp triglycerid và VLDL.

b) Tại cơ vân:

- Làm tăng tổng hợp protein, tăng nhập acid amin vào tế bào.

- Làm tăng tổng hợp glycogen, tăng nhập glucose vào tế bào.

c) Tại mô mỡ:

- Làm tăng dự trữ triglycerid và làm giảm acid béo tự do trong tuần hoàn theo 3 cơ chế:

+) Gây cảm ứng lipoproteinlipase tuần hoàn nên làm tăng thủy phân triglycerid từ lipoprotein tuần hoàn.

+) Este hóa các acid béo từ thủy phân lipoprotein.

+) Ức chế trực tiếp lipase trong tế bào nên làm giảm lipolyse của triglycerid dự trữ.

2. Áp dụng:

- Chỉ định:

+) Đái tháo đường typ I.

+) Đái tháo đường typ II (sau khi đã thay đổi chế độ ăn và dùng các thuốc chống đái tháo đường tổng hợp không có tác dụng).

+) Đái tháo đường sau cắt bỏ tủy tạng, ở người có thai, có ceton máu và niệu cao.

+) Khi truyền TM dd tăng dinh dưỡng ở người bệnh kém dung nạp glucose.

+) Nôn, trẻ gầy yếu, kém ăn: dùng insulin với glucose.

- Chống chỉ định:

+) Dị ứng với insulin bò, hoặc lợn, hoặc với các thành phần khác của chế phẩm 

+) Dùng đơn thuần insulin tác dụng trung gian và tác dụng kéo dài trong trường hợp toan máu hoặc hôn mê đái tháo đường.

- Thận trọng khi dùng: 

+) Mũi tiêm dưới da cần phải đủ độ sâu (chọc kim vuông góc với mặt da). Phải luân chuyển vị trí tiêm. Tại nơi tiêm, các mũi tiêm phải cách xa nhau.

+) Tiêm bắp thịt hoặc tiêm tĩnh mạch chỉ được dùng trong điều trị cấp cứu.

+) Trong các ngày đầu theo dõi đường huyết nhiều lần trong ngày để quyết định liều lượng thích hợp và sự phân bố thích hợp trong ngày.

- Tương tác chính:

+) Các thuốc có thể làm tăng nhu cầu về insulin: Adrenalin, clorpromazin, thuốc tránh thai, các thuốc lợi niệu nhóm thiazid…

+) Các thuốc có thể làm tăng hoặc giảm nhu cầu insulin: Rượu, các thuốc ức chế β, cyclophosphamid, isoniazid.

+) Không được dùng kết hợp insulin với các amin kích thích giao cảm cho phụ nữ mang thai. Người bệnh đái tháo đường không bài tiết được insulin đầy đủ để chống lại tăng đường huyết do các thuốc cường β giao cảm gây ra và điều này có thể gây toan huyết và dẫn tới tử vong.

Câu 83: Trình bày các tác dụng trên chuyển hóa và trên các cơ quan của corticoid điều hòa chuyển hóa glucose.

1. Trên chuyển hóa:

- Chuyển hóa glucid: Corticoid thú đẩy tạo glucose từ lipid, tập trung thêm glycogen ở gan, là giảm sử dụng glucose của các mô, nên làm tăng glucose máu. Vì thế có khuynh hướng gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh đái tháo đường.

- Chuyển hóa protid: Corticoid làm giảm nhập acid amin vào trong tế bào, tăng acid amin tuần hoàn, dẫn đến teo cơ, thăng bằng nitơ (-). Do tăng dị hóa protid, nhiều mô bị ảnh hưởng: mô liên kết kém bền vững, mô lympho bị teo, xương bị thưa (do làm teo các thảm mô liên kết, nơi lắng đọng các chất vô cơ để tạo nên khung xương).

- Chuyển hóa lipid: Corticoid vùa có tác dụng hủy lipid trong các tế bào mỡ, làm tăng acid béo tự do; vừa có tác dụng phân bố lại lipid trong cơ thể, làm mỡ lắng đọng nhiều ở mặt, cổ, nửa thân trên, trong khi các chi và nửa thân dưới thì teo lại.

- Chuyển hóa nước và điện giải:

+) Na+: làm tăng tái hấp thu Na+ và nước tại ống thận, dễ gây phù và tăng huyết áp.

+) K+: làm tăng thải K+ (và H+), dễ gây base máu giảm K+ (và cả base máu giảm Cl-).

+) Ca2+: làm tăng thải Ca2+ qua thận, giảm hấp thu Ca2+ ở ruột do đối kháng với vitamin D. Khuynh hướng làm giảm Ca máu này dẫn tới cường cận giáp trạng phản ứng để kéo Ca2+ từ xương ra, càng làm xương bị thưa, làm trẻ em chậm lớn.

+) Nước: Nước thường đi theo các ion. Khi phù do aldosteron tăng thì corticoid gây đái nhiều (như trong xơ gan) vì nó đối kháng với aldosteron tại thận.

2. Trên các cơ quan, mô:

- Kích thích TKTƯ, gây lạc quan. Về sau làm bứt rứt, bồn chồn, lo âu, khó ngủ. Gây thèm ăn, do tác dụng trên vùng dưới đồi.

- Làm tăng đông máu, tăng số lượng HC, BC, TC nhưng làm giảm số lượng tế bào lympho do hủy các cơ quan lympho.

- Trên ống tiêu hóa: Corticoid vừa có tác dụng gián tiếp, vừa có tác dụng trực tiếp làm tăng tiết dịch vị acid và pepsin, làm giảm sản xuất chất nhày, giảm tổng hợp PG E1, E2 có vai trò trong bảo vệ niêm mạc dạ dày. Vì vậy, corticoid có thể gây viêm loét dạ dày. Tai biến này thường gặp khi dùng thuốc kéo dài hoặc dùng liều cao.

- Do ức chế cấu tạo nguyên bào sợi, ức chế các mô hạt, corticoid làm chậm lên sẹo các vết thương.

Câu 84: Phân tích các tác dụng được dùng trong điều trị của corticoid điều hòa chuyển hóa glucose.

3 tác dụng chính của glucocorticoid được dùng trong điều trị là chống viêm, chống dị úng và ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, các tác dụng này chỉ đạt được khi nồng độ glucocorticoid trong máu cao hơn nồng độ sinh lý.

1. Tác dụng chống viêm: (Vẽ sơ đồ câu 39)

Glucocorticoid tác dung trên nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình viêm, không phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm:

- Ức chế mạnh sự di chuyển bạch cầu về ổ viêm.

- Làm giảm sản xuất và giảm hoạt tính của nhiều chất trung gian hóa học của viêm (histamin, serotonin, bradykinin, các dẫn xuất của acid arachidonic). Glucocorticoid làm tăng sản xuất lipocortin, là 1 protein có mặt trong tế bào, có tác dụng ức chế phospholipase A2, làm phospholipid không chuyển được thành acid arachidonic, từ đó làm giảm tổng hợp và giải phóng leucotrien, PG. 

- Ức chế giải phóng các men tiêu thể, các ion superoxyd (các gốc tự do), làm giảm hoạt tính của các yếu tố hóa hướng động, các chất hoạt hóa của plasminogen, collagenase, elastase…

- Làm giảm hoạt động của đại thực bào, bạch cầu đa nhân, giảm sản xuất các cytokin.

2. Tác dụng chống dị ứng:

- Các phản ứng dị ứng xảy ra do sự gắn các IgE hoạt hóa trên các receptor đặc hiệu ở dưỡng bào và bạch cầu ưa base dưới tác dụng của dị nguyên. Sự gắn đó hoạt hóa phospholipase C, chất này tách phosphatidyl-inositol diphosphat ở màng tế bào thành diacylglycerol và inositol triphosphat. Hai chất này đóng vai trò “người truyền tin thứ 2”, làm các hạt ở bào tương của tế bào giải phóng các chất trung gian hóa học của phản ứng dị ứng: histamin, serotonin.

- Glucocorticoid ức chế phospholipase C, phong tỏa sự giải phóng trung gian hóa học của phản ứng dị ứng  có tác dụng chống dị ứng.

3. Tác dụng ức chế miễn dịch:

Glucocorticoid t/dụng chủ yếu trên miễn dịch TB, ít ảnh hưởng đến miễn dịch thể dịch.

- Ức chế tăng sinh các tế bào lympho T do làm giảm sản xuất IL 1 (từ đại thực bào) và IL 2 (từ T4).

- Giảm hoạt tính gây độc tế bào của các lympho T (T8) và các tế bào NK do ức chế sản xuất IL 2 và IFNγ.

- Do ức chế sản xuất TNF (yếu tố hoại tử u) và cả IFN, glucocorticoid làm suy giảm hoạt tính diệt khuẩn, gây độc tế bào và nhận dạng KN của ĐTB.

 Do ức chế tăng sinh, glucocorticoid có tác dụng tốt trong điều trị bệnh bạch cầu lympho cấp, bệnh Hodgkin.

Câu 85: Phân tích các tác dụng và chỉ định của Testosteron.

Testosteron là hormon nam chính do các tế bào kẽ của tinh hoàn sản xuất.

1. Tác dụng: 

- Làm p/triển tuyến tiền liệt, túi tinh, cơ quan sinh dục nam và đặc tính sinh dục thứ yếu.

- Đối kháng với estrogen.

- Làm tăng tổng hợp protein, phát triển xương, làm cho cơ thể phát triển nhanh khi dậy thì (cơ bắp nở nang, xương dài ra). Sau đó sụn nối bị cốt hóa.

- Kích thích tạo hồng cầu, làm tăng tổng hợp hem và globin.

Testosteron không phải là dạng có hoạt tính mạnh. Tại tế bào đích, dưới tác dụng của 5 α-reductase, nó chuyển thành dihydrotestosteron có hoạt tính. Cả 2 cùng gắn vào receptor trong bào tương để phát huy tác dụng. Trong bệnh lưỡng tính giả, tuy cơ thể tiết testosteron bình thường, nhưng tế bào đích thiếu 5 α-reductase hoặc thiếu protein receptor với testosteron và dihydrotestosteron, nên testosterone không phát huy được tác dụng.

2. Chỉ định:

     - Chậm phát triển cơ quan sinh dục nam, dậy thì muộn.

- Rối loạn kinh nguyệt (kinh nhiều, kéo dài, hành kinh đau), ung thư vú (tác dụng đối kháng với estrogen).

- Suy nhược cơ năng, gầy yếu.

- Loãng xương. Dùng riêng hoặc cùng với estrogen.

- Người cao tuổi, như 1 liệu pháp thay thế.

Câu 86: Phân tích các cơ chế tác dụng và tác dụng dược lý của thuốc tránh thai phối hợp đường uống.

Thuốc tránh thai phối hợp bao gồm: oestrogen và progesteron tổng hợp. Các loại thuốc này đều dùng oestrogen là ethinylestradiol.

1. Cơ chế tác dụng:

- Tác dụng trung ương: Theo cơ chế điều hòa ngược chiều, các viên thuốc tranh thai đều chứa những hàm lượng hormon thích hợp đủ để ức chế vùng dưới đồi bài tiết FSH-RH và LH-RH, tuyến yên sẽ giảm tiết FSH và LH, do đó không đạt được nồng độ và tỷ lệ thích hợp cho sự phóng noãn, các nang bào kém phát triển.

- Tác dụng ngoại biên: Làm thay đổi dịch nhày của cổ tử cung, tinh trùng khó hoạt động, đồng thời làm niêm mạc nội mạch tử cung kém phát triển, trứng không làm tổ được.

+) Tác dụng của estrogen với những liều từ 50 – 100 mcg cho từ ngày thứ 5 của chu kỳ kinh là đủ để ức chế phóng noãn. Trên buồng trứng, làm ngững phát triển nang trứng.

Trên nội mạc tử cung, làm quá sản niêm mạc, gây rong kinh. Trên tử cung, làm tăng tiết các tuyến. Trên âm đạo, làm dầy thành và tróc vẩy. Những thay đổi làm dễ nhiễm candida và trichomonas.

+) Tác dụng của progesteron trên buồng trứng làm ngừng phát triển, giảm thể tích. Trên nội mạc tử cung, làm teo. Làm tử cung mềm, cổ tử cung ít bài tiết, làm dịch tiết nhày hơn, tinh trùng khó chuyển động. Gây mọc lông, tăng cân.

- Sự phối hợp 2 hormon đảm bảo cho tử cung, âm đạo ít thay đổi so với bình thường.

2. Tác dụng dược lý:

- Trên buồng trứng: ức chế chức phận của buồng trứng, nang trứng không phát triển và khi dùng lâu, buồng trứng nhỏ dần. Sau khi ngừng thuốc, 75% sẽ lại phóng noãn trong chu kỳ đầu, 97% trong chu kỳ thứ 3, khoảng 2% vẫn giữ vô kinh sau vài năm.

- Trên tử cung: sau thời gian dài dùng thuốc có thể có quá sản tử cung và hình thành polyp.

- Trên vú: thuốc chứa estrogen thường gây kích thích, nở vú.

- Trên máu: đã xảy ra huyết khối tắc mạch. Có thể do tăng các yếu tố đông máu II, VII, IX, X và làm giảm antithrombin III. Nhiều người bị thiếu acid folic.

- Trên chức phận gan: gây nhiều tác dụng không tốt tới chức phận gan.

- Trên chuyển hóa lipid: estrogen làm tăng triglycerid, tăng cholesterol este hóa và cholesteron tự do, tăng phospholipid, tăng HDL. Còn LDL lại thường giảm.

- Trên chuyển hóa đường: giống như người mang thai, giảm hấp thu đường qua tiêu hóa. Progesteron làm tăng mức insulin cơ sở.

- Da: làm tăng sắc tố da, đôi khi tăng bã nhờn, trứng cá (do progestin). Tuy nhiên, vì androgen của buồng trứng giảm nên nhiều người có giảm bã nhờ, trứng cá và phát triển tóc.

Câu 87: Trình bày tác dụng không mong muốn và tương tác của thuốc tránh thai phối hợp đường uống.

1. Tác dụng không mong muốn:

a) Loại nhẹ: 

- Buồn nôn, đau vú, kinh nhiều, phufdo estrogen trong thuốc. Thay thuốc có ít estrongen hơn hoặc nhiều progesteron.

- Nhức đầu nhẹ, thoáng qua. Đôi khi có migren. Thay thuốc.

- Vô kinh đôi khi xảy ra, làm nhầm với có thai. Thay thuốc.

b) Loại trung bình: Cần ngừng thuốc:

- Kinh nhiều: thay bằng loại 2 – 3 pha, lượng hormon ít hơn.

- Tăng cân.

- Da sẫm màu: khoảng 5% sau 1 năm và 40% sau 8 năm dùng thuốc. Thiếu vitamin B càng làm tăng màu da. Phục hồi chậm khi ngừng thuốc.

- Trứng cá: với chế phẩm chứa nhiều androgen.

- Rậm lông: chế phẩm có 19 nortestosteron.

- Nhiễm khuẩn âm đạo: thường gặp và khó điều trị.

- Vô kinh: ít gặp, 95% phục hồi sau ngừng thuốc.

c) Loại nặng:

     - Huyết khối tắc mạch, viêm tắc tĩnh mạch.

- Nhồi máu cơ tim: dễ gặp ở người béo có tiền sử sản giật tăng HA, tăng lipid máu, đái tháo đường, hút thuốc. Tai biền thường giảm đi ở những người dùng thuốc không liên tục.

- Bệnh mạch não: dễ gặp ở người trên 35 tuổi.

- Trầm cảm, đòi hỏi phải ngừng thuốc khoảng 6%.

- Ung thư: chưa có mối liên quan với dùng thuốc .      (_ _”)

2. Tương tác thuốc:

- Làm giảm tác dụng chống thụ thai:

+) Các thuốc gây cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc ở gan, làm tăng giáng hóa oestrogen và progesterone: Rifampicin, phenytoin, Phenobarbital.

+) Các thuốc làm thay đổi vi khuẩn đường ruột, tăng thải trừ oestrogen – progesteron qua phân: ampicilin, neomycin, tetracyclin, penicilin, cloramphenicol, nitrofurantoin.

- Làm tăng độc tính đối với gan của thuốc chống thụ thai: Các thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng, IMAO, troleandromycin.

Câu 88: Trình bày nguồn gốc, nhu cầu, vai trò và động học của sắt trong cơ thể.

1. Nhu cầu và vai trò của sắt trong cơ thể:

- Nhu cầu: Ở người bình thường, nhu cầu sắt hàng ngày khoảng 0,5 – 1mg/24h. Ở người hành kinh hoặc có thai, nhu cầu sắt cao hơn khoảng 1 – 2mg và 5 – 6mg trong 24h.

- Vai trò: Khi thiếu hụt sắt, cơ thể không chỉ có thay đổi sự tạo máu, mà còn thay đổi chức năng của nhiều enzym quan trọng. 

2. Nguồn gốc và động học của sắt trong cơ thể:

Nguồn cung cấp sắt hàng ngày cho cơ thể chủ yếu từ các thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật. Thức ăn chứa lượng sắt trên 5mg trong 100g như: gan, tim, trứng, thịt nạc, giá đậu, hoa quả.

- Ở dạ dày: Sắt từ nguồn thứa ăn có thể ở dạng ion Fe2+ hoặc Fe3+.

+) Fe2+: được hấp thu dễ dàng qua niêm mạc dạ dày, ruột.

+) Fe3+: kết hợp với albumin niêm mạc đường tiêu hóa, nên không hấp thu được, gây kích thích niêm mạc ống tiêu hóa. Muốn hấp thu được, Fe3+ phải được chuyển thành Fe2+ nhờ tác dụng của acid hydrochloric ở dạ dày.

- Tại ruột: Fe2+ được gắn với 1 protein ở tế bào niêm mạc ruột là Apoferritin để tạo thành ferritin đi vào máu. Apoferritin là chất mang sắt, có nhiệm vụ đưa sắt vào máu rồi quay trở lại niêm mạc ruột để vận chuyển sắt tiếp. Khi cơ thể thiếu sắt, lượng apoferritin tăng lên để làm tăng hấp thu sắt và ngược lại. Một số chất (vit C, protein chứa nhóm –SH) làm Fe3+ chuyển thành Fe2+ dễ hấp thu. Nhưng 1 số chất (phosphat, acid nucleic, acid phytic) lại cản trở hấp thu sắt.

- Trong máu: Ferritin nhả sắt ra và được gắn với β – glycoprotein, chất vận chuyển sắt đặc hiệu gọi là transferritin. Sắt được chuyển đến các mô như tủy xương, có 1 phần ở dạng dự trữ, còn 1 phần để tạo ra hồng cầu và các enzym.

- Ở mô: Sắt đi vào trong tế bào được phải thông qua transferritin receptor ở màng tế bào. Nhờ quá trình nhập bào, phức hợp transferritin receptor đi vào trong tế bào giải phóng ra ion sắt. Sauk hi giải phóng sắt trong nội bào, transferritin quay lại màng tế bào để làm nhiệm vụ vận chuyển sắt tiếp. Khi thiếu hụt sắt thì số lượng transferritin receptor tăng, ferritin giảm (dự trữ sắt giảm). Ngược lại, khi lượng sắt trong cơ thể tăng cao thì số lượng transferritin receptor giảm, ferritin tăng và tăng thải trừ sắt qua phân, mồ hôi, nước tiểu.

Câu 89: Nêu nguyên nhân thiếu hụt, chỉ định, tác dụng không mong muốn và tương tác thuốc của sắt.

1. Nguyên nhân thiếu hụt sắt:

- Cung cấp không đầy đủ, gặp ở những người có mức sống thấp.

- Mất cân bằng giữa cung và cầu: phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em đang lớn.

- Giảm sự hấp thu sắt ở đường tiêu hóa: gặp ở những người cắt 1 phần dạ dày, viêm ruột, thiếu apoferritin, dung 1 số thuốc hoặc thức ăn chứa 1 số chất ngăn cản sự hấp thu sắt.

- Chảy máu đường tiêu hóa (giun tóc, giun móc, trĩ), chảy máu tử cung cấp hoặc mạn tính (rong kinh)…

2. Chỉ định: 

- Thiếu máu thiếu sắt do các nguyên nhân khác nhau.

- Phụ nữ có thai, cho con bú, chứng xanh lướt của phụ nữ.

3. Tác dụng không mong muốn:

- Khi dùng đường uống: lợm giọng, buồn nôn, nôn, táo bón, ỉa chảy, kích ứng đường tiêu hóa.

- Khi dùng đường tiêm: Đau tại chỗ tiêm, đau đầu, buồn nôn, nôn, sốt, sốc kiểu phản vệ khi tiêm TM, do vậy khi dùng cần phải tiêm TM chậm.

4. Tương tác thuốc:

Khi dùng đường uống các muối sắt cùng với 1 số thuốc hoặc 1 số chất trong thức ăn, nước uống có thể gây nên tương tác thuốc như sau:

Các muối sắtCác thuốc dùng phối hợpHậu quả

Sắt sulfat

Sắt fumarat

Sắt clorid

Sắt ascorbat

Sắt gluconat- Kháng sinh nhóm tetracyclin.

- Thuốc kháng acid.

- Penicillamin.

- Methyldopa.

- Vitamin E.

- Cholestyramin, colestipol.

- Chè, cafe, trứng, sữa.- Giảm hấp thu kháng sinh.

- Giảm hấp thu sắt.

- Giảm hấp thu penicillamin và sắt.

- Giảm hấp thu và giảm tác dụng hạ HA.

- Giảm tác dụng của sắt.

- Giảm hấp thu sắt.

- Giảm hấp thu săt.

Câu 90: Trình bày nguồn gốc, dược động học và vai trò của vitamin B12.

1. Nguồn gốc:

- Có 4 cobalamid. Vitamin B12 và cyanocobalamin được dùng như tên gốc để chỉ tất cả các cobalamid có hoạt tính ở người. Nhưng trên thực tế chỉ có 2 cobalamid: cyanocobalamin và hydroxo cobalamin được dùng trong điều trị vì các cobalamid này đóng vài trò coenzym của nhiều phản ứng chuyển hóa, đặc biệt là tổng hợp ADN. Hơn thế nữa, các cobalamid này ổn định hơn các cobalamid khác.

- Tế bào cơ thể không tự tổng hợp được vitamin B12. Nguồn cung cấp vitamin B12 nhiều nhất là gan, thịt, cá, trứng. Trong thực vật không có vitamin B12.

2. Dược động học:

- Trong thức ăn, vitamin B12 được dịch vị và protease giải phóng ra khỏi các liên kết với protein và được gắn ngay với glycoprotein ở dạ dày nên gọi là yếu tố nội.

- Phức hợp vitamin B12 – yếu tố nội xuống ruột tác động lên receptor đặc hiệu trên niêm mạc hỗng tràng và được chuyển vào máu.

- Trong máu, vitamin B12 gắn vào β – globulin có nguồn gốc ở gan gọi là transcobalamin II. Phức hợp vitamin B12 – transcobalamin nhanh chóng được phân phối vào các mô, đặc biệt là nhu mô gan. Ngoài transcobalamin II, vitamin B12 còn được gắn vào transcobalamin I và III. Phức hợp transcobalamin I – B12 là dạng dự trữ của vitamin B12. Gan là cơ quan dự trữ 90% lượng vitamin B12 của cơ thể.

- Vitamin B12 được thải trừ qua phân, nước tiểu. Vì có chu kỳ gan ruột, cho nên có trường hợp sau cắt dạ dày 3 – 4 năm mới có biểu hiện thiếu vitamin B12.

3. Vai trò:

Vitamin B12 là chất cho methyl nên rất cần cho sự chuyển hóa acid folic để tổng hợp acid nhân giúp cho tế bào nhân lên và phát triển.

- Chuyển homocystein thành methionin và 5 – methyltetrahydrofolic thành acid tetrahydrofolic.

- Chuyển L – methylmalonyl – CoA thành succinyl CoA trong chuỗi các phản ứng chuyển hóa glucid, lipid thông qua chu trình Krebs.

- Duy trì nồng độ myelin bình thường trong các neuron của hệ thống thần kinh.

Câu 91: Nêu các nguyên nhân, biểu hiện của thiếu hụt và áp dụng lâm sàng của vitamin B12.

1. Nguyên nhân thiếu hụt vitamin B12:

- Cung cấp không đầy đủ.

- Giảm yếu tố nội ở dạ dày vì cắt dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày, tự sinh kháng thể độc với tế bào niêm mạc dạ dày.

- Giảm hấp thu ở ruột do viêm ruột, cắt hỗng tràng, bệnh tụy tạng gây thiếu protease, tự sinh kháng thể chống yếu tố nội, rối loạn chu kỳ gan ruột.

2. Biểu hiện:

- Thiếu máu ưu sắc hồng cầu to (thiếu máu ác tính Biermer).

- Tổn thương neuron hệ thần kinh, phù nề, mất myelin của neuron thần kinh. Có thể gây chết neuron thần kinh ở tủy sống, vỏ não, gây rối loạn cảm giác, vận động ở chi, rối loạn trí nhớ, rối loạn tâm thần. Ở người già có thể gặp tổn thương thần kinh do thiếu vitamin B12 nhưng không có dấu hiệu thiếu máu.

- Acid malonic tăng cao, vitamin B12 và hồng cầu lưới trong máu giảm.

3. Áp dụng lâm sàng:

- Chỉ định:

+) Thiếu máu ưu sắc hồng cầu to Biermer.

+) Viêm đau dây thần kinh.

+) Suy nhược cơ thể, chậm phát triển, già yếu.

+) Nhiễm độc, nhiễm khuẩn.

+) Rối loạn tâm thần.

+) Ngộ độc Cyanid (Hydroxo cobalamin).

- Chống chỉ định:

+) Dị ứng thuốc.

+) Ung thư các thể khác nhau.

- Thận trọng khi dùng: không dùng vitamin B12 qua đường tiêu hoá trong trường hợp bệnh nhân viêm loét dạ dày (do cơ thể muốn hấp thụ được vitamin B12 cần có 1 yếu tố nội, có bản chất là glycoprotein do TB niêm mạc dạ dày tiết ra).

→ Tiêm

- Tương tác chính: 

+) Nếu trộn lẫn vitamin B12 và B1 trong cùng 1 bơm tiêm sẽ tạo thành sản phẩm gây dị ứng.

+) Trộn vitamin B12 với các vitamin khác sẽ gây phá huỷ các vitamin đó do phản ứng với nguyên tử coban có trong vitamin B12.

Câu 92: Trình bày vai trò, nguyên nhân thiếu hụt và chỉ định của acid folic.

1. Vai trò của acid folic:

- Acid folic trong thức ăn tồn tại dưới dạng folat polyglutamat. Dạng này cũng là kho dự trữ folat ở trong các tế bào người.

Sơ đồ (483 :D Tự vẽ nhé, tao mệt lắm )

- Ở đường tiêu hóa, folat polyglutamat chuyển thành folat monoglutamat, rồi thành methyltetrahydrofolat (MTHF). MTHF được hấp thu và đi vào máu. Trong máu, MTHF được vận chuyển vào mô, vào trong tế bào. Trong tế bào, MTHF đóng vai trò chất cho methyl để chuyển vitamin B12 thành methylcobalamin. Methylcobalamin giúp chuyển homocystein thành methionin. Sau khi mất methyl, MTHF sẽ thành tetrahydrofolat (THF), tham gia vào 1 số quá trình chuyển hóa quan trọng:

+) Chuyển serin thành glycin với sự tham gia của vitamin B6.

+) Chuyển deoxyurifolat thành thymidylat để tạo ADN-thymin.

Ngoài ra, THF còn tham gia vào quá trình chuyển hóa histindin và tổng hợp base purin.

Ở gan, MTHF 1 phần tham gia chuyển hóa, phần khác lại được đưa vào mật thải xuống tá tràng. Ở tá tràng, MTHF được tái hấp thu trở lại. Rượu làm giảm phóng MTHF từ tế bào gan vào mật làm giảm nồng độ folat trong máu.

2. Nguyên nhân thiếu hụt:

Thiếu hụt acid folic có thể do:

     - Cung cấp không đầy đủ.

- Giảm hấp thu do viêm ruột cấp hoặc mạn tính.

- Rượu làm giảm hấp thu acid folic ở ruột, giảm sự giải phóng MTHF từ gan vào máu.

- Tan máu.

- Dùng 1 số thuốc như các thuốc kháng chuyển hóa trong điều trị ung thư, thuốc chống sốt rét, trimethoprim, thuốc chữa động kinh, thuốc tránh thai.

- Mất cân bằng giữa cung và cầu gặp ở phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em đang lớn.

3. Chỉ định:

- Thiếu máu hồng cầu to không có dấu hiệu tổn thương thần kinh.

- Thiếu máu tan máu.

- Giảm bạch cầu hạt, mất bạch cầu hạt.

- Dự phòng thiếu hụt acid folic khi dùng 1 số thuốc, phụ nữ có thai, cho con bú.

Câu 93: Trình bày nguồn gốc, vai trò và chỉ định của erythropoietin.

1. Nguồn gốc:

     Erythropoietin được sản xuất chủ yếu ở tế bào cạnh cầu thận, thứ yếu ở tế bào gan.

2. Vai trò:

Erythropoietin là yếu tố điều hòa sự nhân lên của tế bào gốc trong tủy xương, kích thích sự trưởng thành của hồng cầu non và giải phóng hồng cầu khỏi tủy xương đi vào tuần hoàn.

3. Chỉ định:

Trong máu, erythropoietin được gắn vào glucose không có tác dụng dược lý. Khi cơ thể thiếu máu, thiếu oxy thì sự tổng hợp và bài tiết yếu tố này tăng lên gấp 100 lần so với bình thường. Khi bị viêm cầu thận cấp hoặc mạn tính hay tổn thương tủy xương hoặc thiếu sắt, sự bài tiết erythropoietin giảm xuống rõ rệt, gây nên thiếu máu.

 Chính vì lý do đó, erythropoietin được chỉ định chủ yếu trong các trường hợp thiếu máu do viêm thận. Ngoài ra, erythropoietin còn được dùng trong thiếu máu do bệnh AIDS, điều trị thuốc chống ung thư và thiếu máu do mất máu sau phẫu thuật.

Câu 94: Giải thích cơ chế tác dụng của vitamin A trên thị giác và ảnh hưởng của sự thiếu hụt vitamin A đối với thị giác.

Vitamin A có 3 dạng: retinol, retinal và acid retinoic. Vitamin A chủ yếu là retinol và retinal đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thị giác. 

Thiếu vitamin A sẽ gây ra bệnh quáng gà, khô mắt, loét giác mạc. Acid retinoic không có tác dụng trên thị giác. 

Cơ chế: 

Trong máu vitamin A được chuyển thành trans-retinol và sau đó thành 11-cis-retinol và 11-cis-retinal. Trong bóng tối 11-cis-retinal kết hợp với opsin tạo thành rhodopsin. Rhodopsin là 1 sắc tố nhạy cảm với ánh sáng ở tế bào hình nón của võng mạc giúp cho võng mạc nhận được các hình ảnh khi thiếu ánh sáng.

Khi ra ánh sáng rhodopsin bị phân hủy thành opsin và trans-retinal. Trans-retinal có thể được chuyển thành cis-retinal hoặc trans-retinol đi vào máu tiếp tục chu kỳ của sự nhìn.

Câu 95: Trình bày nguồn gốc, vai trò, dấu hiệu thiếu hụt và chỉ định của vitamin D.

1. Nguồn gốc:

- Vitamin D1 là hỗn hợp chất chống còi xương.

- Ergocalciferol (D2) có nguồn gốc tổng hợp thường được dùng trong điều trị. Trong một số cây, có ergosterol là chất tiền thân của vitamin D2.

- Cholecalciferol (D3) có nguồn gốc tự nhiên, có thể chiết xuất từ dầu gan cá hoặc cơ thể tự tổng hợp dưới tác dụng của tia cực tím. Một số cây họ Cà có chứa D3.

2. Vai trò:

- Tăng hấp thu calci ở ruột và tái hấp thu calci ở ống thận. Phối hợp với hormon cận giáp điều hòa nồng độ calci trong máu.

- Tăng tích tụ calci trong xương.

- Giảm bài tiết phosphat và giúp chuyển phosphat hữu cơ thành phosphat vô cơ.

- Oxy hóa citrat giúp cho sự hòa tan phức hợp calci và điều hòa nồng độ calci.

3. Dấu hiệu thiếu hụt vitamin D:

- Có dấu hiệu giảm calci và phosphat trong máu, có thể gặp cơn hạ calci máu.

- Thiếu lâu dài dẫn đến còi xương ở trẻ em và nhuyễn xương ở người lớn.

Nguyên nhân: Giảm hấp thu ở ruột, suy cận giáp, dùng thuốc ức chế enzym chuyển hóa ở microsom gan, người ít tiếp xúc với nắng.

4. Chỉ định:

- Phòng và chống còi xương ở trẻ em.

- Phòng và chống loãng xương, nhuyễn xương ở người lớn.

- Người gãy xương lâu lành.

- Phòng và chống co giật trong suy cận giáp.

- Hội chứng Fanconi.

Câu 96: Trình bày nguồn gốc, vai trò, dấu hiệu thiếu hụt và chỉ định của vitamin E.

1. Nguồn gốc:

Vitamin E gồm 3 dạng: α, β và γ-tocopherol. Vitamin E có nhiều trong các hạt ngũ cốc, lúa mì, ngô, đậu, giá đỗ, dầu lạc, dầu ô liu, rau xanh, gan, mỡ, bơ, lòng đỏ trứng, bị mất từ từ tác dụng trong không khí, tia cực tím, nhiệt độ cao, FeCl3 và peroxid.

2. Vai trò:

- Tăng sản xuất tinh trùng và khả năng thụ thai, làm tổ của trứng đã thụ thai.

- Ngăn cản sự tạo thành gốc tự do, làm vững bền màng TB, trong đó có màng hồng cầu.

- Tăng hấp thu và dự trữ vitamin A, nhưng lại làm giảm 1 số triệu chứng của sự thừa vitamin A.

- Tham gia vào sự phosphoryl hóa – oxy hóa creatin ở cơ.

- Tham gia vận chuyển điện tử trong các phản ứng oxy hóa khử và dự trữ năng lượng trong quá trình này.

3. Dấu hiệu thiếu hụt:

    Thiếu hụt kéo dài vitamin E sẽ gặp 1 số triệu chứng sau:

- Giảm phản xạ.                                - Dọa sẩy thai, đẻ non.

- Thất điều.                                        - Tổn thương cơ tim.

- Giảm nhạy cảm xúc giác.                - Thiếu máu, tan máu.

- Yếu cơ, teo cơ phì đại.                     - Rung giật nhãn cầu.

- Giảm sản xuất tinh trùng, giảm khả năng thụ thai.

4. Chỉ định: 

- Dọa sẩy thai, phụ nữ bị sẩy thai liên tiếp.

- Vô sinh.

- Teo cơ.

- Thiếu máu, tan máu.

- Bệnh xơ cứng bì ở trẻ em.

- Hạ lipid máu.

- Chống lão hóa: vitamin E được phối hợp với coenzym Q, acid amin chứa lưu huỳnh hoặc β-caroten, vitamin C và selen. Một số biệt dược chống lão hóa có chứa vitamin E.

- Cận thị tiến triển (ngăn cản sự dễ oxy hóa của β-caroten).

- Chứng đái dầm sau đẻ hoặc ở phụ nữ mãn kinh.

Câu 97: Nêu nguồn gốc, dấu hiệu thiếu hụt và chỉ định của vitamin B1.

1. Nguồn gốc:

Vitamin B¬1 có nhiều trong men bia, cám gạo, đậu tương. Ngoài ra có lượng nhỏ vitamin B1 trong sữa, trứng, thịt nạc, gan, thận.

2. Dấu hiệu thiếu hụt:

Khi thiếu vitamin B1 sẽ có thể gặp 1 số dấu hiệu sau:

- Mệt mỏi, chán ăn, giảm trí nhớ.

- Đau, viêm dây thần kinh, giảm trương lực cơ.

- Nếu thiếu B1 nặng, kéo dài, có thể chuyển thành bệnh tê phù Beri – Beri và có thể dẫn đến suy tim.

3. Chỉ định:

- Bệnh tê phù Beri – Beri.

- Viêm đau dây thần kinh, đặc biệt ở người nghiện rượu, phụ nữ có thai.

- Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, khó tiêu, ỉa chảy kéo dài, viêm loét đại tràng.

- Bệnh tim mạch.

- Bệnh nhân có chế độ nuôi dưỡng nhân tạo.

- Nhược cơ.

Câu 98: Trình bày nguồn gốc, vai trò, dấu hiệu thiếu hụt và chỉ định của vitamin B3.

1. Nguồn gốc: 

Vitamin B3¬ có nhiều trong gan, thịt cá, rau, quả, gạo và lúa mì. Vi khuẩn ở ruột có thể tổng hợp được 1 lượng nhỏ vitamin B3.

2. Vai trò sinh lý:

- NAD và NADP là 2 dạng hoạt tính của vitamin B3, tối cần thiết cho sự chuyển hóa protid, glucid và phản ứng oxy hóa khử trong chuỗi hô hấp tế bào.

- Vitamin B3 làm hạ lipoprotein máu do ức chế phân hủy lipid, giảm cung cấp acid béo cho gan, giảm tổng hợp triglycerid, giảm VLDL và LDL cholesterol.

3. Dấu hiệu thiếu hụt:

Thiếu nặng vitamin B3 gây nên bệnh Pellagra. Bệnh nhân có hội chứng 3D:

- Viêm da đối xứng ở chân và các vùng hở, lúc đầu là vết đỏ sau đóng vẩy.

- Viêm lưỡi, loét lưỡi miệng, viêm thực quản, dạ dày ruột, tăng tiết nước bọt, đi lỏng.

- Mất ngủ, nhức đầu, trầm cảm, lú lẫn, rối loạn trí nhớ, có thể gặp sa sút trí tuệ (ảo giác, hoang tưởng).

4. Chỉ định:

- Phòng và điều trị bệnh Pellagra.

- Tăng lipoprotein máu.

- Thiếu máu. 

- Phụ nữ uống thuốc tránh thai.

- Bệnh Hartnup (giảm vận chuyển tryptopan ở ruột và thận).

- Khối u carcinoid.

Câu 99: Trình bày nguồn gốc, vai trò, dấu hiệu thiếu hụt và chỉ định của vitamin C.

1. Nguồn gốc:

Vitamin C có trong hầu hết rau, quả đặc biệt trong rau cải xoong, cam, quýt, chanh, bưởi, cà chua.

2. Vai trò sinh lý:

- Vitamin C là cofactor của nhiều phản ứng oxy hóa khử quan trọng trong sự tổng hợp collagen, carnitin, chuyển acid folic thành acid folinic, ức chế hyaluronidase làm vững bền thành mạch.

- Chuyển dopamin thành noradrenalin.

- Tổng hợp serotonin từ tryptophan.

- Tổng hợp hormon thượng thận.

- Giúp sự tổng hợp collagen, proteoglycan và các thành phân hữu cơ khác ở răng, xương, nội mô mao mạch.

- Giúp chuyển Fe3+ thành Fe2+ làm tăng sự hấp thu sắt ở ruột.

- Có tác dụng hiệp đồng với vitamin E, β-caroten, selen làm ngăn cản sự tạo gốc tự do gây độc tế bào.

- Trên thực nghiệm, vitamin C làm tăng tổng hợp interferon, giảm nhạy cảm với histamin.

3. Dấu hiệu thiếu hụt:

- Thiếu trầm trọng vitamin C sẽ gây bệnh Scorbut, ngày nay ít gặp, có dấu hiệu điển hình: chảy máu dưới da, răng miệng, rụng răng, tăng sừng hóa nang lông, viêm lợi.

- Thiếu vừa phải vitaminC có biểu hiện: mệt mỏi, viêm lợi, miệng, thiếu máu, giảm sức đề kháng dễ bị nhiễm trùng.

4. Chỉ định:

- Phòng và điều trị bệnh Scorbut.

- Chảy máu do thiếu vitamin C.

- Tăng sức đề kháng trong nhiễm trùng, nhiễm độc, thai nghén.

- Thiếu máu.

- Dị ứng.

- Người nghiện rượu, nghiện thuốc lá.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro