vai trò của QL,các nhân tố làm tăng vai trò quản lý

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Vai trò của quản lý đối với sự tồn tại và phát triển của một tổ chức? Những nhân tố làm

tăng vai trò của quản lý trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt

Nam hiện nay?

Trả lời:

·  Vai trò của quản lý đối với sự phát triển của một tổ chức:

Trước hết ta cần hiểu khái niệm: Quản   sự tác động  tổ chức,  hướng đích của chủ

thể quản  lên đối tượng  khách thể quản  nhằm sử dụng  hiệu quả nhất các nguồn lực,

các thời  của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động.

       Vd: trường hvtc sử dụng biện pháp điểm danh và quy định sv nào vắng                     mặt 30% số buổi điểm danh  thì sẽ bị cấm thi

       Quản lý cần thiết đối với mọi phạm vi hoạt động trong xã hội, từ mỗi đơn vị sản  xuất kinh

doanh đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, từ một gia đình, một đơn vị dân cư đến một quốc gia và

những hoạt động trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Quản lý chính là yếu tố quyết định nhất cho sự

phát triển của quốc gia và các tổ chức. Vai trò của quản lý đối với các tổ chức thể hiện trên các mặt:

-Quản lý nhằm tạo ra sự thống nhất ý chí và hành động giữa các thành viên trong tổ chức,

thống nhất giữa người quản lý với người bị quản lý, giữa những người bị quản lý với nhau. Chỉ có

tạo ra sự thống nhất cao trong đa dạng thì tổ chức mới hoạt động có hiệu quả.

-Định hướng sự phát triển của tổ chức trên cơ sở xác định mục tiêu chung và hướng mọi nỗ lực

của các cá nhân, của tổ chức đó vào việc thực hiện mục tiêu chung đó.

-Quản lý phối hợp tất cả các nguồn lực của tổ chức (nhân sự, vật lực, tài chính, thông tin...) để

đạt mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao.

-Mục đích của quản lý là đạt giá trị tăng cho tổ chức. Môi trường hoạt động của tổ chức luôn

có sự biến đổi nhanh chóng. Những biến đổi nhanh chóng của môi trường thường tạo ra những cơ

hội và nguy cơ bất ngờ. Quản lý giúp tổ chức thích nghi được với môi trường, nắm bắt và tận dụng

tốt hơn các cơ hội và giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của các nguy cơ từ môi trường, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của tổ chức.

       vd: nhà nc đưa ra hiến pháp, quản lý xh bằng luật pháp, phối hợp nhiều cơ quan, bộ phận xã hội

        vào những mục tiêp phát triển chung của xh

      · Quá trình phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) và hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT) ở VN hiện nay đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với quản lý. Những yếu tố sau đây làm tăng vai

trò của quản lý, đòi hỏi quản lý phải thích ứng:

Một là, Sự phát triển không ngững của nền kinh tế cả về quy mô, cơ cấu và trình độ KH-CN

làm tăng tính phức tạp của quản lý, đòi hỏi trình độ quản lý phải được nâng cao tương ứng với sự

phát triển kinh tế.

Hai là, Cuộc cách mạng KH-CN đang diễn ra với tốc độ cao và quy mô rộng lớn trên phạm vi

toàn cầu khiến cho quản lý có vai trò hết sức quan trọng, quyết định sự phát huy tác dụng của

KHCN với sản xuất và đời sống. Cuộc cách mạng KHCN phát triển theo nhiều hướng như vật liệu

mới, năng lượng mới, điện tử tin học, viễn thông, công nghệ sinh học..đã tạo ra những khả năng to

lớn về kĩ thuật và công nghệ. Tuy nhiên KHCN không thể tự động xâm nhập vào sản xuất với hiệu

quả mong muốn, mà phải thông qua quản lý. Muốn phát triển KHCN, kể cả việc tiếp nhận, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào và ứng dụng các thành tựu KHCN vào sản xuất và đời sống, Nhà

nước và các tổ chức phải có chính sách, cơ chế phù hợp.

Ba là, Trình độ XH và các quan hệ XH ngày càng cao đòi hỏi quản lý phải thích ứng. Trình độ

XH và các quan hệ XH thể hiện ở các mặt:

-Trình độ giáo dục và đào tạo, trình độ học vấn và trình độ văn hóa nói chung của đội ngũ cán

bộ, người lao động và các tầng lớp dân cư.

        Vd: từ xa xưa các chủ nô đã sử dụng bạo lực, roi vọt, quyền uy của mình để buộc các nô lệ làm

       việc cho mình, nhưng bjo thì k thể dụng phương pháp này để quản lý được

-Nhu cầu và đòi hỏi của XH về vật chất và tinh thần càng cao, đa dạng và phong phú hơn.

-Yêu cầu dân chủ hóa đời sống KT-XH, yêu cầu của người lao động được tham gia ngày càng

nhiều hơn vào việc quyết định những vấn đề quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước cũng

như công việc của mỗi tổ chức.

Theo xu thế này, nền kinh tế VN đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế TG. Sau khi trở

thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại TG (WTO), nền kinh tế nói chung, các tổ chức

nói riêng đang đứng trước những cơ hội to lớn để phát triển như: mở rộng thị trường tiêu thụ hàng

hóa, dịch vụ; thu hút vốn đầu tư; tiếp thu công nghệ tiên tiến...Bên cạnh những cơ hội đó là những

thách thức lớn do sức ép cạnh tranh ngày càng tăng trên cả thị trường TG và trong nước. Quá trình

hội nhập KT đòi hỏi Nhà nước và các tổ chức KT, XH phải nâng cao trình độ quản lý và hình thành

một cơ chế quản lý phù hợp để phát triển một cách hiệu quả và bền vững.

Ngoài các yếu tố trên, còn nhiều yếu tố khác về KT và XH cũng đặt ra những yêu cầu ngày

càng cao đối với quản lý ở VN như: sự phát triển dân số và nguồn lao động cả về quy mô và cơ

cấu; yêu cầu bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường sinh thái và môi trường XH trong phát triển.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro