vai tro xk,nhan luc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

-Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng

-Giảm thiều tình trạng tham nhũng, làm trong sạch bộ máy chính quyền và nâng cao hiệu quả giải quyết các vấn đề về hành chính, giảm thiểu thủ tục

-Phát triển nguồn nhân lực phải là ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển quốc gia.

-Hoàn thiện các loại thị trường: Tập trung vào những thị trường quan trọng hiện còn sơ khai như thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường công nghệ.

Trong thời gian qua, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, thực trạng xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa đóng góp một cách hiệu quả vào tăng trưởng bền vững.

Bởi, về thực chất, cơ cấu hàng xuất khẩu thời gian qua chủ yếu chuyển dịch theo chiều rộng, chưa đi vào chiều sâu, hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là khoáng sản (trong đó lại chủ yếu là dầu thô) và các sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến (như gạo, cà phê, thuỷ sản). Năm 2007, tỷ trọng hàng công nghiệp, hàng chế biến xuất khẩu mới chiếm 40,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Việc chuyển dịch cơ cấu mặt hàng để tăng sức cạnh tranh còn chậm, xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế tự nhiên sẵn có mà chưa khai thác được lợi thế so sánh.

Với những cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ bắt đầu từ tháng 12/2001, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ ngày càng có xu hướng tăng mạnh. Tuy nhiên, điều này cũng khiến mức độ phụ thuộc của Việt Nam vào thị trường Mỹ, cũng như chính sách thương mại của Mỹ đối với Việt Nam ngày càng tăng....

Trong khi đó, việc nhập khẩu hàng hoá vẫn chưa có sự chọn lọc và chưa có biện pháp hạn chế nhập khẩu những máy móc công nghệ cũ sẽ tất yếu ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất, chu kỳ kinh doanh, ô nhiễm môi trường và đặc biệt là giảm sức cạnh tranh của sản phẩm.

Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007 tăng 38,02% so với năm 2006 - mức tăng kỷ lục. Tuy nhiên, tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị tiên tiến, công nghệ nguồn thấp mà chủ yếu là nhập khẩu những máy móc thiết bị công nghệ thấp và trung bình của thế giới.

Thống kê cho thấy, lượng máy móc nhập khẩu nhiều nhất lại là từ Trung Quốc, Hàn Quốc - những nước có nền công nghiệp phát triển ở mức trung bình của thế giới.

Nhập siêu năm 2007 cao kỷ lục, lên tới 13,29 tỷ USD, tăng gấp hơn 2,5 lần so với năm 2006 (4,8 tỷ USD) đưa tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu đạt 27,69%, cao nhất trong 10 năm qua. Mặc dù nhập siêu tăng chủ yếu do nhập khẩu khối lượng lớn nguyên liệu, thiết bị máy móc đầu vào, một phần do giá nhập tăng như: xăng dầu, sắt thép, phân bón, chất dẻo, giấy, sợi dệt, bông.

Cán cân thương mại thâm hụt ngày càng lớn là một dấu hiệu không thuận lợi cho nền kinh tế, nó chứng tỏ khả năng sản xuất và cạnh tranh của các hàng hoá trong nước còn yếu, hàng hoá trong nước phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn ngay cả trên thị trường nội địa khi mà Việt Nam phải cắt giảm thuế suất nhập khẩu theo lộ trình đã cam kết khi gia nhập WTO. Việc cố gắng giảm dần nhập siêu tiến tới xuất siêu cần được đặt ra cụ thể và ngay từ bây giờ, vì hiện nay nhập khẩu của Việt Nam không được tài trợ từ nội lực của nền kinh tế mà từ đi vay nước ngoài là điều chứa đựng nhiều rủi ro (rủi ro về tỷ giá, rủi ro thanh toán). Nhập siêu tăng như hiện nay chỉ được phép tồn tại trong ngắn hạn và trong giới hạn kiểm soát được.

Vì vậy, thời gian tới Việt Nam cần phải chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, tập trung vào những ngành công nghiệp sáng tạo (vốn không lớn nhưng mang lại giá trị gia tăng cao).Chọn các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu cao như nhựa, dây cáp điện, dệt may.

Tiếp tục khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giảm bớt tỷ lệ gia công hàng hoá cho nước ngoài.

Cải cách thủ tục hải quan và thuế (hoàn thuế) nhanh gọn, phù hợp với thực tế nhằm tiếp tục khuyến khích xuất khẩu và tạo niềm tin cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.

Song song với các biện pháp trên, cần phải phân lớp các ngành công nghiệp phụ trợ cụ thể và quy hoạch vùng nguyên phụ liệu cho các ngành. Phát triển các ngành dựa trên hiệu quả và sáng tạo, người Việt có tiềm năng trong những ngành này với khả năng học hỏi, tiếp thu nhanh và khéo léo. Đồng thời, sử dụng máy móc trong nước cho những công việc chưa thực sự cần công nghệ tiên tiến.

Tăng cường R&D vào những ngành công nghệ cao. Thay đổi cơ cấu nhập khẩu trong đó có những việc có thể làm ngay là tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với những mặt hàng xa xỉ nhằm hạn chế tiêu dùng, chỉ nhập khẩu những máy móc thiết bị hiện đại phù hợp với yêu cầu.

Tăng cường xúc tiến để xuất khẩu nhiều hơn sang những thị trường hiện nay đang nhập siêu lớn như Trung Quốc, ASEAN.

Việc nới rộng biên độ tỷ giá đồng Việt Nam và đôla Mỹ cần được thực hiện từng bước tiến tới để giá trị của các đồng tiền dần điều tiết theo cơ chế thị trường.

1. Việt Nam là một nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc

Theo số liệu Tổng điều tra dân số ngày 1 - 4 - 1999, dân số nước ta là 76.327.900 người. Về dân số, nước ta đứng hàng thứ hai ở khu vực Đông Nam Á và hàng thứ 13 trong tổng số hơn 200 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới.

Dân số là một nguồn lực quan trọng để phát triển nền kinh tế. Với số dân đông, nước ta có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Song trong điều kiện nước ta hiện nay, dân số đông là một trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân.

Nước ta có 54 thành phần dân tộc, đoàn kết trong quá trình dựng nước và giữ nước. Hiện nay trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các thành phần dân tộc ở nước ta vẫn còn có sự chênh lệch. Vì vậy, phải chú trọng hơn nữa đển việc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc ít người.

2. Dân số nước ta tăng nhanh

Dân số tăng quá nhanh dẫn đến sự bùng nổ dân số. Điều đó xảy ra ở nước ta từ cuối những năm 50 của thế kú XX. Tuy nhiên, ở từng vùng lãnh thổ, từng thành phần dân tộc, mức bùng nổ dân số có sự khác nhau. Trên phạm vi toàn quốc, dân số nước ta đã tăng gấp đôi từ 30 lên 60 triệu người trong vòng 25 năm (1960 - 1985).

Nhịp độ gia tăng dân số cũng biến đổi qua các thời kì.

Trong thời kì 1931 - 1960, tốc độ gia tăng trung bình năm là 1,85%. Dân số tăng nhanh vào những năm 1965 - 1975 với mức tăng trung bình năm trên 3%. Giữa hai đợt tổng điều tra dân số lần thứ nhất và lần thứ hai (1979 và 1989), mức tăng trung bình năm giảm xuống còn 2,1% và giữa hai cuộc tổng điều tra dân số gần đây nhất (1989 và 1999) là 1,7%.

Hiện nay, do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, nhịp độ tăng dân số ở nước ta đang có xu hướng giảm xuống, tuy còn chậm. Mặc dù tỉ lệ sinh có giảm, song số dân nước ta trong thời kì 1979 - 1989 vẫn tăng thêm 11,7 triệu người, tương đương với số dân của một nước trung bình trên thế giới.

Trong thời kì 1989 - 1999, số dân tăng thêm 11,9 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm tuy có giảm (1,7%) nhưng vẫn cao hơn một chút so với mức gia tăng tự nhiên của toàn thế giới.

Sự gia tăng dân số quá nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội.

3. Dân số nước ta thuộc loại trẻ

Cơ cấu các nhóm tuổi trong tổng số dân (1 - 4 - 1999) của nước ta là:

+ Dưới độ tuổi lao động: 33,1%

+ Trong độ tuổi lao động: 59,3%

+ Ngoài độ tuổi lao động: 7,6%

Do dân số trẻ nên lực lượng lao động của nước ta chiếm khoảng 50% tổng số dân. Hàng năm xã hội có thêm khoảng 1,1 triệu lao động mới. Điều đó gây nên những khó khăn về sắp xếp việc làm cho số lao động gia tăng. Tuy nhiên lực lượng lao động của Việt Nam có khả năng tiếp thu nhanh các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Nếu được đào tạo và sử dụng hợp lí, họ sẽ trở thành nguồn lực quyết định để xây dựng đất nước.

4. Dân cư và nguồn lao động nước ta phân bố không đều

Điều đó phụ thuộc vào lịch sử định cư, trình độ phát triển kinh tế -xã hội, mức độ màu mỡ của đất đai, sự phong phú của nguồn nước v.v... Tính chất không đồng đều này thể hiện rõ rệt giữa các vùng và ngay trong nội bộ từng vùng lãnh thổ.

Khoảng 80% số dân tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao (đồng bằng sông Hồng 1180 người/km2 - 1999). Ở trung du và miền núi, dân cư thưa thớt hơn nhiều (Tây Nguyên là 67 người/km2, Tây Bắc là 62 người/km2).

Sự phân bố dân cư không đều còn thể hiện giữa thành thị và nông thôn. 76,5% số dân sinh sống ở nông thôn, còn ở thành thị chiếm 23,5% (số liệu năm 1999)

Tình hình phân bố dân cư như vậy gây ra những khó khăn cho việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và việc khai thác nguồn tài nguyên hiện có ở mỗi vùng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hay