vacxin huyetthanh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 30: Trình bày nguyên lý sử dụng vaccin, nguyên tắc sử dụng vaccin và 2 tiêu chuẩn cơ bản của vaccin

         Nguyên lý

-Sử dụng vacxin là đưa vào cơ thể KN có nguồn gốc từ VSV gây bệnh hoặc VSV có cấu trúc KN giống VSV gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh

         Nguyên tắc sử dụng vaccin

-Phạm vi và tỷ lệ tiêm chủng

 +Phạm vi tiêm chủng của mỗi nước, mỗi khu vực được quy định tùy tình hình dịch tễ của bệnh NT. những quy định này có thể thay đổi theo thời gian

 +Tiêm chủng phải đạt trên 80% đối tượng chưa có miễn dịch

-Đối tượng tiêm chủng

 +Tất cả những người có nguy cơ nhiễm VSV gây bệnh mà chưa có miễn dịch. Trẻ em cần được tiêm chủng rộng rãi. Đối với người lớn, chỉ những nhóm người có nguy cơ cao

 +Chống chỉ định tiêm chủng tùy loại vaccin. Nói chung không được tiêm cho các đối tượng:

         .)Những người đang sốt cao

         .)Những người có biểu hiện dị ứng

         .)Vaccin sống giảm độc lực không được dùng cho người thiếu hụt miễn dịch hoặc bị bệnh ác tính

         .)Vaccin virus giảm độc lực không được dùng cho phụ nữ mang thai

-Thời gian tiêm chủng

 +Trước mùa dịch, để có đủ thời gian hình thành miễn dịch

 +Khi tạo miễn dịch cơ bản, phải tiêm chủng nhiều lần, cách nhau 1 tháng

 +Thời gian tiêm nhắc lại tùy thuộc vào từng vaccin

-Liều lượng và đường đưa vaccin vào cơ thể

 +Liều lượng: tùy loại vaccin và đường đưa vào cơ thể. Liều lượng quá thấp sẽ không đủ khả năng kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch. Liều lượng quá lớn dẫn đến tình trạng dung nạp đặc hiệu

 +Đường tiềm chủng

         .)Chủng: cổ điển nhất, nay vẫn dùng cho 1 số ít vaccin

         .)Tiêm: tùy loại vaccin có thể tiêm trong da, dưới da, tiêm bắp

         .)Uống: kích thích miễn dịch tiết tại đường ruột mạnh hơn đường tiêm

         .)1 số đường khác, ít dùng

-Các phản ứng không mong muốn do tiêm chủng

 Tât cả vaccin đều có thể gây ra phản ứng phụ ở 1 số người

 +Tại chỗ: nơi tiêm hơi đau, mẩn đỏ, hơi sưng, nổi cục nhỏ, tự mất đi nhanh chóng sau 1 vài ngày. NT nếu tiêm không đảm bảo vô trùng

 +Toàn thân: sốt hay gặp nhất, thường hết sau 1 vài ngày. Co giật ít gặp, hầu hết khỏi không để lại di chứng. Sốc phản vệ rất ít gặp.

-Bảo quản vaccin

 +Vaccin phải được bảo quản tốt từ lúc sản xuất cho tới khi dùng. Bảo quản các vaccin không giống nhau nhưng nói chung bảo quản trong điều kiện khô, tối và lạnh (2-8°C)

 +Nhiệt và ánh sáng phá hủy tất cả các loại vaccin, nhất là vaccin sống. Đông lạnh phá hủy vaccin giải độc tố

 +Dụng cụ tiêm chủng chỉ cần dính 1 lượng rất nhỏ hóa chất sát trùng cũng có thể làm hỏng vaccin

         Tiêu chuẩn cơ bản của vaccin

-An toàn

 Sau khi sản xuất vaccin phải được cơ quan kiểm định nhà nước kiểm tra chặt chẽ về mặt:

 +Vô trùng: không được nhiễm các VSV khác

 +Thuần khiết: không được lẫn các thành phần KN khác có thể gây phản ứng phụ

 +Không độc: liều sử dụng thấp hơn nhiều so với liều độc

-Hiệu lực

 +Vaccin có hiệu lực lớn là vaccin gây miễn dịch ở mức độ cao và tồn tại lâu. Hiệu lực của vaccin trước hết được đánh giá trên:

         .)động vật thí nghiệm: thử thách bằng VSV gây bệnh

         .)sau đó trên thực địa: tiêm chủng cho 1 cộng đồng, thống kê phản ứng phụ, đánh giá khả năng bảo vệ khi mùa dịch tới.

-Ngoài ra, còn có giá thành và tính thuận lợi khi tiến hành tiêm chủng

Câu 31: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với vaccin

         Tính KN của vaccin

-Phụ thuộc bào bản chất hóa học (protein, polysaccarid...), phân tử lượng (cao hay thấp), cấu trúc hóa học (phức tạp hay đơn giản)

-Tính KN càng cao khi nó càng lạ đối với cơ thể

         Liều lượng

-Liều lượng quá thấp sẽ không đủ khả năng kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch.

-Liều lượng quá lớn dẫn đến tình trạng dung nạp đặc hiệu

         Đường đưa vaccin vào cơ thể

-Mỗi vaccin được đưa vào cơ thể theo 1 đường thích hợp. Vaccin bị phá hủy bởi dịch dạ dày, dịch ruột thì không đưa vào cơ thể bằng đường uống. Vaccin kích thích miễn dịch tiết tại chỗ thì không đưa vào bằng đường tiêm

-Sử dụng vaccin không đúng đường vừa không tạo được miễn dịch, vừa có thể gây ra tác dụng nguy hiểm

         Chất phụ gia miễn dịch

-Tác dụng:

 +Làm cho vaccin giáng hóa chậm, nên giảm được lượng vaccin và số lần tiêm chủng

 +Làm tăng sự kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch

-Thường sử dụng: hợp chất của nhôm (aluminum hydroxyd, aluminum phosphat)

         KT mẹ truyền

Sự tồn tại 1 lượng nhỏ KT mẹ truyền cũng có thể ức chế sự đáp ứng KT đối với KN tương ứng

         Tình trạng của chủ thể

-Cơ thể chỉ đáp ứng tốt với vaccin khi bộ máy miễn dịch hoàn chỉnh.

-Tình trạng dinh dưỡng kém cũng hạn chế mức độ đáp ứng miễn dịch. Nhưng cần phải quan tâm tiêm chủng cho trẻ em suy dinh dưỡng.

Câu 32: Cách phân loại vaccin, lịch tiêm chủng các loại vaccin được sử dụng rộng rãi ở nước ta

         Các loại vaccin

-Vaccin giải độc tố

 +Được sản xuất từ ngoại độc tố bằng cách làm mất tính độc nhưng vẫn giữ được tính KN

 +Kích thích cơ thể sản xuất ra kháng độc tố có khả năng trung hòa ngoại độc tố

 +VD: vaccin bạch hầu, uốn ván

-Vaccin chết (bất hoạt)

 +Được sản xuất từ VSV gây bệnh đã bị giết chết

 +Các KN này chủ yếu kích thích đáp ứng miễn dịch dịch thể

 +VD: vaccin ho gà, tả, viêm não Nhật Bản, thương hàn (cũ), Salk (phòng bại liệt)...

-Vaccin sống giảm độc lực

 +Được sản xuất từ VSV gây bệnh hoặc VSV giống VSV gây bệnh, đã được làm giảm độc lực không còn khả năng gây bệnh

 +Kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch gần giống NT tự nhiên

 +Cần quan tâm đến tính an toàn của vaccin sống, tính di truyền ổn định không trở lại độc lực ban đầu

 +VD: vaccin BCG, Sởi, Sabin (phòng bại liệt), thương hàn (mới)

-Vaccin chiết tách

 +Chứa KN được chiết tách từ VSV như: polysaccarid của não mô cầu, polysaccarid của phế cầu, polysaccarid của H.influenza týp b, KN Vi của vi khuẩn thương hàn

-Vaccin tái tổ hợp

 +Gen mã hóa cho KN VSV được tái tổ hợp vào E.coli nhờ công nghệ sinh học, sản xuất mạnh mẽ loại KN đó

 +VD: vaccin tả, thương hàn, Rotavirus...

         Lịch tiêm chủng

-BCG phòng lao, 0,1ml, tiêm trong da, sơ sinh hoặc bất kỳ lúc nào sau đó

-Sabin phòng bại liệt, 2 giọt, uống, sơ sinh vào lúc 2,3,4 tháng

-DTP, 0,5ml, tiêm bắp, lúc 2,3,4 tháng tuổi

-Sởi, 0,5ml, dưới da, 9 tháng tuổi hoặc sớm nhất sau đó

-Viêm não Nhật Bản:  +0,5ml, dưới da, trẻ em 1-5 tuổi

                                    +1,0ml, dưới da, trẻ em>5 tuổi

-Viêm gan B (vaccin tinh chế)            +0,5ml, tiêm bắp/dưới da, trẻ em

                                                +1,0ml, tiêm bắp, người lớn

-Ngoài ra, vaccin tả, thương hàn cũng được tiêm chủng rộng rãi ở những đối tượng có nguy cơ cao.

Câu 32: Nguyên lý và nguyên tắc sử dụng huyết thanh miễn dịch

         Nguyên lý: Dùng huyết thanh miễn dịch là đưa vào cơ thể KT có nguồn gốc từ người hay động vật, giúp cho cơ thể có ngay KT đặc hiệu chống lại tác nhân gây bệnh

         Nguyên tắc(5):

-Đối tượng

 +Chữa và dự phòng các bệnh NT (nhiều nhất): chỉ có hiệu lực với những bệnh mà cơ chế bảo vệ chủ yếu nhờ miễn dịch dịch thể. VD: huyết thanh kháng uốn ván (SAT), kháng bạch hầu (SAD),  kháng ho gà, sởi, kháng dại, kháng virus viêm gan, quai bị...

 +Điều trị thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh. Điều trị dị ứng,

 +Phòng bệnh tan máu sơ sinh: tiêm KT kháng D cho người mẹ có nhóm máu Rh (-) trong vòng 72h sau sinh

-Liều lượng

 +Tùy theo tuổi, cân nặng bệnh nhân, trung bình từ 0,1-1ml/kg cân nặng tùy theo loại huyết thanh và mục đích sử dụng

 +Huyết thanh kháng uốn ván được tính theo đơn vị, 250 đơn vi cho 1 trường hợp. Nếu vết thương quá bẩn hoặc tiêm chậm sau 24h thì liều lượng phải tăng gấp đôi

-Đường đưa huyết thanh vào cơ thể

 +Bình thường: đường tiêm bắp

 +Đối với những huyết thanh đã được tinh chế đạt tiêu chuẩn cao, có thể tiêm tĩnh mạch nhưng rất hạn chế

 +Tuyệt đối không tiêm tĩnh mạch những huyết thanh nguồn gốc động vật

-Đề phòng phản ứng

 +Cần thực hiện tốt các việc

         .)Hỏi xem bệnh nhân đã tiêm huyết thanh lần nào chưa. Rất thận trọng với lần thứ 2.

         .)Làm phản ứng thoát mẫn trước khi tiêm. Nếu dương tính, không nên tiêm, chỉ khi bắt buộc thì  phải chia nhỏ tổng liều để tiêm, cách nhau 20-30'

         .)Trong quá trình tiêm phải theo dõi liên tục để xử trí kịp thời nếu phản ứng xảy ra, dự phòng sốc phản vệ

-Tiêm vaccin phối hợp

 +Kháng huyết thanh chỉ phát huy hiệu lực trong thời gian ngắn, thường hết sau 10-15 ngày

 →Tiêm vaccin phối hợp kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch chủ động thay thế miễn dịch thụ động

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro