Vai tro cua nha nuoc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vai trò của nhà nước:

1. Nhà nước và kinh tế.

- Nhà nước được quy định bởi kinh tế, do điều kiện kinh tế quyết định. Từ sự xuất hiện của nhà nước, bản chất, chức năng, hình thức, bộ máy nhà nước đều phụ thuộc vào đòi hỏi khách quan của cơ sở kinh tế.

- Không phụ thuộc tuyệt đối, chỉ tương đối thể hiện ở 2 phương diện:

+ Nhà nước cùng các bộ phận khác của kinh tế tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, thúc đẩy phát triển nhanh thông qua các chính sách kinh tế có căn cứ khoa học và phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại trong chừng mực nó phù hợp với lợi ích giai cấp thống trị.

Ví dụ: . Nhà nước XHCN, nhà nước Tư sản trong giai đoạn đầu phát triển xã hội tư bản: xác lập và củng cố quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

. Chính sách kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN đã làm cho kinh tế nước ta từ 1986 đến nay phát triển mạnh.

+ Nhà nước có thể đóng vai trò tiêu cực, cản trở sự phát triển kinh tế. Thể hiện chính sách kinh tế lỗi thời, không còn phù hợp với sự phát triển chung của thế giới,kìm hãm sự phát triển của quan hệ sản xuất tiến bộ.

Ví dụ: Nhà nước chiếm hữu nô lệ, phong kiến vào giai đoạn cuối trong quá trình phát triển lịch sử.

+ Trong một thời kỳ lịch sử nhất định, nhà nước đồng thời có tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với kinh tế phụ thuộc vào khả năng nhận thức và nắm bắt kịp thời hoặc không kịp thời các phương diện khác nhau của quy luật vận động của kinh tế cũng như phụ thuộc vào lợi ích của giai cấp thống trị.

2. Nhà nước và tổ chức chính trị- xã hội.

Các tổ chức chính trị của xã hội là những hình thức và phương diện bảo đảm thực hiện quyền lực chính trị trong xã hội có giai cấp.

- Trong các tổ chức chính trị xã hội, nhà nước là trung tâm vì:

+ Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, là tổ chức mà quyền lực của nó bắt buộc đối với mọi người trong quốc gia thông qua pháp luật.

+ Nhà nước là công cụ sắc bén nhất của quyền lực chính trị, là tổ chức có sức mạnh cưỡng chế đủ sức thực hiện những nhiệm vụ mà không một tổ chức chính trị nào làm nổi vì nhà nước có bộ máy chuyên cưỡng chế như: Tòa án, quân đội, cảnh sát, nhà tù... nắm trong tay nguồn tài nguyên, có quyền đặt ra và thu thuế...

+ Nhà nước là tổ chức chính trị độc lập có chủ quyền, thực hiện quyển đối nội, đối ngoại độc lập không phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào.

Nhà nước thực sự là trung tâm của đời sống chính trị của hệ thống chính trị xã hội, là bộ phận không thể thay thế được của bộ máy chuyên chính giai cấp, là tổ chức thực hiện chức năng quản lý xã hội hiệu quả nhất.

- Trong các tổ chức chính trị, Đảng chính trị có vai trò đặc biệt, là lực lượng có vai trò lãnh đạo, định hướng sự phát triển xã hội. Các đảng chính trị là tổ chức của các giai cấp, thể hiện lợi ích giai cấp và gồm những đại biểu tích cực nhất đấu tranh cho lợi ích giai cấp mình. Đảng chính trị cầm quyền vạch ra chính sách lớn định hướng cho hoạt động của nhà nước, kiểm tra hoạt động Đảng viên trong việc thực hiện chính sách Đảng, các đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước.

- Nhà nước và tổ chức xã hội: Tổ chức xã hội có vai trò quan trọng tùy thuộc vào quy mô, tính chất của tổ chức đó. Quan trọng nhất: công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, mặt trận tổ quốc Việt Nam thực hiện chức năng nhiệm vụ khác nhau dưới sự lãnh đạo của đảng. Chúng có vai trò khác nhau trong đời sống chính trị. Nhà nước và tổ chức xã hội có quan hệ chặt chẽ theo nguyên tắc hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

3. Nhà nước và chính trị.

Chính trị với tư cách hiện tượng phổ biến xác định quan hệ giai cấp, tương quan lực lượng giai cấp, là sự biểu hiện tập trung của kinh tế trong xã hội có giai cấp. Trong xã hội, nó là sợi dây liên kết giữa nhà nước với cơ sở hạ tầng kinh tế với các bộ phận khác trong kiến trúc thượng tầng.

Các tổ chức chính trị đểu thông qua chính trị để tác động lẫn nhau, đồng thời tác động đến các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng cũng như tác động đến cơ sở kinh tế của xã hội.

4. Nhà nước và pháp luật: Pháp luật là công cụ để nhà nước duy trì sự thống trị, thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

Quyền lực của nhà nước dựa trên cơ sở pháp luật, được thực hiện thông qua pháp luật và bị hạn chế bởi pháp luật.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro