VAI TRÒ CỦA TIỀN TỆ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.      Vai trò của tiền

Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường thể hiện ở ba mặt:

-Thứ nhất: tiền tệ là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát triển nền kinh tế hàng hóa. C.Mác đã chỉ ra rằng, người ta khổng thể tiến hàng sản xuất hàng hóa nếu như không có tiền và sự vận động của nó.

Khi tiền tệ tham gia trong chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông là cho việc đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa trở nên giản đơn, thuận lợi và thống nhất, làm cho sự vận động của hàng hóa trong lưu thông tiến hành một cách trôi chảy. Mặt khác, khi sử dụng tiền trong sản xuất kinh doanh giúp cho người sản xuất có thể hạch toán được chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh, thực hiện được tích lũy tiền tệ để thực hiện tái sản xuất kinh doanh

Tiền tệ trở thành công cụ duy nhất và không thể thiêu để thực hiện yêu cầu quy luật giá trị. Vì vậy, nó là công cụ không thể thiếu được để mở rộng và phát triển nền kinh tế hàng hóa.

-Thứ hai: tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế. Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển chuyển sang nền kinh tế thị trường thì tiền tệ không những là phương tiện thực hiện các quan hệ kinh tế xã hội trong phạm vi quốc gia mà còn là phương tiện quan trọng để thực hiện và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.

Cùng với ngoại thương, các quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế, tiền tệ phát huy vai trò của mình để trở thành phương tiện cho việc thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế, nhất là đối với các mối quan hệ nhiều mặt giữa các quốc gia trên thế giới hình thành và phát triển làm cho xu thế hội nhập trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, tài chính, tiền tệ ngân hàng, hợp tác khoa học kỹ thuật giữa các nước.

-Thứ ba: tiền tệ là một công cụ để phục vụ cho mục đích của người sử dụng chúng.

Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển cao thì hầu hết các mối quan hệ kinh tế-xã hội đều được tiền tệ hóa, mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan…đều không thể thoát ly khỏi các quan hệ tiền tệ. Trong điều kiênh tiền tệ trở thành công cụ có quyền lực vạn năng xử l‎ và giải tỏa mối ràng buộc phát sinh trong nền kinh tế xã hội không những trong phạm vi quốc gia mà còn phạm vi quốc tế. Chính vì vậy mà tiền tệ có thể thỏa mãn mọi mục đích và quyền lợi cho những ai đang nắm giữ tiền tệ. Chừng nào còn tồn tại nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ thì thế lực của đồng tiền vẫn còn phát huy sức mạnh của nó.

- Là công cụ quản lý vĩ mô:

Thể hiện qua chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Với chính sách tiền tệ :

+ chính sách mở rộng : khi nền kinh tế thiếu tiền thì NHNN sẽ bơm một lượng tiền vào nền kinh tế qua các ngân hàng thương mại bằng các công cụ điều tiết vĩ mô như: lãi suất tái chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thụ trường mở, lãi suất cơ bản.

+Chính sách thu hẹp: khi nền kinh tế thừa tiền thì NHNN sẽ rút bớt một lượng tiền ra khỏi nến kinh tế cũng qua các ngân hàng thương mại và bằng các công cụ điều tiết...

Với chính sách tài khóa: NHNN điều tiết bằng chính sách thuế, các chi tiêu chính phủ

- Công cụ thể hiện chủ quyền quốc gia:

Cho đến cuối thế kỷ XIX , đầu thế kỷ XX ở các quốc gia khác nhau đều có loại tiền riêng và nó đã trở thành một công cụ thể hiện chủ quyền quốc gia. Mỗi quốc gia chỉ có thể nắm chủ quyền kinh tế chính trị của riêng mình nếu nước ấy có thể phát hành một loại tiền riêng.

Khi tiền tệ đã gắn liền với chủ quyền quốc gia , công dụng của nó đã vượt khỏi 2 lĩnh vực: trung gian trao đổi,và bảo tồn giá trị. Lịch sử phát triển các nền kinh tế trên thế giới cgo thấy rằng một khi tiền tệ trở thành công cụ của chính quyền thì chính quyền có thể dùng công cụ ấy để đạt được nhiều mục tiêu. Chẵng hạn tái phân phối lợi tức, huy động tài sản của nhân dân, ...Để duy trì được hệ thống tiền tệ các quốc gia đã đặt ra những bộ luật, quy định,.. bảo vệ an ninh về tài chính, đảm bảo an toàn cho đồng tiền của mình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro