Vai trò của kiểm toán trong nền kinh tế thị trường (st)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp có thể được rất nhiều người sử dụng, và dĩ nhiên người sử dụng cần có được những thông tin đáng tin cậy nhằm giúp họ đánh giá về thực trạng tài chính của doanh nghiệp để ra các quyết định kinh tế. Thế nhưng do nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển tạo nên hệ quả là khr năng nhận được những thông tin tài chính kém tin cậy cũng sẽ gia tăng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau,như là:

Sự khó khăn trong việc tiếp cận nguồn thông tin: Trong nền kinh tế hiện đại, người sử dụng thông tin để ra quyết định ( các nhà đầu tư, các chủ nợ…) khó có thể tiếp cận trực tiếp với thông tin tại đơn vị mà họ đầu tư hay chọn lam đối tác kinh doanh. Thay vào đó họ buộc phải sử dụng thông tin do đơn vị cung cấp. Điều này làm tăng rủi ro có thông tin bị sai lệch khi đến tay những người sử dụng.

Động cơ của người cung cấp thông tin: Người cung cấp thông tin thường có xu hướng trình bày thông tin theo chiều hường thuận lợi nhất cho mình. Chẳng hạn khi doanh nghiệp bán cổ phần, các thông tin về doanh thu, lợi nhuận… có thể bị khai tăng giả tạo, hay không được cung cấp đầy đủ…

Lượng thông tin phải xử lý và độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế gia tăng, nhất là khi các hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng, quy mô của các tổ chức ngày càng lớn.

Chính vì thế, cầ có những giải pháp làm giảm rủi ro, chẳng hạn như:

Người sử dụng sẽ trực tiếp kiểm tra thông tin: Cách này thường được áp dụng trong một số trường hợp, thí dụ như các kiểm soát viên xác minh về số thuế của một doanh nghiệp. Thế nhưng, cách này rất khó áp dụng đối với đa số người sử dụng vì sẽ rất tốn kém về chi phí, gây trở ngại cho đơn vị, và nhất là đòi hỏi kiến thức và kỹ năng kiểm tra của người thực hiện.

Tăng cường trách nhiệm pháp lý với Hội đồng quản trị (hay Ban giám đốc): Do là người đại diện chính thức của doanh nghiệp trước các cổ đông và pháp luật, nên luật pháp thường bắt buộc họ phải chịu trách nhiệm về độ tin cậy của những thông tin tài chính do họ công bố.

Bắt buộc báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi kiểm toán viên độc lập: Lúc này, kiểm toán viên độc lập có trách nhiệm kiểm tra và cung cấp nhận xét về báo cáo tài chính, và họ có thể sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu nhận xét không xác đáng về báo cáo tài chính.

Trong các giải pháp trên, cách sau cùng được xem là có hiệu quả nhất, vì với kỹ năng kinh nghiệm nghề nghiệp và sự độc lập của mình, kiểm toán viên độc lập sẽ mang lại độ tin cậy cho báo cáo tài chính đồng thời giúp tiết kiệm chi phí kiểm tra cho người sử dụng.

Đứng ở góc độ xã hội, hoạt động kiểm toán độc lập đối với báo cáo tài chính, khi được luật pháp qui định sẽ trở thành một công cụ bảo vệ sự ổn định của nền kinh tế, đặc biệt là đối với các quốc gia mà thị trường chứng khoán giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tại các quốc gia này luật pháp thường qui định các công ty cổ phần yết giá ở thị trường chứng khoán khi công bố các báo cáo tài chính hàng năm phải đính kèm báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên độc lập. Một số quốc gia còn mở rộng đối tượng kiểm soát bắt buộc (thường gọi là kiểm soát theo luật định) cho các doanh nghiệp khác khi mà qui mô doanh nghiệp lớn trên một mức độ nào đó.

Ở việt nam , hiện nay đối tượng kiểm toán bắt buộc khá rộng rãi, bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức có hoạt động tín dụng, ngân hàng và quỹ hỗ trợ phát triển, tổ chức tài chính và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm; các công ty cổ phần có yết giá trên thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp nhà nước…

Đối với những nhà quản lý tại các doanh nghiệp, kiểm toán độc lập sẽ còn tạo nên giá trị gia tăng cho báo cáo tài chính của doanh nghiệp, và còn có thể giúp doanh nghiệp hạn chế được khả năng xảy ra các sai phạm về kế toán, tài chính…

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro