vai trò của pháp luật phá sản

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phá sản là một hiện tượng tự nhiên của nền kinh tế thị trường. Mặc dù có đời sống ngắn dài rất khác nhau, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp thường có một vòng đời nhất định: khởi nghiệp, tăng trưởng, phồn thịnh và suy thoái. Chu kỳ đời sống của doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào thành tích kinh doanh và môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Mặt khác, trong hoạt động kinh doanh, việc các doanh nghiệp nợ và chiếm dụng vốn lẫn nhau là rất phổ biến. Vậy giải quyết như thế nào khi có doanh nghiệp đã rơi vào giai đoạn suy thoái hoặc gặp những vấn đề nghiêm trọng về tài chính, mà kết quả là không thể thanh toán được các khoản nợ thương mại.

Pháp luật phá sản doanh nghiệp ra đời nhằm điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong trường hợp này. Theo đó, một doanh nghiệp được coi là lâm vào tình trạng phá sản khi thực chất đã mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và nếu không còn khả năng tổ chức lại để phục hồi khả năng thanh toán thì buộc bị phá sản theo một thủ tục chặt chẽ tại tòa để phân chia tài sản còn lại cho các chủ nợ.

Sự ra đời của pháp luật phá sản nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan. Đối với chủ nợ, thủ tục phá sản cho phép chủ nợ có biện pháp kiểm soát được tình hình tài chính của doanh nghiệp nợ, hạn chế những rủi ro và thiệt hại xẩy ra và bảo đảm việc thu hồi nợ một cách công bằng. Pháp luật phá sản còn bảo vệ và tạo ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp nợ. Thật vậy, thủ tục phá sản (trong đó giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất là tổ chức lại doanh nghiệp) sẽ tạo cho doanh nghiệp thua lỗ nợ nần có cơ hội thương lượng tập thể với các chủ nợ về các khoản nợ và tránh được các biện pháp đòi nợ bất hợp pháp, ví dụ xiết nợ. Đây còn là cơ hội tốt nhất để buộc doanh nghiệp đang thua lỗ phải tiến hành ngay việc tái cấu trúc doanh nghiệp một cách triệt để: loại bỏ nguyên nhân gây tổn hại đến tình trạng tài chính doanh nghiệp, phát huy các mặt tích cực để cải thiện kết quả kinh doanh. Nếu việc tổ chức lại không có kết quả, thủ tục phá sản và thanh lý giúp doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng nợ nần để có thể bắt đầu trở lại công cuộc kinh doanh với một tình trạng tài chính hoàn toàn mới mẻ và sạch sẽ. Quyền lợi của người lao động được pháp luật ưu tiên bảo vệ khi doanh nghiệp tiến hành thủ tục phá sản, mặc dù có tâm lý lo ngại thủ tục phá sản doanh nghiệp sẽ làm mất việc làm của người lao động. Thực chất quyền lợi của người lao động phải được đặt ra trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, chứ không chỉ đến giai đoạn phá sản.

Thực hiện tốt pháp luật về phá sản còn là biện pháp bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, tránh được tình trạng đe dọa, cưỡng bức doanh nghiệp để đòi nợ theo “luật rừng”, đảm bảo việc giải quyết nợ theo một trật tự nhất định, do một cơ quan có đủ thẩm quyền kiểm soát. Đối với nền kinh tế, phá sản có tác dụng sàng lọc các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không hiệu quả, thay thế các doanh nhân kém khả năng bằng những nhà quản lý khác có tính chuyên nghiệp hơn, làm cho nền kinh tế mới phát triển lành mạnh. Có thể nói, lợi nhuận đối với doanh nghiệp giống như “củ cà rốt” thì phá sản lại là “chiếc gậy” nhằm răn đe các doanh nhân, cảnh báo tính chất khắc nghiệt của thương trườn

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#vffr