VAN 11

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Được đăng bởi Nguyễn Đình Đồng

TIẾT 1 Ngày soạn: ......................

Đọc văn: Vào phủ chúa trịnh

( Trích Thượng kinh kí sự -Lê Hữu Trác)

A. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giúp học sinh:

- Hiểu được đặc điểm của thể loại kí sự trong văn học Trung đại.

- Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc và nhân cách thanh cao của Lê Hữu Trác.

2. Kĩ năng: Đọc hiểu, cảm thụ, phân tích.

3. Thái độ: Trân trọng nhân cách cao thượng của Lê Hữu Trác

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn- giảng bình- tích hợp

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc, thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

a. Đặt vấn đề: Qua Thượng Kinh kí sự, LHT đã ghi chép trung thực và sắc sảo hiện thực cuộc sống trong phủ chúa Trịnh. Để hiểu rõ tài năng, nhân cách của ông cũng như xã hội VN thế kỉ XVIII, chúng ta đi vào tìm hiểu đoạn trích.

b. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoat động 1: Tìm hiểu tiểu dẫn

GV yêu cầu HS đọc và tóm tắt những ý chính trong phần tiểu dẫn (trang 3). Định hướng:

-1 Vài nét về tác giả?

-2 ND của tác phẩm "Thượng kinh ký sự"?

-3 Vị trí và nội dung của đoạn trích?

Hoat động 2: Giáo viên hướng dẫn cách đọc cho hs và yêu cầu hs đọc những đoạn chính

Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết

Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả ntn? Qua những chi tiết cụ thể nào? Phân tích những chi tiết đó để thấy được giá trị hiện thực của tác phẩm?

GV dẫn dắt, gợi mở HS phát hiện, phân tích

GV tham gia bình

Qua những điều đã phân tích ở trên, em có nhận xét gì về quang cảnh trong phủ chúa?

Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa được miêu tả qua những chi tiết đặc sắc nào?

HS phát hiện, bình

GV chốt...

Ví dụ: Thánh thượng đang ngự ở đấy", "chưa thể yết kiến", "hầu mạch Đông cung thế tử" , "hầu trà", "phòng trà " .

"nín thở đứng chờ ở xa", "khúm núm đến trước sập xem mạch".

Qua việc phân tích trên em có nhận xét gì về quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa?

Nhân cách con người Lê Hữu Trác được bộc lộ qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó bộc lộ nhân cách gì của ông?

Minh hoạ:

+Đoán được chính xác căn bệnh của thế tử

+Nói thẳng nguyên nhân căn bệnh và cách chữa bệnh; sự giàng co...nhưng ông đã gạt đi sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm của người thầy thuốc

Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác phẩm là gì?

GV minh hoạ...

Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tổng kết I. TIỂU DẪN

1. Tác giả Lê Hữu Trác ( 1724 - 1791 )

- Biệt hiệu: Hải Thượng Lãn Ông LHT

- Là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học.

2. Thượng kinh kí sự

- Tập kí sự bằng chữ Hán, viết năm 1782, khắc in 1885.

- Tả quang cảnh ở Kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa và quyền uy, thế lực của nhà chúa

3. Đoạn trích: Tác giả vào phủ để bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán

II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN

1. Đọc

2. Tìm hiểu chi tiết

a.Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa

* Quang cảnh trong phủ chúa

- Qua nhiều lần cửa...hành lang quanh co... ở mổi cửa đều có vệ sĩ canh gác...có "điếm" "hậu mã quân túc trực" ..."cây cối um tùm...."

- Cách bài trí, trang trí: Nhà đại đường, quyển bồng, gác tía với kiệu son võng diều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng ...

- Căn phòng nơi Trịnh Cán và Trịnh Sâm ở phải đi qua 5,6 lần trướng gấm. Trong phòng thắp nến, có sập thếp vàng, ghế rồng sơn son thếp vàng ... xung quanh ngươi hầu đứng hầu hai bên

=)Quang cảnh phủ chúa cực kì tráng lệ, lộng lẩy, không đâu sánh bằng, biểu hiện một đời sống xa hoa, cầu kì khác với cuộc sống bình thường.. khung cảnh vàng son song tù hảm, thiếu sinh khí, ngột ngạt

* Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa.

- Khi tác giả lên cáng vào phủ theo lệnh chúa thì có "tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường " và "cáng chạy như ngựa lồng".

- Trong phủ chúa "Người giữ cửa truyền bá rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi".

- Bài thơ...

- Những lời lẽ nhắc đến chúa Trịnh và thế tử đều phải hết sức cung kính, lễ độ.

- Chúa Trịnh luôn luôn có "phi tần chầu chực" xung quanh.

- T/g làm theo mệnh lệnh của chúa do quan Chánh đường truyền đạt lại; xem bệnh xong chỉ được viết tờ khải để quan Chánh đường dâng lên chúa.

- Nội cung trang nghiêm

- Thế tử bị bệnh có đến 7,8 thầy thuốc phục dịch. Khi vào xem bệnh, tác giả - một cụ già - phải quỳ lạy. Muốn xem thân hình của thế tử phải có một viên quan nội thành đến xin phép được cởi áo cho thế tử.

Cao sang, quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống xa hoa đến cực điểm và sự lộng uyền của nhà chúa. Mặc dù khen cái đep, cái sang nơi phủ chúa song tác giả tỏ ra dửng dưng và cả sự mỉa mai

b. Nhân cách, con người Lê Hữu Trác

-Tài năng, có kiến thức sâu rộng và dày dặn kinh nghiệm

-Ông là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ

-Là người có những phẩm chất cao quý: khinh thường lợi danh,yêu thích tự do và lối sống giản dị, thanh đạm

c.Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự

Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, kể diễn biến sự việc sinh động, tạo nên được chất hiện thực của tác phẩm.

3. Tổng kết

Bằng tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết chân thực, tác giả đã vẽ lại bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa quyền quý của chúa Trịnh. Đồng thời bộc lộ thái độ coi thường danh lợi.

4. Củng cố: +Gía trị hiện thực của tác phẩm

+Thái độ của tác giả

+Ngòi bút kí sự sắc sảo

5. Dặn dò: - Nắm chắc bài

- Chuẩn bị: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 2 Tiếng Việt Ngày soạn: .........................

Tõ ng«n ng÷ chung ®Õn lêi nãi c¸ nh©n

A. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân, mối tương quan giữa chúng.

2. Kĩ năng: Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân.Rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân.

3. Thái độ: Vừa có thái độ tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, vừa có sáng tạo, góp phần vào phát triển ngôn ngữ xã hội.

B. PHƯƠNG PHÁP:Phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc, thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

a. Đặt vấn đề:

Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội. Đó là phương tiện giao tiếp chung của xã hội. Nhưng ngôn ngữ tồn tại trong mỗi cá nhân riêng. Để thấy rõ điều đó, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục I

Vai trò của ngôn ngữ trong đời sống xã hội?

Tính chung trong ngôn ngữ cộng đồng được biểu hiện qua những phương diện nào?

Ơ mỗiphương diện, gv yêu cầu hs minh hoạ

GV đưa vd minh hoạ:

: "Xuân đương tói nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất..."

Tìm từ có nghĩa gốc, nghĩa chuyển,phân tích...

Hoạt động 2: Tìm hiểu mục 2

Khi giao tiếp cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói đáp úng nhu cầu giao tiếp.Vậy cái riêng trong lời nói cá nhân được biểu hiện ở các phương diện nào?

Gv yêu cầu hs đưa ví dụ và phân tích các ví dụ

Hoạt động 3: Luyện tập

Trong hai câu thơ dưới đây, từ thôi được tác giả sử dụng với nghĩa như thế nào?

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

Nhận xét về cách sắp xếp từ ngữ trong hai câu thơ"Xiên ngang mặt đất rêu từng đám...."Cách sắp đặt như thế đạt hiệu quả giao tiếp ntn? I. NGÔN NGỮ- TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI

- Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội. Muốn giao tiếp với nhau phải sử dụng phương tiện giao tiếp, trong đó ngôn ngữ là phương tiện quan trọng .

- Các yếu tố ngôn ngữ chung:

+ Các âm và các thanh.

+ Các tiếng

+ Các từ

+ Các ngữ

- Các quy tắc,các phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ

+Quy tắc cấu tạo các kiểu câu.

+ Phương thức chuyển nghĩa từ:chuyển từ nghĩa gốc sang nghĩa phát sinh

II. LỜI NÓI- SẢN PHẨM RIÊNG CỦA CÁ NHÂN.

1 Giọng nói cá nhân: mỗi người có một giọng nói riêng tuy vẫn dùng các âm, các thanh chung thuộc ngôn ngữ cộng đồng.

2. Vốn từ ngữ cá nhân: mỗi cá nhân có vốn từ ngữ riêng trong tài sản chung.

3. Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung: sáng tạo trong nghĩa từ, kết hợp từ ngữ, tách từ, gộp từ....

4. Việc tạo ra các từ mới: cá nhân tạo ra từ mới từ những chất liệu có sẵn và theo các phương thức chung

5. Việc vận dụng linh hoạt ,sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung

III. LUYỆN TẬP

1. Từ thôi:

- Nghĩa gốc: chấm dứt kết thúc một hoạt động nào đó

- Nghĩa chuyển: chấm dứt cuộc đời, cuộc sống cách nói tránh, nói giảm để giảm nhẹ nổi đau nhưng thực chất đầy đau đớn, mất mát.

2. Từ ngữ quen thuộc song sắp xếp trật tự khác thường:

-Các cụm danh từ (rêu từng đám, đá mấy hòn) đèu sắp xếp danh từ trung tâm (rêu, đá) ở trước tổ hợp định từ+danh từ chỉ loại.(từng đám, mấy hòn)

-Bộ phận vị ngữ đứng trước chủ ngữ

Mục đích :làm nổi bật tâm trạng phẩn uất của thiên nhiên cũng như con người.

4. Củng cố: Chốt lại kiến thức cơ bản

5. Dặn dò: - Làm bài tập 3 (trang 3)

- Chuẩn bị: Bài viết số 1 (Nghị luận xã hội)

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 3+4 Ngày soạn: ..............................

Làm văn: Bµi viÕt sè 1

A. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Giúp học sinh biết vận dụng các kiến thức về xã hội, về các kiểu văn bản, phương thức biểu đạt đã học để viết bài văn

- Kiểm tra chất lượng đầu năm

2. Kĩ năng: viết văn nghị luận xã hội

3. Thái độ: yêu kính cha mẹ và có thái độ ứng xử tốt

B. PHƯƠNG PHÁP: làm bài tại lớp

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, ra đề

2. HS: Đọc tài liệu, chuẩn bị giấy, bút

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới

a. Đặt vấn đề

b. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

GV ghi đề lên bảng và nhắc nhở HS làm bài.

III. BIỂU ĐIỂM

- Điểm 6-7: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Diễn đạt trôi chảy, giàu cảm xúc. Trình bày được những ý kiến chủ quan của mình. Liên hệ bản thân tốt. Có thể còn vài sai sót

- Điểm 4-5: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên. Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc. Có một vài sai sót nhỏ.

- Điểm 2-3: Hiểu đề, trình bày được ý- Điểm 0-1: Bài làm sơ sài, xa đề hoặc lạc đề. Văn viết quá kém. I. ĐỀ RA:

Bàn về mối quan hệ giữa vị thành niên đối với cha mẹ.

II. YÊU CẦU LÀM BÀI

1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng. Chữ viết cẩn thận.

2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể làm bằng nhiều cách khác nhau, tự do phát biểu ý kiến chủ quan của mình song cần có các nội dung sau:

- Quan hệ với cha mẹ của vị thành niên

+ Tách dần khỏi sự bao bọc của cha mẹ

+ Đôi lúc cãi bướng hoặc làm trái lời cha mẹ

- Cả cha mẹ và vị thành niên dều muốn bớt đi phần nào những sóng gió ngay từ cái tuổi này. Vậy phải làm sao?

Con cái và cha mẹ cần cố gắng hiểu nhau. Tuổi mới lớn có ưu điểm là rất tự tin, tin vào khả năng suy nghĩ và quyết định của mình nhưng không thể phủ định rằng mình còn non nớt trong cuộc sống. Vì thế, con cái cần chủ động đón nhận sự chỉ bảo của cha mẹ. Cha mẹ cố gắng trở thành người "bạn" tin cậy của con mình.

nhỏ.

kiến chủ quan của mình về vấn đề trên. Còn sai sót về kỹ năng.

4. Củng cố: Thu bài, kiểm bài, đánh giá tiết kiểm tra.

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Tự tình II: - Vẻ đẹp ngôn ngữ trong bài thơ?

- Tâm trạng Hồ Xuân Hương?

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 5 Ngày soạn: ...........................

Đọc văn: Tù t×nh -II

(Hồ Xuân Hương)

A. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương

- Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cãch dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế

2. Kĩ năng: cảm thụ và phân tích thơ trữ tình

3. Thái độ: thông cảm, trân trọng người PN

B. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, giảng bình, tích hợp

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc, thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Gía trị hiện thực trong đoạn trích: Vào phủ chúa Trịnh?

3. Bài mới

a. Đặt vấn đề: Hồ Xuân Hương là nhà thơ nổi tiếng của văn học trung đại. Bà được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm.Thơ của bà là tiếng nói đòi quyền sống, khao khát sống mãnh liệt.Tự tình II là một bài thơ như thế.

b. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tiểu dẫn

GV gọi hs đọc phần tiểu dẫn ở sgk

Yêu cầu học sinh nêu những ý chính

Gv giảng thêm...

Hoạt động 2: H/d hs đọc

GV đọc mẫu, yêu cầu hs đọc

Nhận xét và hướng dẫn hs đọc

Yêu cầu hs tìm hiểu bố cục bài thơ

Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết

Cảm nhận chung của em về bài thơ?

Hai câu đề đã cho chúng ta thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng ntn?

Tâm trạng của nhà thơ được bộc lộ rõ nét qua những từ ngữ nào? Phân tích, nhận xét về những từ ngữ đó?

Em có nhận xét gì khi tác giả đặt "trơ+nước non" ?

Như vậy với hai câu đầu chúng ta cảm nhận được điều gì trong lời tự tình của HXH?

Để tiếp tục cho lời tự tình của mình, tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào? những biện pháp nghệ thuật nào?

Những hình ảnh, từ ngữđó bộc lộ tâm trạng gì của Hồ Xuân Hương?

Phân tích sự sắp xếp ngôn từ độc đáo trong 2 câu luận? Ý nghĩa?

Tâm trạng HXH bộc lộ trực tiếp qua từ nào? Từ xuân trong hai câu kết có ý nghĩa ntn?

Tâm trạng, nỗi lòng nhà thơ được bộc lộ ntn trong hai câu kết?

GV tham gia bình...

Hoạt động 4: h/d hs tổng kết

Hãy nhận xét chung về giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ?

GV chốt... I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- quê làng Quỳnh Đôi ,tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng long

-Bà là người có cuộc đời tình duyên ngang trái, éo le.

-Tác phẩm thể hiện lòng thương cảm đối với người phụ nữ, khẳng định vẻ đẹp và khát vọng của họ

2. Tự tình II nằm trong chùm Tự tình, tập trung thể hiện cảm thức về thời gian và tâm trạng buồn tủi, phẩn uất và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc.

II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN

1. Đọc

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Hai câu đề

-Thời gian: đêm khuya

-Không gian: rộng lớn(nước non)

-Tâm trạng :buồn tủi, xót xa

-Văng vẵng trống canh dồn: tiếng trống canh gấp gáp liên hồi ,chỉ bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời của tâm trạng.

- Câu 2:

+ Đảo ngữ

+ ngắt nhịp: 1/3/3

+ cái: rẻ rúng

+ đối

Thân phận rẻ rúng, bạc bẽo, bẽ bàng đầy cay đắng, xót xa của kẻ hồng nhan; là một sự thách thức đầy bản lĩnh của HXH.

b. Hai câu thực

-Say lại tỉnh: càng say lại càng cảm nhận được hiện tại, càng chua chát, đau xót về thân phận bạc bẽo, hẩm hiu

-Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn: cảnh song cũng là tâm trạng.Trăng sắp tàn mà vẫn chưa tròn cũng như tác giả tuổi xuân đã trôi qua mà tình duyên vẫn chưa trọn vẹn, chịu cảnh phận hẩm duyên ôi.

c. Hai câu luận

-Sử dụng động từ mạnh: xiên ngang đâm toạc

- Nghệ thuật đảo ngữ

àNhững sinh vật nhỏ bé, hèn mọn song khong chịu mềm yếu mà "xiên ngang mặt đất, đá phải nhọn lên để đâm toạc chân mâyàsự phẩn uất phản kháng của thiên nhiên cũng như tâm trạngàsức sống mãnh liệt ngay cả trong tình cảnh bi thương nhất.

d. Hai câu kết

Ngán:chán ngán, ngán ngẩm nỗi đời éo le, bạc bẻo.

Xuân: mùa xuân, tuổi xuân.->mùa xuân có sự tuần hoàn còn tuổi trẻ một đi không trở lại.

-Mảnh tình:nhỏ bé lại còn phải "san sẻ" thành ra ít ỏi chỉ còn tí con con nên càng xót xa tội nghiêp.

=>Hai câu thơ thể hiện tâm trạng của người phụ nữ mang thân đi làm lẽ, bạc bẻo, trớ trêu . Đó là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa, với họ hạnh phúc chỉ là cái chăn quá hẹp.

3. Tổng kết

- Về nghệ thuật: từ ngữ giản dị mà đặc sắc, hình ảnh giàu sức gợi cảm.

- Về nội dung: Bài thơ nói lên bi kịch cũng như khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.

4.Củng cố

- Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẩn uất của Hò Xuân Hương

- Ý nghĩa nhân văn toát ra từ bài thơ là gì?

5. Dặn dò: Nắm chắc bài Chuẩn bị: Câu cá mùa thu

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 6 Đọc văn Ngày soạn: ............................

C¢U C¸ MïA THU

(Nguyễn Khuyến)

A. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận được:

- Vẻ đẹp của cảnh thu điển hình ở đồng bằng Bắc bộ

- Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, tâm trạng thời thế

- Tài năng nghệ thuật của Nguyễn Khuyến

2. Kĩ năng: Đọc hiểu, phân tích, giảng bình

3. Thái độ: Hiểu,cảm thông, chia sẻ và trân trọng tâm hồn thi nhân

B. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, tích hợp, giảng bình

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc, thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Tâm trạng HXH qua bài thơ Tự tình?

3. Bài mới

a. Đặt vấn đề: Đã có rất nhiều thi nhân viết về mùa thu nhưng có lẽ Nguyễn Khuyến là người thành công nhất. Chùm thơ thu của ông được đánh giá rát cao.Câu cá mùa thu là bài thơ tiêu biểu hơn cả.

b. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tiểu dẫn

GV hướng dẫn HS đọc phần tiểu dẫn. Định hướng:

-4 Những nét chính về cuộc đời tác giả?

-5 Nội dung thơ văn NK?

-6 Bài thơ viết theo thể thơ gì? xuất xứ? đề tài?

Hoạt động 2: H/dhs đọc và cảm nhận chung về bài thơ

Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết

Điểm nhìn cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc? Từ điểm nhìn đó nhà thơ đã bao quát cảnh thu ntn?

Những từ ngữ, hình ảnh nào gợi lên nét riêng nét riêng của cảnh sắc mùa thu?

Màu sắc, đường nét, chuyển động có gì đặc biệt?

GV nêu vấn đề thảo luận: Câu thơ cuối có 2 cách hiểu: đâu có cá và cá đớp mồi đâu đó. Em chọn cách hiểu nào? Vì sao?

Định hướng: nên chọn cách hiểu 2(từ đâu với nghĩa là " đâu đó" mang t/c khẳng định) để thấy được nhà thơ lấy động tả tĩnh

Khái quát những biện pháp nghệ thuật tác gỉa sử dụng để tả cảnh thu? Em có nhận xét gì về cảnh thu?

Nỗi lòng nhà thơ được bộc lộ ntn qua bức tranh thu?

Tâm trạng nhà thơ được bộc lộ trực tiếp qua những từ ngữ nào?

HS phát hiện, bình

GV tham gia bình, liên hệ cuộc đời NK.

Hoạt động 4: h/d hs tổng kết

Những nét đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ và giá trị nội dung?

GV chốt...

I. TIỂU DẪN

1. Tác giả:

-Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, học giỏi, đỗ đầu trong ba kì thi (Tam nguyên Yên Đỗ)

- Làm quan hơn 10 năm sau đó từ quan về quê ở ẩn.

-Là người có cốt cách thanh cao, yêu nước thương dân.

- Thơ văn: nói lên tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bè bạn, châm biếm, đã kích tầng lớp thống trị.

2. Bài thơ:

- Nằm trong chùm thơ thu (Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm)

- Theo thể TNBCĐL

II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN

1. Đọc

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Cảnh thu.

- Điểm nhìn: cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao xa, rồi từ cao xa trở lại gầnàcảnh thu mở ra nhiều hướng thật sinh động.

- Hình ảnh: ao thu, chiềc thuyền câu, ngỏ trúcàHình ảnh bình dị, dân dã, xinh xắn.

- Mằu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắtàmằu sắc xanh trong, dịu nhẹ+ màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.

- Đường nét, chuyển động: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẻ đưa vèo, từng mây lơ lững, cá đâu đớp động àmọi chuyển động đều nhẹ nhàng, khẽ khàng, không đủ để tạo âm thanh.

=> Bút pháp NT cổ điển với thu thuỷ, thu thiên, thu diệp, ngư ông+ lấy động tả tĩnh+ h/a gợi tả, giản dị +Cách gieo vần độc đáo...

Cảnh thu với những hình ảnh quen thuộc, dân dã, bình dị mang đặc trưng mùa thu của đồng bằng Bắc bộ .Mùa thu đẹp, nên thơ, tĩnh lặng, phảng phất buồn.

b.Tình thu

- Không gian thu cũng chính là không gian tâm trạng: cõi lòng nhà thơ yên tĩnh, vắng lặng

- "Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp dộng dưới chân bèo"

Tựa gối ôm cần là tư thế của người câu cá, một tâm thế nhàn song đó chỉ là dáng vẻ bên ngoài, ngỡ là bất động, tĩnh lặng tuyệt đối song đó là cả một nỗi niềm u uẩn, uẩn khúc trong lòng nhà thơ.=>tâm hồn gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước song không kém phần sâu sắc.

3.Tổng kết

a. Nghệ thuật

-Từ ngữ giản dị, trong sáng, có khả năng diễn đạt những biểu hiện tinh tế của thiên nhiên, lòng người

-Tả cảnh ngụ tình, lấy động gợi tĩnh

- hình ảnh gợi tả, mang hồn dân tộc...

b. Nội dung

Bài thơ thể hiện sự tinh tế của nhà thơ trong cách cảm nhận về cảnh sắc TN mùa thu vùng đồng bằng bắc bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của tác giả.

4. Củng cố

- Anh chị cảm nhận ntn về hình ảnh Nguyễn Khuyến qua "Câu cá mùa thu"?

- So sánh điểm giống và khác nhau với "Thu vịnh, Thu ẩm"?

5. Dặn dò: -Nắm chắc bài

-Chuẩn bị bài mới: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

E. RÚT KINH NGHIỆM:...........................................................................................................

.........................................................................................................................................................

TIẾT 7 Làm văn Ngày soạn: ..............................

PH¢N TÝCH §Ò, LËP DµN ý BµI V¡N NGHÞ LUËN

A. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giúp học sinh:

- Nắm vững cách phân tích lập dàn ý cho bài viết.

- Hiểu được đặc trưng của văn nghị luận

2. Kĩ năng: lập dàn ý bài văn nghị luận.

3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện kĩ năng phân tích đề và lập dàn ý trước khi làm bài.

B. PHƯƠNG PHÁP: -Nêu vấn đề, phát vấn

-Trao đổi, thảo luận

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc, thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới

a. Đặt vấn đề: GV vào bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

b. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: H/d hs tìm hiểu thao tác phân tích đề.

Gv nêu vấn đề: Tại sao phải phân tích đê?

HS thảo luận...

GV chia hs thành 2 nhóm, mỗi nhóm phân tích một đề sau đó lên trình bày

Gọi HS nhận xét, bổ sung...

GV nhận xét, chốt lại...

Em hiểu ntn về phân tích đề? Những lưu ý khi phân tích đề?

Hoạt động 2: H/d hs lập dàn ý

Yêu cầu hs lập dàn ý cho đề 1

.hs thảo lụân và trình bày.

Các bước lập dàn ý?

GV chốt...

Hoạt động 3: H/d hs luyện tập

Gv ra đề và dành khoảng 7 phút cho HS làm vào giấy nháp rồi gọi khoảng 3 em trình bày, sau đó nhận xét, bổ sung, chốt lại...

c. Kết luận:

- Gía trị hiện thực sâu sắc làm nên giá trị đặc sắc của tác phẩm.

- Tài năng, nhân cách thanh cao của LHT. I. PHÂN TÍCH ĐỀ

1. Tìm hiểu ngữ liệu (SGK trang23)

a. Đề 1

- Dạng đề có định hướng cụ thể, nêu rõ các yêu cầu về nội dung, giới hạn về dẫn chứng.

-Vấn đề cần nghị luận: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.

- Yêu cầu về phương pháp: lập luận, bình luận, giải thích, chứng minh,

- Yêu cầu vè phạm vi dẫn chứng: thực tế xã hội là chủ yếu.

b. Đề 2

- Dạng "đề mở"

- Vấn đề cần nghị luận: tâm sự HXH trong bài Tự tình II (cảm nghĩ về tâm sự và diễn biến tâm trạng của tg: nỗi cô đơn, chán chường, khát vọng được sống hạnh phúc...)

- Yêu cầu về phương pháp: thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ

- Yêu cầu về dẫn chứng: thơ HXH là chủ yếu.

2. Ghi nhớ:

- Là công việc trước tiên trong quá trình làm một bài văn nghị luận.

- Cần đọc kĩ đề bài, chú ý những từ ngữ then chốt để xác định y/c về nội dung, phương pháp và phạm vi dẫn chứng.

II. LẬP DÀN Ý

1. Ví dụ: Lập dàn ý đề 1 (trang 23)

* MB: - Nêu luận đề

- Dẫn câu nói

* TB

+Người VN có nhiều điểm mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới.

+Người VN cũng không ít điểm yếu: thiếu hụt về kiến thức cơ bản, khả năng thực hành và sáng tạo hạn chế.

+Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu là thiết thực chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mơí

* KL: - Khẳng đinh lại câu nói của Vũ Khoan

- Bài học cho bản thân?

2. Ghi nhớ

Qúa trình lập dàn ý bao gồm:

- Xác định luận điểm

- Xác lập luận cứ.

- Sắp xếp luận điểm, luận cứ

Cần có kí hiệu trước đề mục để phân biêt luận điểm, luận cứ trong bài

III. LUYỆN TẬP

Hãy lập dàn ý cho đề văn sau:

Cảm nghĩ của anh(chị) về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh ( trích Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác)

a. Mở bài:

- Giới thiệu về Lê Hữu Trác và vị trí đoạn trích "Vaò phủ chúa Trịnh".

- Gía trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích.

b. Thân bài:

* Bức tranh sinh động, cụ thể về c/s trong phủ chúa:

- Quang cảnh phủ chúa cực kì tráng lệ, lộng lẩy, biểu hiện một đời sống xa hoa, cầu kì song tù hảm, thiếu sinh khí, ngột ngạt

-Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa.cho thấy quyền uy tối thượng nằm trong tay nhà chúa.

* Thái độ của LHT với cuộc sống trong phủ chúa: dưng dưng, phê phán nhẹ nhạng nhưng thâm thuý cũng như dự cảm về sự suy tàn đang đến gần của triều Lê- Trịnh thế kỉ XVIII

4. Củng cố: - H/d hs làm bài tập còn lại.

- Chốt lại kiến thức cơ bản

5. Dặn dò: - Nắm chắc bài - Chuẩn bị bài mới: Thao tác lập luận phân tích

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 8 Làm văn Ngày soạn: ..................................

THAO T¸C LËP LUËN PH¢N TÝCH

A. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giúp học sinh:

- Nắm được mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận phân tích

- Hiểu được đặc trưng của văn nghị luận

2. Kĩ năng: Biết cách phân tích một vấn đề chính trị, xã hội hoặc văn học.

3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện thao tác lập luận, phân tích.

B. PHƯƠNG PHÁP: -Nêu vấn đề, phát vấn

-Trao đổi, thảo luận

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc, thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu quá trình lập dàn ý bài văn nghị luận?

3. Bài mới

a. Đặt vấn đề: Gv vào bài: Thao tác lập luận phân tích

b. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích

Gọi 1 hs đọc đạon văn ở sgk.

Xác định nội dung ý kiến của tác giả đối với nhân vật Sở Khanh?

Để thuyết phục, tg đã phân tích ntn?

Chỉ ra sự kết hợp chặt chẽ giữa phân tích và tổng hợp?

Thế nào là phân tích trong văn nghị luận? mục đích, yêu cầu của thao tác này là gì?

Hoạt động 2: H/d hs tìm hiểu cách phân tích

Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu cách phân tích của mỗi ngữ liệu sau đó cử đại diện trình bày.

HS khác bổ sung, GV chốt lại...

Qua việc phân tích các ngữ liệu, em hãy cho biết cách phân tích?

Hoạt động 3: Luyện tập

GV hướng dẫn học sinh phân tích các ngữ liệu.

HS đọc bài tập 1 và trả lời câu hỏi:

Trong các đoạn trích dưới đây , người viết đã phân tích đối tượng từ những mối qhệ nào.?

Phân tích vẻ đẹp của ngôn ngữ trong bài thơ Tự tình?

HS phát hiện, phân tích

GV chốt... I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH

1.Tìm hiểu ngữ liệu

- Nội dung ý kiến đánh giá của tác giả: Sở khanh là kẻ bẩn thỉu, bần tiện, đại diện của sự đồi bại trong Truyện Kiều.

- Các luận cứ(các yếu tố được phân tích)

+Sở khanh sống bằng nghề đồi bại, bất chính..

+Sở khanh là kẻ đồi bại nhất trong những kẻ làm nghề đồi bại: giả làm nguời tử tế để đánh lừa người con gái ngây thơ,trở mặt một cách trơ tráo.

- Thao tác phân tích kết hợp chặt chẽ với tổng hợp: sau khi phân tích người viết đã khái quát tổng hợp bản chất "cao nhất của sự đồi bại.."

2. Ghi nhớ:

- Phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố để xem xét một cách kĩ càng nội dung, hình thức và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng.

- Phân tích bao giờ cũng gắn với tổng hợp.

II. CÁCH PHÂN TÍCH

1. Tìm hiểu các ngữ liệu

a..Ngữ liệu ở mục I.

- Phân chia dựa trên cơ sở quan hệ nội bộ trong bản thân đối tượng.

- Phân tích kết hợp chặt chẽ với tổng hợp: Từ việc phân tích làm nổi bật những biểu hiện bẩn thỉu, bần tiện mà khái quát giá trị hiện thực của nhân vật này- bức trranh vêd nhà chứa, tính đồi bại trong xã hội đương thời

b. Ngữ liệu(1) ở mục II

- Phân tích theo quan hệ nội bộ của đối tượng

- Phân tích theo quan hệ kết quả - nguyên nhân.

+ ND chủ yếu vẫn nhìn về mặt tác hại của đồng tiền

+ Vì một loạt hành động gian ác, bất chính đều do đồng tiền chi phối

- Phân tích theo quan hệ nguyên nhân- kết quả: mặt tác quái của đồng tiền thái độ phê phán và khinh bỉ của ND khi nói đến đồng tiền

c. Ngữ liệu (2) ở mục II.

- Phân tích theo quan hệ nguyên nhân - kết quả: Bùng nổ dân số, ảnh hưởng đến đời sống của con người

- Phân tích theo quan hệ nội bộ của đối tượng.

2. Ghi nhớ:

- Khi phân tích, cần chia, tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định

- Cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh song cần đặc biệt lưu ý đén quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất.

III. LUYỆN TẬP

1a.Người viết đã phân tích đối tượng từ mối quan hệ giữa các bộ phận tạo nên đối tượng, tức là phân tích các từ ngữ tạo nên câu thơ để cho thấy diễn biến, các cung bậc tâm trạng của Thuý Kiều : đau xót, quẩn quanh và bàn hoàn, bế tắc.

b. Quan hệ giữa đối tượg này với đối tượng khác có liên quan.: Bài thơ "lời kĩ nữ" của XD với bài "Tì bà hành"của BCD.

2.- NT sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc(văng vẳng, trơ, cái hồng nhan, xiên ngang, đâm toạc, tí, con con)

- NT sử dụng từ trái nghĩa

- Lặp từ ngữ, phép tăng tiến

- Đảo trật tự cú pháp trong câu 5và 6

4. Củng cố: Chốt lại kiến thức cơ bản

5. Dặn dò: - Làm bài tập2(sgk)

- Chuẩn bị: Thương vợ: Hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng ông Tú; hình ảnh ông Tú qua nỗi lòng thương vợ

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 9+10 Đọc văn Ngày soạn: ....................

(1,5 tiết)

TH¦¥NG Vî

(Trần Tế Xương)

A. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được hình ảnh bà Tú: vất vả, đảm đang, thương yêu và lặng lẽ hi sinh vì chồng con.

- Thấy được tình cảm thương yêu, quý trọng của Trần Tế Xương dành cho người vợ. Qua những lời tự trào, thấy được vẻ đẹp, nhân cách và tâm ợư của nhà thơ.

- Nắm được những thnàh công về NT của bài thơ: từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng hình ảnh, ngôn ngữ VHDG, sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và tự trào

2. Kĩ năng: Cảm thụ và phân tích thơ trữ tình

3. Thái độ: Trân trọng, biết ơn sự cần cù, lam lũ nhưng tháo vát và giàu đức hi sinh của những người vợ, người chị, người Mẹ VN

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, gợi mở, giảng bình

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc, thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu ?

3. Bài mới

a. Đặt vấn đề: Gv vào bài: Thương vợ

b. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tiểu dẫn

Cho hs đọc tiểu dẫn, gạch chân những ý chính. Định hướng:

-7 Những nét chính về cuộc đời tác giả?

Sự nghiệp sáng tác?

Đề tài bà Tú trong thơ TTX

Hoạt động 2: Hướng dãn hs đọc- cảm nhận chung, chia bố cục.

Gọi hs đọc bài thơ, Gv nhận xét cách đọc của HS và lưu ý cách đọc phù hợp với nội dung cảm xúc.

Nêu cảm nhận chung? Chia bố cục?

Hoạt động 3: Tìm hiẻu chi tiết

Cảm nhận của em về hình ảnh bà Tú qua 4 câu thơ đầu?

Câu 1, tái hiện bà Tú xuất hiện trong thời gian, không gian, công việc ntn?

Phân tích những từ ngữ có giá trị tạo hình, hình ảnh con cò trong ca dao được tác giả vận dụng một cách sáng tạo ntn?

HS phát hiện, bình...

GV tham gia bình, liên hệ...

Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú?

Cách đếm+ từ "nuôi đủ" giúp em hiểu gì về bà Tú?

GV bình...

Phát hiện và phân tích ý nghĩa của các biện pháp nghệ thuật trong hai câu luận?

GV bình...

Qua hình ảnh bà Tú, em hiểu gì về tấm lòng của Tú Xương dành cho vợ?

Lời "chửi" trong hai câu cuối là lời của ai? Có ý nghĩa gì?

Qua bài thơ, em có nhận xét gì về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương?

Hoạt động 4: H/d hs tổng kết.

Nhận xét chung về nghệ thuật, nội dung cảu bài thơ?

HS nêu, GV chốt... I. TIỂU DẪN

1. Trần Tế Xương (1870- 1907): Tú Xương

- Cá tính sắc sảo, phóng túng

- Có tài, thi cử lận đận: 8 lần thi, chỉ đỗ tú tài.

- Sống nghèo túng, nhờ vợ.

- Sống trong buổi giao thời đỗ vỡ: XHPK già nua đang chuyển thành XH lai căng TD nửa PK; c/s thành thị (quê ông) với bao trái tai gai mắt, đầy nhố nhăng, giả dối...ảnh hưởng sâu sắc đến con người, sáng tác của ông.

- Sáng tác trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ và một số bài văn tế, câu đối...gồm 2 mảng: trào phúng và trữ tình, đều bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với dân, với nước, với đời.

2. Đề tài bà Tú trong thơ Trần Tế Xương

- Thi đề gia đình và hình tượng người vợ ít xuất hiện trong thơ ca TĐ. Tú Xương viết nhiều, viết hay và thấm thía về vợ mình ngay khi bà còn sống.

- Trong sáng tác của TX, có cả một đề tài về bà Tú gồm cả thơ, văn tế, câu đối.

II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN

1. Đọc

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của ông Tú

* Nỗi vất vả, gian truân của bà Tú

- Quanh năm buôn bán ở mom sông

+ Công việc: buôn bán

+ Thời gian: quanh năm

+ Địa điểm: mom sông

- Hai câu thực:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

+ Hình ảnh thơ độc đáo, sáng tạo:

Thân cò: lam lũ, vất vả, chịu thương, có phần xót xa, tội nghiệp xuất hiện trong cái rợn ngợp của cả không gian và thời gian.

Đò đông: không chỉ gợi những lời phàn nàn, mè nheo, cáu gắt, những sự chen lấn, xô đẩy mà còn chứa đầy bất trắc.

+ Từ gợi cảm: lặn lội, eo sèo

+ NT đối: câu 3,4; đối chọi giữa các vế trong câu.

+ Đảo ngữ

Tái hiện những bươn bả nhọc nhằn, tảo tần, vất vả, gian truân của bà Tú, gợi nỗi đau thân phận. Đồng thời cho ta thấy thực tình của Tú Xương: tấm lòng xót thương, ái ngại, cảm thông.

* Đức tính cao đẹp của bà Tú:

- Nuôi đủ năm con với một chồng

+ Cách đếm đặc biệt

+ Nuôi đủ: vất vả, vẫn gánh xong

Gợi hình ảnh cái gánh nặng gia đình đè nặng lên vai bà Tú. Câu thơ diễn tả cái nghịch lý "sự nuôi" của bà Tú....đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con.

- Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công

+ Số đếm: một- hai- năm- mười như chất chồng nhấn thêm vào nỗi khổ

+ Thành ngữ chéo" năm nắng mười mưa" vừa nói lên sự vất vả gian truân, vừa thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú

+ âu đành phận, dám quản công...cam chịu, hi sinh nhẫn nhục âm thầm

b. Hình ảnh ông Tú qua nỗi lòng thương vợ

- Yêu thương, quý trong, tri ân vợ:

+ Cách đếm: Nuôi đủ năm con với một chồng cho ta thấy nhà thơ tự xem mình là một kẻ ăn theo, ăn ké lũ con...tri công, tri ân vợ

+Nhà thơ nhập thân vào bà Tú, than thở giùm vợ, nói lên tấm lòng của vợ thể hiện tấm lòng thương cảm xót xa đối với vợ.

- Con người có nhân cách qua lời tự trách:

+ Tự coi mình là cái nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu. Nợ gấp duyên đôi, duyên ít nợ nhiều.

+ Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không

Chửi: thói đời- trách mình(ăn ở bạc)

Nhận lỗi về mình một cách rạch ròi và chân thành

Rủa: có cũng như không

Tự phán xét mình rất nghiêm(vô tích sự, vô tình).Phẩn uất do tức đời, tức mình và quá thương xót vợ.

Nỗi đau đời và tấm chân tình của người chồng- thi nhân...Nhân cách cao đẹp.

III. TỔNG KẾT

1. Về nghệ thuật: từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng hình ảnh, ngôn ngữ VHDG, sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và tự trào

2. Về nội dung: Tình cảm thương yêu, quý trọng của Trần Tế Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả, gian truân và như

gx đức tính cao đẹp của bà Tú. Qua những lời tự trào, thấy được vẻ đẹp, nhân cách và tâm sự của nhà thơ

4. Củng cố: Suy nghĩ về người phụ nữ xưa và nay?

5. Dặn dò: - Nắm chắc bài

- Chuẩn bị bài mới: Vịnh khoa thi Hương

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 9+10 Đọc thêm Ngày soạn: ......................

(0,5 tiết)

VÞNH KHOA THI H¦¥NG

(Trần Tế Xương)

A. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giúp học sinh:

- Thấy được thái độ phẩn uất của nhà thơ trước chế độ khoa cử đương thời

- Thấy được tâm sự của nhà thơ

2. Kĩ năng: phân tích thơ trào phúng- trữ tình

3. Thái độ: Có thái độ đúng đắn trong thi cử

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, gợi mở, giảng bình

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc, thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới

a. Đặt vấn đề: Xã hội thực dân phong kiến đã sớm bộc lộ bản chất nhố nhăng, ô hợp. Một trong những cái nhố nhăng đó chính là chế độ thi cử.Vịnh khoa thi Hương là bài thơ tiêu biểu.

b. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động1: Tìm hiểu tiểu dẫn

Hoạt động 2: GV đọc và hướng dẫn cách đọc cho học sinh.

Hoạt động 3: hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản

Cảnh thi cử được nhà thơ được nhà thơ khắc hoạ ntn?

Em có nhận xét gì về hình ảnh sỉ tử và quan trường? Tác giả sử dụng những nghệ thuật gì?

Phân tích hình ảnh quan sứ , bà đầm và sức mạnh châm biếm đã kích và nghệ thuật đối ở hai câu 5,6?

Hs phát hiện, bình...

Gv chốt...

Qua những phân tích trên em có nhận xét gì về cảnh thi cử ?Qua đó em thấy gì về xã hội lúc bấy giờ?

Tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi? Lời nhắn nhủ của Tú Xương trong hai câu cuối có ý nghĩa tư tưởng gì?

Hoạt động 4: Hướng dẫn hs tổng kết

Rút ra những giá trị đặc sắc về mặt nội dung, nghệ thuật?

GV chốt...

I.TIỂU DẪN

- Đề tài: thi cử

- Thể thơ: TNBCĐL

II. HƯỚNG DẪN ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN

1. Cách đọc

- Sáu câu đầu: đọc chậm, nhấn mạnh điểm bình thường và đặc biệt của kì thi.

-Câu 7,8: đọc chậm, thấy được tâm trạng nhà thơ.

2. Tìm hiểu văn bản

a. Cảnh thi cử.

- Thời gian: Kì thi mở theo đúng thông lệ "ba năm mở một khoa"

- Hình thức: "Trường Nam thi lẫn với trường Hà"-> thi lẫn: không nghiêm túc, sự ô hợp, nhộn nhạo trong thi cử

- Sĩ tử: Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ: Nghệ thuật đảo ngữ: nhấn mạnh sự luộm thuộm, không gọn gàng, nhách nhác, tội nghiệp, thể hiện sự giảm sút về "nho phong sĩ khí" của sĩ tử lúc bấy giờ.

- Quan trường: "ậm oẹ miệng thét loa" tỏ ra oai nhưng cái oai cố tạo ra, càng trở nên tức cười, thảm hại.

-Quan sứ và bà đầm: đón tiếp long trọng>nổi bật nỗi nhục nhã ê chề của những trí thức nho học.

Lọng quan sứ > châm biếm bọn quan thầy và tay sai..

=>Bằng giọng điệu mỉa mai châm biếm, từ ngữ đặc sắc tả cảnh thi cử diễn ra nhốn nháo, thảm hại, lố bịch không có vẻ trang trọng nghiêm túc vốn có của một kì thi Hán học.Qua cảnh tượng kì thi Hương năm Đinh Dậu (1897), tác giả đã khái quát bộ mặt xã hội việt nam những năm cuối tki XIX.

b.Tâm trạng, thái độ nhà thơ.

- Nhân tài đất Bắc nào ai đó: câu hỏi phiếm chỉ không chỉ hướng đến các sĩ tử mà còn là những người được xem là "nhân tài đất bắc", những người có trách nhiệm, có tự trọng hãy nhìn thẳng vào sự thật

-Nỗi đau đớn xót xa của nhà thơ trước vận mệnh dân tộc.Cũng qua đó, cho thấy tg là người trọng danh dự,và là người có tấm lòng với dân với nước.

III. TỔNG KẾT

1. Về nghệ thuật: trào phúng-trữ tình; ngôn ngữ đặc sắc, đối tài tình.

2. Về nội dung: Qua việc tái hiện hình ảnh thảm hại của kì thi nhà thơ bày tỏ sự xót xa, cay đắng, đau đớn của con người trước tinh cảnh thảm hại của các nhà nho vào thời kì mạt vận của nho học. Bài thơ thể hiện tấm lòng của TX đối với dân tộc và đánh thức ý thức dân tộc trong mỗi người VN.

4. Củng cố: -Thái độ tâm trạng của tác giả trước hiện thực xã hội?

- Phân tích nét đặc sắc trong giọng điệu trào phúng của Tú Xương?

5. Dặn dò: - Nắm chắc bài

- Chuẩn bị: Đọc thêm: Khóc Dương Khuê(Nguyễn Khuyến)

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 11 Đọc thêm Ngày soạn: .......................

Khãc d­¬ng khuª

(Nguyễn Khuyến)

A. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giúp học sinh:

- Tháúy âæåüc chán dung táúm loìngcuía Nguyãùn Khuyãún træåïc caïi chãút cuía ngæåìi baûn tri kyí.

- Tháúy âæåüc chán dung tçnh baûn trong saïng, âàòm thàõm.

2. Kĩ năng: Cảm thụ và phân tích thơ trữ tình

3. Thái độ: Trân trọng tình bạn

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, gợi mở, giảng bình

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc, thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Gía trị hiện thực qua bức tranh thi cử trong Vịnh khoa thi Hương?

3. Bài mới

a. Đặt vấn đề

b. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoaût âäüng1: Tçm hiãøu tiãøu dáùn

Tçnh baûn giæîa Nguyãùn Khuyãún vaì Dæång Khuã coï âiãøm gç näøi báût?

Baìi thå ra âåìi trong hoaìn caính naìo?

Caím hæïng chuí âaûo cuía baìi thå laì gç?

Hoaût âäüng2: Hæåïng dáùn HS âoüc- tçm bäú cuûc

HS âoüc, gv nháûn xeït, âoüc laiû..

Chia bäú cuc?

Hoaût âäüng 3: Tçm hiãøu chi tiãút

Hçnh thaïi tám traûng cuía taïc giaí trong hai cáu thå âáöu? Biãøu hiãûn åí nhæîng tæì ngæî naìo? YÏ nghéa?

-" Baïc Dæång thäi âaî thäi räöi

Næåïc máy man maïc ngáûm nguìi loìng ta "

*Chuï yï: tæì näùi âau chuyãøn hoaï tám lyï thaình näùi nhåï.

Doìng häöi æïc nhæ thæåïc phim quay ngæåüc, haîy chè ra caïc cung báûc? Nhæîng cung báûc âoï noïi lãn âæåüc âiãöu gç?

*GV: thuyãút trçnh vãö tçnh baûn; cáön tháúy pháön häöi æïc laì kãút quaí cuía tçnh baûn.

Láön gàûp cuäúi âæåüc taïc giaí khàõc hoaû khaï kyî, nháûn âënh cuía em?

- Kênh yãu

- Cáöm tay, hoíi han: án cáön niãöm nåí.

+ Tuäøi täi> tuäøi baïc

+ Täi âau træåïc baïc =>Laìm sao?

->Baïc tinh tháön chæa can

"Ai chàóng biãút chaïn âåìi...

Väüi vaìng chi... " => biãøu hiãûn âiãöu gç? Coï phaíi laì låìi traïch khäng? Vç sao laûi traïch?

Sàõc thaïi biãøu âaût cuía caïc hæ tæì KHÄNG?

Tæì chán dung tçnh baûn, hçnh aính Nguyãùn Khuyãún hiãûn ra nhæ thãú naìo?

Hoaût âäüng 4: h/d hs täøng kãút

Ruït ra giaï trë nghãû thuáût, näüi dung? I. TIÃØU DÁÙN

1.Hoaìn caính ra âåìi :1902, khi NK nghe tin Dæång Khuã:Ván Âçnh Tiãún Sé Dæång Thæång Thæ, laì baûn âäöng niãn máút

2. Vàn baín

- Tiãu âãö: Vaîn âäöng niãn Ván âçnh tiãún sé Dæång Thæåüng Thæ.

- Âáöu tiãn viãút bàòng chæî Haïn, sau chênh taïc giaí chuyãøn sang chæî Näm.

II.ÂOÜC- HIÃØU VÀN BAÍN

1. Âoüc- tçm bäú cuûc

- Tæì âáöu..ruûng råìi: Caím xuïc baìng hoaìng âau âåïn vaì sæû hoaìi niãûm vãö mäüt tçnh baûn âeûp

- Coìn laûi: Näùi bi thæång cuía taïc giaí

2. Tçm hiãøu chi tiãút

a. Caím xuïc baìng hoaìng âau âåïn vaì sæû hoaìi niãûm vãö mäüt tçnh baûn âeûp

- cáu 1: ngàõt nhëp báút thæåìng 2/1/3

- Thäi âaî thäi räöi: kháøu ngæî, noïi giaím

- tæì laïy: man maïc, ngáûm nguìi

Näùi âau dáng traìo, loìng tiãúc thæång vä haûn.

* Häöi æïc:

- Nhàõc laûi nhæîng kè niãûn theo trçnh tæû thåìi gian, nhëp thå âãöu, tráöm, chæïa chan tám sæû, gioüng tri kè âàûc sàõc, kãút cáúu truìng âiãûp...kè niãûm ráút tæåi näöng(vç NK säúng cuìng noï, säúng trong noï)

- Kênh yãu...tçnh baûn cao nhaî, näöng thàõm

*Caím xuïc láön gàûp cuäúi:yãn tám vãö sæïc khoeí cuía baûn.

* Tråí vãö thæûc taûi:hoaíng häút, huût háùng, baìng hoaìng

b. Näùi loìng bi thæång

- Traïch nheû nhaìng âáöy thæång xoït

KHÄNG: Ræåüu, Thå, âaìn, Gæång..

COÏ : Tçnh baûn gàõn boï sáu nàûng.

*Tæì tçnh baûn, ta tháúy:

- Quaï khæï: Ãm âãöm.

- Hiãûn taûi : Âau buäön.

- Tæång lai: Cä âäüc.

=>Nhæ váûy khoïc baûn maì cuîng laì khoïc mçnh.

3. Tổng kết

a. Nghãû thuáût

- Thãø thå song tháút luûc baït

- ngän ngæî thå mäüc maûc, giaìu sæïc biãøu caím

- Ké thuáût laïy, kãút cáúu truìng âiãûp

b. Näüi dung

- Baìi thå laì thäng âiãûp vãö tçnh baûn cuía Nguyãùn Khuyãún.

- Taïc giaí khoïc cho mäüt thãú hãû nhaì nho vaì cuîng laì khoïc cho chênh mçnh, cho âáút næåïc.

4. Củng cố: Theo em, baìi hoüc ruït ra tæì taïc pháøm naìy laì gç?

5. Dặn dò: Nàõm chàõc baìi; chuáøn bë:Tæì ngän ngæî chung âãún låìi noïi caï nhán (tiãúp)

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 12 Tiếng Việt Ngày soạn: .......................

Tõ ng«n ng÷ chung ®Õn lêi nãi c¸ nh©n

(tiếp theo)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân,mối tương quan giữa chúng.

2. Về kĩ năng: nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân. Rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân.

3. Về thái độ: vừa có thái độ tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội vừa có sáng tạo, góp phần vào phát triển ngôn ngữ xã hội.

B. PHƯƠNG PHÁP: - phát vấn, nêu vấn đề

- Trao đổi, thảo luận

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc, thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới

a. Đặt vấn đề: tiếp theo.

b. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.

Giữa lời nói cá nhân và ngôn ngữ chung có mối quan hệ ntn?

GV yêu cầu học sinh lấy ví dụ cho mqh đó.

Hoạt động 2: Luyện tập

Học sinh đọc và làm bài tập. Hs làm việc cá nhân.

Từ "nách" trong câu thơ ND có ý nghĩa ntn?

Trong các câu thơ từ xuân được dùng theo sự sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ ntn? Hãy phân tích nghĩa từ xuân trong mỗi câu thơ?

Trong những câu sau từ nào là từ mới được tạo ra trong thời gian gần đây? Nó được tạo ra dựa vào những tiếng nào có sẳn và theo phương thức cấu tạo ntn?

I. QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ CHUNG VÀ LỜI NÓI CÁ NHÂN

-Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể của mình, đồng thời lĩnh hội được lời nói cá nhân khác.

-Lời nói cá nhân là thực tế sinh động, hiện thực hoá những yếu tố chung, những quy tắc và phương thức chung của ngôn ngữ.

II. LUYỆN TẬP

Bài tập 1

Từ "nách" trong câu thơ chỉ khoảng không gian chật hẹp giữa hai bức tường nhằm tạo nên sự ngăn cách giữa hai nhà.->cái đẹp của thiên nhiên vẫn tìm được ra nơi tồn tại ngay cả trong những hoàn cảnh đặc biệt nhất.

Bài tập 2

Từ "xuân" trong ngôn ngữ chung được các nhà thơ dùng với nghĩa riêng:

* Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Xuân: -mùa xuân

- tuổi xuân.

- nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ

*Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay.

Xuân: chỉ vẻ đẹp, sự trong trắng, trinh tiết của người phụ nữ.

*Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.

Bầu xuân:chất men say nồng của rượu ngon và chỉ sự thân thiết, tri âm giữa NK và DK

*Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước ngày ngày thêm xuân.

Xuân 2: chỉ sự xanh tươi, giàu có, phồn thịnh.

Bài tập 3

a. Từ mọn mằn dược cá nhân tạo ra khi dựa vào:

+Tiếng mọn: nhỏ đến mức không đáng kể

+ Dựa vào quy tắc cấu từ láy hai tiếng lặp lại phụ âm đầu.

+ Tiếng gốc "mọn" đặt trước, tiếng láy đặt sau.

=>Mọn mằn: nhỏ nhặt, tầm thường, không đáng kể.

b. Từ "nội soi" được tạo từ hai tiếng có sẳn, đồng thời dựa vào phương thức cấu tạo từ ghép chính phụ.

4. Củng cố: Phân tích nét sáng tạo của nhà thơ trong câu thơ sau.

Lôi thôi sỉ tử vai đeo lọ

Âm oẹ quan trường miệng thét loa.

5. Dặn dò: Chuẩn bị bài mới: Đọc và tìm hiểu bài thơ: "Bài ca ngất ngưởng"

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 13 Đọc văn Ngày soạn: .........................

Bµi ca ngÊt ng­ëng

(NguyÔn C«ng Trø)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh thấy:

- Phong caïch cuía Nguyãùn Cäng Træï.

- Baìi thå, mäüt läúi ca truì thãø hiãûn khaït voüng tæû do, khuynh hæåïng khinh âåìi ngaûo thãú vaì yï thæïc vãö taìi nàng cuía Nguyãùn Cäng Træï.

- Caïi täi måïi meí trong vàn hoüc Trung âaûi.

2. Về kĩ năng: cảm thụ và phân tích thơ

3. Về thái độ:trân trọng nhân cách, tài năng NCT

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, gợi mở, giảng bình

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc, thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới

a. Đặt vấn đề: Nguyãùn Cäng Træï, hçnh máùu cuía chán dung caïi täi trong vàn hoüc Trung âaûi Viãût Nam. Con ngæåìi vaì taïc pháøm cuía äng chênh laì tiãúng noïi cuía äng træåïc cuäüc âåìi. Hai tiãúng ngáút ngæåíng laìm nãn neït näøi báût trong phong caïch cuía äng.

b. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoaût âäüng1: Giaïo viãn hæåïng dáùn hoüc sinh tiãúp cáûn våïi chán dung con ngæåìi vaì vàn nghiãûp cuía Nguyãùn Cäng Træï.

Yãu cáöu hoüc sinh âiãøm qua âæåüc tiãøu sæí cuía taïc giaí.

Haîy cho biãút h.caính ra âåìi vaì thãø loaûi cuía baìi thå?

Hoaût âäüng2: h/d HS âoüc

GV âoüc máùu, HS âoüc, gv nháûn xeït

Hoaût âäüng3:Tçm hiãøu chi tiãút

Em hiãøu gç vãö tæì ngáút ngæåíng; con ngæåìi coï thaïi âäü ngáút ngæåíng laì con ngæåìi nhæ thãú naìo?

Taïc giaí tæû nháûn mçnh laì con ngæåìi ngáút ngæåíng, theo em, thãø hiãûn âæåüc âiãöu gç?

Cáu âáöu tiãn khàóng âënh âiãöu gç?

GV liãn hãû:

Chê laìm trai nam, bàõc, âäng, táy

Cho phè sæïc anh huìng trong bäún bãø

(Chê anh huìng)

Âaî mang tiãng åí trong tråìi âáút

Phaíi coï danh gç våïi nuïi säng(Âi thi tæû vënh)

Taïc giaí kãø vãö con âæåìng hoaûn läü cuía mçnh ntn, thể hiện qua những câu thơ nào? Caím xuïc, thaê âäü áøn âàòng sau låìi kãø laì gç?

Cung báûc ngáút ngæåíng åí âáy laìm nãn âiãöu gç trong chán dung con ngæåìi taïc giaí?

Luïc vãö hæu, taïc giaí ngáút ngæåíng qua nhæîng hçnh aính naìo?

Xaïc âinh cho mçnh mäüt läúi säúng ntn?

HS phaït hiãûn, phán têch..

GV tham gia bçnh...

Cáu kãút âaî khaïi quaït tinh tháön cuía baìi thå ntn?

Hoaût âäüng4: h/d hs täøng kãút

Em haîy âaïnh giaï nghãû thuáût cuía baìi thå?

Gêa trë näüi dung? I.TIÃØU DÁÙN

1.Taïcgiaí: Nguyãùn Cäng Træï (1778-1858) Uy Viãùn Tæåïng Cäng.

- Taìi cao nhæng láûn âáûn trong thi cæí.

- Con âæåìng laìm quan làõm chäng chãnh, nhiãöu láön bë giaïng chæïc.

- Laì nhaì nho, keí sé thæïc thåìi, luän yï thæïc vãö caïi täi caï nhán vaì khaït voüng.

2.Baìi thå:

- Viãút nàm 1848 ( 70 tuäøi)

- Thãø loaûi: ca truì (tæû do)

II.ÂOÜC- HIÃØU VÀN BAÍN

1 Âoüc

2. Tçm hiãøu chi tiãút

+ Baìi ca ngáút ngæåíng: chán dung caïi täi.

+ Caím hæïng chuí âaûo: bàõt âáöu bàòng" ngáút ngæåíng", chênh laì thaïi âäü våïi cuäüc âåìi.

a.Ngáút ngæåíng taûi triãöu

- Vuî truû näüi maûc phi pháûn sæû: cáu thå chåî Haïn trang troüng, khàóng âënh vai troì quan troüng cuía keí sé

- Äng Hi Vàn taìi bäü âaî vaìo läöng: Cäng danh laì nåü, laì traïch nhiãûm, laì sæû tæû nguyãûn âem taìi hoa giam haîm vaìo läöng(tråìi âáút, vuî truû)

- Khi Thuí khoa...ngáút ngæåíng

Hãû thäúng tæì ngæî HV, ám âiãûu nhëp nhaìng,

âiãûp tæì" khi"=> thåìi gian báûn räün våïi cäng viãûc. Taìi cao, nhiãöu chæïc vuû, coï luïc lãn âãún âènh cao danh voüng; cuîng coï luïc xuäúng âãún tháúp heìn.

=>Ngáút ngæåíng âoï chênh laì taìi hoa vaì viãûc yï thæïc âæåüc taìi hoa cuía mçnh.

b.Ngáút ngæåíng khi "âä män giaíi täø"

- Âàûc ngæûa boì vaìng âeo ngáút ngæåíng:

-> laìm viãûc ngæåüc âåìi âãø trãu ngæåi, khinh thë caí thãú gian.

- Kça...máy tràõng: h/a træî tçnh, gåüi chuït báng khuáng: nhæîng gç thanh cao- vä âënh

- Tay kiãúm cung...äng ngáút ngæåíng: Säúng phoïng tuïng, vui veí âãún Buût cuîng næûc cæåìi.

- Khi ca/ khi tæíu/ khi càõc/ khi tuìng

Khäng Pháût/ khäng tiãn/ khäng væåïng tuûc

-> Làûp, ngàõt nhëp =>mäüt nhán caïch, baín lénh âaî báút cháúp táút caí, khinh thë nhæîng gç cuía thoïi thæåìng, âæåüc- máút, khen- chã laì vä nghéa, hæåíng thuû maì khäng væåïng tuûc, chàóng tháúy Pháût- Tiãn laì háúp dáùn=>läúi säúng væìa nghãû sé væìa thanh cao.

- Nghéa vua täi..."nháûp thãú tuûc maì khäng væåïng tuûc, rong chåi maì váùn troün âaûo vua täi"(Tráön Âçnh Sæí)

- Trong triãöu ai ngáút ngæåíng nhæ äng: xæng "äng" våïi thiãn haû, so saïnh->thaïch thæïc xaî häüi, hiãn ngang khàóng âinh caï tênh

3.Täøng kãút:

* Nghãû thuáût:

- Âiãûp tæì, tæì laïy, hçnh aính saïng roî, nhäün nhëp, caïch âàût cáu, nhaî chæî, nhëp âiãûu hãút sæïc phoïng tuïng, dáöy nhaûc caím.

- Xáy dæûng âæåüc hçnh tæåüng phi chênh thäúng: caïi Täi âäúi láûp træûc diãûn våïi táûp âoaìn

* Näüi dung:Ngáút ngæåíng thãø hiãûn chán dung caïi täi taìi hoa, cao ngaûo nhæng thuyí chung cuía NCT.

4. Củng cố:- P/c trào phúng của NCT; dẫn thêm những câu thơ của NCT nói lên thái độ khinh đời, ngạo thế.

5. Dặn dò: Đọc và tìm hiểu bài thơ: "Bài ca ngắn đi trên bãi cát"

+Hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát.

+Tâm trạng, suy nghĩ của người đi trên bãi cát.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 14 Đọc văn Ngày soạn: ....................................

Bµi ca ng¾n ®i trªn bµi c¸t

(Cao B¸ Qu¸t)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Hiểu được sự chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường và niềm khao khát đổi mới cuộc sống trong xã hội nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ.

- Nắm được một vài điểm và khả năng biểu đạt của thể hành

2. Về kỉ năng: cảm thụ và phân tích thơ trữ tình

3. Về thái độ: trân trọng nhân cách cao đẹp của Cao Bá Quát.

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, gợi mở, giảng bình

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc, thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích những lời tự thuật của NCT thể hiện trong " Bài ca ngất ngưởng"?

3. Bài mới

a. Đặt vấn đề: Sống trong xã hội mục nát của triều đình nhà Nguyễn không ít nhà nho đã chán ghét cuộc sống mưu cầu danh lợi để khao khát cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Cao bá Quát là một trong những nhà nho ấy. Để hiểu rõ hơn tâm hồn và nhân cách của ông, chúng ta đi vào tìm hiểu bài thơ "Bài ca ngắn đi trên bãi cát"

b. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1:Tìm hiểu tiểu dẫn

Học sinh đọc phần tiểu dẫn sau đó trình bày những điểm chính.

GV nhấn mạnh triều đình nhà Nguyễn vào thời kì này vừa chuyên chế vừa bảo thủ phản động

Trình bày hoàn cảnh ra đời, thể loại của bài thơ?

Hoạt động 2: h/d hs đọc chậm rãi thể hiện sự suy tư, day dứt.

Gọi 3-4 em đọc và nêu cảm nhận chung.

GV đọc lại...

Em hãy chia bố cục bài thơ?

Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết

Cảnh bãi cát và con người đi trên bãi cát được miêu tả ntn?

Theo em đây là cảnh thực hay cảnh tưởng tượng?Cảnh mang ý nghĩa ntn?

Phân tích ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực hình ảnh người đi trên bãi cát?.

I. TIỂU DẪN

1. Cao Bá Quát (1809-1855)

- Quê: Gia lâm, Bắc Ninh,

- Là một nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, mất trong cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ nhà Nguyễn

-Thơ ông bộc lộ sự phê phán chế độ PK nhà Nguyễn,chứa đựng nội dung khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xh VN lúc bấy giờ.

2. Bài ca ngắn đi trên bãi cát

a. Hoàn cảnh sáng tác:có thể được hình thành trong những lần đi thi Hội qua những tỉnh miền Trung đầy cát trắng

b. Thể loại: Cổ thể- hành ca:một thể loại thơ cổ TQ, tự do về số tiếng, số câu, vần, nhịp điệu

II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN

1. Đọc- tìm bố cục

- Bốn câu đầu: Cảnh baĩ cát và con người đi trên cát

- Còn lại: Tâm trạng và suy nghĩ của người đi trên bãi cát.

2. Tìm hiểu văn bản.

a. .Cảnh bãi cát và con người đi trên cát

- Bãi cát dài lại bãi cát dài: mênh mông dường như bất tận, nóng bỏng

àHình ảnh tả thực: đẹp nhưng dữ dội, khắc nghiệt đã gợi ý cho nhà thơ sáng tác bài thơ này

àHình ảnh ẩn dụ: con đường đầy khó khăn mà con người phải vượt qua để đi đến danh lợi

- Người đi trên cát

+ Đi một bước như bị lùi một bước

+ Không gian: đường xa, bị vây bởi nuí, sông, biển.

+ Thời gian: mặt trời lặn mà vẫn đi

+ Nước mắt rơi

àKhó nhọc, gian truân

=>Sự tất tả, bươn bả, dấn thân để mưu cầu sự nghiêp, công danh.

4. Củng cố:Ý nghĩa hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát?

5. Dặn dò: Đọc và tìm hiểu tâm trạng, suy nghĩ của người đi trên bãi cát.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 15 Đọc văn Ngày soạn: ...............................

Bµi ca ng¾n ®i trªn bµi c¸t

(Cao B¸ Qu¸t)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Hiểu được sự chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường và niềm khao khát đổi mới cuộc sống trong xã hội nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ.

- Nắm được một vài điểm và khả năng biểu đạt của thể hành

2. Về kỉ năng: cảm thụ và phân tích thơ trữ tình

3. Về thái độ: trân trọng nhân cách cao đẹp của Cao Bá Quát.

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, gợi mở, giảng bình

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc, thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích ý nghĩa hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát?

3. Bài mới

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: H/d hs tiếp tục tìm hiểu ch itiết bài thơ

Hãy giải thích nội dung và chỉ ra sự liên kết của 6 câu thơ:

"Không học được ông tiên phép ngủ

...

Người say vô số tỉnh bao người"

GV cho hs thảo luận và trình bày theo nhóm.

Định hướng:

- Tâm trạng người lữ khách khi đi trên bãi cát? Tâm trạng đó được bộc lộ ntn?

- Em hiểu cụm từ đường danh lợi là ntn trong xã hội pk?

Trong khuôn khổ xhpk con đường danh lợi là con đường để các nho sinh thực hiện lí tưởng cuộc đời: vinh thân- phì gia- thờ vua- giúp nước bằng việc đi học- đi thi- làm quan.

Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh khúc đường cùng? Tâm trạng nhà thơ?

GV tham gia bình...

Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả có dụng ý gì?

Câu cuối mang ý nghĩa gì?

Phân tích ý nghĩa của nhịp điệu bài thơ đối với việc diễn tả cảm xúc và suy tư của nhân vật trữ tình?

Hình dung về hình tượng lữ khách đi trên bãi cát?

Hoạt động 3: H/d hs tổng kết?

Rút ra giá trị về nội dung, nghệ thuật?

GV chốt...

2. Tâm trạng và suy nghĩ của lữ khách khi đi trên bãi cát

-Không học được ông tiên phép ngủ

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi

à nhịp điệu đều, chậm, buồn: tác giả tự giận mình vì không có khả năng như người xưa, mà phải tự mình hành hạ mình, chán nản, mệt mỏi vì công danh- danh lợi.

-Xưa nay phường danh lợi

Tất tả trên đường đời

Đầu gió hơi men thơm quán rượu

Người say vô số, tỉnh bao người?

à Câu hỏi tu từ, hình ảnh gợi tả (hơi men)

àSự cám dỗ của công danh đối với con người,vì công danh, danh lợi mà con người phải buôn tẩu, ngược xuôi. Danh lợi cũng là thứ rượu ngon làm say lòng người

=>Sự chán ghét , khinh bỉ của Cao Bá Quát đối với phường danh lợi. Câu hỏi nhà thơ như trách móc, như giận dữ, như lay tỉnh người khác nhưng cũng là tự hỏi bản thân. Ông đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, con đường công danh đương thời là vô nghĩa, tầm thường.

-Bãi cát dài, bãi cát dài ơi...

àCâu hỏi tu từ và câu cảm thể hiện tâm trạng băn khoăn, day dứt giữa việc đi tiếp hay dừng lại?

-Khúc đường cùng: ý nghĩa biểu tượngàNỗi tuyệt vọng bao trùm lên cả bãi cát dài, cả người đi. Ông bất lực vì không thể đi tiếp mà cũng chưa biết phải làm gì tiếp. Ấp ủ những khát vọng cao cả nhưng ông không tìm được con đường để thực hiện khát vọng đó=>Niềm khao khát thay đổi cuộc sống.

-Hình ảnh thiên nhiên: phía bắc, phía nam đều đẹp nhưng cũng đầy khó khăn, hiểm trở.

-Anh đứng làm chi..?: câu hỏi, mệnh lệnh cho bản thân àphải thoát ra khỏi bãi cát danh lợi đầy nhọc nhằn, đầy chông gai mà vô nghĩa.

- Nhịp điệu bài thơ lúc nhanh, lúc chậm, lúc dàn trải, lúc dứt khoátàthể hiện tâm trạng suy tư của con đường danh lợi mà nhà thơ đang đi.

=>Hình tượng kẻ sỉ cô độc, lẻ loi, đầy trăn trở nhưng kì vĩ, vừa quả quyết vừa tuyệt vọng trên con đường đi tìm chân lí đầy gian truân.

III.Tổng kết.

Bài thơ thể hện sự chán ghét của nhà thơ đối với con đường danh lợi tầm thường và niềm khao khát thay đổi cuộc sống. Nhịp điệu bài thơ góp phần diễn tả thành công những cảm xúc, suy tư của nhân vật trữ tình về con đường danh lợi gập ghềnh, trắc trở.

4. Củng cố:Qua bài thơ, em hãy lý giải vì sao Cao Bá Quát đã khởi nghĩa chống nhà Nguyễn?

5. Dặn dò: - Nắm chắc bài; Chuẩn bị:Luyện tập thao tác lập luận phân tích.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 16 Làm văn Ngày soạn: .............................

LUYÖN T¢P THAO T¸C LËP LUËN PH¢N TÝCH

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Nắm được mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận phân tích

- Hiểu được đặc trưng của văn nghị luận

2.Về kĩ năng: Biết cách phân tích một vấn đề chính trị, xã hội hoặc văn học.

3. Về thái độ: Có ý thức rèn luyện thao tác lập luận, phân tích.

B. PHƯƠNG PHÁP: - Nêu vấn đề, phát vấn

-Trao đổi, thảo luận

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc, thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu quá trình lập dàn ý bài văn nghị luận?

3. Bài mới

a. Đặt vấn đề: Trong bài văn nghị luận, thao tác lập luận phân tích giữ vai trò quan trọng .Thao tác lập luận phân tích nhằm mục đích gì, cách thức như thế nào chúng ta đi vào tìm hiểu.

b. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động1: H/d hs làm bài tập 1

Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng đến kết quả học tập và công tác.Anh chị hãy phân tích hai căn bệnh trên?

GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm lập dàn ý cho mỗi bài phân tích sau đó cử đại diện nhóm lên trình bày.

Phân tích hình ảnh sĩ rử và quan trường trong hai câu:

Lôi thôi sỉ tử vai đeo lọ

Ậm oẹ quan trường miệng thét loa

GV yêu cầu học sinh viết đoạn văn phân tích và trình bày. GV nhận xét

BÀI TẬP 1

1.Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti.

-Giải thích khái niệm tự ti: tự cho mình kém cỏi, thiếu năng lực, thiếu t ự tin

-Phân biệt tự ti với khiêm tốn:

-Những biểu hiện của thái độ tự ti.

+Không tin tưởng vào năng lực,khả năng của bản thân.

+Luôn lo lắng,sợ người khác khiển trách, chê cười

-Tác hại của thái độ tự ti.

+Làm cho mình yếu đi, không tiến bộ.

+Mặc cảm, không làm được việc gì

2 .Khái niệm tự phụ:

-Tự đánh giá cao về mình,luôn cho mình hơn hẳn người khác.

-Những biểu hiện của thái độ tự phụ.

+Khoe khoang, đề cao mình.

+Không tiếp thu ý kiến của người khác

-Tác hại của thái độ tự phụ:Không tìm tòi, học hỏi->không tiến bộ.

3. Xác định thái độ sống hợp lí:

-Không tự ti, không tự phụ, tự tin vào bản thân nhưng không kiêu ngạo.

-Luôn tìm tòi, học hỏi, trau dồi kiến thức

-Hoà nhã, gần gũi, chia sẻ, cùng nhau tiến bộ

BÀI TẬP 2

Lôi thôi sỉ tử vai đeo lọ

Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

-Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình tượng và cảm xúc qua các từ: lôi thôi, ậm oẹ.

-Đảo trật tự cú pháp:nhấn mạnh sự lôi thôi, luộm thuộm,nhách nhác của sỉ tử, quan trường.

-Cảm nhận về cảnh thi cử ngày xưa :thiếu đi sự nghiêm túc vốn có của kì thi tuyển chọn nhân tài cho đất nước

àViết đoạn văn có cấu tạo tổng- phân-hợp.

4. Củng cố:Chốt lại kiến thức cơ bản

5. Dặn dò: - Nắm chắc bài

- Chuẩn bị:Lẽ ghét thương

+Tìm hiểu những điều ông Quán ghét và những điều ông Quán thương.

+ Hình ảnh nhà thơ.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 17 Đọc văn Ngày soạn: ............................

LÏ GHÐT TH¦¥NG

(Trích Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh :

-Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh và tấm lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Đình Chiểu.

-Hiểu được đặc trưng của bút pháp: trữ tình, đạo đức.

2.Về kĩ năng: Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của nhà thơ NĐC

3. Về thái độ: Rút ra bài học đạo đức về tình cảm yêu ghét chính đáng.

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, gợi mở, giảng bình

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc, thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Hình tượng lữ khách đi trên bãi cát?

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu được xem là ngôi sao sáng trong bầu trời văn họcVN. Thơ văn cũng như con người ông sáng ngời tư tưởng đạo đức. Truyện Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm tiêu biểu.

b. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: h/d hs tìm hiểu chung về tác phẩm.

Yêu cầu hs tóm tắt tác phẩm Lục Vân Tiên.

GV bổ sung, hoàn thiện

Truyện LVT phản ánh những vấn đề gi? Đặc sắc nghệ thuật

Cho biết vị trí của đoạn trích?

Hoạt đông 2: H/d hs đọc diễn cảm đoạn thơ

Hoạt động 3: H/d hs tìm hiểu chi tiết

Tám câu đầu cho chúng ta biết điều gì về ông Quán và quan niệm của ông Quán?

Việc tầm phào mà ông nhắc đến ở đây ý nói đến việc gì?

(Việc đố kị nhỏ nhen của Bùi Kiệm, trịnh Hâm khi thấy thơ của Vân Tiên và Tử Trực làm nhanh và hay lại ngờ rằng "viết tùng cổ thi")

Những điều ông Quán ghét là gì?Từ "ghét đời" gợi cho em suy nghĩ gì?

Những triều đại mà ông Quán kể ra có đặc điểm chung là gì?

Xuất phát từ đâu mà ông Quán ghét những triều đại đó đến như vậy?

GV phân tích để hs hiểu rõ hơn.

Những điều ông Quán thương là gì?

GV có thể làm rõ những điển tích, những nhân vật mà ông Quán nhắc đến để học sinh hiểu rõ hơn.

Điểm chung của những con người này là gì?Qua những nhân vật này giúp ta hiểu gì về con người Đồ Chiểu?

Phân tích ý nghĩa của hai câu thơ:

Vì chưng hay ghét cũng là hay thương

Nửa phần lại ghét nữa phần lại thương.

GV tham gia bình...

Những nét đặc sắc trong nghệ thuật của đoạn trich?

Việc sử dung phép điệp và phép đối đạt được hiệu quả nghệ thuật gì?

Hoạt động 4: H/d hs tổng kết

Qua phát biểu của ông Quán chúng ta có thể thấy được gì trong con người, tâm hồn nhà thơ ? I. TIỂU DẪN

- Tóm tắt

- Tác phẩm xoay quanh xung đột giữa cái thiện và cái ác, nhằm đề cao tinh thần nhân nghĩa, thể hiện khát vọng lí tưởng về một xã hội tốt đẹp.

- Là một truyện thơ Nôm, thể thơ lục bát, kết hợp kể chuyện và bộc lộ cảm xúc qua hành động, lời nói của nhân vật.

- Vị trí đoạn trích: Từ câu 479-504 trong số 2082 câu thơ.

II. ĐỌC- HIỂU ĐOẠN TRÍCH

1. Đọc

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Tám câu đầu

-Ông Quán là người làu thông kinh sử, tính tình bộc trực, thẳng thắn, yêu ghét phân minh rõ ràngàTiêu biểu cho trí tuệ, tình cảm và tư tưởng của tác giả cũng như nhân dân miền Nam.

- Vì chưng hay ghét cũng là hay thương->căn nguyên của sự ghét là lòng thương, thương chính là gốc=> hai tình cảm đối lập nhưng thực chất là sự thống nhất, bổ sung và hổ trợ cho nhau.

b. Ông Quán bàn về lẽ ghét.

-Những điều ông Quán ghét:

+Ghét đời Kiệt.Trụ mê dâm.

+Ghét đời U, Lệ đa đoan.

+Ghét đời Ngũ bá phân vân. . +Ghét đời thúc quý phân băng

-Ghét đời :Tác giả không chỉ ghét một tên vua chúa cụ thể mà ghét cả một đời, một triều đại, một chính quyền, một xã hội. Những đời đó đều lấy từ lịch sử TQ.

-Điểm chung của các triều đại đó là: chính sự suy tàn, vua chúa đắm say tửu sắc, tàn bạo bất nhân, ăn chơi hưởng lạc, không chăm lo đến đời sống của dân.

=>Cơ sở lẽ ghét chính là nhân dân.Tác giả đã đứng về phía nhân dân, xuất phát từ quyền lợi của nhân dân để ghét. Ghét sâu sắc, mãnh liệt đến độ tận cùng của cảm xúc "ghét cay ....".

c. Ông Quán bàn về lẽ thương

- Những điều ông Quán thương:

+Thương là thương đức thánh nhân.

+Thương thầy Nhan tử dở dang.

+Thương ông Gia Cát tài lành.

+Thương thầy Đổng tử cao xa.

+Thương người Nguyên Lượng ngùi.

+Thương ông Hàn Dũ chẳng may.

+Thương thầy Liêm, Lạc đã ra.

- Điệp từ thương được láy đi láy lại, mỗi lần gắn với những nhân vật nổi tiếng tài cao, đức lớn, những bậc tiên hiền, thánh nhân trong lịch sử cổ đại TQ. Đó là những người hết sức vì dân vì nước, cả đời bôn ba xuôi ngược, vất vả nhưng sự nghiệp không thành .

->NĐC cũng là người nằm trong cảnh chung đó bởi vậy ngoài tình thương còn là sự đồng cảm và kính yêu những vĩ nhân và tiếc thương cho cuộc đời, số phận của bản thân mình.

-Vì chưng hay ghét cũng là hay thương.

-Nửa phần lại ghét nữa phần lại thương

->Mối quan hệ khăng khít không thể tách rời giữa hai tình cảm ghét-thương.Càng yêu thương nhân dân, tiếc thương những người tài đức lại càng căm ghét những kẻ hại dân hại đời.Tình cảm đó rõ ràng, dứt khoát, nồng nàn, mãnh liệt.Thương ghét đều chân thành, sắc nhọn mà mộc mạc bình dị. Yêu thương nhất mực, căm ghét đến điềuàTình cảm của con người miền Nam

d. Nét đặc sắc trong nghệ thuật.

-Điệp từ :tần số sử dụng lớn: biểu hiện sự trong sáng phân minh, sâu sắc trong tâm hồn tác giả. Thương là cội nguồn cảm xúc, ghét cũng từ thương mà ra.

-Đối từ: tăng cường độ cảm xúc, yêu thương căm ghét đều đạt đến độ tột cùng.

3. Tổng kết.

Đoạn trích nói lên tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của NĐC. Lời thơ mộc mạc, chân chất nhưng đậm đà cảm xúc

4. Củng cố

- Học sinh cần thấy dược ông Quán chính là hiện thân của nhà thơ.

-Theo em câu thơ nào trong đoạn trích có thể thâu tóm được toàn bộ ý nghĩa.tư tưỡng và tình cảm cả đoạn. Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về câu thơ đó.

5. Dặn dò: Chuẩn bị bài mới: Đọc và tìm hiểu bài đọc thêm: Chạy giặc

- Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp vào xâm lược.

-Tâm trạng, tình cảm, thái độ của tác giả.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 18 Đọc thêm Ngày soạn: ........................

CH¹Y GIÆC

(Nguyễn Đình Chiểu)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được vẻ đẹp tư tưởng thẩm mĩ của bài thơ và nỗi lòng đau xót, yêu nước thương dân của NĐC.

2.Về kĩ năng: phân tích thơ

3. Về thái độ: yêu nước, thương dân

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, gợi mở, giảng bình

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc, thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc đoạn trích "Lẽ ghét thương" và phân tích tâm trạng nhà thơ qua tình cảm thương ghét?

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: GV vào bài: Chạy giặc

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tiểu dẫn

Đọc TD, tìm ý chính?

Hoạt động 2: H/d hs đọc

Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết

GV chia lớp cho hs thảo luận những câu hỏi sau để làm rõ nội dung.

Câu 1. Cảnh đất nước và nhân dân giặc

Pháp đến xâm lược được miêu tả ntn? phân tích nét đặc sắc trong ngòi bút tác giả?

Câu 2.Trong tình cảnh đó, tâm trạng, tình cảm, thái độ nhà thơ ntn?

Sau khi thảo luận, nhóm trưởng lên trình bày . Gv chốt lại những ý chính.

Hoạt động 4: H/D hs tổng kết. I.TIỂU DẪN

- Có người cho rằng: tp được viết ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp bắt đầu tấn công (17.2.1859)

- Là một trong những tác phẩm đầu tiên của VH yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỷ XIX

II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN

1. Đọc

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Cảnh đất nước và nhân dân khi có giặc ngoại xâm.

- Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây

àThông báo về một cuộc xâm lược đột ngộtà Cảnh tan tác của phiên chợ khởi đầu cho cảnh tan hoang của đất nước

- Một bàn cờ thế phút sa tay

à tình cảnh ngặt nghèo của đâấ nước, sai lầm trong một nước cờ của triều Nguyễn

- Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy

Mất ổ bầy chim dáo dác bay

à đảo ngữ, từ láy, động từ mạnh, đối, nhân hoáà Cảnh chạy giặc hoảng loạn, gấp gáp, bi thương.

- Bến Nghé của tiền tan bọt nước

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây

à đời sông vật chất bị tàn phá, không gian ảm đạm, tiêu điều

àBằng bút pháp tả thực, tác giả đã tái hiện cảnh chạy giặc àTội ác cảu giặc và nỗi đau của nhân dân.

b. Tâm trạng, tình cảm và thái độ nhà thơ:

- Đau lòng, xót thương trước cảnh đất nước bị thực dân tàn phá, nhân dân lầm than.

- Căm thù giặc sâu sắc.

- Mỉa mai, thất vọng trước sự nhu nhược của triều Nguyễn.

- Hỡi trang dẹp loạn rày đâu vắng

Nỡ để dân đen mắc nạn này?

Chttà mỉa mai, trách cứ "trang dẹp loạn" và là tiếng kêu cứu.

3. Tổng kết

Bài thơ đã tả thực cảnh chạy giặc khốn khổ của nhân dân. Qua đó, giúp ta hiểu tâm trạng đau xót, buồn thương, căm phẫn...của tác giả. Cội nguồn của những cảm xúc ấy là lòng yêu nước thương dân của nhà thơ.

4. Củng cố: Tâm sự yêu nước của cụ Đồ Chiểu.

5. Dặn dò: Nắm chắc bài; chuẩn bi: Bài ca phong cảnh Hương Sơn.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 19 Đọc thêm Ngày soạn: .............................

Bµi ca phong c¶nh h­¬ng s¬n

(Chu Mạnh Trinh)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được giá trị phát hiện của bài thơ về vẻ đẹp HS, niềm say mê của tác giả trước vẻ đẹp của thắng cảnh thiên nhiên đất nước. Đó cũng chính là khía cạnh trong tình yêu nước.

2.Về kĩ năng: phân tích thơ

3. Về thái độ: yêu và có ý thức giữ gìn di sản thiên nhiên của đất nước

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, gợi mở, giảng bình

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc, thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ Chạy giặc và phân tích tâm trạng yêu nước của NĐC ?

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: GV vào bài: Bài ca phong cảnh Hương Sơn

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Gv giới thiệu về tác giả...

Hoạt động 2: H/d hs đọc diễn cảm bài thơ

-Trình bày cảm nhận chung?

- Chia bố cục?

Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết

Cảnh đẹp HS được tác gỉa giới thiệu ntn? Cảm xúc của tác giả?

Cái thần HS hiện ra ntn?

Tác giả đã tả cảnh HS ra sao?

GV hướng dẫn HS phát hiện từ ngữ mang thần thái, hình ảnh gợi tả, các biện pháp NT và phân tích ý nghĩa.

Tác giả đã suy niệm điều gi? Đằng sau màu sắc tôn giáo là điều gi?

GV giảng, liện hệ...

Hoạt động 4: h/d hs tổng kết

I. TÁC GIẢ

- Học giỏi, sớm đỗ đạt

- Tài hoa, có công trong việc trùng tu lại thắng cảnh HS.

- Có 3 bài thơ về HS: HS nhật trình; HS hành trình; HS phong cảnh ca.

II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN

1. Đọc

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Giới thiệu Hương Sơn

- Giới thiệu từ nhiêù góc độ để nói điều chưa nói ra: Hs rất đẹp, hứa hẹn nhiều thú vị.

- ao ước bấy lâu nay: nhấn mạnh khao khát, ước mơ cháy bỏng

- Kìa: thán từ

Non...nước...mây

Đệ nhất động...? chtt

à thế riêng của HS: trùng điệp, rộng lớn, lãng đãng, bồng bềnh àtâm trạng ao ước, ngạc nhiên, vui mừng

àCách giới thiệu rất khéo, tự nhiên, thuyết phục về HS trùng điệp, kì thú, thanh tao.

b. Tả cảnh Hương Sơn

* Cái thần HS:

- Chim cúng trái, cá say kinh, tiếng chày kình là h/a độc đáo, thần tìnhàCảnh Phật

- Khách tang hảiàdu khách(tác giả) àtrần tục "giật mình trong giấc mộng" àsayàmê: hồn người hoà với cảnh

* Vẻ đẹp của thắng cảnh HS:

- Câu 9,10: liệt kê, điệp từàấn tượng về một quần thể vừa thiên tạo, vừa nhân tạo.

- Nhác trông...gấm dệt: trông thoáng qua. Cảnh đepj ở tư thế nhiều tầng, hùng vĩ, gần gũi với con người.

- Thăm thẳm...thang mây: vẻ đẹp siêu thoát.

c. Suy niệm của nhà thơ:

- Cừng giang sơn...xếp đặt? Chtt: vẻ đẹp HS àTổ quốcà Tự hào.

- NT tăng tiến: cành ...càng: Sự rugn cảm thiết tha trước vẻ đẹp của HS- TQ.

- Tạo hoá, tràng hạt...: m/s tôn giáo ànguỵ trang cho sự rung cảm của tâm hồn: siêu thoát mà không siêu hình àE dè khi bộc lộ lòng yêu nước.

3. Tổng kết: Yêu TN đến độ say mê bằng TY cảu một tâm hồn thi sĩ tài hoa, CMT đã phát hiện và truyền tả được vẻ đẹp độc đáo, thanh tao, thoát tục của HSàkín đáo gửi gắm chút tình yêu nước dẫu la e dè, mờ nhạt của mình.

4. Củng cố: Tâm sự yêu nước của CMT?

5. Dặn dò: Nắm chắc bài; chuẩn bi: Trả bài số 1: Làm đề cương đề bài viết số 1.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 20 Làm văn Ngày soạn: .....................

TR¶ BµI lµm v¨n sè 1

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được nội dung cơ bản của đề bài, cách làm bài văn nghị luận xã hội.

2.Về kĩ năng: rèn luyện khả năng tự thẩm định, đánh giá, tự phát hiện và sửa lỗi về dùng từ, đặt câu, liên kết văn bản.

3. Về thái độ: có ý thức học tập và rèn luyện.

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, diễn giảng

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc, thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: GV vào bài: Trả bài số 1

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Trả bài số 1

Gv ghi đề lên bảng

Em hãy phân tích đề?

Cho hs thảo luận nhóm về dàn ý

Gọi nhóm trưởng trình bày

Các nhóm khác bổ sung, hoàn thiện dàn ý

GV trả bài- nhận xét bài làm của hs.

GV nêu lỗi, hs sửa lỗi...

Hoạt động 2: GV ra đề số 2

I. TRẢ BÀI SỐ 1

1. Đề ra:

Bàn về mối quan hệ giữa vị thành niên đối với cha mẹ.

2. Phân tích đề:

- Thể loại: NLXH

- ND: Mối quan hệ giữa vị thành niên đ/v cha mẹ

- Dẫn chứng: Trong gia đình, c/s xung quanh

3. Dàn ý:

*MB: Giới thiệu luận đề

*TB:

1. Quan hệ với cha mẹ của vị thành niên

+ Tách dần khỏi sự bao bọc của cha mẹ

+ Đôi lúc cãi bướng hoặc làm trái lời cha mẹ

2. Cả cha mẹ và vị thành niên dều muốn bớt đi phần nào những sóng gió ngay từ cái tuổi này. Vậy phải làm sao?

Con cái và cha mẹ cần cố gắng hiểu nhau. Tuổi mới lớn có ưu điểm là rất tự tin, tin vào khả năng suy nghĩ và quyết định của mình nhưng không thể phủ định rằng mình còn non nớt trong cuộc sống. Vì thế, con cái cần chủ động đón nhận sự chỉ bảo của cha mẹ. Cha mẹ cố gắng trở thành người "bạn" tin cậy của con mình.

*KB: Suy nghĩ của bản thân về vấn đề đó, bài học?

4. Trả bài- nhận xét:

a. Ưu điểm:

-2 Hiãøu âãö

-3 Bäú cuûc roî raìng

-4 Diãùn âaût tæång âäúi khaï

b. Nhæåüc âiãøm

-5 Âa säú baìi vàn chè noïi âãún quan hãû giæîa con caïi â/v cha meû.

-6 Diãùn âaût coìn vuûng, läùi duìng tæì, âàût cáu, chênh taí coìn nhiãöu...

II. RA ĐỀ SỐ 2

Hình ảnh người PN VN thời xưa qua các bài Bánh trôi nước, Tự tình(bài II) của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương

4. Củng cố: Kinh nghiệm làm bài văn NLXH

5. Dặn dò: - 1 tuần sau nộp

- Chuẩn bị:Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( phần 1: tác giả)

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 21 Đọc văn Ngày soạn: .............................

V¡N TÕ NGHÜA SÜ cÇN GIUéC

(Nguyễn Đình Chiểu)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về thân thế, sự nghiệp và giá trị nội dung, nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

2.Về kĩ năng: khái quát, tổng hợp...

3. Về thái độ: kính phục nhân cách, tài năng NĐC, có thái độ sống đúng đắn.

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, diễn giảng, tích hợp

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc, thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Năm nay chúng ta kỷ niệm 185 năm ngày sinh của Nguyễn Đình Chiểu với tất cả sự ngưỡng mộ và tấm lòng tôn kính tài năng và sự cống hiến to lớn của nhà thơ cho sự phát triển nền văn hóa nước nhà. Nguyễn Đình Chiểu có được sự ngưỡng mộ và tôn kính ấy là do di sản thơ văn của ông để lại cho đời sau và những giá trị tinh thần tỏa ra từ những áng thơ văn đó.

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: H/d hs tìm hiểu những nét chính về cuộc đời NĐC.

Dựa vào sgk, em hãy tóm tắt những nét chính về cuộc đời tác giả?

GV chốt...

Qua cuộc đời, em có cảm nhận sâu sắc gì về nhân cách nhà thơ?

GV minh hoạ, diễn giảng....

Hoạt động 2: H/d hs tìm hiểu những nét chính về sự nghiệp văn chương NĐC

Kể tên những tác phẩm chính của NĐC?

Từ các tác phẩm, đoạn trích đã học, em hãy rút ra quan điểm sáng tác của NĐC?

Cảm nhận của em về hai câu thơ:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà

GV bình , liên hệ...

Gía trị thơ văn NĐC thể hiện ntn?

Dựa vào những đoạn trích đã học về Truyện LVT, hãy cho biết lí tưởng đạo đức của NĐC được xây dựng chủ yếu trên những cơ sở t/c nào?

Có điều gì gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa của NTrãi và NĐC?

GV diễn giảng...

Nội dung trữ tình yêu nước trong thơ văn NĐC? Tác động tích cực của những sáng tác thơ văn ấy đối với cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp đương thời?

GV minh hoạ...

Nghệ thuật thơ văn NĐC có gì đặc sắc?

Sắc thái NB biểu hiện ở những điểm nào?

GV minh hoạ...

Hoạt động 3: H/d hs tổng kết lại bài học

Gọi 1 hs đọc to phần ghi nhớ ở sgk.

GV chốt... A. PHẦN MỘT: TÁC GIẢ

I. CUỘC ĐỜI(1822-1888)

1. Tóm tắt tiểu sử(SGK)

- Tự: Mạnh Trạch, hiêu Trọng Phủ, Hối Trai.

- Xuất thân trong một gia đình nhà nho.

- 1843: đỗ tú tài tại trường thi Gia Định

- 1846: ra Huế học...bỏ thi về Nam chịu tang Mẹ...bị mù.

- Về GĐ mở trường dạy học, bốc thuốc, làm thơ.

- Khi Pháp đánh GĐ: về quê vợ...về Ba Tri và giữ trọn tấm lòng thuỷ chung son sắt với nước với dân cho đến hơi thở cuối cùng.

2. Nhân cách nhà thơ:

- Có hiếu, rất thương mẹ

- Ý chí và nghị lực sống

- Lòng yêu nước thương dân

- Tinh thần bất khuất trước kẻ thù.

II. SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG

1. Các tác phẩm chính:

- Truyện Lục Vân Tiên

- Dương Từ- Hà Mậu

- Chạy giăc

- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

- Văn tế Trương Định

- Ngư tiều y thuật vấn đáp

...

2. Quan điểm sáng tác: Dùng văn chương đề cao chính đạo, chính nghĩa; văn chương là vũ khí "phò chính trừ tà"

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà

(Dương Từ- Hà Mậu)

3. Nội dung thơ văn

a. Lý tưởng đạo đức nhân nghĩa

Làm thơ để truyền dạy những bài học về đạo lý làm người chân chính

+Mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho nhưng lại đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc

+ Những n/v lý tưởng: xuất thân nơi nghèo khó, sống nhân hậu thuỷ chung, biết gìn giữ nhân cách thẳng ngay, cao cả, dám đấu tranh và có đủ sức mạnh để chiến thắng những thế lực bạo tàn, cứu nhân độ thế.

b. Lòng yêu nước thương dân

- Khóc than cho tổ quốc gặp buổi thương đau

- Tố cáo tội ác của kẻ thù, lên án những kẻ bán nước cầu vinh.

- Ca ngợi những sĩ phu yêu nước, biểu dương những nghĩa sĩ đã chiến đấu hi sinh vì tổ quốc.

- Gĩư niềm tin vào ngày mai

- Bất khuất trước kẻ thù

Khích lệ lòng yêu nước và ý chí cứu nước của nhân dân ta.

4. Nghệ thuật thơ văn

- Văn chương trữ tình -đạo đức. Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành.

- Văn chương đậm đà sắc thái Nam Bộ: xây dựng tính cách Nam Bộ, lời ăn tiếng nói mộc mạc, giản dị, lối thơ thiên về kể.

III. GHI NHỚ

- Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương trong sáng, cao đẹp.

- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là "vì sao có ánh sáng khác thường"..."phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn càng thấy sáng". Ánh sáng toả ra từ thơ văn của ông là ánh sáng của đạo đức, nhân nghĩa, là tiếng nói yêu nước, là thành tựu nghệ thuật xuất sắc mang đậm sắc thái Nam Bộ

4. Củng cố: Suy nghĩ về nhận định của XD " Cái ưu ái đối với người laođộng, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu"

5. Dặn dò: - Nắm chắc đặc điểm về nội dung và nghệ thuật thơ Đồ Chiểu

- Chuẩn bị:Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc : Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ?

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 22 Đọc văn Ngày soạn............................

V¡N TÕ NGHÜA SÜ cÇN GIUéC

(Nguyễn Đình Chiểu)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài nghệ thuật về người nông dân nghĩa sĩ.

- Cảm nhận được tiếng khóc bi tráng của nhà thơ: khóc cho nghĩa quân đã hi sinh, khóc cho một thời kì lịch sử khổ đau nhưng vĩ đại.

- Những thành tựu về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.

2.Về kĩ năng: đọc- hiểu văn tế.

3. Về thái độ: tự hào, ngưỡng mộ nghĩa quân Cần Giuộc

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, diễn giảng, tích hợp

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc, thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những nét chính về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu?

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm tiêu biểu nhất của NĐC, đưa tên tuổi của ông lên địa vị đứng đầu trong kho tàng văn tế VN. NĐC đã dựng lên một tượng đài sừng sững về người nông dân- nghĩa sĩ "vô tiền khoáng hậu". Chúng ta cùng tìm hiểu...

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoaût âäüng 1: Tçm hiãøu tiãøu dáùn.

Trçnh baìy h/c ra âåìi cuía baìi vàn tãú?

GV toïm læåüc...

Em biãút gç vãö thãø loaûi vàn tãú? Em biãút nhæîng vàn baín vàn tãú naìo?

GV bäø sung, minh hoaû...

Hoaût âäüng 2: H/D hs đọc- hiểu văn bản

* GV hæåïng âáùn hoüc sinh âoüc theo âàûc træng thãø loaûi, chuï yï gioüng âiãûu vaì t/c âäúi xæïng cuía caïc cáu vàn biãön ngáùu; hæåïng dáùn h/s tçm hiãøu caïc âiãøn têch vaì tæì cäø trong baìi.

Em haîy xaïc âënh bäú cuûc vaì caïc yï chênh trong baìi vàn tãú?

* Tçm hiãøu pháön lung khåíi:

Nháûn xeït NT cuía 2 cáu âáöu? Coï yï nghaî gç?

GV t/g bçnh...

* Tçm hiãøu pháön thêch thæûc:

GV chia låïp thaình 4 nhoïm våïi 4 cáu hoíi thaío luáûn:

- Lai lëch vaì hoaìn caính sinh säúng cuía ngæåìi nghéa quán Cáön Guäüc.

- Thaïi âäü càm thuì giàûc ngoaûi xám

- ÂK chiãún âáúu

- Khê thãú chiãún âáúu.

Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, góp ý...

Gv định hướng...

Thaïi âäü càm thuì giàûc ngoaûi xám âæåüc thãø hiãûn qua nhæîng tæì ngæî naìo? Suy nghé gç vãö thaïi âäü càm thuì cuía hoü?

Nháûn xeït vãö tæì ngæî, h/a trong cáu bãn, noïi lãn näùi niãöm gç cuía ngæåìi näng dán- nghéa sé?

GV noïi roî sæû chuyãøn biãún thaïi âäü; caím tênh- lê tênh

Em suy nghé gç vãö âk c/â cuía nghéa quán vaì âëch?

Khê thãú chiãún âáúu: cuía nghéa quán âæåüc thãø hiãûn qua nhæîng biãûn phaïp NT gç? YÏ nghéa?

Tiãøu kãút? B. PHẦN HAI: TÁC PHẨM

I. TIỂU DẪN

1. Hoaìn caính saïng taïc(SGK)

2. Thãø loaûi vàn tãú:

- Laì mäüt thãø loaûi træî tçnh thæåìng âæåüc viãút theo thãø phuï luáût Âæåìng.

- Bäú cuûc: 4 pháön: lung khåíi, thêch thæûc, ai vaîn, kãút.

- Kiãøu cáu biãön ngáùu gäöm 5 daûng: tæï tæû, baït tæû, song quan, caïch cuï, gäúi haûc.

II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN

1. Âoüc- tçm bäú cuûc

2. Tçm hiãøu vàn baín

a. Lung khåíi

-Coï yï nghéa khaïi quaït, baïo hiãûu vãö chuí âãö tæ tæåíng cuía baìi vàn tãú: ca ngåüi táúm loìng tæû nguyãûn hi sinh cuía nhæîng nghéa sé Cáön Giuäüc.

- Taïc giaí âàût ngay hçnh tæåüng ngæåìi nghéa sé vaìo thæí thaïch låïn cuía lëch sæí, trong caïi dæî däüi cuía chiãún tranh vaì hoü bäüc läü veí âeûp cuía mçnh.

b. Thêch thæûc

* Lai lëch vaì hoaìn caính sinh säúng cuía ngæåìi nghéa quán Cáön Guäüc.

- Cäi cuït...ngheìo khoï: h/a gåüi taí, låìi vàn cä âoüng nhæîng ngæåìi näng dán laìm àn leí loi, âaïng thæång, váút vaí âãún täüi nghiãp.

- H/c sinh säúng: laìng bäü

- Khäng biãút chuït gç vãö chiãún tráûn, binh âao.

* Thaïi âäü càm thuì giàûc ngoaûi xám.

- Muìi tinh chiãn...gheït thoïi moüi ss giaín dë kiãøu càm thuì mang tám lê näng dán.

- tràõng läúp...àn gan

âen sç...càõn cäø

ngôn ngữ nông dân ...sự cảm nhận kẻ thù một cách rất cụ thể qua những màu sắc mạnh, thái độ mộc mạc, bộc trực nhưng rất mạnh mẽ, dứt khoát

Coï aïc caím maînh liãût âäúi våïi keí thuì (caím tênh)

- Mäüt mäúi xa thæ...baïn choï: ngän ngæî æåïc lãû, h/a traïng lãû táúm loìng ngæåîng mäü, traïch nhiãûm træåïc ÂN.

Càm thuì giàûc mäüt caïch lyï trê Haình âäüng xaí thán vç nghéa.

* ÂK chiãún âáúu:

Manh aïo vaíi, ngoün táöm väng, råm con cuïi, daïo phay; ko binh thæ, binh phaïp; suïng, maïc, cåì...chæa âæåüc nhçn.

Vaìo tráûn våïi nhæîng gç âæåüc duìng trong sinh hoaût gia âinh, saín xuáút.

* Khê thãú chiãún âáúu:

- âäüng tæì maûnh, dæït khoaït, däön dáûp...

- duìng tæì cheïo

- ngàõt nhëp ngàõn goün, g/â kháøn træång

- tæång phaín

Gåüi lãn caính tæåüng näøi dáûy haìo huìng cuía nghéa quán näng dán, khê thãú säi âäüng maînh liãût våïi loìng quyãút tám cao.

- Cå såí cuía khê thãú chiãún âáúu: loìng mãún nghéa, tinh tháön tæû nguyãûn chiãún âáúu..

Låìi vàn häöi tæåíng+ caím hæïng ngåüi ca anh huìng... Mäüt tæåüng âaìi nghãû thuáût sæìng sæîng, ræûc råî vãö ngæåìi näng dán- nghéa sé.

4. Cuíng cäú:Phaït biãøu caím nháûn cuía em vãö hçnh tæåüng ngæåìi näng dán nghéa sé ?

5. Dàûn doì, hæåïng dáùn hoüc sinh, hoüc táûp åí nhaì:

- Nàõm chàõc baìi

- Chuáøn bë: pháön tiãúp theo: phán têch pháön ai vaîn, kãút.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 23 Đọc văn Ngày soạn.........................

V¡N TÕ NGHÜA SÜ cÇN GIUéC

(Nguyễn Đình Chiểu)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài nghệ thuật về người nông dân nghĩa sĩ.

- Cảm nhận được tiếng khóc bi tráng của nhà thơ: khóc cho nghĩa quân đã hi sinh, khóc cho một thời kì lịch sử khổ đau nhưng vĩ đại.

- Những thành tựu về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.

2.Về kĩ năng: đọc- hiểu văn tế.

3. Về thái độ: tự hào, ngưỡng mộ nghĩa quân Cần Giuộc

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, diễn giảng, tích hợp

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc, thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ hiện lên ntn qua bài văn tế?

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: tiếp theo...

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: HD hs tiếp tục tìm hiểu chi tiết

Tấm lòng nhà thơ được khắc hoạ ntn?Cảm nhận của em về sự hi sinh của các nghĩa binh?

Phân tích ý nghĩa của 2 câu thơ này?

Việc sử dụng điệp ngữ "sống làm chi"

đã thể hiện được điều gì?

Tại sao nói tình cảm của tác giả đau thương mà không hề bi luỵ, tuyệt vọng?

Phân tích gía trị tạo hình của 2 câu thơ này?

Hoạt động 2: H/d hs tổng kết

Hs trình bày, GV chốt...

2. Đọc hiểu văn bản

c. Ai vãn

- Tác giả đã vô cùng cảm khái và thương tiếc xót xa trước sự hi sinh của các nghĩa binh.

- Những lăm lòng nghĩa lâu dùng...

à khẳng định sự hi sinh đầy cao cả, thiêng liêng.

- Đoái sông CG...mấy dặm sầu giăng(ẩn dụ)

Chợ trường Bình..già trẻ hai hàng luỵ nhỏ(tả thực)

Tình cảm bi thương: không gian u sầu, người người tiếc thương.

->Tiếng khóc lớn, tiếng khóc vĩ đại của nhà thơ cũng như nhân dân Nam bộ.

- Sống làm chi...điệp ngữ nhằm ca ngợi, khẳng định, khâm phục lẽ sống cao đẹp chết vinh còn hơn sống nhục.

=> Lời văn vừa xót xa, vừa an ủi, vừa tri ân đi đôi với sự căm giận không nguôi đối với kẻ xâm lược.Tiếng khóc của NĐC đau thương mà không hề bi luỵ bởi nó tràn đầy lòng tự hào, kính phục và ngợi ca, khích lệ lòng căm thù và tiếp nối ý chí tiếp nối sự nghiệp dỡ dang của nghĩa sĩ.

d. Kết

- Ôi thôi thôi...tiếp tục tiếng khóc quặn lòng

- Tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm...tiếp tục ngợi ca sự hi sinh của họ

- Đau đớn: Mẹ già- khóc trẻ- đêm khuya- lều

Não nùng- vợ yếu- tìm chồng- lúc bóng xế

Dùng từ giản dị nhưng có hàm lượng tư tưởng thẫm mĩ cao, cách tạo hình, tạo cảnh, từ láy: leo lét, dật dờ.....Gợi niềm thương cảm lớn lao, thấm thía nỗi đau, mất mát trong chiến tranh.

- Ngàn năm tiết rỡ, muôn đời ai cũng mộ: ngợi ca công đức theo hướng vĩnh viễn hoá

- Binh tướng...con đỏ:số phận quê hương vẫn nằm trong tay giặc. Nêu cao ý chí tiếp tục diệt thù

- Sống đánh giặc, chết cũng đánh giặc: anh hùng thất thế mà vẫn hiên ngang.

3. Tổng kết

- Nội dung tư tưởng: tiếng khóc bi tráng một thời khổ đau nhưng vĩ đại, bức tượng đài bất tử về những nghĩa sĩ - nông dân Cần Giuộc đã anh dũng chiến đấu và hi sinh vì tổ quốc.

- Gía trị nghệ thuật: Sự kết hợp bút pháp trữ tình và hiện thực, xây dựng nhân vật, ngôn ngữ giản dị, trong sáng.

4. Củng cố: Phân tích triết lí nhân sinh của ông cha ta thời kì đầu kháng chiến chống Pháp về lẽ nhục- vinh?

5. Dặn dò: - Nắm chắc bài

- Chuẩn bị:Thực hành về thành ngữ, điển cố : Xem trước các bài tập ở sgk và tìm thêm 5 thành ngữ, điển cố.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 24 Tiếng Việt Ngày soạn: .........................

THùC HµNH VÒ THµNH NG÷, §IÓN Cè

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Củng cố và nâng cao hiểu biết về thành ngữ và điển cố.

- Thấy được giá trị nghệ thuật của việc sử dụng thành ngữ và điển cố

2.Về kĩ năng: Rèn luyện cách sử dụng thành ngữ và điển cố một cách có hiệu quả

3. Về thái độ: có ý thức rèn luyện, sử dụng tốt thành ngữ, điển cố

B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, phát vấn, trao đổi, thảo luận

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu (sgk, sgv, Từ điển điển cố văn học trong nhà trường, Nguyễn Ngọc San chủ biên; Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt, Nxb GD, H. 1998), thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Chúng ta đã biết thế nào là thành ngữ, điển cố và việc sử dụng các thành ngữ điển cố vào các tác phẩm văn chương cũng như trong đời sống có tác dụng như thế nào. Để thấy rõ hơn điều đó, chúng ta đi vào thực hành về thành ngữ, điển cố.

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: ôn tập khái niệm

Gv yêu cầu hs nhắc lại các khái niệm: thành ngữ, điển cố.

GV lấy một số ví dụ minh hoạ...

Hoạt động 2: Luyện tập

GV chia lớp thành hai nhóm, một nhóm làm một phần

Nhóm 1 trình bày- cả lớp góp ý, sau đó gv chốt lại .

GV yêu cầu cả lớp đặt câu cho phần thành ngữ đã nêu.

Nhóm 2 trình bày, cả lớp bổ sung.

GV diễn giảng...

GV yêu cầu cả lớp đặt câu cho các điển cố trong bài tập .

Hoạt động 3: Bài tập mở rộng

GV mở rộng kiến thức bằng cách cho học sinh phát hiện các thành ngữ và điển cố được sử dụng trong thơ văn và phân tích hiệu quả sử dụng của nó. I. ÔN TẬP KHÁI NIỆM

1. Thành ngữ là những cụm từ quen dùng, được lặp đi lặp lại trong giao tiếp và được cố định hoá về ngữ âm, ngữ nghĩa. Nghĩa của thành ngữ thường khái quát, trừu tượng và có tính hình tượng cao.

2. Điển cố là những câu chuyện, những sự việc đã có trong các văn bản quá khứ hoặc xảy ra trong cuộc sống quá khứ. Điển cố không có tính cố định mà có thể là những từ, cụm từ. Điển cố có nghĩa hàm súc, khái quát cao.

II. LUYỆN TẬP

1. Thành ngữ

Bài tập 1

- Một duyên hai nợ: ý nói một mình phải gánh vác mọi công việc trong gia đình.

- Năm nắng mười mưa: nỗi vất vả, cực nhọc, phải chịu đựng trong hoàn cảnh khắc nghiệt.

à Các thành ngữ ngắn gọn, cấu tạo ổn định, đồng thời qua hình ảnh cụ thể, sinh động thể hiện nội dung khái quát và có tính biểu cảm; Các thành ngữ này phối hợp với nhau và phối hợp với cả các cụm từ có dáng dấp thành ngữ như lặn lội thân cò, eo sèo mặt nước đã khắc hoạ rõ nét hình ảnh người vợ tảo tần, đảm đang, tháo vát trong công việc gia đình

Bài tập 2

- Đầu trâu mặt ngựa: lũ người đã biến dạng về nhân hình, tha hoá về nhân tính.

- Cá chậu chim lồng: cảnh sống bế tắc, tù túng, nhàm chán.

- Đội trời đạp đất: khí phách ngang tàng.

Bài tập 6

Đặt câu với mỗi thành ngữ:

- Nói với nó khác gì nước đổ đầu vịt

- Nhà nghèo lại hay đua đòi, đúng là con nhà lính tính nhà quan.

- Mọi người chả đi guốc trong bụng nó rồi đấy chứ!

...

2. Điển cố

Bài tập 3

- Giường kia: Gợi lại chuyện về Trần Phồn thời Hậu Hán dành riêng cho bạn một cái giường, khi bạn về thì treo giường lên.

- Đàn kia: gợi lại chuyện Chung Tử Kỳ nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được ý nghĩ của bạn. Khi bạn chết, Bá Nha không gảy đàn nữa

àTình bạn thắm thiết, keo sơn.

Bài tập 4

- Ba thu: Kinh Thi có câu "nhất nhật bất kiến như tam thu hề" àKhi KT tương tư TK thì một ngày không thấy mặt nhau có cảm giác như xa cách ba năm.

- Chín chữ: Kinh Thi dùng để nói đến công lao của cha mẹ (sinh, cúc, phủ, ..)àThuý Kiều muốn nói đến công lao cha mẹ đối với mình nhưng chưa báo đáp được.

- Liễu Chương Đài: chuyện người xưa đi làm quan xa viết thư thăm vợ có câu "cây liễu Chương Đài xưa xanh xanh, nay có còn không, hay là tay khác đã vin bẻ mất rồi" àTK hình dung KT trở lại thì nàng đã về tay người khác mất rồi

- Mắt xanh: Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì tiếp bằng mắt xanh à sự quý trọng của TH đối với TK

Bài tập 7

- Hắn cố che đậy gót chân A-sin của mình đấy thôi.

- Với sức trai Phù Đổng, thanh niên ngày nay không ngần ngại bất cứ việc gì.

...

3. Bài tập mở rộng

- Đố ai lượm đá quăng trời

Đan gầu tát biển, ghẹo người trong trăng.

- Sụt sùi tủi phận hờn duyên.

Oán cha trách mẹ tham tiền bán con.

- Quản bao tháng đợi năm chờ.

Nghĩ người ăn gío nằm mưa xót thầm.

-Trông cái mã ngoài thì rõ oai phong bệ vệ, thế mà không ngờ lão ấy lại là thằng cha ba que xỏ lá bậc thầy.

4. Củng cố

- Cách phát hiện và sử dụng các thành ngữ và điển cố.

- Đặt câu với các thành ngữ sau: Góc bể chân trời, trai lành gái tốt, lực bất tòng tâm...

5. Dặn dò: Chuẩn bị bài mới :Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)

- Tìm hiểu thể loại Chiếu.

- Đọc sgk, soạn bài theo câu hỏi, chú ý: vai trò của hiền tài đối với đất nước

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

TIẾT 25 Đọc văn Ngày soạn: ...........................

ChiÕu cÇu hiÒn

(Cầu hiền chiếu- Ngô Thì Nhậm)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Hiểu được tầm tư tưởng mang tính chiến lược, chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước của vua Quang Trung.

- Hiểu thêm đặc điểm của thể chiếu- một thể văn nghị luận trung đại.

2.Về kĩ năng: Đọc hiểu thể loại chiếu

3. Về thái độ: Nhận thức được đúng đắn vai trò của người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

B. PHƯƠNG PHÁP: Đọc sáng tạo, trao đổi, thảo luận kết hợp với gợi tìm gợi mở, tích hợp với bài "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia"........

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu (sgk, sgv, từ điển thuật ngữ văn học...), thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Vì sao nói tiếng khóc trong VTNSCG là tiếng khóc đau thương nhưng lớn lao, cao cả?

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Nền văn học Trung đại rất phong phú về thể loại như: cáo, hịch, thơ Nôm...Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm là tác phẩm tiêu biểu của thể loại chiếu. Chúng ta cùng tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm này.

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: H/d hs tìm hiểu tiểu dẫn

Trình bày những ý chính về tác giả?

Gv chốt lại ý chính.

Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm "Chiếu cầu hiền"?

Gv nêu rõ sự phức tạp của tình hình để thấy rõ ý nghĩa của việc chiêu mộ hiền tài...

Đặc điểm của thể loại chiếu?

Hoạt động 2: H/d hs đọc văn bản

Gv nêu y/c: đọc chậm rãi, tình cảm, tha thiết.

GV gọi 2 hs đọc, nhận xét, đọc mẫu

Hoạt động 3: H/d hs tìm hiểu chi tiết.

Bài chiếu được viết nhằm hướng tới đối tượng nào?

Người viết đã xác định vai trò của người hiền như thế nào? Cách nêu vấn đề đó có tác dụng gì đối với các đoạn tiếp theo?

Liên hệ: Hiền tài là nguyên khí quốc gia

( Thân Nhân Trung): người tài cao học rộng là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội. I.TIỂU DẪN

1. Ngô Thì Nhậm: một sủng thần của triều đình Lê Trịnh nhưng đã thức thời theo nhà Tây Sơn. Ông là người có nhiều đóng góp cho phong trào TS, nhiều văn kiện giấy tờ đều do ông soạn thảo.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh ra đời

- Cuối thế kỉ XVIII, tình hình xã hội rất rối ren, phức tạp: mâu thuẫn gay gắt giữa vua Lê chúa Trịnh, quân Thanh xâm lược. Kẻ sĩ lúng túng, bi quan.

- Khoảng 1788-1789 sau đại thắng quân Thanh, trang sử mới mở ra, vua Quang Trung quyết tâm lên kế hoạch xây dựng đất nước song tình hình khá phức tạp.Bởi vậy nhiệm vụ phải làm sao để thuyết phục giới trí thức miền Bắc (hơn 300 năm phụng sự nhà Lê, do quan điểm đạo đức bảo thủ nên đã bất hợp tác, thâm chí chống lại Tây Sơn) hiểu đúng những nhiệm vụ xây dựng đất nước, ra cộng tác phục vụ triều đại mới.

- Ngô Thì Nhậm viết thay Quang Trung

b. Thể loại: Chiếu là văn bản do vua hoặc các đại thần thừa lệnh vua viết để toàn dân đọc để thực hiện một mệnh lệnh hoặc theo yêu cầu trọng đại của đất nước.

II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN

1. Đọc

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Vai trò của hiền tài đối với đất nước

- Đối tượng: giới sĩ phu Bắc Hà

- Vai trò của hiền tài đối với đất nước:

+ Như sao sáng trên trời cao à so sánh người tài như tinh hoa, tinh tú của non sông trời đất.

+ Hiền tài chỉ phát huy tác dụng.....chầu về ngôi Bắc Thần- làm sứ giả cho thiên tử.

à Những từ ngữ diễn tả không gian vũ trụ đã tạo cảm giác trang trọng, thiêng liêng cho lời kêu gọi

4. Củng cố: Tầm quan trọng của hiền tài đối với mọi thời đại.

5. Dặn dò: Chuẩn bị phần tiếp theo: Đường lối, chủ trương cầu hiền và thái độ, tình cảm của vua Quang Trung; tìm đọc "Chiếu dời đô"

TIẾT 26 Đọc văn Ngày soạn: ...............................

ChiÕu cÇu hiÒn

(Cầu hiền chiếu- Ngô Thì Nhậm)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: H/d hs tiếp tục tìm hiểu chi tiết.

Tác giả đã lần lượt đưa ra những luận điểm gì để thuyết phục những sỹ phu? Lời nói ấy có phù hợp với đối tượng không?

GV cho hs thảo luận và trình bày .

GV chốt lại nội dung chính.

GV liên hệ với "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia"

Nhận xét về nghệ thuật lập luận ? Có nhận xét gì về vua Quang Trung?

Đường lối, chính sách chủ trương cầu

hiền cụ thể của vua Quang Trung là gì?

Em có nhận xét gì về chính sách chủ trương cầu hiền của vua Quang Trung?

Nhận xét về cách kết thúc bài chiếu của tác giả?

Cách kết thúc như vậy có tác dụng gì đối với người nghe, người đọc?

Hoạt động 2: H/d hs tổng kết.

Rút ra những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? 2. Tìm hiểu chi tiết

b. Đường lối, chủ trương cầu hiền

- Phân tích thời thế: trước đây đã có nhiều kẻ sĩ phải long đong, ẩn tích mai danh, trốn tránh việc đời hoặc nhầm lẫn gây nên tội lỗi..->nhà vua đều tỏ ra khoan thứ

- Nhà vua khiêm tốn tự cho mình ít đức "hay Trẫm ít đức..." à sự băn khoăn, mong mỏi tha thiết, chân thành

- Nêu lên những khó khăn chồng chất, phức tạp của triều đình mới khi thực thi công việc nơi đô thành, nơi biên cương, việc binh, việc kinh tế...

- Một mình nhà vua và triều đình hiện tại dù đã rất tận tâm và cố gắng nhưng cũng không thể làm hết, làm tốt công việc..

- Khẳng định sự phong phú của hiền tài ở đất nghìn năm văn hiến này

=> Lập luận sắc bén, kết hợp lí lẽ và phân tích bằng tình cảm mềm mỏng mà kiên quyếtàTrí tuệ và tấm lòng đại trí đại nhân của vua QT

- Chính sách cụ thể:

+ Không phân biệt quan, dân , ai có tài được phép tâu bày . Lời hay, mưu hay được dùng, được khen thưởng, khuyến khích không kể thứ bậc; Lời không hợp không dùng, có sơ suất không bắt tội, chỉ trích.

+ Cho phép tiến cử người hiền, tuỳ tài lục dụng.

+ Cho phép người hiền tự tiến cử.

=>Chính sách chủ trương cầu hiền dân chủ và tiến bộ, thể hiện tầm tư tưởng chiến lược lãnh đạo sâu rộng. Quang Trung không chỉ là thiên tài quân sự mà còn là nhà quản lí, tổ chức tài ba.

c. Lời kêu gọi, động viên của vua Quang Trung

- Khẳng định thời thế hiện tại chính là vận hội của người hiền thi thố tài năng, phụng sự cho triều đình, đất nước, nhân dân.

- Vẽ ra tương lai tốt đẹp cho đất nước có tác dụng động viên, giục giã, xoá hết phân vân, kêu gọi hành động làm phấn chấn lòng người.

3. Tổng kết

- Nghệ thuật: sự kết hợp giữa lí và tình . Lập luận chặt chẽ, sắc sảo và thể hiện được tình cảm đối với đất nước của tác giả.

- Nội dung :Chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước

4. Củng cố:

- Học sinh cần thấy được chủ trương chính sách cầu hiền của vua Quang Trung.

- So sánh điểm giống và khác trong nghệ thuật lập luận giữa "Chiếu dời đô" và "Chiếu cầu hiền"

5. Dặn dò: Chuẩn bị bài đọc thêm "Xin lập khoa luật"

- Thái độ của vua, quan, dân đối với luật pháp.

- Quan hệ giữa đạo đức và luật pháp.

TIẾT 27 Đọc thêm Ngày soạn: .............................

XIN LËP KHOA LUËT

(Trích Tế cấp bát điều- Nguyễn Trường Tộ)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

- Tầm nhìn xa rộng và tiến bộ về vai trò của luật pháp đối với việc đảm bảo và phát triển của nhà nước pháp quyền

- Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, thuyết phục và tấm lòng của tác giả với dân với nước.

2.Về kĩ năng: Đọc hiểu thể loại điều trần.

3. Về thái độ: Thấy được tư tưởng tiến bộ của tác giả trong việc thực hiện luật pháp.

B. PHƯƠNG PHÁP: Đọc sáng tạo, trao đổi, thảo luận kết hợp với gợi tìm gợi mở, tích hợp, diễn giảng

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu(sgk, sgv, Giáo trình VHTĐ VN, Những vấn đề về đổi mới GD THPT môn Ngữ Văn...), thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích hệ thống luận điểm trong "Chiếu cầu hiền", từ đó khái quát tầm nhìn và tư tưởng của vua Quang Trung?

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Nguyễn Trường Tộ là người sớm có tư tưởng đổi mới đất nước. Điều này được thể hiện rõ trong tác phẩm chính luận - bản điều trần "Tế cấp bát điều"gửi lên vua Tự Đức. "Xin lập khoa luật"là bản thứ 26/60 bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội, nhà nước pháp quyền, nhằm thuyết phục triều đình mở khoa luật

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung

GV cho học sinh đọc phần tiểu dẫn và trình bày những nét chính về Nguyễn Trường Tộ.

Gv giới thuyết về thể loại...

Hoạt động 2: H/d hs đọc

GV nêu cách đọc: chậm, ngắt nghỉ rành mạch thể hiện rõ nội dung điều trần.

Gọi 2 hs đọc và nêu đại ý văn bản

GV nhận xét, đọc mẫu.

Hoạt động 3: H/d hs tìm hiểu chi tiết

GV chia lớp thành 4 nhóm cho học sinh thảo luận 4 câu hỏi sau:

- Gía trị nội dung ở đoạn 1: Tác giả nêu nội dung của luật, tác dụng của luật, cách thức cụ thể để làm luật nghiêm minh ntn?

- Gía trị nội dung ở đoạn 2: Theo Nguyễn Trường Tộ, Nho học có truyền thống có tôn trọng luật pháp không? Vai trò của luật?

- Gía trị nội dung ở đoạn 3: tác giả lý giải vai trò của luật ntn? Mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức?

- Gía trị nghệ thuật: Ngôn ngữ, cách biện pháp tu từ...Việc nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức văn chương có tác dụng gì đối với nghệ thuật biện luận trong đoạn trích?

Các nhóm lần lượt trình bày.

GV nhận xét, tham gia bình...

Hoạt động 4: H/d hs tổng kết

Gía trị, tư tưởng tác phẩm?

GV chốt...

3. Tổng kết

Tác phẩm đã làm sáng tỏ vai trò của luật pháp đối với việc xây dựng và bảo vệ sự ổn định của đất nước->quan điểm trị nước tiến bộ, đó là sự dân chủ, công bằng và nghiêm minh. I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Nguyễn Trường Tộ(1830-1871)

- Là trí thức yêu nước và theo đạo Thiên Chúa.

- Sớm tiếp xúc với tư tưởng phương Tây nên ông có nhiều tư tưởng tiến bộ. Ông đã dâng lên vua Tự Đức nhiều bản điều trần có giá trị tập trung ở "Tứ cấp bát điều" nhưng tiếc là không được chấp nhận.

2. Thể loại

Điều trần dưới thời phong kiến là loại văn bản do bề tôi viết ra để dâng lên vua, trong đó trình bày kế sách trị nước.

II. HƯỚNG DẪN ĐỌC- HIỂU

1. Đọc

2. Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết

a. Gía trị nội dung:

*Đoạn 1: Các nội dung của luật.

- Bao gồm: "kỉ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia, trong đó tam cương ngũ thường cho đến việc hành chính ..."

- Tác dụng: "quan dùng luật để trị, dân theo luật để mà giữ gìn"

- Nhấn mạnh vai trò của luật đối với việc trị dân của vua, đến vấn đề dân chủ trong thi hành luật pháp.

- Cách thức cụ thể để làm cho luật được nghiêm minh

->tư tưởng tiến bộ.

*Đoạn 2: Khẳng định vai trò của luật

Lí thuyết của sách Nho "chỉ là nói suông trên giấy", đó là những lẽ phải nhưng tự nó không có khả năng làm cho mọi người thay đổi tâm tính, tự giác sửa mình

->khẳng định luật cần thiết đối với sự ổn định xã hội.

*Đoạn 3: lý giải thấu đáo vai trò của luật, đồng thời giải quyết triệt để những nghi ngờ về khả năng của luật. Luật pháp và đạo đức có mối quan hệ với nhau "trái luật là tội, giữ đúng luật là đức" công bằng luật pháp là đạo đức. Đạo đức là chí công vô tưàkhẳng định lập khoa luật để dạy dân là việc làm cấp thiết.

b. Gía trị nghệ thuật

- Lối viết sắc sảo, xây dựng yếu tố có tính tương phản, đối lập để từ đó làm nổi bật tính ưu việt của việc trị nước bằng luật.

- Ngôn ngữ linh hoạt khi chuyển ý, chuyển câu.

- Các dẫn chứng đều xác thực, so sánh đáng tin cậy.

- Câu hỏi tu từ, các câu hỏi tu từ như lặp cú pháp đã thể hiện đắc lực cho việc thể hiện mục đích của bản điều trần.

4. Củng cố:

- Tư tưởng mới mẻ tiến bộ của tác giả.

- Tìm hiểu và nhận xét về tình hình thực hiện luật pháp ở nước ta hiện nay trên một lĩnh vực mà em biết.

5. Dặn dò: Chuẩn bị "Thực hành nghĩa của từ trong sử dụng"

- Xem lại và hệ thống hoá những kiến thức về sự chuyển nghĩa, về từ nhiều nghĩa, đồng nghĩa đã học ở lớp 7.

- Làm các bài tập ở sgk.

- Tìm 3 ví dụ trong thơ văn có sử dụng nghĩa chuyển; 3 ví dụ về từ đồng nghĩa và đặt câu.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 28 Tiếng Việt Ngày soạn: ..................................

THùC HµNH VÒ NGHÜA CñA Tõ

TRONG Sö DôNG

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố và nâng cao hiểu biết về các phương thức chuyển nghĩa của từ và hiện tượng từ nhiều nghĩa, đồng nghĩa.

2.Về kĩ năng: sử dụng từ theo các nghĩa khác nhau và lĩnh hội từ với các nghĩa khác nhau, đồng thời lựa chọn từ thích hợp trong từng ngữ cảnh

3. Về thái độ: Bồi dưỡng và nâng cao tình cảm yêu quý vốn từ ngữ phong phú, giàu sức biểu hiện của tiếng Việt.

B. PHƯƠNG PHÁP: Gv tổ chức cho học sinh thảo luận và làm các bài tập.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu(sgk, sgv, Giáo trình tiếng Việt thực hành, Từ điển tiếng Việt, Ngữ Văn 7...), thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài, tìm 3 ví dụ trong thơ văn có sử dụng nghĩa chuyển; 3 ví dụ về từ đồng nghĩa và đặt câu

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Đặt câu với thành ngữ nấu sử sôi kinh, dĩ hoà vi quý; điển cố sức trai Phù Đổng, đẽo cày giữa đường?

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: GV hướng dẫn để học sinh nhớ lại những kiến thức về sự chuyển nghĩa, về từ nhiều nghĩa, đồng nghĩa...để vào bài.

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hướng dẫn hs làm các bài tập trong sgk

GV chia nhóm cho học sinh giải các bài tập ỏ sgk sau đó gọi bất kì học sinh lên trình bày.

Các học sinh khác nhận xét, bổ sung

GV tổng kết và thống nhất lời giải chung, đồng thời nhấn mạnh những kiến thức và kĩ năng cần yếu.

1. Trong câu "Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo" từ lá được sử dụng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Xác định nghĩa của từ lá được sử dụng trong những trường hợp sau và cho biết phương thức chuyển nghĩa của từ lá?

- Lá gan, lá phổi, ..

- Lá thư, lá đơn..

- Lá cót, lá chiếu..

....

2. Các từ nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người (đầu, chân, tay )...có thể chuyển nghĩa để chỉ cả con người. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chỉ cả con người?

3.Tìm các từ có nghĩ gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa chỉ đặc điểm của âm thanh, chỉ tính chất, tình cảm, cảm xúc. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chuyển?

4. Tìm từ đồng nghĩa với từ cậy, chịu trong câu thơ?

Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

(Truyện Kiều- Nguyễn Du)

5. Cho hs chép các câu trắc nghiệm vào vở

Hoạt động 2: Hướng dẫn hs làm bài tập nâng cao. Bài tập 1

a. Trong câu thơ "Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo"(NK), từ lá được dùng với nghĩa gốc: chỉ bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay trên cành cây, màu xanh, hình dáng mỏng, có bề mặt nhất định.

b. Lá dùng với các từ chỉ bộ phận người.

Lá dùng với từ chỉ vật bằng giấy

Lá dùng với từ chỉ vật bằng vải

Lá dùng với các từ chỉ vật bằng tre, nứa, cỏ...

Lá dùng với các từ chỉ kim loại.

Từ lá đựơc dùng với các trường nghĩa khác nhau nhưng vẫn có điểm chung:

- Từ lá gọi tên các vật khác nhau nhưng các vật có điểm chung: đều là các vật có hình dáng mỏng dẹt như lá cây.

- Các nghĩa từ lá có quan hệ với nhau : đều có nét nghĩa chung (chỉ thuộc tính có hình dáng mỏng như lá cây)

Bài tập 2

Có từ nghĩa gốc chỉ bộ phận thân thể người nhưng có thể chuyễ nghĩa để chỉ cả con người.

VD:

- Trinh sát của ta đã tóm được một cái lưỡi.

- Ông ấy có chân trong ban chấp hành "Hội người cao tuổi".

- Những vị tai mắt trong làng xã.

- Đó là những gương mặt mới trong làng thơ Việt Nam.

- Nhà ông ấy có năm miệng ăn.

Bài tập 3

* Đặc điểm của âm thanh, lời nói:

- Nói ngọt lọt đến xương..

- Một câu nói chua chát.

- Những lời mời mặn nồng, thắm thiết.

* Mức độ của tình cảm, cảm xúc:

- Tình cảm ngọt ngào của mọi người làm tôi rất xúc động.

- Nó đã nhận ra nỗi cay đắng trong tình cảm gai đình.

- Anh ấy đang mải mê nghe câu chuyện bùi tai.

...

Bài tập 4:

a. Từ cậy có từ nhờ là từ đồng nghĩa. Chúng có sự giống nhau về nghĩa nhưng có sự khác nhau về hiệu quả sử dụng, cậy thể hiện được niềm tin vào sự sẳn sàng giúp đỡ và hiệu quả giúp đỡ của người khác.

b. Chịu, nhận, nghe, vâng là những từ đồng nghĩa tuy vậy vẫn có sắc thái khác nhau:

- Nhận: sự tiếp nhận, đồng ý một cách bình thường.

- Nghe, vâng: đồng ý chấp thuận của kẻ dưới với người trên.

- Chịu: thuận theo lời người khác nhưng có vẻ không hài lòng.

Bài tập 5

a. Chọn từ canh cánh vì nó diễn tả được tâm trạng day dứt triền miên của tác giả.

b. Chọn từ dính dáng, liên can vì những từ khác không phù hợp về ngữ nghĩa hoặc sự kết hợp về ngữ pháp

c. Chọn tù bạn vì những từ khác không phù hợp.

Bài tập 6:

- Tại sao trong hai câu thơ sau:

Kính yêu từ trước đến sau

Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời

Nguyễn Khuyến không viết "mến yêu", "thương yêu", "quý yêu" mà lại là "kính yêu"?

- Thử thay từ "về chơi" bằng các từ đồng nghĩa và giải thích tại sao Hàn Mặ Tử lại dùng "về chơi" trong hai câu thơ sau:

Sao anh không về chơi thôn Vỹ

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

(Đây thôn Vỹ Dạ- Hàn Mặc Tử)

4. Củng cố: Tìm các hiện chuyển nghĩa của từ trong thơ văn?

5. Dặn dò: Chuẩn bị "Ôn tập Văn học trung đại Việt Nam"

- Trả lời các câu hỏi trong phần 1

- Đọc laị bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (SGK Văn 10- t2)

- Ghi lại những vấn đề chưa hiểu hoặc khó để GV giải đáp.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 29 Đọc văn Ngày soạn: ................................

¤N TËP

V¡N HäC TRUNG §¹I VIÖT NAM

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hệ thống hoá những kiến thức đã học về văn học trung đại VN đã học trong chương trình ngữ văn lớp 11

2.Về kĩ năng: Tự đánh giá được kiến thức về văn học trung đại và phương pháp ôn tập, từ đó rút kinh nghiệm để học tốt hơn phần văn học.

3. Về thái độ: ý thức được những giá trị của văn học trung đại Việt Nam

B. PHƯƠNG PHÁP: Gv hướng dẫn hs trao đổi, thảo luận những nội dung ôn tập; Sau đó, giáo viên tổng kết, nhấn mạnh những kiến thức cơ bản, trọng tâm.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu (sgk, sgv, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX, Đặng Thanh Lê...), thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Tư tưởng mới mẻ, tiến bộ của Nguyễn Trường Tộ qua "Xin lập khoa luật"?

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Bài học hôm nay giúp các em hệ thống hoá được những kiến thức đã học về VHTĐ VN đã học từ đầu năm đến bây giờ. Chúng ta cùng ôn tập...

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: H/d hs ôn tập bối cảnh lịch sử.

Văn học trung đại tồn tại, phát triển trong hoàn cảnh lịch sử xã hội ntn?

Gv giảng thêm...

Hoạt động 2: Ôn các giai đoạn phát triển

Gọi 2 hs lên bảng ghi các giai đoạn phát triển của VHTĐ.

Hoạt động 3: Ôn tập những vấn đề về nội dung.

Chia lớp thành 4 nhóm giải quyết 4 câu hỏi sau:

* Những biểu hiện của thơ văn yêu nước trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX ? So với giai đoạn trước, nội dung yêu nước trong văn học giai đoạn văn học này có biểu hiện gì mới?

Chọn 1 trong các tác phẩm sau đây để phân tích nội dung yêu nước:

- Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (NĐC)

- Xin lập khoa luật (trích Tế cấp bát điều của Nguyễn Trường Tộ)

- Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh)

- Câu cá mùa thu(Nguyễn Khuyến)

- Vịnh khoa thi Hương(Trần Tế Xương)

* Vì sao đến thế kỉ XVIII-XIX chủ nghĩa nhân đạo mới xuất hiện thành một trào lưu văn học? Những biểu hiện phong phú của nội dung nhân đạo trong văn học giai đoạn này? Vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo trong giai đoạn này là gì?

* Gía trị phản ánh và phê phán hiện thực cuả đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh"(trích Thượng kinh ký sự- Lê Hữu Trác) ?

* Gía trị về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu? Tại sao có thể nói, với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong văn học dân tộc có một tượng đài bi tráng và bất tử về người nông dân nghĩa sĩ?

Gọi bất kì em nào trình bày. Các em khác nhận xét, bổ sung.

GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh...

Câu 4: Gía trị về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.

* Về nội dung, đề cao đạo lý nhân nghĩa qua Truyện Lục Vân Tiên, nội dung yêu nước qua Ngư Tiều y thuật vấn đáp, bài thơ Chạy giặc và nhất là qua Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

* Về nghệ thuật, chú ý hai nét riêng và cũng là đóng góp nổi bật của Nguyễn Đình Chiểu: tính chất đạo đức- trữ tình, màu sắc Nam Bộ qua ngôn ngữ, qua hình tượng nghệ thuật.

* Hình tượng người nông dân - nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: mang vẻ đẹp bi tráng bởi vì ở hình tượng này có sự kết hợp yếu tố bi (đau thương) và yếu tố tráng (hào hùng, tráng lệ). Yếu tố bi được gợi lên qua đời sống lam lũ, vất vả, nỗi đau thương mất mát của người nghĩa sĩ và tiếng khóc xót đau của người còn sống. Yếu tố tráng qua lòng căm thù giặc, lòng yêu nước, hành động quả cảm, anh hùng của nghĩa quân, sự ngợi ca công đức những người đã hi sinh vì quê hương, đất nước. Tiếng khóc trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tiếng khóc đau thương mà lớn lao, cao cả. I. Bối cảnh lịch sử

- VHTĐ tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh XHPK hình thành, phát triển và khủng hoảng, sụp đổ. Trong đó ý thức và sức mạnh tự cường dân tộc ngày một lớn.

- Văn học thời kì này chịu sự chi phối của ba hệ tư tưởng: Nho, Phật, Lão.

II. Các giai đoạn phát triển.

- Giai đoạn từ thê kỉ X->XIV.

- Giai đoạn từ thế kỉ XV->XVII

- Giai đoạn từ thế kỉ XVIII->XIX.

- Giai đoạn từ nửa cuối thế kỉ XIX.

III. Nội dung

Câu 1: Yêu nước là nội dung lớn, xuyên suốt.

* Đặc điểm: gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc.

* Bên cạnh những nội dung yêu nước đã có trong giai đoạn trước, giai đoạn văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện những nội dung mới: ý thức về vai trò của hiền tài đối với đất nước (Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm) tư tưởng canh tân đất nước (Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ)...Chủ nghĩa yêu nước trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX mang âm hưởng bi tráng qua các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.

* Tác phẩm tiêu biểu:

- Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc(NĐC)

- Xin lập khoa luật (trích Tế cấp bát điều của Nguyễn Trường Tộ)

- Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh)

- Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

- Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương)

Câu 2: Nhân đạo

* Có thể nói chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện thành trào lưu bởi lẽ những tác phẩm mang nội dung nhân đạo xuất hiện nhiều, xuất hiện liên tiếp với nhiều tác phẩm có giá trị lớn như: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, thơ Hồ Xuân Hương...

* Những nội dung nhân đạo chủ yếu:

- Thương cảm trước bi kịch và đồng cảm với khát vọng của con người.

- Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm.

- Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.

- Đề cao truyền thống đạo lý nhân nghĩa của dân tộc...

- Những biểu hiện mới: hướng vào quyền sống con người, ý thức cá nhân đậm nét qua Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du), Tự tình (bài II- Hồ Xuân Hương), Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)

Câu 3: Gía trị phản ánh và phê phán hiện thực cuả đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh" (trích Thượng kinh ký sự- Lê Hữu Trác) thể hiện ở 2 phương diện:

- Cuộc sống thâm nghiêm giàu sang, xa hoa, đầy uy quyền. Uy quỳên thể hiện ở những tiếng quát tháo, truyền lệnh, những tiếng dạ ran, sự oai vệ, khúm núm...Giàu sang từ nơi ở đến tiện nghi sinh hoạt. Xa hoa từ vật dụng đến đồ ăn, thức uống...

- Cuộc sống nơi Trịnh phủ âm u, thiếu sinh khí. Sự thâm nghiêm kiểu mê cung, càng làm tăng ám khí nơi phủ chúa. Ám khí bao trùm không gian, cảnh vật. Ám khí ngấm sâu vào hình hài, thể tạng con người.

4. Củng cố: Trắc nghiệm một số vấn đề về tác giả, tác phẩm.

5. Dặn dò: Chuẩn bị phần tiếp theo: "Ôn tập Văn học trung đại Việt Nam"

- Trả lời phần 2(sgk)

- Ghi lại những nội dung khó hoặc không hiểu.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 30 Đọc văn Ngày soạn: ..............................

¤N TËP

V¡N HäC TRUNG §¹I VIÖT NAM

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hệ thống hoá những kiến thức đã học về văn học trung đại VN đã học trong chương trình ngữ văn lớp 11

2.Về kĩ năng: Tự đánh giá được kiến thức về văn học trung đại và phương pháp ôn tập, từ đó rút kinh nghiệm để học tốt hơn phần văn học.

3. Về thái độ: ý thức được những giá trị của văn học trung đại Việt Nam

B. PHƯƠNG PHÁP:

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu (sgk, sgv, Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Trần Đình Sử...) thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: trong giờ giảng

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: tiếp theo...

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1

GV cho học sinh lập bảng tổng kết về tác giả, tác phẩm trong văn học trung đại.

Chia lớp thành 4 nhóm sau đó cho học sinh kiểm tra chéo, bổ sung hoàn thiện bảng hệ thống.

Hoạt động 2

Những đặc điểm cơ bản về thi pháp văn học trung đại?

GV tổ chức cho học sinh lập bảng hệ thống như bên.

GV phân tích giảng giải cho học sinh hiểu về đặc điểm thi pháp.

IV. Phương pháp

1. Bảng tổng kết về tác giả, tác phẩm trong văn học trung đại:

STT

Tên tác giả

Tên tác phẩm

Nd, nghệ thuật

1

Lê Hữu Trác

ĐT: Vào phủ chúa Trịnh

Ph ánh chân thực cuộc sống trong phủ chúa Trịnh và nhân cách tác gỉa...

2

....

...

...

2. Nghệ thuật:

Đ. điểm thi pháp

ND biểu hiện

Dẫn chứng m/h

Tư duy nghệ thuật

Tính quy phạm: theo kiểu mẫu, công thức (tùng cúc, trúc, mai ->

tứ bình; ngư, tiều canh mục

->tứ quý...) và phá vỡ tính quy phạm

"Câu cá mùa thu"(NK): thu thiên, thu thuỷ, thu diệp, ngư ông; sáng tạo: cảnh thu mang những nét riêng của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ (ao, ngõ trúc,vần eo...)

Quan niệm thẩm mĩ

Hướng về cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái tao nhã, cao cả, ưa sử dụng điển cố, điển tích, thi liệu Hán học..

- Bài ca ngắn đi trên bãi cát

- Bài ca ngất ngưởng

...

Bút pháp

Thiên về ước lệ, tượng trưng, gợi nhiều hơn tả..

"Bài ca ngắn đi trên bãi cát": hình ảnh bãi cát dài và người đi trên bãi cát mang ý nghĩa tượng trưng

Thể loại

Kí sự, thơ đường luật, hát nói, ca trù, văn tế...

-Hát nói: Bài ca ngất ngưởng

- Văn tế: VTNSCG

- Thơ ĐL: Chạy giặc, Câu cá mùa thu...

4. Củng cố: Những sáng tạo về thi pháp trong văn thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến...

5. Dặn dò: Chuẩn bị "Trả bài viết số 2"

- Lập dàn ý đề bài làm văn số 2

- Ghi lại những điểm khó hoặc chưa hiểu, cần giải thích.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 31 Làm văn Ngày soạn: ...............................

TR¶ BµI LµM V¡N Sè 2

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố kiến thức về văn nghị luận, hiểu sâu hơn về hình ảnh người phụ nữ trong văn học TĐ

2.Về kĩ năng: HS tự đánh giá được kĩ năng làm văn

3. Về thái độ: ý thức rèn luyện để học tốt môn Văn.

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng giải, nhận xét.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: thiết kế giáo án, bài làm của hs

2. HS: Soạn dàn ý đề số 2

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1

GV yêu cầu hs sinh nhắc lại đề ra và tìm hiểu, phân tích đề.

Hoạt động 2

GV yêu cầu học sinh xác định luận điểm chính trong đề ra.

GV lấy dẫn chứng minh hoạ cho từng phẩm chất của người phụ nữ để hs hiểu sâu hơn.

Hoạt động 3

GV nhận xét bài làm của hs.

GV đưa một số lỗi cho hs sữa. I Phân tích đề.

Đề bài: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài thơ Bánh trôi nước, Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương.

a. Kiểu đề mở.

b. Phạm vi đề ra:

- Giá trị nội dung.

- Giá trị nghệ thuật.

c. Phạm vi dẫn chứng: Thơ HXH,TX

II.Lập dàn ý.

+ Phẩm chất người phụ nữ Việt Nam:

- Đảm đang, tháo vát, chịu thương, chịu khó, giàu đức hi sinh

- Khao khát tình yêu, hạnh phúc.

- Giàu tình thương yêu

+ Phẩm chất người phụ nữ VN trong thơ HXH và TX.

- Người phụ nữ trong trắng thuỷ chung "tấm lòng son..."

- Người phụ nữ luôn khao khát tình yêu, hạnh phúc song cuộc đời lại lắm éo le trắc trở..

- Cô đơn giữa cuộc đời đầy sóng gió.

- Đảm đang tháo vát thương yêu chồng con.

- Người phụ nữ giàu đức hi sinh.

III. Nhận xét đánh giá bài làm của hs.

Ưu điểm :

- Diễn đạt có tiến bộ.

- Nhìn chung đã nắm được yêu cầu đề ra.

- Phân tích được hình ảnh người phụ nữ với những phẩm chất tiêu biểu.

Nhược điểm:

- Ý còn trùng lặp và lộn xộn.

- Một số bài diễn đạt còn lúng túng

4. Củng cố: - HS cảm nhận được hình ảnh người phụ nữ trong văn học.

- Sửa những lỗi trong bài viết.

5. Dặn dò: Chuẩn bị:Thao tác lập luận, so sánh: Đọc và tìm hiểu các ví dụ trong sgk

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 32 Làm văn Ngày soạn: ...........................

thao t¸c lËp luËn so s¸nh

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được các đặc điểm và vai trò của thao tác so sánh trong bài văn nghị luận.

2.Về kĩ năng:- Biết cách so sánh tương đồng và so sánh tương phản.

- Bước đầu vận dụng thao tác so sánh để viết một đoạn văn, bài vă nghị luận.

3. Về thái độ: Ý thức học tập, rèn luyện

B. PHƯƠNG PHÁP: - Thực hành

- Đọc sáng tạo.

- Trao đổi, thảo luận kết hợp với gợi tìm gợi mở.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án

2. HS: Đọc sgk, thử làm trước các bài tập.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Giúp hs tìm hiểu mục đíc, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh.

GV yêu cầu học sinh đọc VD.

- Xác định đối tượng so sánh và đối tượng được so sánh.

- Phân tích điểm giống và khác nhau giữa đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh.

- Phân tích mục đích so sánh.

Từ vd trên, em hãy rút ra mục đích và yêu cầu so sánh?

Hoạt động 2: Giúp hs tìm hiểu cách lập luận so sánh

Học sinh đọc vd 2.

- NT đã so sánh quan niệm soi đường của Ngô Tất Tố với những quan niệm nào?

- Căn cứ để so sánh quan niệm soi đường trên là gì?

- Mục đích so sánh?

Gv cho hs trao đổi trả lời

Từ ví dụ trên rút ra cách so sánh?

Hoạt động 3: Giúp hs luyện tập

Đọc đoạn trích sau:

Như nước đại việt ta từ trước.

......

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Tác giả đã so sánh Bắc với Nam về những mặt nào?

Từ sự so sánh đó, có thể rút ra kết luận gì?

Sức thuyết phục của đoạn thơ?

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH

1. Xét vd:

- Đối tượng được so sánh: Văn chiêu hồn.

- Đối tượng so sánh: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều

- Điểm giống nhau: Đều bàn về con người.

- Điểm khác nhau: CPN, CONK, TK đều bàn về con người ở cõi sống.VCH bàn về con người ở cõi chết

- Mục đích so sánh: làm rõ và vững chắc cho luận điểm "yêu người là một truyền thống cũ...". Nếu chỉ dừng lại ở việc đưa ra luận điểm thì chưa rõ ràng chưa có sức thuyết phục.Qua một loạt so sánh ta thấy đoạn văn cụ thể hơn, sinh động hơn.

2. Ghi nhớ: Mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh là làm sáng tỏ , làm vững chắc hơn luận điểm của người viết.

II.CÁCH LẬP LUẬN SO SÁNH

1. Xét vd.

- Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm soi đường của Ngô Tất Tố với những quan niệm sau:

+ Quan niệm của những người chủ trương "cải lương hương ẩm" cho rằng chỉ cần bài trừ hủ tục là đời sống của nhân dân sẻ được nâng cao.

+ Quan niệm của những người hoài cổ cho rằng chỉ cần trở về với cuộc sống thuần phác, trong sạch như ngày xưa thì đời sống của người nông dân sẽ được cải thiện.

- Căn cứ để so sánh: dựa vào sự phát triển tính cách của nhân vật chị Dậu

- Mục đích của so sánh là chỉ ra ảo tưởng của hai quan niệm trên để làm nổi bật quan niệm của NTT-> Theo NT giá trị soi sáng con đường nông dân phải đi của Tắt đèn cao hơn các tác phẩm cùng thời.

2. Cách so sánh.

- Đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, cần nêu rõ quan niệm ý kiến của người nói (viết)

III. LUYỆN TẬP

- NT đã khẳng định nước Đại Việt có văn hoá, lãnh thổ, phong tục, chính quyền, hào kiệt... như nước Trung Quốc.

- NT đã nhấn mạnh sự khác nhau giữa Đại Việt và Trung Quốc.

Văn hoá từ lâu đời, lãnh thổ riêng, phong tục khác....-> Chứng tỏ Đại Việt là một nước độc lập tự chủ. Ý đồ xâm lược hoàn toàn trái đạo lí. Đây là đoạn văn so sánh mẫu mực, có sức thuyết phục.

4. Củng cố:

- Học sinh cần hiểu và biết cách sử dụng thao tác lập luận so sánh vào bài viết.

- Viết đoạn văn có sử dụng thao tác lập luận so sánh để làm rõ nét đặc sắc trong thơ mùa thu của Nguyễn Khuyến.

5. Dặn dò: Đọc và chuẩn bị bài: Khái quát VHVN từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 1945

+ Đặc điểm nổi bật.

+ Những thành tựu đặc sắc.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 33 Đọc văn Ngày soạn: ...............................

KH¸I QU¸T V¡N HäC VIÖT NAM

Tõ §ÇU THÕ Kû XX §ÕN C¸CH M¹NG TH¸NG T¸M 1945

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm vững những đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945.

2.Về kĩ năng: Có kĩ năng vận dụng những kiến thức đó vào việc học những tác giả và tác phẩm cụ thể.

3. Về thái độ: Yêu mến và tự hào về văn học Việt Nam

B. PHƯƠNG PHÁP: nêu vấn đề, gợi mở, dẫn dắt hs trả lời; GV khắc sâu vấn đề.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án

2. HS: Đọc sgk, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: trong giờ giảng

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Dựa vào sgk, em hãy cho biết bối cảnh rộng lớn của văn học và những nguyên nhân làm cho nền VHVN từ đầu thế kỷ XX đến CHTT 1945 phát hiện mạnh mẽ theo hướng hiện đại hoá?

GV gợi ý để hs phát hiện...

GV nhấn mạnh...

Em hiểu ntn về khái niệm "hiện đại hoá"?

GV giải thích rõ thi pháp VHTĐ để hs hiểu.

GV hướng dẫn cho hs năm được quá trình hiện đại hoá của văn học thời kỳ này diễn ra qua ba giai đoạn, chú ý vài tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mỗi giai đoạn.

Đặc trưng của văn học lãng mạn? Đóng góp và hạn chế của dòng văn học này? Các tác gỉa tiêu biểu?

GV giảng giải...

Đặc trưng của văn học hiện thực? Đóng góp và hạn chế của dòng văn học này? Các tác gỉa tiêu biểu?

GV giảng giải...

Gía trị tư tưởng và nghệ thuật của văn học cách mạng?

GV minh hoạ...

Dựa vào sgk, em hãy chứng minh sự phát triển nhanh chóng của văn học thời kì này?

Nguyên nhân làm cho văn học thời kỳ này phát triển nhanh chóng như thế?

I. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VHVN TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

1.Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá.

* Tiền đề:

- Pháp xâm lược, khai thác thuộc địa...cho nên cơ cấu xã hội VN có những biến đổi sâu sắc.

- Văn hoá VN tiếp xúc với văn hoá PT (Pháp).

- Vai trò của ĐCSVN đối với sự phát triển nền văn hoá dân tộc: làm cho nền văn hoá phát triển theo chiều hướng tiến bộ và cách mạng.

- Báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh; chữ quốc ngữ dần dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm; phong trào dịch thuật phát triển, lớp trí thức Tây học thay thế lớp trí thức Nho học, đóng vai trò trung tâm trong đời sống văn hoá thời kì này.

* Khái niệm hiện đại hoá: là quá trình làm cho văn học VN thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học TĐ và đổi mới theo hình thức văn học PT, có thể hội nhập với nền vaă học hiện đại thế giới.

* Qúa trình hiện đại hoá:

a. giai đoạn 1: (1900 - 1920):

- Chữ quốc ngữ phát triển

- Đội ngũ sáng tác là các nhà văn Hán học cấp tiến đảm nhiệm trước nhu cầu xã hội .

- Sáng tác: văn xuôi, báo chí dịch thuật.

-> Các tác phẩm văn học giai đoạn này còn mang dấu ấn cuả thời đại cũ và mới( có cả Phương Đông lẫn Phương tây)

b, Giai đoạn 2:(1920 - 1930):

- Sáng tác: Tầng lớp trí thức Tây học đảm nhiệm.

-Thể loại: Truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ...với đường lối tư tưởng cách tân theo phương Tây. Nổi bật nhất là thơ ( đề cao cái Tôi - cái lemoi). Ngoài ra còn có các thể loại khác như: bút ký kịch thơ.

-> Đây là giai đoạn văn học có nhiều chuyển biến tích cực báo hiệu một cuộc cách mạng mới trong văn học.

c. Giai đoạn 3: (1930 - 1945):

- Hoàn tất quá trình hiện đại hoá với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.

- Là giai đoạn bùng nổ các trào lưu văn học

2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng vừa đấu tranh với nhau vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.

a. Bộ phận công khai hợp pháp:

* VH lãng mạn:

- là tiếng nói của cá nhân tràn đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng, ước mơ.

- Đề tài: tình yêu, thiên nhiên, quá khứ...

- Góp phần quan trọng vào việc thức tỉnh ý thức cá nhân, đấu tranh chống luân lý, lễ giáo PK...làm cho tâm hồn người đọc thêm tinh tế và phong phú...

- Tiêu biểu: Thơ mới, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, truyện ngắn trữ tình của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếch, tuỳ bút và truyện ngắn của Nguyễn Tuân.

- H/c: ít gắn với đời sống xã hội chính trị...

* VH hiện thực:

- ND: phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời, phản ánh tình cảnh khốn khổ của các tầng lớp nhân dân bị áp bức bóc lột với một thái độ cảm thông sâu sắc.

- Tiêu biểu: Nam Cao, NCH, Nguyên Hồng, Tô Hoài, VTP, NTT...

b. Bộ phận phát triển bất hợp pháp:

- Có thơ văn cách mạng bí mật, đặc biệt là thơ của các chí sĩ và các chiến sĩ cách mạng trong tù. Tiêu biểu: Tố Hữu, NAQ- HCM.

- Đánh thẳng vào bọn thống trị thực dân cùng bè lũ tay sai, nói lên khát vọng độc lập, đấu tranh để giải phóng dân tộc, thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn và niềm tin không gì lay chuyển nổi vào tương lai tất thắng của cách mạng.

- Qúa trình hiện đại hoá gắn liền với quá trình cách mạng hoá văn học.

Hai bộ phận văn học này có sự tác động qua lại lẫn nhau; làm cho văn học phát triển không ngừng.

3. Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng

- Từ năm 1900 - 1945, đặc biệt là từ 1930 - 1945, các bộ phận, các xu hướng văn học đều vận động phát triển với một tốc độ đặc biệt khẩn trương, mau lẹ: số lượng tác giả và tác phẩm, sự hình thành và đổi mới các thể loại văn học và độ kết tinh ở những tác giả, tác phẩm tiêu biểu.

- Nguyên nhân: do sự thúc bách của yêu cầu thời đại, sự vận động tự thân của nền văn học, sự thức tỉnh của cái tôi cá nhân, viết văn trở thành một nghề kiếm sống.

4. Củng cố: Chốt lại kiến thức cơ bản.

5. Dặn dò: Đọc và chuẩn bị bài:

Khái quát VHVN từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 1945 ( thành tựu )

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 34 Đọc văn Ngày soạn: ............................

KH¸I QU¸T V¡N HäC VIÖT NAM

Tõ §ÇU THÕ Kû XX §ÕN C¸CH M¹NG TH¸NG T¸M N¡M

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm vững những đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945.

2.Về kĩ năng: Có kĩ năng vận dụng những kiến thức đó vào việc học những tác giả và tác phẩm cụ thể.

3. Về thái độ: Yêu mến và tự hào về văn học Việt Nam

B. PHƯƠNG PHÁP: nêu vấn đề, gợi mở, dẫn dắt hs trả lời; GV khắc sâu vấn đề.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án

2. HS: Đọc sgk, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: trong giờ giảng

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Về nội dung tư tưởng, VH thời kỳ này có những thành tựu gì?

GV minh hoạ...

Giáo viên giúp học sinh thấy được sự phát triển của văn xuôi.

Thời kỳ đầu văn học, tiểu thuyết và truyện ngắn tuy có nhiều nhược điểm nhưng thành công là điều đáng được công nhận

GV điểm qua các thành công => hình thành nên phong cách của các tác giả như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng Nam Cao ...

Thành tựu về thơ ca?

GV giảng giải, minh hoạ...

*GV: nhận định lại:

Có thể thấy rằng chính thời đại này đã làm nên diện mạo văn học, và cũng chính những con người văn học đã làm nên sức sống cho thời đại.

II. THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦAVHVN TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

1. Về nội dung tư tưởng: Kế thừa và phát huy truyền thống quý báu của văn học dân tộc là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo đồng thời đem đến cho văn học thời kỳ này một đóng góp mới của thời đại: tinh thần dân chủ

+ CN yêu nước gắn liền với dân (thơ văn của PBC), lý tưởng xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản.

+ CN nhân đạo dựa trên tinh thần dân chủ: quan tâm đến những con người bình thường trong xã hội, nhất là tầng lớp nhân dân cực khổ lầm than

2. Thành tựu văn học thời kỳ này gắn với những kết quả của cuộc cách tân văn học trên cả thể loại và ngôn ngữ:

* Tiểu thuyết song song với sự phát triển của chữ quốc ngữ.

- Cách tân với tiểu thuyết chương hồi.

- Bắt đầu diễn tả được tâm lý ....( thể hiện ở TLVĐ và văn xuôi hiện thực)

+ Ở TLVĐ: Tính cách nhân vật phát triển, thời gian không gian được khai thác khá triệt để. Mô tả đời sống từ nhiều góc độ.

+ Ở văn xuôi hiện thực pp: Truyện ngắn phát triển ở Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao và các nhà văn khác...tất cả làm nên diện mạo lớn của văn học. Ngôn ngữ phong phú, giản dị, trong sáng, khoẻ khoắn, linh hoạt, mang hơi thở cuộc sống.

* Truyện ngắn: phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng, nhất là giai đoạn 1930- 1945: NCH, TL, Hồ Dzếnh....

* Phóng sự: Tam Lang, VTP

* Thơ ca giai đoạn này đã có những thành tựu to lớn.

* Nhận định:

- Thành công của văn học 1900 - 1945 là điều cần khẳng định dẫu còn một số hạn chế nhưng thời gian sẽ sàng lọc.Gần nửa thế kỷ văn học này sẽ là chiếc cầu nối giữa văn học Trung Đại và Hiện Đại, làm nên sức mạnh tổng hoà trong văn học dân tộc.

4. Củng cố: Chốt lại kiến thức cơ bản.

5. Dặn dò: Chuẩn bị : Bài viết số 3

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 35+36 Làm văn Ngày soạn: ......................

bµi lµm v¨n sè 3

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố lại các kiến thức đã học, thành thạo các thao tác phân tích, bình luận..

2.Về kĩ năng: làm văn nghị luận văn học.

3. Về thái độ: nghiêm túc

B. PHƯƠNG PHÁP: làm bài tại lớp

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án, đề ra.

2. HS: Đọc sgk, giấy, bút

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Gv ghi đề lên bảng...

Coi kiểm tra...

Biểu điểm:

- Điểm Giỏi: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Diễn đạt trôi chảy, giàu cảm xúc. Trình bày được những ý kiến chủ quan của mình. Liên hệ bản thân tốt. Có thể còn vài sai sót nhỏ.

- Điểm khá: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên. Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc. Có một vài sai sót nhỏ.

- Điểm TB: Hiểu đề, trình bày được ý kiến chủ quan của mình về vấn đề trên. Còn sai sót về kỹ năng.

- Điểm Yếu, kém: Bài làm sơ sài, xa đề hoặc lạc đề. Văn viết quá kém.

·5 Đề ra: Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.

·6 Yêu cầu làm bài: HS có thể sáng tạo về cách làm nhưng phải có các ý sau:

* Lai lëch vaì hoaìn caính sinh säúng cuía ngæåìi nghéa quán Cáön Guäüc. nhæîng ngæåìi näng dán laìm àn leí loi, âaïng thæång, váút vaí âãún täüi nghiãp, khäng biãút chuït gç vãö chiãún tráûn, binh âao.

* Thaïi âäü càm thuì giàûc ngoaûi xám: mộc mạc, bộc trực nhưng rất mạnh mẽ, dứt khoát

* Khê thãú chiãún âáúu: haìo huìng, säi âäüng maînh liãût våïi loìng quyãút tám cao.

- Cå såí cuía khê thãú chiãún âáúu: loìng mãún nghéa, tinh tháön tæû nguyãûn chiãún âáúu..

Låìi vàn häöi tæåíng+ caím hæïng ngåüi ca anh huìng... Mäüt tæåüng âaìi nghãû thuáût sæìng sæîng, ræûc råî vãö ngæåìi näng dán- nghéa sé.

4. Củng cố: Thu bài, kiểm bài

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Hai đứa trẻ (Thạch Lam).

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 37 Đọc văn Ngày soạn: .............................

hai ®øa trÎ

(Thạch Lam)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Tấm lòng nhân ái sâu sắc của Thạch Lam đối với những kiếp người nghèo khổ và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về cuộc sống tươi sáng hơn.

- Nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam.

2.Về kĩ năng: phân tích truyện ngắn trữ tình.

3. Về thái độ: biết cảm thông, yêu thương con người.

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng bình.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945?

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Thạch Lam là nhà văn xuất sắc của nhóm Tự lực văn đoàn. Người đọc khi đến với ông sẽ tìm thấy toàn bộ bức tranh nhân gian với sự hiện diện đầy đủ mọi hạng người, đặc biệt là những người nghèo khổ sống lam lũ, tối tăm bằng tình yêu thương đến khắc khoải, buốt nhức. "Hai đứa trẻ" là một ví dụ.

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: H/d hs tìm hiểu vài nét về tác giả.

Đọc TD và cho biết vài nét về tác giả?

Định hướng:

- Những yếu tố ảnh hưởng đến sự nghiệp của TL.

- Điểm khác biệt của TL với các nhà văn Tự lực văn đoàn.

- Đặc sắc về nghệ thuật viết truyện ngắn của TL.

- Quan điểm nghệ thuật của TL.

- Các tác phẩm tiêu biểu.

Hoạt động 2: H/d hs đọc.

-7 Phát biểu cảm nhận chung?

-8 Cách phân tích?

Hoạt động 3: H/d học sinh tìm hiểu chi tiết.

Cảm nhậ của em về âm thanh trong truyện?

GV tham gia bình, liên hệ câu thơ của Hồ Xuân Hương "Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn" -> tăng cái yên tĩnh, quanh vắng -> con người cô đơn, trơ trọi hơn.

Khung cảnh của truyện được mở ra vào thời gian nào?. Thời gian ấy nói lên điều gì?. Hãy nhận xét về cách thể hiện thời gian của Thạch Lam trong truyện?

Không gian hiện thực trong truyện? Ý nghĩa?

Để miêu tả khung cảnh phố huyện, TL đã dựng công miêu tả bóng tối và ánh sáng. Em hãy tìm các chi tiết miêu tả bóng tối? Nhận xét?

Tìm những chi tiết miêu tả ánh sáng? Trong các chi tiết, hình ảnh ấy, hình ảnh nào ám ảnh em nhất? Bình ngắn gọn về hình ảnh ấy?

Nhận xét chung về cảnh ngày tàn, chợ tàn?

GV tham gia bình...

Những kiếp người tàn được miêu tả ntn trong truyện?

HS phát hiện. GV nhận xét...

Những kiếp người ấy gặp nhau ở điểm nào?

Suy nghĩ về nhịp sống ở phố huyện?

GV liên hệ: Quỳnh, Giao (Toả nhị Kiều- XD); Quẩn quanh (Huy Cận)...

Mong ước của họ gợi cho em suy nghĩ gì?

Tiểu kết?

I.TÁC GIẢ (1910- 1942)

- Tuổi thơ và tuổi trẻ sống ở phố huyện Cẩm Giàng- Hải Dương: phố huyện nghèo có một cái chợ, ga xép đêm đêm một chuyến tàu chạy qua, lù mù mấy ánh đền hàng phở, hàng nước chè tươi...in đậm trong tâm trí TL. Về sau, phố huyện nghèo này là không gian nghệ thuật, trở đi trở lại trong sáng tác của TL.

- Thông minh, điềm đạm, trầm tĩnh, tinh tế.

- Xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn chương.

- Là thành viên của Tự lực văn đoàn nhưng văn chương Thạch Lam đi theo hướng

riêng: viết về những người lao động cơ cực, bế tắc với tấm lòng thương cảm sâu sắc

- Thạch Lam sở trường về truyện ngắn - truyện không có cốt truyện mà thiên về tâm trạng, đem chất thơ đó vào văn xuôi. Nhân vật của Thạch Lam là nhân vật của cảm xúc, tâm trạng nhiều hơn là tư duy.

- Có quan điểm nghệ thuật tiến bộ, lành mạnh, đặc biệt là khẳng định chức năng cao quý của văn chương đối với cuộc sống.

- Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị: "Gió lạnh đầu mùa"; "Nắng trong vườn"; "Sợi tóc"; " Hà Nội 36 phố phường"; và là cây bút phê bình văn học xuất sắc.

II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN

1. Xuất xứ: Rút từ tập "Nắng trong vườn"

2. Đọc- cảm nhận chung

3. Tìm hiểu chi tiết

a. Bức tranh phố huyện:

*Cảnh ngày tàn, chợ tàn:

- Tiếng trống thu không: thứ âm thanh chất chứa nỗi niềm của con người -> tiếng trống vang xa gọi chiều về và gợi cả nỗi niềm xao xác -> điểm nhịp cho cuộc sống nặng nề trôi.

-Làm nền cho tiếng trống là "bản nhạc dân dã" quen thuộc, buồn bã, rên rĩ của côn trùng, ếch nhái, muỗi, tiếng đàn bầu rời rạc

=> không đủ sức khuấy động không khí lặng lẽ, tù đọng của phố huyện.

* Thời gian: "Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru..." , "bóng tối ngập dần.... giờ khắc ngày tàn" - "Trời nhá nhem tối", "Trời bắt đầu đêm ...."," Đêm tối".

-> Tác giả miêu tả bước đi của thời gian rất cụ thể, tỉ mỉ, chi li -> thời gian có sự vận động: chậm rãi, lặng lẽ -> nhịp sống buồn bã, tẻ nhạt của phố huyện từ chiều tàn đi dần vào đêm khuya.

*Không gian: thu hẹp dần:quang cảnh phố huyện nhỏ bé, một phiên chợ tàn, góc chợ đơn sơ, quán hàng lụp xụp-> yên tĩnh, tù túng, chật hẹp.

Bóng tối

Ánh sáng

- Tối hết cả: đường phố, ngõ con...

- Trống cầm canh: ngắn, khô khan, chìm ngay vào btối.

-> bóng tối đang luồn lách, bám sát vào mọi cảnh vật, mọi hoạt động âm thầm của sinh vật, con người

khe ánh sáng, vệt sáng, quầng sáng, chấm lửa, hột sáng, ngọn đèn con của chị Tí(7 lần)

-> lẻ loi, hiếm hoi, yếu ớt, không đủ xé rách màn đêm, làm cho đêm tối mênh mông hơn.

=> Tương phản: động- tĩnh; ánh sáng- bóng tối, nhịp điệu câu văn chậm rãi... -> Khung cảnh phố huyện ảm đạm, xao xác, ngập chìm trong bóng tối đậm đặc.

*Những kiếp người tàn:

+ Mấy đứa trẻ nhặt rác bãi chợ.

+ Mẹ con chị Tí : ban ngày mò cua bắt tép, tối đến dọn hàng nước, thắp một ngọn đèn leo lét. Chiều nào chị cũng dọn hàng từ chập tối đến đêm nhưng "chả kiếm được bao nhiêu..."

+ Bóng bác phở Siêu chập chờn trong đêm.

+ V/c bác hát xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong yên lặng. Thằng con bò ra ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn.

+ Bà cụ Thi hơi điên lại nghiện rượu với tiếng cười khanh khách, ghê sợ

+ Chị em Liên với hàng tạp hoá nhỏ xíu

=> Nhịp sống cứ lặp lại một cách đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt, mỏi mòn, buồn chán....Tuy vậy, họ vẫn hi vọng- cho dù hi vọng đó rất mơ hồ: "Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ". Chính sự mong đợi mơ hồ này càng tô đậm thêm tình cảnh tội nghiệp của những nhân vật trong truyện.

=> Tất cả đều hiện ra trong cái nhìn xót xa, thương cảm của TL, qua lời văn đều đều, chậm buồn và những chi tiết dường như khách quan.

4. Củng cố: Ý nghĩa biểu tượng: ngọn đèn con của chị Tí?

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Hai đứa trẻ (Thạch Lam): Nhân vật Liên và cảnh đoàn tàu.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 38 Đọc văn Ngày soạn: ..........................

hai ®øa trÎ

(Thạch Lam)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Tấm lòng nhân ái sâu sắc của Thạch Lam đối với những kiếp người nghèo khổ và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về cuộc sống tươi sáng hơn.

- Nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam.

2.Về kĩ năng: phân tích truyện ngắn trữ tình.

3. Về thái độ: biết cảm thông, yêu thương con người.

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng bình.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Bình ngắn gọn về cảnh ngày tàn, chợ tàn và những kiếp người tàn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của TL?

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Cảnh ngày tàn, chợ tàn và những kiếp người tàn trong đoạn đầu truyện giúp ta hiểu vì sao chị em Liên và những con người bé nhỏ ấy cố thức để đợi đoàn tàu qua...

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: H/d học sinh tiếp tục tìm hiểu chi tiết.

Trong những con người đang sống âm thầm, vật vờ như những cái bóng ở nơi phố huyện, thì Liên là nhân vật được Thạch Lam khắc hoạ rõ nét nhất. Liên là đứa trẻ như thế nào?.

Suy nghĩ, đưa ra những ý kiến khái quát về nhân vật Liên -> Có những ý chính cần làm rõ:

- Là đứa trẻ nghèo.

- Là đứa trẻ giàu tình thương.

- Là đứa trẻ hiếu thảo, đảm đang.

- Là đứa trẻ có tâm hồn và biết ước mơ.

*GV: bình chi tiết đôi mắt Liên: không đặc tả kỷ nhưng cho thấy tâm trạng lắng đọng sâu xa. Chính đôi mắt ấy đã nhìn, thấu hiểu và cảm nhận "mùi riêng của đất" -> trữ tình hoá qua h/a đôi mắt.

Trong số các nhân vật của phố huyện, ai là người đau khổ nhất?>

-HS:Nhận định có thể không giống nhau, nhưng sẽ có ý kiến cho Liên là người đau khổ nhất.

+ Trường hợp HS nêu không trúng vấn đề thì GV gợi ý: Vì sao có người cho rằng Liên là người đau khổ nhất trong các nhân vật?

Tìm những chi tiết chứng minh rằng TL tập trung bút lực miêu tả một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng theo trình tự thời gian, qua tâm trạng chờ kong của Liên và An?

Đối với cuộc sống phố huyện, hình ảnh đoàn tàu có ý nghĩa gì?.

-HS: thảo luận, trình bày ý nghĩa của đoàn tàu: nó mang đến phố huyện thế giới khác -> trở thành thói quen, niềm vui, nhu cầu thiết yếu của mọi người.

Vì sao chị em Liên đợi tàu và điều đó có ý nghĩa gì?.

-HS: thảo luận và lí giải:

-Nhìn thấy thế giới rực sáng, náo nhiệt khác hẵn phố huyện.

- Gợi lại kỷ niệm về Hà Nội, mơ ước về Hà Nội sáng trưng, vui vẻ, huyên náo -> thoã mãn nỗi ước ao, khao khát.

GV: Hai đứa trẻ- bài ca về thiên nhiên, đất nước. Chứng minh?

Hoạt động 2: H/d hs tổng kết.

Trình bày những nét đặc sắc về nghệ thuật? Ý nghĩa của truyện?.

b.Nhân vật Liên và hình ảnh đoàn tàu

* Nhân vật Liên:

- Là đứa trẻ nghèo, cuộc sống cơm áo trói buộc cô vào chõng hàng, cướp đi niềm vui và quyền lợi của tuổi thơ. Liên sống mòn mỏi đợi chờ.

- Là đứa trẻ giàu tình thương.

+ Đối với những đứa trẻ nghèo nhặt rác "Liên động lònh thương nhưng chính chị cũng không có tiền mà cho chúng".

+ Đối với mọi người: luôn quan tâm, luôn đối xử ân cần, lễ phép và đầy tình người (cụ Thi, chị Tí, bác Xẩm).

+ Đối với em An: Thương yêu, lo lắng, chăm sóc, ân cần lời mẹ, "chiếc xà tích... chị là con gái lớn và đảm đang".

- Là đứa trẻ có đời sống tâm hồn và biết mơ ước -> làm nên chất thơ cho truyện.

- Là người đau khổ nhất trong các nhân vật:

+ Vì Liên đã biết thế nào là ánh sáng chốn thị thành.

+Liên nhạy cảm trước nỗi đau con người.

+Liên cảm nhận được cảnh tối tăm mà Liên và những người xung quanh đang sống và là người biết mơ ước, khát khao ánh sáng.

=> Hiện thực buồn tẻ, tù đọng của tác phẩm càng nặng nề vì Liên đã ý thức được đầy đủ và sâu sắc về cuộc sống đó.

* Hình ảnh đoàn tàu:

- TL tập trung bút lực miêu tả một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng theo trình tự thời gian, qua tâm trạng chờ kong của Liên và An.

-Con tàu mang đến một thế giới khác:

+ Nó như con thoi ánh sáng xuyên thủng màn đêm phố huyện, đem lại ánh sáng xa lạ, rực rỡ chốn thị thành, át đi ánh sáng mờ ảo, yếu ớt của phố huyện.

+ Âm thanh của còi tàu, bánh xe rít trên đường ray và tiếng ồn ào của hành khách át đi buồn tẻ, đơn điệu phố huyện.

+ Nó là thói quen, là niềm vui, là sự chờ đợi -> trở thành nhu cầu thiết yếu như cơm ơn, nước uống hàng ngày cho đời sống tinh thần người dân phố huyện

- Chị em Liên đợi tàu không phải vì mục đích tầm thường là có khách mua hàng mà vì:

+ Nhìn thấy cái gì đó khác cuộc sống hàng ngày: mạnh mẽ, rực rỡ ánh sáng, giàu sang.

+ Niềm say mê

+ Mang đến thế giới kỷ niệm về Hà Nội

-> đánh thức kỷ niệm về Hà Nội đẹp đẽ thiết tha.

+ Nhìn tàu là hành động thỏa mãn thị giác, tư tưởng -> nhìn thấy rõ hơn, sâu hơn sự tù túng, ngưng đọng của cuộc sống.

c. Hai đứa trẻ- bài ca về thiên nhiên, đất nước.

- Bức tranh quê hương gần gũi mà không kém phần thơ mộng, đầy gợi cảm: "Chiều, chiều rồi....gió mát"

- Các nhân vật luôn gắn bó với thôn dã: "tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này"

- Hai đứa trẻ luôn luôn phát hiện những biến thái tinh tế của thiên nhiên: "Qua kẽ lá...."

Có thể coi là đóng góp của TL cho VH giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 1945?

4. Tổng kết:

Nghệ thuật:

-Truyện không có cốt truyện

-Ngôn ngữ súc tích, giàu tính biểu cảm, giàu chất thơ.

- Đan xen yếu tố lãng mạn và hiện thực.

-Miêu tả tâm lí đặc sắc.

Nội dung: TL thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, bế tắc ở phố huyện nghèo trước CM. Đồng thời, ông cũng thể hiện sự trân trọng đối với những mong ước tuy còn mơ hồn của họ.

4. Củng cố: Gía trị nhân đạo của truyện?

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Ngữ cảnh

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 39 Tiếng Việt Ngày soạn: .......................

NG÷ C¶NH

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được khái niệm ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ cùng với những nhân tố của nó.

2.Về kĩ năng: nói, viết phù hợp với ngữ cảnh

3. Về thái độ: nghiêm túc, tự giác.

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, quy nạp, tích hợp

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Khi nói hoặc viết bao giờ chúng ta cũng phải quan tâm đến các vấn đề: ai viết, viết cho ai nghe, ai đọc ..Tất cả những vấn đề đó cho thấy khi nói không phải chỉ cần câu, chữ cụ thể trong văn bản mà còn phải quan tâm đến ngữ cảnh.. Để hiểu rõ điều đó chúng ta đi vào tìm hiểu bài "ngữ cảnh".

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1

GV yêu cầu hs đọc mục 1 trong sách gk và trả lời các câu hỏi sau.

- Câu "Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ"là câu nói của ai đối với ai? Nói ở đâu? Lúc nào? Họ trong câu chỉ ai?

- Tại sao nói đó được coi là một câu vu vơ?

- Tại sao vẫn câu trên trong đoạn trích ở mục 2 được coi là một câu xác định?

GV cho hs thảo luận để trả lời câu hỏi trên.

Từ những ngữ liệu trên em có thể hiểu ngữ cảnh là gì?

Hoạt động 2

Ngữ cảnh bao gồm những nhân tố nào?

Trong hoạt đông ngôn ngữ nhân vật giao tiếp bao gồm những đối tượng nào? Cho vd?

Vd. Người trên nói người dưỡi khác người dưới nói với người trên.

Em hiểu thế nào là bối cảnh ngoài ngôn ngữ? Bối cảnh rộng và bối cảnh hẹp khác nhau ntn?

Hiện thực trong bối cảnh có tác dụng ntn?

Gv: Hiện thực này không chỉ làm nên thông tin thông tin miêu tả mà còn làm nên thông tin bộc lộ.

Hoạt động 3

Ngữ cảnh có vai trò ntn? Cho vd minh hoạ.

Vd: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá.

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Đầu thế kỉ XX phong trào cách mạng đang diễn ra sôi nổi . Tố Hữu đang trong tâm trạng "Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước.Biết chọn một dòng hay để nước trôi" thì bắt gặp được lí tưởng của Đảng nhà thơ đã viết bài thơ.

-> Chúng ta có thể thấy được tâm trạng vui say, sôi nổi yêu đời của Tố Hưũ I. KHÁI NIỆM

Xét vd:

- Chúng ta không thể xác định được câu nói đó của ai, nói ở đâu ....

- Đó là một câu vu vơ vì không thể xác định được:

+ Các nhân vật giao tiếp.

+ Thời gian, không gian câu đó xuất hiện.

+ Đối tượng được nói đến.

+ Thời điểm sự việc được nhắc đến.

- Ở mục 2 là câu xác định vì:

+ Nhân vật giao tiếp: Chị Tí nói với Liên, gia đình bác xẩm, Bác Siêu...

+ Thời gian, không gian xác định.

+ Đối tượng được nói đến : mấy người phu gạo hay phu xe..

+ Thời điểm của sự phủ định tính từ buổi tối.

=> Ngữ cảnh là những yếu tố giúp cho câu nói trở nên cụ thể khiến người nghe, người đọc dễ dàng xác định được nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp....

II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH

1. Nhân vật giao tiếp

- Là những người tham gia hoạt động giao tiếp.Quan hệ, vị thế của nhân vật này luôn chi phối nội dung câu nói, câu văn.

2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ

- Bối cảnh là hoàn cảnh chung khi sự vật phát sinh và phát triển.

* Bối cảnh giao tiếp rộng:

Bao gồm toàn bộ những nhân tố xã hội, địa lí, chính trị, kinh tế văn hoá....của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ ấy.

* Bối cảnh giao tiếp hẹp:

Là nơi chốn, thời gian xuất hiện câu nói cùng với những sự việc, hiện tượng xác định.

* Hiện thực được nói tới:

- Hiện thực bên ngoài các nhân vật giao tiếp: các biến cố, sự việc ..diễn ra trong thực tế đời sống.

- Hiện thực bên trong: gồm các trạng thái tình cảm như: buồn, vui, yêu..

3. Văn cảnh.

Văn cảnh là hoàn cảnh phát sinh câu văn.

III. VAI TRÒ CỦA NGỮ CẢNH

* Đối với quá trình sản sinh văn bản: Ngữ cảnh chính là môi trường sản sinh

ra các phát ngôn giao tiếp , nó chi phối cả hình thức và nội dung phát ngôn.

* Đối với quá trình lĩnh hội.

Nhờ ngữ cảnh mà khi lĩnh hội người nghe dễ dàng giải mã các phát ngôn để hiểu được các thông tin miêu tả và thông tin bộc lộ .

4. Củng cố: Học sinh cần hiểu khái niệm và các nhân tố của ngữ cảnh.

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Ngữ cảnh (tt)

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 40 Tiếng Việt Ngày soạn: .........................

NG÷ C¶NH (tt)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được khái niệm ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ cùng với những nhân tố của nó.

2.Về kĩ năng: nói, viết phù hợp với ngữ cảnh

3. Về thái độ: nghiêm túc, tự giác.

B. PHƯƠNG PHÁP: GV tổ chức, hướng dẫn hs luyện tập theo nhóm.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: tiếp theo...

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

GV chia lớp thành 5 nhóm làm 5 bài tập ở sgk. GV hướng dẫn công việc cụ thể cho từng nhóm.

Sau đó, gv gọi từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

GV chốt lại. IV. LUYỆN TẬP

1. Câu thơ trong "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc". Xuất phát từ bối cảnh: tin tức về kẻ địch đã có từ mười tháng nay rồi nhưng chưa thấy lệnh quan. Trong khi chờ đợi tin tức thì người nông dân thấy tức giận và ghét những hành động tàn ác của kẻ thù.

2. Tình huống giao tiếp trong câu thơ: đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ vẫn cô đơn trơ trọi...

Hiện thực được nói đến trong câu là hiện thực bên trong tức là tâm trạng ngậm ngùi chua xót của nhân vật trữ tình.

3. Bà Tú là một người tần tảo, chịu thương chịu khó làm ăn để nuôi chồng, nuôi con. Bà kiếm sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Những chi tiết trong hoàn cảnh sống của gia đình Tú Xương chính là bối cảnh tình huống cho nội dung của các câu thơ trong bài.

4. Hoàn cảnh sáng tác chính là ngữ cảnh của các câu thơ trong bài. Vào năm Đinh Dậu (1897), chính quyền mới do thực dân Pháp lập nên đã tổ chức cho các sĩ tử Hà Nội xuống thi chung ở trường thi Nam Định. Trong kì thi đó, Toàn quyền ở Đông Dương là Đu- me đã cùng vợ đến dự. Những sự kiện đó chính là ngữ cảnh tạo nên các câu thơ.

5. Bối cảnh giao tiếp hẹp: Trên đường đi, hai người không quen biết nhau. Trong tình huống đó, người ta không đường đột hỏi về nhừng chuyện riêng tư (có hay không có đồng hồ), mà chỉ có thể hỏi nhau về những đề tài khách quan, có quan hệ đến mọi người. Cho nên câu hỏi của người đi đường cần hiểu là không phải nói về đề tài đồng hồ, mà nói về thời gian, nhằm mục đích nêu nhu cầu cần biết thông tin về thời gian.

4. Củng cố: Đọc bài thơ "Chạy giặc" của Nguyễn Đình Chiểu và phân tích ngữ cảnh của bài thơ.

5. Dặn dò.

Chuẩn bị bài mới: Chữ người tử tù.

- Đọc và tóm tắt tác phẩm.

- Tìm hiểu tác giả và tác phẩm

- Phân tích nhân vật Huấn Cao, Viên quản ngục

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 41 Đọc văn Ngày soạn: ...............................

ch÷ ng­êi tö tï

(Nguyễn Tuân)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh

- Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao, qua đó hiểu được quan điểm thẩm mĩ của NT

- Hiểu được nghệ thuật của thiên truyện: tình huống truyện độc đáo, tạo không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo hình.

2.Về kĩ năng: phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự

3. Về thái độ: yêu cái đẹp, trọng người có tài, thiên lương

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng bình

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Ý nghĩa nhân đạo của truyện ngắn "Hai đứa trẻ"?

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: H/d hs tìm hiểu tiểu dẫn.

Định hướng:

-9 Vài nét về tác giả?

-10 Gía trị của "Vang bóng một thời"?

Hoạt động 2: H/d hs đọc- chia bố cục

Hoạt động 3: H/d hs tìm hiểu chi tiết.

Viên quản ngục ở trong cảnh ngộ ntn?

Phân tích diễn biến tâm trạng của VQN trong đêm trước khi HC bị giải đến?

Khi gặp HC, VQN có những hành động, tâm trạng ntn?

So sánh 2 câu noí của VQN trước HC? Ý nghĩa?

Viên quản ngục tiềm ẩn những phẩm chất đáng quý nào?

Phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng HC?

Gv gợi ý để học sinh phát hiện các chi tiết và khái quát. GV bình những ý trọng tâm.

Qua nhân vật HC, NT gửi gắm tư tưởng gì?

I. TIỂU DẪN

1. Tác giả (1910-1987)

- Xuất thân trong 1 gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn

- Trước CMT8: là đại biểu cuối cùng của văn xuôi lãng mạn VN.

- Sau CMT8: đến với cách mạng, dùng ngòi bút phục vụ cách mạng. 1948-1958: tổng thư kí Hội VNVN.

- 1966: nhận giải thưởng HCM về VHNT.

- Những tác phẩm chính: (sgk)

2. Vang bóng một thời

- In lần đầu 1940, gồm 11 truyện ngắn

- "Gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ"(Vũ Ngọc Phan)

- ND: Những nhà nho gặp thời loạn lạc...phẩn uất và tìm đến những vẻ đẹp xưa, cố giữ thiên lương và sự trong sạch của tâm hồn.

II. VĂN BẢN

1. Đọc- xác định bố cục

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Viên quản ngục

* Cảnh ngộ: cai tù, chứng kiến bao điều "tàn nhẫn, lừa lọc...giữa 1 đống cặn bã"

->dễ dẩy con người vào chốn bùn nhơ.

* Diễn biến tâm trạng:

- Trước khi HC bị giải đến: nghĩ ngợi "băn khoăn ngỗi bóp thái dương"...day dứt vì chọn nhầm nghề và mơ ước 1 sở nguyện đẹp đẽ "có được chữ ông HC treo là 1 báu vật trên đời"...Tự nhủ sẽ biệt đãi ông Huấn nhưng lại sợ tên thơ lại cáo giác...

- Gặp HC:

+ Lòng kiêng nể, mắt hiền lành, khép nép.

+ biệt đaĩ HC và các bạn tù của ông.

+ Xin lĩnh ý: nhẫn nhục, cam chịu.

+ tái nhợt người đi khi biết ngày mai HC bị giải vào kinh.

+ Khao khát xịn chữ

- Khi được cho chữ: khúm núm, cảm động

""Kẻ mê muội này xin bái lĩnh" ->lời hứa chân thành

->Tiềm ẩn 1 phẩm chất đáng quý: coi trọng, yêu thích cái đẹp, cái cao cả, tài năng.

b. Hình tượng Huấn Cao

* Cảnh ngộ: kẻ tử tù

* Những phẩm chất phi thường, tuyệt đẹp:

- Nho sĩ tài hoa.

+ Qua đoạn đối thoại ngắn giữa quản ngục và thầy thơ lại.

+Lòng kiêng nể, sở thích của viên quản ngục...

->Cái đẹp có sức cảm hoá con người.

-> NT tỏ lòng luyến tiếc cái nhã thú văn hoá cổ truyền đang lụi tàn->kín đáo gửi gắm triết lí trọng người có tài.

- Thiên lương trong sáng

+ "Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ"

+ Khi hiểu được viên quản ngục: xúc động vaàvui mững cho chữ "Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài..."

+ Khuyên viên quản ngục

-> Nhân cách chính trực: trọng nghĩa khinh lợi.

- Khí phách dũng liệt

+ Thái độ điễm tĩnh, lạnh lùng, không thèm chấp mấy lời đùa ccợt, doạ dẫm của mấy tên lính áp giải

+ Thản nhiên nhận rượu thịt

+ "Đến cái cảnh chết chém ông còn chẳng sợ nữa là mấy trò tiểu nhân thị oai này

-> NT gửi gắm niềm cảm phục, bản lĩnh, cá tính độc đáo của mình và kín đáo gửi gắm lòng yêu nước.

4. Củng cố: Vẻ đẹp lồng lộng của hình tượng HC và nỗi niềm của NT?

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Chữ người tử tù(tt): Cảnh cho chữ.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 42 Đọc văn Ngày soạn: ...................................

ch÷ ng­êi tö tï

(Nguyễn Tuân)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh

- Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao, qua đó hiểu được quan điểm thẩm mĩ của NT

- Hiểu được nghệ thuật của thiên truyện: tình huống truyện độc đáo, tạo không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo hình.

2.Về kĩ năng: phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự

3. Về thái độ: yêu cái đẹp, trọng người có tài, thiên lương

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng bình

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích hình tượng nhân vậ Huấn Cao?

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: H/d hs tiếp tục tìm hiểu tiểu dẫn.

Tác gỉa đã tái hiện cảnh tượng chưa nay chưa từng có ntn?

GV gợi ý hs phân tích các chi tiết về thời gian, không gian, không khí, người cho, người nhận...

Để miêu tả cảnh cho chữ, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Ý nghĩa của cảnh cho chữ?

Trong cảnh cho chữ, hình tượng HC sáng lên vẻ đẹp gì?

Chi tiết HC đỡ VQN dậy, 3 người nhìn nhau gợi cho em cảm xúc gì?

Ý nghĩa của lời khuyên?

GV gợi mở- hs bình- liên hệ...

Hoạt động 2: H/d hs tổng kết

Em hãy nhận xét chung về nghệ thuật và nội dung của truyện?

2.Tìm hiểu chi tiết

c. Cảnh cho chữ

* Cảnh xưa nay chưa từng có:

- Thời gian: đêm hôm ấy...

- Không gian ngục tù (chật hẹp, ẩm ướt; tường đầy mạng nhện; phân chuột, phân gián)

- Không khí trang nghiêm, cổ kính, có phần bí ẩn: khói toả như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực từ một bó đuốc tẩm dầu...

- Người cho chữ: tử tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng...tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh.

- Người nhận chữ: viên quản ngục (khúm núm), thầy thơ lại (run run).

Đối lập: ánh sáng >< bóng tối.

màu trắng tấm lụa >< nhà giam bẩn thỉu.

Người cho >< người nhận.

->Không thể cầm tù nổi cái đẹp, dù bất cứ đâu, cái đẹp cũng toả sáng. Cái đẹp được sáng tạo trên mảnh đất chết ( nhà tù) bởi 1 người sắp chết (HC)

-> Gía trị của cái đẹp. Đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối; của cái đẹp,c ái cao cả, cái cao thượng đối với sự phàm tục, nhơ bẩn; của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu.

* Huấn Cao: ung dung, đĩnh đạc, đẹp trong tư thế người nghệ sĩ; lôồnglộng, hiên ngang của 1 nghĩa sĩ.

-> Trật tự ngôi thứ đảo lộn bởi vẻ đẹp của nhân cách Huấn Cao đã toả sáng giữa đêm đen của ã hội tù ngục vô nhân đạo.

* HC đỡ VQN dậy, 3 người nhìn nhau.

-> NT(cái đẹp) tạo ra sự đồng cảm giữa những tâm hồn đồng điệu, xoá nhoà ranh giới giúp con người sống gần nhau hơn và đẹp hơn.

* Lời khuyên của Huấn Cao: hài hoà thiện- mỹ, tâm- tài.

-> Ý nghĩa: cái đẹp có thể sản sinh từ nơi độc ác ngự trị nhưng không thể sống cùng tội ác,. Con người chỉ có thể thưởng thức được cái đẹp khi giữ được thiên lương.

- "Kẻ mê muội naỳ xin bái lĩnh" -> Cảm hoá được VQN -> Nâng cao nhân cách HC, thăng hoa tính cách đẹp đẽ của VQN.

3. Tổng kết

a. Nghệ thuật:

- Tạo dựng tình huống truyện độc đáo

- Khắc hoạ tính cách nhân vật.

- Tạo không khí cổ kính, trang trọng

- Sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình.

- Giàu chất nhạc, chất hoạ.

b. Nội dung:

NT đã khắc hoạ thành công hình tượng HC- một người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín lòng yêu nước.

4. Củng cố: Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nghĩ của mình về cảnh cho chữ?

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Luyện tập thao tác lập luận so sánh.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 43 Làm văn Ngày soạn: .................................

LUYÖN TËP

THAO T¸C LËP LUËN SO S¸NH

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Ôn tập, củng cố về lập luận nói chung, lập luận so sánh nói riêng.

- Tích hợp với các kiến thức về các kiến thức về văn và tiếng việt đã học.

2. Về kỉ năng: Vận dụng thao tác lập luận so sánh để làm sáng tỏ một ý kiến, một quan điểm.

3. Về thái độ: có ý thức rèn luyện kĩ năng viết văn.

B. PHƯƠNG PHÁP: Đọc sáng tạo, trao đổi, thảo luận kết hợp với gợi tìm gợi mở.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là lập luận so sánh ? Mục đích yêu cầu của thao tác lập luận so sánh.

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Gv cho học sinh thảo luận các bài tập trong sgk.

Gv phân mỗi nhóm mỗi bài tập

Tâm trạng cua nhân vật trữ tình trong hai bài thơ: Ngẫu nhiên viết trong buổi mới về quê- Hạ Tri Chương và bài Trở lại An nhơn - Chế Lan Viên ?

Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả.

So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và bà Huyện Thanh Quan trong hai bài thơ: Tự tình I và Chiều hôm nhớ nhà?

Bài tập 1.

Tâm trạng nhân vật trữ tình trong hai bài thơ của Hạ Tri Chương và Chế Lan Viên:

- Cả hai tác giả đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở về lúc tuổi đã cao.

+ Khi đi trẻ, lúc về già.

+ Trở lại An nhơn, tuổi lớn rồi.

- Khi trở về, cả hai đều trở thành " người xa lạ" ngay chính trên quê hương mình.

+ Hỏi rằng khách ở chốn nào lại chơi

-> vì không ai còn nhận ra mình.

+ Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người

-> vì quê hương đã biến đổi.

=> Hạ Tri Chương sống trước Chế Lan Viên hơn một nghìn năm nhưng giữa hai người vẫn có nét tương đồng , đó là khoảnh khắc giật mình tiếc nuối, bâng khuâng khi trở về thăm quê.

Bài tập 2.

Học cũng có ích như trồng cây. Mùa xuân được hoa, mùa thu được quả.

So sánh việc học cũng như trồng cây , cùng với thời gian nếu chịu khó,cố gắng thì sẽ thu được kết quả cao. Đây là so sánh để chúng ta thêm kiên nhẫn trên con đường học tập.

Bài tập 3.

*Giống nhau:

- Cùng là thơ thất ngôn bát cú đường luật, đều tuân thủ theo những qyu tắc của bài thơ thất ngôn (gieo vần, đối)

* Thơ của Hồ Xuân Hương dùng ngôn ngữ hàng ngày, sử dụng nhiều từ thuần việt. Thơ bà Huyện Thanh Quan dùng nhiều từ hán việt.

* Sự khác nhau về ngôn ngữ tạo ra sự khác nhau về phong cách:

- Hồ Xuân Hương gần gủi, bình dị, tinh nghịch, hiểm hóc.

- Bà HTQ trang nhã, đài các, tiếng nói của văn nhân đài các thượng lưu.

4. Củng cố:

- Học sinh cần biết cách vận dụng thao tác lập luận so sánh vào viết bài văn nghị luận.

- So sánh đề tài mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến với mùa thu trong thơ của một nhà thơ mà em biết.

5. Dặn dò: Làm các bài tập trong phần Luyện tập vận dụng các thao tác lập luận phân tích và so sánh.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 44 Làm văn Ngày soạn: .............................

LUYÖN TËP VËN DôNG KÕT HîP C¸C THAO T¸C LËP LUËN PH¢N TÝCH Vµ SO S¸NH

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh :

- Củng cố vững chắc hơn các kiến thức và kĩ năng về thao tác lập luận phân tích và so sánh.

- Bước đầu nắm bắt được cách vận dụng kết hợp hai thao tác đó trong một bài văn nghị luận.

2.Về kĩ năng: Biết vận dụng những điều đã nắm được để viết một bài văn nghị luận, trong đó có vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh.

3. Về thái độ: Ý thức rèn luyện, học tập.

B. PHƯƠNG PHÁP: Đọc sáng tạo, trao đổi, thảo luận kết hợp với gợi tìm gợi mở.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Đọc đoạn văn trong sách giáo khoa và trả lời những câu hỏi sau:

- Đoạn trích đã sử dụng những thao tác nào?

- Phân tích mục đích tác dụng và cách kết hợp các thao tác lập luận trong đoạn trích?

- Anh chị rút ra kết luận gì về việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một bài văn nghị luận?

GV cho học sinh viết và đọc tại lớp, học sinh nhận xét sau đó giáo viên đưa ra những ưu, khuyết điểm.

I. Bài tập

1. Đoạn trích trên sử dụng nhũng thao tác lập luận:

- Phân tích: "Chớ tự kiêu, tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dại...tự kiêu tự đại là thoái bộ"

- So sánh: Vì mình hay còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Sông to, bể rộng ..Người mà tự kiêu tự đại cũng như cũng như cái chén, cái dĩa cạn."

Mục đích sử dụng và cách kết hợp các thao tác lập luận trong đoạn văn.

- Việc vận dụng các thao tác phân tích, so sánh trong đoạn văn trên giúp người

đọc, người nghe hiểu rõ về vấn đề tự kiêu, tự đại của mỗi con người.

- Tự kiêu tự đại sẽ làm hại chính bản thân mình. Bản thân sự hiểu biết, tài năng của mỗi người bao giờ cũng giới hạn nhất định, hiểu được điều đó sẽ giúp chúng ta không ngừng tìm tòi, học hỏi .

2. Vận dụng thao tác lập luận so sánh và phân tích để viết một đoạn văn trình bày một vấn đề nào đó.

VD:- Hình ảnh người phụ nữ trong thơ HXH.

- Cái tôi trong thơ Nguyễn Công Trứ.

4. Củng cố: Biết cách vận dụng các thao tác lập luận vào bài văn nghị luận.

5. Dặn dò: Chuẩn bị bài mới: Hạnh phúc của một tang gia( trích Số đỏ- VTP)

- Tìm hiểu mâu thuẫn trào phúng.

- Tâm trạng, thái độ của những người trong đám tang.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 45 Đọc văn Ngày soạn: ..............................

h¹nh phóc cña mét tang gia

(trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Nhận ra bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội "thượng lưu" thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám, 1945.

- Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ và bút pháp châm biếm mãnh liệt, đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng.

2.Về kĩ năng: phân tích tác phẩm tự sự

3. Về thái độ: có thái độ sống đúng đắn.

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng bình

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Ý nghĩa của cảnh cho chữ?

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: H/d hs tìm hiểu tiểu dẫn.

Dựa vào sgk, em hãy nêu những nét chính về VTP?

GV gợi ý hs phát hiện...

GV giảng giải...

GV giúp hs tóm tắt tiểu thuyết "Số đỏ"?

Gía trị của tác phẩm?

GV giảng giải- minh hoạ...

Hoạt động 2: Hướng dẫn hs đọc

Hoạt động 3: Hướng dẫn hs tìm hiểu chi tiết.

Em suy nghĩ gì về nhan đề của đoạn trích?

GV giảng...

Vì sao cái chết của cụ cố tổ lại là niềm hạnh phúc của mọi thành viên trong đại gia đình cụ? Phân tích những niềm hạnh phúc khác nhau của mỗi người trong đại gai đình của cụ cố Hồng và những người đến đưa đám ma do cái chết của cụ cố tổ mang lại?

HS phát hiện...bình vài chi tiết tiêu biểu

GV tham gia bình....

Ý nghĩa trào phúng niềm hạnh phúc vô biên của đại gia đình này?

I. TIỂU DẪN

1. Tác giả (1912- 1939)

- Quê ở Hưng Yên nhưng ông sinh ra, lớn lên và mất tại Hà Nội.

- Sinh ra trong một gia đình "nghèo gia truyền".

- Là người bình dị, mực thước, cần mẫn, lam lũ với nghề văn.

- Các tác phẩm chính (sgk)

- Sáng tác của ông toát lên niềm căm phẫn mãnh liệt cái xã hội đên tối, thối nát đương thời.

- Quan điểm sáng tác: "tiểu thuyết là sự thực ở đời".

2. Tiểu thuyết "Số đỏ"

a. Tóm tắt (sgk)

b. Gía trị:

- Nội dung:

+ Đánh thẳng vào nội các của xã hội thực dân nửa phong kiến VN trước Cách mạng tháng Tám -> tính thời sự và tính chiến đấu.

+ Xây dựng được một loạt chân dung biếm hoạ xuất sắc.

- Nghệ thuật: thể hiện một trình độ tiểu thuyết già dặn, bút pháp châm biếm đặc biệt sắc sảo.

-> một bộ tiểu thuyết "ghê gớm, có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học" (Nguyễn Khải)

II. VĂN BẢN

1. Vị trí đoạn trích: chương V- tiểu thuyết "Số đỏ"

2. Đọc

3. Tìm hiểu chi tiết

* Nhan đề: tang gia >< hạnh phúc

-> nghịch lí với quy luật đời thường

-> giật gân, hài hước, phản ánh một sự thật mỉa mai, tàn nhẫn.

a. Tâm trạng- chân dung của mọi người trước cái chết của cụ cố tổ.

Niềm vui lớn nhất cho đại gia đình bất hiếu này là tờ di chúc của cụ cố tổ thế là đã đến lúc thực hiện:

- Ông Phán mọc sừng: sung sướng và tự hào về giá trị đôi sừng hươu vô hình.

- Cụ cố Hồng: mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai...đê cho thiên hạ phải ngợi khen.

->điển hình cho loại người ngu dốt và háo danh.

- Ông Văn Minh: thích thú vì cái "chúc thư...không còn là lý thuyết viễn vông nữa"

và đăm đăm chiêu chiêu suy nghĩ về ơn và tội của Xuân tóc đỏ.

- Cậu Tú Tân: điên người lên vì đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi không được dùng đến.

- Bà Văn Minh: sốt cả ruột vì mãi khôgn được mặc đò xô gai tân thời...

- Ông Typn: bực mình vì mãi không thấy những chế tạo cuả mình ra mắt công chúng.

- Cảnh sát sung sướng vì có việc làm...

-> Ý nghĩa trào phúng: tàn nhẫn, ích kỉ vì đồng tiền. Sự tha hoá, đồi bại của lương tâm.

4. Củng cố: Sức chiến đấu của đoạn trích?

5. Dặn dò: Chuẩn bị: phần tiếp theo: Cảnh đưa đám?

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 46 Đọc văn Ngày soạn: ............................

h¹nh phóc cña mét tang gia

(trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Nhận ra bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội "thượng lưu" thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám, 1945.

- Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ và bút pháp châm biếm mãnh liệt, đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng.

2.Về kĩ năng: phân tích tác phẩm tự sự

3. Về thái độ: có thái độ sống đúng đắn.

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng bình

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích tâm trạng- chân dung của mọi người trước cái chết của cụ cố tổ?

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1 Hướng dẫn hs tiếp tục tìm hiểu chi tiết.

Em hãy phân tích cảnh đám ma "gương mẫu"?

Định hướng:

-11 Nhận xét về nghi thức- nghi lễ?

-12

-13

-14

-15 Những người đi đưa tang: Tuyết, cụ Tú Tân, ông Phán, cụ cố Hồng...và các nhân vật đám đôn có thái độ, hành động gì? Bộc lộ bản chất?

Xuân tóc đỏ xuất hiện có ý nghĩa như thế nào? Xuân tóc đỏ bộc lộ bản chất gì?

Phân tích màn hài kịch cuối đoạn trích?

Ý nghĩa?

Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tổng kết.

Đặc sắc nghệ thuật? Thái độ của nhà văn đối với xã hội "thượng lưu" đương thời?

3. Tìm hiểu chi tiết

b. Cảnh đưa đám

* Nghi thức- nghi lễ:

- Đầy đủ, phô trương Ta- Tàu- Tây.

- Thuê cảnh sát giữ trật tự.

- Đưa tang: huyên náo.

-> NT châm biếm -> phô trương, rởm đời, lố lăng, kệch cởm, đua đòi lối sống văn minh. "Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu"

* Những người đi đưa tang:

- Tuyết: mặc y phục Ngây thơ..., nhanh nhẹn mời khách, trên mặt có vẻ buồn lãng mạn đúng mốt nhà có đám.

-> lố lăng, đồi truỵ, tha văn hoá.

- Bạn thân cụ cố Hồng:

ngực đầy huy chương >< "trông thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết, ai nấy đều cảm động..."

-> DÂM

- Mấy trăm "giai thanh gái lịch" vẻ buồn rầu của những người đi đưa ma >< chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau...

Chỉ qua tập hợp những câu đối thoại có vẻ lộn xộn, vụn vặt -> làm rõ tính cách vô văn hoá của những người mang danh là tân thời, thanh lịch.

-16 Cụ cố Hồng...mếu máo...ngất đi

-17 Ông Phán mọc sừng oặt người đi: Hứt...hứt...hứt...

-18 Cậu Tú Tân: luộm thuộm trong chiếc áo thụng...tạo cảnh để chụp ảnh kỉ niệm lúc hạ huyệt; Bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác mà chụp ảnh...

* Xuân tóc đỏ xuất hiện:

- đám tang thêm nhốp nhăng.

- biết tự quảng cáo đúng chỗ, xuất hiện đúng lúc, đáp ứng đúng ý thích của người mà hắn cần lấy lòng.

-> Ngoài bản chất dâm và đểu, Xuân tóc đỏ còn bộc lộ năng ợưc tinh quái, láu lỉnh.

* Màn kịch nhỏ:

Ông Phán oặt người, khóc hứt...hứt...>< dúi vào tay XTĐ giấy bạc 5 đồng gấp tư; Xuân năm tay cho khỏi có người trông thấy.

-> bịp bợm, vô liêm sĩ.

4. Tổng kết.

Từ tình huống trào phúng cơ bản (hạnh phúc cua rmột gia đình có tang), nha văn triển khai mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau tạo nên một màn đại hài kịch phong phú và rất biến hoá. Một trong những thủ pháp quen thuộc là phát hiện những chi tiết đối lập nhau gay gắt nhưng cùng tồn tại trong 1 sự vật, một con người. Ngoài ra, các thủ pháp cường điệu, nói ngược, mỉa mai...đều được sử dụng đan xen linh hoạt...-> phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội "thượng lưu" ở thành thị những năm trước Cách mạng.

4. Củng cố: Em nhận xét gì về xã hội "thượng lưu" đương thời?

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Phong cách ngôn ngữ báo chí: : mỗi em đem theo 1 tờ báo.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 47 Tiếng Việt Ngày soạn: .......................

phong c¸ch ng«n ng÷ b¸o chÝ

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được khái niệm ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí

2.Về kĩ năng: nhận diện, phân tích..

3. Về thái độ:

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, quy nạp.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

GV cho hs đọc các vd ở sách giáo khoa và tìm hiểu :

- Bản tin cung cấp cho ta những thông tin gì?

- Nhận xét về ngôn ngữ.

Đọc vd 2 ở sgk.

So sánh điểm giống và khác nhau giữa vd1 và vd2. Từ đó nhận xét bản tin và phóng sự có gì giống và khác nhau?

Ngôn ngữ phóng sự có đặc điểm ntn?

Đọc tiểu phẩm ở sgk và nhận xét nội dung, ngôn ngữ của tiểu phẩm.

Văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí có những điểm chung gì?

- GV cho hs nhận diện một số thể loại vaă bản báo thường gặp, đồng thời xác định đặc điểm của tờ báo.

- Phân biệt bản tin và phóng sự?

- Viết một bản tin ngắn? I. NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

1. Tìm hiểu một số thể loại văn bản báo chí.

a. Bản tin.

* Xét vd.

* Bản tin

- Có thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp những thông tin mới cho người đọc.

- Ngôn ngữ: Từ ngữ phổ thông, giản dị, câu đơn giản, từ đơn nghĩa..

b. Phóng sự.

* Xét vd.

* Phóng sự báo chí về thực chất cũng là bản tin nhưng được mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh, để cung cấp cho người đọc một cái nhìn sinh động và hấp dẫn.

Ngôn ngữ: chuẩn xác, có cá tính, có giá trị gợi hình gợi cảm.

c. Tiểu phẩm.

Giọng văn thân mật, dân dã, ngôn ngữ tự do, hóm hĩnh hài hước, dí dõm.Về nội dung thương thể hiện sắc thái mĩa mai.

2. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí.

- Báo chí có nhiều thể loại: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, phỏng vấn, thư bạn đọc, quãng cáo..

- Báo chí tồn tại hai dạng: dạng nói và dạng viết.

- Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về ngôn ngữ.

- Ngôn ngữ báo chí có chức năng chung là là cung cấp thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng, đồng thời nêu lên quan điểm,chính kiến của tờ báo..

LUỴỆN TẬP

2. Phân biệt:

- Bản tin:

+ Thông tin sự việc một cách ngắn gọn.

+ Thông tin kịp thời, cập nhật.

- Phóng sự

+ Vừa thông tin sự việc, vừa miêu tả sinh động, cụ thể.

+ Yêu cầu: gợi cảm, gây được hứng thú.

3. Viết bản tin ngắn.

.

4. Củng cố: HS cần nắm được đặc điểm chung của ngôn ngữ báo chí và văn bản báo chí.

Nắm được đặc điểm riêng của một số thể loại.

5. Dặn dò: - Tiết sau trả bài

- Lập lại dàn ý bài viết số 3

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 48 Làm văn Ngày soạn:..............................

TR¶ BµI LµM V¡N Sè 3

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh: củng cố lại những kiến thức đã học, khắc sâu cách làm bài văn phân tích.

2.Về kĩ năng: Lập dàn ý, phân tích đề.

3. Về thái độ: Ý thức làm bài.

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng giải.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Em hãy phân tích đề?

Cho hs thảo luận nhóm về dàn bài

Sau đó, gv gọi các nhóm trình bày

GV chốt...

Gv trả bài, nhận xét. ·7 Đề ra: Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.

·8 Phân tích đề:

·9 Dàn bài:

A. MB: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm; hình tượng người nông dân nghĩa sĩ.

B.TB:

* Lai lëch vaì hoaìn caính sinh säúng cuía ngæåìi nghéa quán Cáön Guäüc: nhæîng ngæåìi näng dán laìm àn leí loi, âaïng thæång, váút vaí âãún täüi nghiãp, khäng biãút chuït gç vãö chiãún tráûn, binh âao.

* Thaïi âäü càm thuì giàûc ngoaûi xám: mộc mạc, bộc trực nhưng rất mạnh mẽ, dứt khoát

* Khê thãú chiãún âáúu: haìo huìng, säi âäüng maînh liãût våïi loìng quyãút tám cao.

- Cå såí cuía khê thãú chiãún âáúu: loìng mãún nghéa, tinh tháön tæû nguyãûn chiãún âáúu..

Låìi vàn häöi tæåíng+ caím hæïng ngåüi ca anh huìng... Mäüt tæåüng âaìi nghãû thuáût sæìng sæîng, ræûc råî vãö ngæåìi näng dán- nghéa sé.

C. KB:

Trả bài- nhận xét:

a. Ưu điểm:

-19 Hiãøu âãö

-20 Bäú cuûc roî raìng

-21 Diãùn âaût tæång âäúi khaï

b. Nhæåüc âiãøm

-22 Âa säú baìi vàn chæa laìm näøi báût âæåüc hçnh tæåüng ngæåìi näng dán nghéa sé maì chè noïi chung chung

-23 Diãùn âaût coìn vuûng, läùi duìng tæì, âàût cáu, chênh taí coìn nhiãöu...

4. Củng cố: phát bài, vào điểm

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Một số thể loại văn học: thơ, truyện.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 49 Văn Ngày soạn:..................................

mét sè thÓ lo¹i v¨n häc: th¬, truyÖn

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh nhận biết loại và thể trong văn học; hiểu khái quát các đặc điểm của một số thể loại văn học: Thơ, truyện.

2.Về kĩ năng:vận dụng những hiểu biết đó vào việc đọc văn.

3. Về thái độ: ý thức được vai trò định hướng của bài học.

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng giải.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1

Quan niệm chung về thể loại văn học?

Em hiểu như thế nào là loại?

Như thế nào là thể?

Hoạt động 2.

Thơ được bắt nguồn từ đâu? Cốt lõi của thơ là gì? Thơ phân biệt với văn xuôi tự sự kihj ở điểm nào?

Từ những phân tích trên thơ có những đặc trưng gì?

Có thể phân loại thơ như thề nào? Dựa trên những tiêu chí nào?

Khi đọc thơ chúng ta cần đọc như thế nào để có thể đạt được hiệu quả cao nhất ?

Hoạt động 3.

Truyện được xếp vào loại trữ tình hay tự sự? Truyện khác thơ như thế nào?

Học sinh so sánh , phân tích ví dụ.

GV chốt...

Thơ mang đậm dấu ấn chủ quan cuả người viết truyện mang tính khách quan

Truyện dù tái hiện đời sống hay thể hiện những diễn biến trong tâm hồn thì chúng cũng tồn tại bên ngoài tác giả, chúng không phải là sự tự thể hiện cuộc đời con người của tác giả.

Phân loại truyện? Ở mỗi loại cho một ví dụ?

Để đọc tác phẩm có kết quả cần đọc ntn?

Hoạt động 3 I. Quan niệm chung về thể loại văn học.

- Loại là phương thức tồn tại chung, là loại hình, chủng loại.

+ Tác phẩm văn học được chia làm ba loại lớn: Trữ tình, tự sự và kịch.

- Thể là hiện thực hoá của loại, nhỏ hơn loại, nằm trong loại.

II. Thơ.

1. Một số đặc trưng của thơ.

- Tình cảm, cảm xúc, tâm trạng là cảm hứng dạt dào của người viết , là tiếng nói tâm hồn của con người.

- Ngôn ngữ thơ thể hiện cảm xúc, cô động, giàu nhịp điệu, hình ảnh, được tổ chức một cách đặc biệt

2. Phân loại thơ.

- Dựa vào mục đích tính chất của tình cảm , cảm hứng có thể chia: Thơ trữ tình, thơ anh hùng ca, thơ trào phúng, thơ tự sự..

- Dựa vào có luật hay không theo luật có : thơ cách luật, thơ tự do, thơ văn xuôi...

3. Yêu cầu về đọc thơ.

- Cần biết tên bài thơ, tên tác giả, năm xuất bản, hoàn cảnh sáng tác.

- Đọc kĩ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu..

- Nhận xét đánh giá chung về tư tưởng, nghệ thuật của bài thơ, những khám phá mới, những điểm mới....

III. Truyện.

1. Những đặc trưng cơ bản của truyện.

- Truyện thuộc loại tự sự. Là phương thức phản ánh hiện thực đời sống qua câu chuyện, sự kiện, sự việc bởi người kể chuyện một cách khách quan, đem lại ý nghĩa, tư tưởng nào đó.

- Truyện thường có cốt truyện: chuỗi sự việc, nhân vật, chi tiết được sắp xếp theo cấu trúc của nó.

- Nhân vật đóng vai trò nối kết các chi tiết, làm nên cốt truyện, các loại nhân vật...

- Phạm vi hiện thực không gò bó về không gian, thời gian..

- Ngôn ngữ: sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau: ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ người kể chuyện..ngôn ngữ thường gần với đời sống.

2. Phân loại truyện.

Văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn..

- Văn học trung đại: truyện viết bằng chữ hán, truyện thơ nôm..

- Văn học hiện đại: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài.

3. Yêu cầu đọc truyện.

- Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận các tầng lớp nội dung và ý nghĩa của truyện.

- Phân tích diễn biến của cốt truyện qua các phần mở đầu, vận động, kết thúc với các tình tiết, sự kiện, biến cố cụ thể..

- Phân tích nhân vật trong dòng lưư chuyển của cốt truyện.

- Truyện đặt ra vấn đề gì?có ý nghĩa tư tưởng ntn?

III. Luyện tập.

Phân tích truyện " Lão Hạc"

4. Củng cố: Vận dụng những hiểu biết về các thể loại để tìm hiểu phân tích tpvh

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Chí Phèo (Nam Cao): phần 1: tác giả Nam Cao( con người, sự nghiệp văn học)

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 50 Văn Ngày soạn:...........................

chÝ phÌo

(NAM CAO)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu Nam Cao là nhà văn lớn, thể hiện ở:

- Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ bao trùm toàn bộ sáng tác của ông trước CM.

- Tài năng nghệ thuật xuất sắc, độc đáo của Nam Cao cùng với sự đóng góp to lớn của ông vào sự phát triển của văn xuôi nước ta.

- Quan điểm nghệ thuật tự giác rất tiến bộ, sâu sắc của Nam Cao.

2.Về kĩ năng:khái quát, tổng hợp

3. Về thái độ: trân trọng yêu mến Nam Cao và di sản văn học của ông.

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng giải.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích cảnh đưa đám để thấy được tài năng trào phúng của VTP?

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Nam Cao là một tài năng lớn, một nhà văn xuất sắc đã góp phần cách tân và HĐH nền văn xuôi quốc ngữ. Ông có vị thế quan trọng trong nền văn học hiện Việt Nam. Cả cuộc đời Nam Cao là quá trình phấn đấu không khoan nhượng cho một nhân cách cao đẹp - nhân cách trong cuộc đời và nhân cách trong sáng tạo.

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1

*GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu SGK, trình bày những nét chính về cuộc đời Nam Cao. 1-2 HS trình bày vấn đề này. Sau đó G/V nêu câu hỏi.

Trong những nét chính về cuộc đời của Nam Cao, theo em những yếu tố nào ảnh hưởng đến sáng tác của Nam Cao?.

-HS:Thoả luận và đưa ra ý kiến về những nét chính có liên quan đến sáng tác, quê quán, gia đình, con đường đời...

Nam Cao có những phẩm chất cao qúi gì?..

*GV: lấy một số ví dụ để minh hoạ cho mỗi đặc điểm: Chí Phèo, lão Hạc, Dì Hảo, Một đám cưới...

Thế nào là tâm lý, lối sống tiểu tư sản?.

-HS:Là thái độ thờ ơ, quay lưng trước cuộc đời, hoặc bất lực, buông xuôi, chạy theo đồng tiền, sống thực dụng, ích kỷ...

Hoạt động 2

*GV: Giảng cho HS hiểu Nam Cao là một nhà văn rất tự giác trong lao động nghệ thuật, có những suy nghĩ nghiêm túc, chính chắn về "sống và viết" -> quan điểm nghệ thuật tiến bộ.

Nam Cao quan niệm ntn về sáng tạo nghệ thuật?. Nêu nhận xét của em về quan điểm đó?.

Gv lấy một số tuyên ngôn về nghệ thuật của Nam Cao ở một số tác phẩm cụ thể để tăng thêm tính thuyết phục trong bài giảng. HS sẽ thấy rõ quan điểm sáng tác của Nam Cao rất cụ thể, không phải là sự áp đặt.

Hoạt động 3

Trước CMT8, sáng tác của Nam Cao có gì đặc sắc?.

Gv phân tích ví dụ để chứng minh.

Sáng tác sau CMT8 được thể hiện ntn?.

Hãy cho biết những đặc sắc về nghệ thuật viết truyện. A. PHẦN MỘT: TÁC GIẢ

I.Vài nét về cuộc đời và con người:

1.Cuộc đời:

-Tên khai sinh Trần Hữu Tri.

- Quê quán: Đại Hoàng, Lí Nhân, Hà Nam -> vùng đồng chiêm trũng, nghèo đói, cướng hào nặng nề -> đi vào sáng tác của Nam Cao với tên Vũ Đại.

- Gia đình: được miêu tả nhiều lần -> gia đình trung nông, nghèo, đông con; gia đình tri thức nghèo luôn túng thiếu.

-Con đường đời: -> có ý nghĩa tiêu biểu cho lớp tri thức đương thời: xuất thân từ nông thôn nghèo khổ -> vào đời thì va đầu với hiện thực tàn nhẫn -> sống lay lắt -> tham gia CM là sự chuyển biến tất yếu. Nam Cao hy sinh vẻ vang.

2. Con người:

-Tâm trạng bất hoà sâu sắc đối với XH đương thời -> XH tàn bạo, bất công, bóp ngẹt sự sống -> nỗi bi phẩn của người trí thức có ý thức về sự sống mà không được sống.

-Sự gắn bó ân tình sâu nặng, thiết tha đối với bà con nông dân ruật thịt ở quê hương nghèo.

-Tinh thần đấu tranh trung thực để tự vượt mình, cố khắc phục tâm lí, lối sống tiểu tư sản -> vươn tới hoàn thiện nhân cách, sống cuộc sống có ý nghĩa.

II.Quan điểm nghệ thuật:

- Tự giác về quan điểm nghệ thuật, suy nghĩ nghiêm túc về "sống và viết" -> quan điểm sáng tác tiến bộ. Đó là:

- Nhà văn không nên chạy theo cái đẹp thơ mộng mà quay lưng với hiện thực rồi viết ra những cái giả dối, phù phiếm.

- Văn chương chân chính là văn chương thấm đượm lí tưởng nhân đạo, mang nỗi đau nhân tình, tiếp sức mạnh cho con người.

- Cuộc sống phải đặt trên văn chương, văn chương phải vì con người, nhà văn chân chính phải là con người chân chính có tình thương, nhân cách.

- Bản chất văn chương là sáng tạo, không chấp nhận rập khuôn và sự dễ giải: không tìm tòi sáng tạo thì không có văn chương.

- Người cầm bút phải có lương tâm -> viết cẩu thả là bất lương đê tiện.

III.Sự nghiệp văn học:

1. Sáng tác trước CMT8: Tập trung vào hai mảng: Cuộc sống người trí thức tiểu tư sản nghèo và cuộc sống người nông dân -> đó là nỗi đau day dứt tới đau đớn của nhà văn trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, huỷ hoại nhân cách trong XH ngột ngạt, phi nhân tính.

2.Sáng tác sau CMT8:NC là cây bút tiêu biểu của giai đoạn văn học chống Pháp, với "Nhật kí ở rừng", "Đôi mắt", "Chuyện biên giới"

3.Nghệ thuật viết truyện:

-Cách viết chân thực, có tầm khái quát cao -> có ý nghĩa to lớn, có màu sắc triết lí sâu xa.

-Xây dựng những nhân vật chân thực, sống động, có những điển hình bất hủ.

- Kiểu kết cấu tâm lý vừa phóng túng, linh hoạt, vừa nhất quán, chặt chẽ.

- Sở trường miêu tả, phân tích tâm lí.

- Ngôn ngữ tự nhiên, sinh động, gần lời ăn tiếng nói nhân dân.

- Giọng điệu: buồn chua chát, dửng dưng, lạnh lùng mà đầy thương cảm...

4. Củng cố: Chốt lại kiến thức cơ bản.

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Chí Phèo (Nam Cao): đọc, tóm tắt; phân tích nhân vật Bá Kiến và hình ảnh làng Vũ Đại.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 51 Văn Ngày soạn:....................................

chÝ phÌo

(NAM CAO)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh :

- Hiểu và phân tích được các nhân vật trong truyện: Bá Kiến, Chí Phèo..qua đó hiểu được gia trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.

- Nghệ thuật của kiệt tác: xây dựng nhân vật điển hình, miêu tả tâm lí, cách kể chuyện, ngôn ngữ, giọng điệu.

2.Về kĩ năng:đọc- hiểu văn bản văn học.

3. Về thái độ: đồng cảm với thân phận con người.

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng giải.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày quan niệm nghệ thuật của Nam Cao? Lấy một ví dụ để chứng minh?

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1

Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh ntn?Theo em tác phẩm văn học có cho phép sự hư cấu không?

Tác phẩm đã có những nhan đề nào?Cơ sở của mỗi nhan đề?

Hoạt đông 2.

GV cho học sinh một số đoạn tiêu biểu. Hướng dẫn cách đọc cho hs.

Chú ý lời kể biến hoá, ngôn ngữ nữa trực tiếp, giọng điệu buồn thương, lạnh lùng, chua chát.Ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật có sự khác nhau.

Hoạt đông 3

Lí giải vì sao có thể xem hình ảnh làng Vũ Đại trong tác phẩm là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn VN trước CM tháng 8?

Nhân vật Bá Kiến được khắc hoạ ntn?

GV hướng dẫn hs tìm các chi tiết để phân tích. Đặc biệt, lưu ý các em phân tích bản chất của BK qua màn kịch đầu tác phẩm. B. PHẦN HAI: TÁC PHẨM

I.Hoàn cảnh sáng tác và nhan đề truyện.

- Dựa vào những cảnh thật, người thật mà Nam Cao được chứng kiến và nghe kể về làng quê mình, bức xúc trước hiện thực tàn khốc đó ông đã viết thành truyện năm 1941.

- Nhan đề : Khi mới ra đời tác phẩm có tên là "Cái lò gạch cũ", sau đó Lê Văn Trương đã đổi thành "Đôi lứa xứng đôi". Khi in vào tập "Luống Cày", Nam Cao đã đổi tên thành Chí Phèo.

II. Đọc- tóm tắt

III. Tìm hiểu văn bản.

1. Hình ảnh làng Vũ Đại- hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng 8/1945.

- Làng Vũ Đại- đó là không gian nghệ thuật của truyện, nơi các nhân vật sống và hoạt động.

-Làng dân "không quá hai nghìn, xa phủ, xa tỉnh."

- Nơi mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt, âm thầm mà quyết liệt, giữa nông dân và địa chủ, người nông dân phải è cổ nuôi bọn địa chủ, phong kiến, sợ hãi, lánh mặt bọn cùng đinh...

-> Làng Vũ Đại sống động, tăm tối, ngột ngạt, khép kín. Đây chính là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn VN trước CM.

2. Nhân vật Bá Kiến

- Giọng quát rất sang, lối nói ngọt nhạt, cái cười Tào Tháo.

- Đối phó với Chí Phèo trong đoạn đầu tác phẩm: giải tán đám đông, giở giọng đờng mật, gọi đầy tớ cũ của mình bằng anh, vồn vã mời Chí vào nhà uống nước, nhận họ hàng, giết gà, mua rượu cho hắn uống, đãi thêm đồng bạc để về uống thuốc.

-> BK vừa tạm dập tắt ngọn lửa căm hờn trong người Chí vừa chuẩn bị biến Chí thành tay sai lợi hại.

-> Bản chất: xảo quyệt, gian hùng, lọc lỏi,

- Là tên địa chủ dâm đảng, có thói ghen tuông thảm hại.

-> BK vừa mang bản chất chung của giai cấp địa chủ cường hào vừa có những nét riêng biệt sinh động.

-> Trình độ xây dựng nhân vật điển hình bậc thầy.

4. Củng cố: Chốt lại kiến thức cơ bản.

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Chí Phèo (Nam Cao):

- Nắm được các bi kịch lớn trong cuộc đời của CP.

+ Trước khi gặp Thi Nở

+ Sau khi gặp Thi Nở.

- Nắm được quan đIểm N/T của N/C gửi gắm trong t/p.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 52 Văn Ngày soạn: ...............................

chÝ phÌo

(NAM CAO)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh :

- Hiểu và phân tích được các nhân vật trong truyện: Bá Kiến, Chí Phèo..qua đó hiểu được gia trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.

- Nghệ thuật của kiệt tác: xây dựng nhân vật điển hình, miêu tả tâm lí, cách kể chuyện, ngôn ngữ, giọng điệu.

2.Về kĩ năng:đọc- hiểu văn bản văn học.

3. Về thái độ: đồng cảm với thân phận con người.

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng giải.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Có thể chia cuộc đời nhân vật Chi Phèo thành những mốc chính nào?

Trước khi vào tù Chí Là người như thế nào? Những chi tiết nào bộc lộ điều đó?

Ước mơ của Chí có gì đặc biệt không?

Gv: ước mơ bình thường mà con người nào cũng có thể đạt được.

Khi ra tù chí còn là anh canh điền trước đây nữa không? Ngoại hình nhân tính được nhà văn miêu tả ntn?

Mở đầu tác phẩm là hình ảnh Chí phèo vừa đi vừa chửi..hình ảnh đó nói lên điều gì? tiếng chửi của Chí phèo có phải là tiếng chửi vô nghĩa hay không? nhận xét ngôn ngữ kể và phân tích tâm lí nhân vật trong đoạn văn trên.

Sự thay đổi của Chí phèo sau khi ra tù đã nói lên điều gì trong xã hội thực dân nữa phong kiến?

3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo

a. Chí Phèo trước lúc vào tù

- Đứa trẻ bị bỏ rơi lớn lên nhờ vào sự cưu mang của những người dân lương thiện.

- Lớn lên làm anh canh điền cho gia đình Bá Kiến.Ôm ấp ước mơ rất giản dị có một mái ấm gia đình, chồng làm thuê cuốc mướn..

- Bị bà Ba sai làm việc nhơ bẩn chỉ thấy nhục nhã chứ yêu thương gì..-> người rất có lòng tự trọng.

- Bị giải lên huyện rồi tống vào tù không rõ nguyên cớ.

b. Chí Phèo sau khi ra tù

- Ngoại hình: Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, mặt đen...mắt gườm gườm...đầy những nét chạm trỗ rồng phượng...

- Nhân tính: vạch mặt ăn vạ, đập phá, đâm thuê, chém mướn-> Con quỷ dữ của làng Vũ Đại

+ Hắn vừa đi vừa chửi...chửi trời...chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại... chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn...chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn...

->Cái say, cái tỉnh luôn song song tồn tại, đó chính là sự vật vã tuyệt vọng của một linh hồn đau khổ, phản ứng của y với toàn bộ cuộc đời và sự khát khao giao tiếp hoà đồng với mọi người.

-> tiếng chửi, bài chửi...-> một trong vô vàn âm thanh vô nghĩa lý trong xã hội, đáp lại lời hắn "chỉ có ba con chó dữ"-> kiếp sống cô độc, lẻ loi tột độ của CP, cách biệt với thế giới loài người.

+ Đến nhà Bá Kiến và trở thành tay sai đắc lực cho Bá kiến gây tai hoạ cho nhân dân.

=> Bá Kiến và nhà tù thực dân đã huỷ diệt nhân hình lẫn nhân tính của chí, biến con người lương thiện thành kẻ lưu manh, thành con quỷ dữ

-> Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời, là sản phẩm của tình trạng đè nén, áp bức của nông thôn trước CM.

-> Sức mạnh tố cáo, giá trị hiện thực mới mẻ, độc đáo.

4. Củng cố: Ý nghĩa tố cáo của tác phẩm.

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Chí Phèo (Nam Cao): Diễn biến tâm trạng và sự thay đổi của CP sau khi gặp TN. Ý nghĩa?

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 53 Văn Ngày soạn:................................

chÝ phÌo

(NAM CAO)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh :

- Hiểu và phân tích được các nhân vật trong truyện: Bá Kiến, Chí Phèo..qua đó hiểu được gia trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.

- Nghệ thuật của kiệt tác: xây dựng nhân vật điển hình, miêu tả tâm lí, cách kể chuyện, ngôn ngữ, giọng điệu.

2.Về kĩ năng:đọc- hiểu văn bản văn học.

3. Về thái độ: đồng cảm với thân phận con người.

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng giải.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích quá trình lưu manh hoá của Chí Phèo?

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Sau khi gặp Thị Nở, Chí tỉnh dậy và đã có những suy nghĩ tâm trạng ntn?

Tại sao lại có sự chuyển biến đó? Phân tích biệt tài của Nc khi phân tích, miêu tả tâm lí nhân vật trong đoạn văn ..?

GV cho học sinh thảo luận và trình bày

Bát cháo hành Thị Nở có ý nghĩa ntn? Tâm trạng Chí sau khi ăn cháo hành Thị Nở?

Phân tích những câu nói Chí phèo với Bá Kiến trong lần đối thoại cuối cùng. Đặc biệt là những câu " Tao muốn làm người lương thiện..Ai cho tao làm người lương thiện.."

Hành động giết Bá Kiến của Chí phèo nói lên điều gì? Vì sao Chí phải tự kết liễu cuộc đời mình khi đã giết Bá Kiến?

Ý nghĩa cái chết của Chí?

Phân tích nét mới trong giá trị nhân đạo của Nam Cao?

Những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?

c. Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở.

* Bất ngờ gặp TN...Thế rồi nửa đêm, CP đau bụng nôn mửa, TN dìu hắn vào trogn lều-> Trận ốm: góp phần thay đổi hắn về sinh lý và tâm lý:

- bâng khuâng và mơ hồ buồn.

- Nghe những âm thanh của cuộc sống xung quanh " Tiếng chim hót...tiếng cười nói...anh thuyền chài gõ mái..". Đó là những âm thanh hàng ngày vẫn có nhưng đây là lần đầu Chí cảm nhận được.

-> Âm thanh của tiếng gọi tha thiết từ cuộc sống.

- Nhìn lại cuộc đời trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhớ lại những ước mơ giản dị. Ý thức về hiện tại buồn vì mình đã ở nưả dốc bên kia của cuộc đời. Nghĩ về tương lai, sợ sự cô độc.

-> Lần đầu tiên trở lại làm người, suy nghĩ như người nông dân lương thiện và cũng là lúc nhận ra cái tình trạng bi đát của mình.

* Bát cháo hành của Thị Nở: Chí Phèo đi từ ngạc nhiên đến xúc động "mắt hình như ươn ướt"-> giọt nước mắt của sự cám ơn, trả ơn, kết quả của sự cô đơn, khổ đau lâu ngày, giọt nước mắt vui sướng của một kẻ chưa biết vui sướng là gì -> dấu hiệu khép lại chuỗi tội lỗi và làm sống dậy bản chất lươgn thiện vốn ẩn sâu trong tiềm thức Chí.

-> Chí thèm lương thiện, thèm làm hoà với mọi người biết bao. Chí hồi hộp, mong mỏi được nhận trở lại với xã hội loài người, tin tưởng Thị Nở sẽ mở đường.

* Con đường trở lại làm người của Chí vừa mở ra đã bị chặn đứng lại: Bà cô TN dứt khoát ngăn chặn, Chí rơi vào bi kịch tâm hồn đau đớn, bi kịch con người không được công nhận là người-> Quằn quại, đau khổ tuyệt vọng..."ôm mặt khóc rưng rức" và "luôn thấy thoảng mùi cháo hành"(lặp)

-> khóc cho sự uất nghẹn, khóc cho số phận, cuộc đời và vẫn khao khát tình yêu thương.

- Tao muốn làm người lương thiện. Không được, ai cho tao lương thiện..Tâm trạng cực kì phẩn uất và bế tắc trước kẻ thù của suốt cuộc đời mình, thể hiện bản chất người tốt đẹp, khao khát hướng thiện của con quỷ dữ.

- Chí Phèo giết Bá Kiến: lòng căm thù lên đến tột đỉnh khi nhận ra nguyên nhân chính của cuộc đời mình.

- Cái chết của Chí: thể hiện niềm khao khát trở về cuộc sống lương thiện còn cao hơn cả tính mạng, sức mạnh căm thù đã vùng lên một cách mạnh mẽ dù còn tự phát manh động-> Tố cáo xã hội thực dân pk và xung đột gay gắt giữa địa chủ và nông dân.

=> Tư tưởng nhân đạo độc đáo của NC: phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi bị bị biến thành thú dữ.

IV. Tổng kết

- Nghệ thuật:

+ Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.

+ Miêu tả và phân tích diễn biến tâm lí nhân vật..

+ Kết cấu linh hoạt, mới mẻ, phóng túng

+ Ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng khẩu ngữ, giọng điệu đan xen, cách trần thuật rất linh hoạt

...

- Nội dung:

+ Gia trị hiện thực: số phận bi thảm của người nông dân bị áp bức, bóc lột ở nôgn thôn VN trước CMT8; Tố cáo xã hội thực dân nửa PK tàn bạo.

+ Gía trị nhân đạo sâu sắc mới mẻ: phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi bị bị biến thành thú dữ.

4. Củng cố: Gía trị nhân đạo của tác phẩm.

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Phong cách ngôn ngữ báo chí (tt)

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 54 Tiếng Việt Ngày soạn: ......................

phong c¸ch ng«n ng÷ b¸o chÝ(tt)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh luyện tập những kiến thức về ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí.

2.Về kĩ năng: viết mẫu tin, viết bài phóng sự báo chí.

3. Về thái độ: ngiêm túc

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, quy nạp, khái quát các đặc trưng của PCNNBC

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

GV đọc các bài báo để hs nhận thức trực quan về các phương tiện diễn đạt.

Sau đó, gv yêu cầu học sinh phân tích về từ vựng,về ngữ pháp, về biện pháp tu từ...

Từ ví dụ, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra các phương tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ báo chí.

GV chốt lại các kiến thức cơ bản...

Ngôn ngữ báo chí có đặc trưng gi? Phân tích các đặc trưng đó?

GV nêu ví dụ, tham gia phân tích...

Gv hướng dẫn hs làm bài tập 1.

Cho hs thảo luận nhóm và cùng viết về một phóng sự ngắn...

Sau đó, gọi các nhóm trình bày

GV nhận xét, bổ sung, chốt lại... II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

1. Các phương tiện diễn đạt

a. Về từ vựng: phong phú, được sử dụng tuỳ theo thể loại báo chí.

b. Về ngữ pháp: câu văn có kết cấu đa dạng nhưng thường ngắn gọn, mạch lạc.

c. Về biện pháp tu từ: sử dụng các biện pháp tu từ về từ vựng, về cú pháp và các kiểu chữ, dáng chữ, nhất là ở các tít báo để tăng độ hấp dẫn, thu hút độc giả.

2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí

a. Tính thông tin thời sự: ngôn ngữ báo chí luôn luôn đổi mới và sinh động

b. Tính ngắn gọn: hạn định số chữ ở từng dòng, từng cột, từng bài báo...

c. Tính sinh động hấp dẫn: ngôn ngữ báo chí đòi hỏi phải linh hoạt, phong phú, hấp dẫn thậm chí ngay từ cách đặt đề mục...

LUYỆN TẬP:

Bài tập 1:

Chỉ một bản tin ngắn An Giang đón nhận danh hiệu di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Ô Tà Sóc cũng thể hiện được đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí.

-24 Tính thời sự: thời gian, địa điểm, ý kiến (những vấn đề cần thông tin). Mỗi chi tiết đều đảm bảo tính chính xác, cập nhật.

-25 Tính ngắn gọn: mỗi câu là một thông tin cần thiết.

Bài tập 2: HS viết bài phóng sự ngắn mang tính thời sự (hs tự chọn đề tài)

4. Củng cố: Phân biệt phong cách ngôn ngữ báo chí với các phong cách ngôn ngữ khác

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Thực hành lựa chọn các bộ phận trong câu

- Làm các bài tập ở sgk

- Ghi lại những vấn đề thắc mắc.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 55 Tiếng Việt Ngày soạn: ......................

thùc hµnh lùa chän

c¸c bé phËn trong c©u

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Nắm được vai trò của trật tự các bộ phận trong câu trong việc thể hiện ý nghĩa.

- Tích hợp với các văn bản văn học đã học.

2.Về kĩ năng: kĩ năng viết câu, sửa lỗi câu.

3. Về thái độ: Ý thức rèn luyện học tập.

B. PHƯƠNG PHÁP: giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành, thảo luận nhóm...

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: GV cho hs đọc 1 đoạn phóng sự trên báo. Yêu cầu hs phân tích đặc điểm của ngôn ngữ...

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

GV tổ chức cho học sinh luyện tập theo nhóm.

Chia lớp thành 5 nhóm giải quyết 5 bài tập.

Sau đó, gọi bất kì em nào đó trả lời. Các em khác nhận xét, bổ sung.

GV giải thích rõ hơn các cách sắp xếp... I Trật tự trong câu đơn.

Bài tập 1.

a. Nếu sắp xếp theo trật tự " ..con dao sắc nhưng nhỏ" thì câu không sai về ngữ pháp và ý nghĩa vì chúng đều là thành phần phụ cho "Con dao". Nhưng đặt trong câu văn này nó không phù hợp với hàm ý đe doạ đối phương.

b. Cách sắp xếp đã nhấn mạnh được trọng tâm thông báo, phù hợp với hàm ý đe doạ.

c. Trong tình huống này đặt "nhỏ" sau là phù hợp.

Bài tập 2.

Cách viết thứ nhất là cách viết phù hợp vì trọng tâm thông báo là " rất thông minh".

Bài tập 3.

Trạng ngữ có thể đặt ở đầu câu hoặc cuối câu, giữa câu. Do đó, trong 3 trường hợp đặt 3 vị trí khác nhau và đều phù hợp với nội dung thông báo.

II. Trật tự trong câu ghép

Bài tập 1.

a. Vế chỉ nguyên nhân trong câu ghép này (là vì ...rất xa xôi) cần đặt sau vế chính (Hắn lại ..buồn) cần đặt trước để tiếp tục nói về hắn.

b. Vế chỉ sự nhượng bộ ( Tuy đối với ...quan huyện) được đặt sau để bổ sung thông tin.

Bài tập 2.

Chọn câu " Trong những năm gần đây, các phương pháp đọc nhanh đã được phổ biến khá rộng, nhưng nó không phải là điều mới lạ.

4. Củng cố:

- Học sinh cần thấy được vai trò của trật tự trong câu để thực hiện ý nghĩa.

- Biết cách sửa lỗi câu, chính tả, dùng từ.

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Bản tinvà luyện tập viết bản tin.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 56 Tiếng Việt Ngày soạn: ................................

B¶n tin vµ luyÖn tËp viÕt b¶n tin

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được các yêu cầu cơ bản của việc viết bản tin; tích hợp với các kiến thức về văn và vốn sống trực tiếp, gián tiếp.

2.Về kĩ năng: biết cách viết bản tin đơn giản, phù hợp với nhà trường

3. Về thái độ: Ý thức rèn luyện, học tập.

B. PHƯƠNG PHÁP:

- Đọc sáng tạo.

- Trao đổi, thảo luận kết hợp với gợi tìm gợi mở.

- thảo luận nhóm...

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1.

HS đọc bản tin ở sgk và trả lời các câu hỏi.

- Nội dung thông báo của bản tin? Bản tin có ý nghĩa như thế nào đến ngành giáo dục cũng như học sinh VN?

- Vì sao bản tin trên lại mang tính thời sự?

- Có cần nêu thêm những thông tin " Đoàn đi về bằng phương tiện gì.."

- Việc nêu đầy đủ, chính xác thời gian, địa điểm..có tác dụng ntn?

GV cho hs trao đổi trình bày những câu hỏi trên.

Những yêu cầu cơ bản của bản tin?

Hoạt động 2.

Đọc mục 2 trong sgk.

Muốn viết bản tin có hiệu quả có hiệu quả, cần phải làm gì?

Gv gợi dẫn cho hs tìm hiểu.

Hoạt động 3.

- Lựa chọn những sự kiện có thể viết bản tin?

- So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa bản tin, quảng cáo và phóng sự điều tra?

- HS thảo luận nhóm: Chuyển một bản tin thường (trong bài học) thành loại tin vắn.

GV chia nhóm cho hs thảo luận các bài tập trang 178, 179.

GV cho hs đọc bản tin "Việt Nam đứng đầu khu vực Châu Á- Thái Bình Dương về bình đẳng giới"

Phân tích cấu trúc,dung lượng và cho biết bản tin thuộc bản tin nào?

Nội dung chủ yếu của bản tin dưới đây là gì? Làm thế nào để nhanh chống nắm bắt thông tin đó?

GV cho học sinh viết lại thành bản tin vắn.

Sắp xếp nội dung bản tin " Đường tới thành công- Sân chơi mới dành cho sinh viên" cho hợp lí. I. Mục đích, yêu cầu cơ bản của bản tin.

Xét VD.

- Bản tin thông báo kết quả kì thi Ô-lim-pích Toán quốc tế của đoàn học sinh VN. Kết quả dự thi ( thứ 4) khẳng định trình độ học sinh VN, thành tựu của việc bồi dưỡng nhân tài toán học của nền giáo dục nước ta.

- Bản tin trên có tính thời sự, vì sự việc mới sảy ra ngày 16/7 và ngay sau ba ngày (19-7) đã được đưa tin.

- Các thông tin bổ sung là không cần thiết vì chúng vi phạm nguyên tắc tính ngắn gọn, súc tích của bản tin.

-> Bản tin phải có tính thời sự mới mẻ,

hấp dẫn, nội dung phải chân thực, chính xác, các thông tin phải có ý nghĩa xã hội nhất định.

II.Cách viết bản tin.

1. Khai thác và lựa chọn tin.

- Phải chọn những sự kiện có ý nghĩa xã hội

- Một bản tin cần phải có các thông tin đầy đủ, chính xác về các mặt: thời gian, không gian, chủ thể của hành động hoặc sự kiện, diễn biến, kết quả..

2. Cách viết bản tin.

- Tiêu đề: phải ngắn gọn, có sức gợi, có liên quan trực tiếp đến nội dung bản tin.

- Bố cục bản tin gồm có các phần : mở đầu, diễn biến, kết thúc.

III. Luyện tập

Bài tập1: Lựa chọn: A, B D E

Bài tập 2:

Giống nhau: Cùng có chức năng cung cấp tin tức.

Khác nhau: Bản tin chỉ thông báo tin tức. Quảng cáo vừa thông tin vừa chào mời khách hàng. Phóng sự điều tra có độ dài lớn hơn bản tin, có sự miêu tả và phân tích chi tiết hơn.

Bài tập 3. Chuyển một bản tin thường (trong bài học) thành loại tin vắn.

Các bài tập ở trang 178, 179

* Bài tập 1.

a. Cấu trúc:

- Câu đầu là mở đầu bản tin

- Các câu tiếp theo là chi tiết sự kiện.

-Câu cuối cùng là nhận xét đánh giá về thực trạng bình đẳng giới.

b. Dung lượng:Trung bình.

c. Loại :Bản tin bình thường.

* Bài tập 2.

a. Nội dung chủ yếu của bản tin:

- Thông báo về việc VN lọt vào danh sách ứng viên cho giải "Môi trường và phát triển 2007"

b. Muốn nắm nhanh được nội dung thông tin đó có thể chuyển thành tin vắn.

* Bài tập 3.

Đưa câu " Đội thắng trong trận chung kết sẽ được nhận giải thưởng 30 triệu đồng" xuống cuối bản tin.

* Bài tập 4:Hướng dẫn viết bản tin.

4. Củng cố:

- HS cần biết cách viết bản tin.

- Viết một bản tin ngắn về một sự kiện nào đó trong nhà trường.

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Đọc và tìm hiểu tác phẩm Cha con nghĩa nặng.

+ Tình huống độc đáo.

+ Tình cảm cha con.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 57 Đọc thêm Ngày soạn: ................................

CHA CON NGHÜA NÆNG

(Hồ Biểu Chánh)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp hs thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng tác phẩm của Hồ Biểu Chánh; Tình cảm cha con sâu nặng, chân thành tha thiết.

2.Về kĩ năng: phân tích tác phẩm tự sự

3. Về thái độ: bồi dưỡng tình cảm gia đình

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng bình, thảo luận nhóm.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Gía trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của NC trong tác phẩm "Chí Phèo"?

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:Tình cảm cha con là một trong những tình cảm thiêng liêng và cao quý. Với tác phẩm Cha con nghĩa nặng Hồ Biểu Chánh đã khắc hoạ một cách sâu sắc tình cảm đó.

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1

HS đọc phần tiểu dẫn.

Vị trí của Hồ Biểu Chánh trong văn học hiện đại Việt Nam?

Tóm tắt tác phẩm Cha con nghĩa nặng?

Hoạt động 2.

Phân tích tình huống xây dựng tác phẩm của nhà văn? Dụng ý việc xây dựng tình huống đó?

Tình cảm cha con được bộc lộ ntn?

Phân tích tình cảm người cha đối với con và tình cảm người con đối với cha?

HS thảo luận nhóm và trình bày...

Hoạt động 3.

Những nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?

I. Đọc và tìm hiểu chung.

1. Tác giả.

- Hồ Biểu Chánh là nhà văn Nam bộ, được xem là một trong số ít những nhà văn tiên phong đặt nền móng cho tiểu thuyết VN hiện đại.

2. Tóm tắt tác phẩm.

Câu chuyện kể về gia đình anh nông dân nghèo Nam Bộ Trần Văn Sửu . Qua đó, nhà văn đề cao đạo đức, đạo lí gia đình, tình cảm Cha Con nghĩa nặng.

II. Đọc hiểu văn bản .

1. Đọc

2. Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết

a. Tình huống truyện.

- Tình huống giàu kịch tính: Cuộc trở về bí mật trong đêm của Trần Văn Sửu không được gặp con mà lại phải ra đi .

- Cuộc chạy đuổi trong đêm giữa hai cha con.

- Cuộc gặp gỡ tại cầu Mê tức.

-> Làm nổi bật chủ đề, dụng ý của nhà văn.

b. Tình cảm cha con nghĩa nặng.

* Tình cha đối với con:

- Dù trốn đi biệt xứ nhưng TVS vẫn không nguôi nhớ về con, lo cho con.

- Không quản nguy hiểm quyết về thăm con-> sợ liên luỵ đến con nên chưa gặp con đã vội trốn đi .

- Định tự tử vì sự bình yên của con.

=> Một người cha hết lòng yêu thương và lo cho con. TVS không hề nghĩ gì đến bản thân, sẵn sàng chịu cảnh khổ, xa con, trốn tránh thay tên đổi họ để con được hạnh phúc.

* Tình con đối với cha.

- Tình cảm mạnh mẽ, quyết liệt.

- Ngầm theo dõi câu chuyện của cha, càng thương cha.

- Lo lắng, thương cha, quyết bỏ nhà, hi sinh tình yêu hạnh phúc vừa kịp đến để theo cha, lo cho cha.

- Nhất quyết không cho cha đi .

=> Tí là đứa con hiếu nghĩa, mộc mạc đáng thương và đáng trọng.

3.Tổng kết.

* Nghệ thuật:

- Nghệ thuật kể chuyện: theo trình tự thời gian như truyện kể dân gian.

- Miêu tả nhân vật: tả trực tiếp, chú ý đến lời nói và hành động.

- Ngôn ngữ giàu sắc thái Nam bộ.

* Nội dung: Ngợi ca, giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống. Đó là tinh thần sẵn sàng hi sinh vì người khác, là tình nghĩa gia đình, cha con sâu nặng, là những giá trị đạo đức truyền thống lâu đời của dân tộc VN.

4. Củng cố: Qua tình cảm đó em có nhận xét gì về tính cách con người Nam bộ được bộc lộ trong tác phẩm? (Thẳng thắn, mộc mạc, bộc trực, giàu tình nghĩa, phân minh, dứt khoát trọng nghĩa tình)

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Vi hành

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 58 Đọc thêm Ngày soạn: ...................................

vi hµnh

(Hồ Chí Minh )

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh naém vöõng yù nghóa ñaû kích saâu cay cuûa t/p treân cô sôû hieåu roõ töøng yù , töøng lôøi vaên thaâm thuyù chöùa ñöïng nhieät tình cm cuûa nhaø vaên.

2.Về kĩ năng: phân tích tác phẩm tự sự

3. Về thái độ: Hieåu vaø ñaùnh giaù ñöôïc taøi naêng n/t giaø daën, ñoäc ñaùo cuûa NAQ, noåi baät laø buùt phaùp linh hoaït, ñaày saùng taïo &nt chaâm bieâm saéc saûo cuûa Baùc

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng bình, thảo luận nhóm.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

GV lớp thành 4 nhóm thảo luận 4 vấn đề sau:

1. Phân tích hình tượng nhân vật vua Khải Định? Qua đó làm rõ tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc?

2. Tác giả đã phê phán bản chất của thực dân Pháp ntn?

3. Một trong những vấn đề then chốt của nghệ thuật truyện ngắn là tạo được tình huống truyện đặc sắc. Theo em tác giả đã tạo được tình huống gì trong truyện ngắn này? Tác dụng của tình huống đó?

4. Ngoài việc xây dựng tình huống truyện đặc sắc, tác phẩm đã có những thành công nghệ thuật nào?

Hs trình bày, Gv chốt lại những nội dung chính.

GV hướng dẫn học sinh tổng kết... I. Hoàn cảnh sáng tác(sgk)

II. Đọc hiểu văn bản.

1. Đọc

2. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản

a. Nội dung

* Chaân dung Khaûi Ñònh

- Khuoân maët : xaáu xí, yeáu ôùt, baïc nhöôïc

-Trang phuïc: loeø loeït, keäch côõm, kì quaùi, loá laêng

-Thaí ñoä: luùng ta luùng tuùng".

- AÊn chôi voâ ñoä, xa xæ

- Ñoái töôïng mua vui giaûi trí

- Vôùi Chính phuû Phaùp : Nhaàm laãn

à Taùc giaû pheâ phaùn kòch lieät baûn chaát buø nhìn, tay sai, ñaùng gheâ tôûm cuûa Khaûi Ñònh -> Boäc loä noãi ñau ñôùn tuûi nhuïc cuûa ngöôøi daân maát nöôùc, thöùc tænh loøng yeâu nöôùc, töï haøo daân toäc cuûa nhaân daân ta.

* Baûn chaát cuûa thöïc daân Phaùp

- Ñöa Khaûi Ñònh sang Phaùp laøm coâng cuï tuyeân truyeàn

- Ñaàu ñoäc daân baûn xöù baèng röôïu, thuoác phieän, caùc chính saùch boùc loät.

- Mæa mai chính saùch khai hoaù keäch côûm, nhö moät troø heà.

- Cheá gieãu cheá ñoä töï do ôû Phaùp

- Chaâm bieám nhöõng ngöôøi daân Phaùp soáng taàm thöôøng, ham muoán hö danh, ñeà cao tieàn baïc, thoùi hieáu kì beänh taät...

b. Nghệ thuật

- Tình huoáng nhaàm laãn: ñoâi trai gaùi ngöôøi Phaùp nhaàm laãn taùc giaû laø vua Khaûi Ñònh -> oaùi oaêm, vöøa vui vöøa taïo ñöôïc hieäu quaû taâm lí saâu cay

-> Chaân dung KÑ hieän leân moät caùch sinh ñoäng; Khieán vieäc mieâu taû nhaân vaät mang mauø saéc khaùch quan (KÑ xuaát hieän trong suy nghó cuûa ñoâi trai gaùi ngöôøi Phaùp); Tính khuynh höôùng cuûa taùc phaåm tuy raát roõ nhöng ñöôïc theå hieän giaùn tieáp, thaâm traàm vaø töï nhieân; Taïo cô hoäi ñeå tg giaùn tieáp moâ taû KÑ ôû nhöõng tröôøng hôïp khaùc nhau...

- Hình thöùc moät böùc thö ->coù theå thay ñoåi gioïng ñieäu; Chuyeån caûnh thoaûi maùi, linh hoaït; Lieân heä taït ngang, so saùnh nhaèm chaâm bieám nhieàu ñoái töôïng cuøng moät luùc.

- Söû duïng thaønh coâng caùc thuû phaùp khaùc nhau cuûa loaïi hình chaâm bieám

- Ngoân ngöõ traøo phuùng saâu saéc, giaøu chaát chaâm bieám, thaám ñaãm chaát haøi höôùc

3. Tổng kết

Tác phẩm đã laät taåy baûn chaát ñoài baïi cuûa teân vua buø nhìn baùn nöôùc KÑ và phaàn naøo vaïch traàn baûn chaát bòp bôïp xaáu xa cuûa TD Phaùp ôû thuoäc ñòa cuõng nhö ôû chính quoác

-> Baûn lónh kieân cöôøng, tinh thaàn chieán ñaáu khoâng khoan nhöôïng tröôùc keû thuø, tinh thaàn yeâu nöôùc saâu saéc cuûa HCM.

4. Củng cố: Tính chiến đấu của tác phẩm.

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Tinh thần thể dục

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 59 Đọc thêm Ngày soạn: ................................

tinh thÇn thÓ dôc

(Nguyễn Công Hoan)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

2.Về kĩ năng: phân tích tác phẩm tự sự

3. Về thái độ: có thái độ đúng

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng bình, thảo luận nhóm.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Vi hành?

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Vị trí của Nguyễn Công Hoan trong nền văn học Việt Nam hiện đại?

Ông thành công ở những thể loại nào?

GV cho học sinh thảo luận những câu hỏi sau:

1. Bố cục và cách dựng truyện của Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn trào phúng này có gì đặc biệt?

2. Mâu thuẩn trào phúng cơ bản của truyện? làm rõ những mâu thuẩn đó?

3. Ý nghĩa trào phúng của tác phẩm?

GV cho học sinh trình bày sau đó chốt lại những nội dung chính.

1. Tác giả, tác phẩm.

- Nguyễn Công Hoan là nhà văn đặt nền móng cho văn xuôi VN hiện đại.Có sở trường về truyện ngắn trào phúng.Tác phẩm của ông được xem như bách khoa toàn thư về sống động về xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc.

- Tinh thần thể dục vạch rõ bản chất bịp bợm của phong trào thể dục thể thao mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng nhân dân.

2. Đọc hiểu văn bản.

a. Nghệ thuật dựng truyện.

- Năm cảnh tưởng rời rạc mà lại liên kết chặt chẽ với nhau đẻ thể hiện chủ đề, châm biếm cái tinh thần thể dục của một thời trước CM.

- Cảnh 1: Tờ trát về làng với giọng hách dịch, cứng nhắc là nguyên nhân cho cảnh sau.

- Cảnh 2,3,4 là cảnh đối phó của nhân dân trước cảnh sắt đá của quan huyện.

- Cảnh cuối: cảnh tróc nã dữ dội, cảnh đưa người đi xem đá bóng mà như giải tù binh.

b. Mâu thuẩn trào phúng.

Mâu thuẩn giữa bản chất với hiện tượng, giữa nội dung và hình thức của phong trào thể thao.

- Mệnh lệnh yêu cầu gắt gao bắt buộc dân làng Ngũ Vọng phải xem đá bóng và sự sợ hải, lẫn trốn của dân làng.

+ Cảnh anh Mịch xin xỏ ông lí được miễn đi xem đá bóng để đi làm trừ nợ nhưng không được chấp nhận.

+ Cảnh bác Phô gái xin đi thay chồng nhưng không được chấp nhận.

+ Cảnh bà cụ Phó bính xin hối lộ ông Lí để thuê thằng Sang đi thay.

+ Cảnh tróc nã người đi xem đá bóng.

c. Ý nghĩa trào phúng:

Vạch trần bản chất giả dối, bịp bợm của phong trào thể dục thể thao thời Pháp thuộc. Trong hoàn cảnh người dân cơm không đủ no áo không đủ mặc nên phải chạy trốn hoặc thực hiện một cách cưỡng ép.

4. Củng cố: Phong cách trào phúng của Nguyễn Công Hoan trong một số tác phẩm khác

5. Dặn dò: Chuẩn bị:Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

+ Mục đích, tầm quan trọng của hoạt động phỏng vấn.

+ Những yêu cầu đối với người phỏng vấn và người được phỏng vấn.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 60 Tiếng Việt Ngày soạn: ................................

pháng vÊn vµ tr¶ lêi pháng vÊn

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh thấy được mục đích, tầm quan trọng của hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong đời sống.

2.Về kĩ năng: cách thức phỏng vấn và trả lời phỏng vấn .

3. Về thái độ: Tìm tòi học hỏi.

B. PHƯƠNG PHÁP: Trao đổi, thảo luận kết hợp với gợi tìm gợi mở.Tích hợp với các kiến thức về văn và kiến thức về đời sống.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1

Kể lại một vài hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn thường gặp trong đời sống?

Mục đích phỏng vấn là để làm gì?

Một xã hội thực sự dân chủ, văn minh không thể không đề cao vai trò của phỏng vấn. Nói như thế đúng hay không? Vì sao?

Hoạt động 2.

GV cho hs thảo luận để trả lời những câu hỏi sau:

- Để thực hiện tốt một cuộc phỏng vấn chúng ta cần chuẩn bị những gì? Hệ thống câu hỏi phỏng vấn phải đạt được những yêu cầu gì?

- Khi phỏng vấn có phải bao giờ người phỏng vấn cũng chỉ sử dụng những câu hỏi đã chuẩn bị không? Tại sao?

- Người phỏng vấn phải có thái độ ntn?

- Khi biên tập người phỏng vấn có thể sửa lại những câu hỏi, lời nói của người trả lời hay không?

Các nhóm lên trình bày sau đó gv chốt lại những nội dung chính.

Hoạt động 3.

Người trả lời phỏng vấn cần thực hiện những yêu cầu nào?

GV cho hs đọc câu trả lời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh khi trả lời câu hỏi phỏng vấn của nhà báo nước ngoài cho biết tình hình Điện Biên Phủ và nhận xét.

Hoạt động 4

Cho học sinh chuẩn bị câu trả lời trong 3 phút, sau đó gọi các em trả lời... I. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

1. Hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn thường gặp:

- Một chính khách, một nhà văn, một nhà hoạt động xã hội..

- Một bài phỏng vấn đăng báo.

- Phỏng vấn xin việc làm...

2. Mục đích.

- Để biết một quan điểm của một người nào đó.

- Để thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa xã hội của vấn đề đang được phỏng vấn.

- Để tạo lập quan hệ xã hội nhất định.

3. Vai trò: Biểu hiện một xã hội văn minh, dân chủ tôn trọng các ý kiến khác nhau ...

II. Những yêu cầu cơ bản của hoạt động phỏng vấn.

1. Công việc chuẩn bị phỏng vấn.

- Phải xác định mục đích, chủ đề , đối tượng phỏng vấn.

- Phương tiện phỏng vấn: giấy bút, máy ghi âm, ghi hình..

Hệ thống câu hỏi: Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, hướng đến chủ đề và và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

2. Thực hiện phỏng vấn.

- Ngoài câu hỏi đã chuẩn bị có thể sử dụng thêm một số câu hỏi đưa đẩy, điều chỉnh cuộc phỏng vấn để nó không bị khô khan.

- Người phỏng vấn phải có thái độ thân tình, đồng cảm lắng nghe, chia sẻ...

- Kết thúc buổi phỏng vấn phải cảm ơn.

3. Biên tập sau khi phỏng vấn.

- Người phỏng vấn không được thay đổi nội dung thông tin nhưng có thể sửa chữa , sắp xếp lại cho dễ hiểu..

- Có thể ghi lại điệu bộ cử chỉ...

III. Tìm hiểu yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn.

1. Người trả lời phỏng vấn cần có những phẩm chất:

- Thẳng thắn trung thực, dám chịu trách nhiệm với lời nói của mình.

- Trả lời đúng chủ đề, ngắn gọn, sâu sắc, hấp dẫn.

2. Người trả lời có thể dùng ví von, so sánh mới lạ...

IV. Luyện tập.

Trả lời câu hỏi: Bạn có thể nói cho tôi nghe về nhược điểm lớn nhất của mình không?

4. Củng cố:

- Học sinh cần nắm được các yêu cầu của người phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

- Chuẩn bị một số câu hỏi để thu thập nhưng sở thích của các bạn cùng lớp.

5. Dặn dò: Chuẩn bị bài mới " Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài":

Tìm hiểu những mâu thuẩn xung đột cơ bản trong đoạn

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 61 Đọc Văn Ngày soạn: ......................................

vÜnh biÖt cöu trïng ®µi

(Trích Vũ Như Tô- Nguyễn Huy Tưởng)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Nắm được đặc điểm của thể loại bi kịch.trên cơ sở đó để hiểu và phân tích được xung đột kịch, tính cách diễn biến tâm trạng những nhân vật chính.

- Nhận thức được quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng, thái độ ngưỡng mộ, trân trọng tài năng đối với những nghệ sĩ tài năng và tâm huyết nhưng lại rơi vào bi kịch.

2.Về kĩ năng: Đọc- hiểu văn bản kịch.

3. Về thái độ: Trân trọng những người tài năng.

B. PHƯƠNG PHÁP: đọc sáng tạo, phát vấn, giảng bình

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1

HS đọc và tóm tắt phần tiểu dẫn ở sgk..

Những nét riêng trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng?

GV yêu cầu học sinh tóm tắt tác phẩm Vũ Như Tô.

Hoạt động 2.

Gv phân vai hướng dẫn học sinh đọc.

Theo em, vở bi kịch Vũ Như Tô được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẩn - xung đột nào cơ bản nào? Vì sao em nhận ra điều đó?

Học sinh thảo luận nhóm, đại diện phát biểu trả lời.

I. Tìm hiểu chung.

1. Tác giả

- Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch.

- Ông khao khát viết những tác phẩm có quy mô lớn, dựng lên được những bức tranh về lịch sử bi hùng của dân tộc, nói lên những vấn đề có tính triết lí về con người, cuộc sống và nghệ thuật.

2. Tác phẩm.

- Tóm tắt tác phẩm.

- Đặc điểm bi kịch lịch sử: lấy đề tài trong lịch sử, tôn trọng sự thật lịch sử. Nhân vật bi kịch: anh hùng, nghệ sĩ, con người có khát vọng lớn lao, cao đẹp, cũng có khi sai lầm phải trả giá.

II. Đọc- hiểu văn bản.

1. Đọc

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Những mâu thuẫn, xung đột cơ bản.

* Mâu thuẫn xung đột giữa nhân dân lao động lao khổ, lầm than với bọn hôn quân bạo chúa và phe cánh của chúng sống xa hoa truỵ lạc. Mâu thuẫn này vốn có từ trước, đến khi Lê Tương Dực bắt Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài thì mâu thuẫn càng gay gắt, căng thẳng.

* Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu thuần tuý muôn đời và lợi ích thiết thực, trực tiếp của nhân dân.

- Nguồn gốc sâu xa: Người nghệ sĩ thiên tài đầy hoài bão, tâm huyết cũng không thể thi thố tài năng của mình đem lại cái đẹp cho đời, cho đất nước trong một chế độ thối nát, nhân dân đói khổ lầm than.

- Vũ Như Tô nghe theo lời khuyên của cung nữ Đan Thiềm - người bạn tri kỉ - mượn tiền bạc và uy quyền của vua Lê Tương Dực để thực hiện hoài bão lớn lao: xây dựng cho đất nước và dân tộc một toà nhà nguy nga vĩ đại.

-> Mâu thuẫn giữa mục đích chân chính và con đường thực hiện mục đích.

- Chính khao khát đó đã đẩy Vũ vào tình trạng đối nghịch trực tiếp với nhân dân.

- Muốn thực hiện lí tưởng thì sẽ đi ngược lại quyền lợi trực tiếp của nhân dân. Nếu xuất phát từ lợi ích nhân dân thì không thực hiện được lí tưởng

-> Tấn bi kịch không lối thoát của nghệ sĩ thiên tài VNT.

4. Củng cố: Những mâu thuẩn, xung đột cơ bản.

5. Dặn dò: Chuẩn bị bài mới: " Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài"(tt)

- Tính cách và diễn biến tâm trạng của người nghệ sĩ thiên tài Vũ Như Tô.

- Nhân vật Đan Thiềm.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 62 Đọc Văn Ngày soạn: ......................................

vÜnh biÖt cöu trïng ®µi

(Trích Vũ Như Tô- Nguyễn Huy Tưởng)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Nắm được đặc điểm của thể loại bi kịch.trên cơ sở đó để hiểu và phân tích được xung đột kịch, tính cách diễn biến tâm trạng những nhân vật chính.

- Nhận thức được quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng, thái độ ngưỡng mộ, trân trọng tài năng đối với những nghệ sĩ tài năng và tâm huyết nhưng lại rơi vào bi kịch.

2.Về kĩ năng: Đọc- hiểu văn bản kịch.

3. Về thái độ: Trân trọng những người tài năng.

B. PHƯƠNG PHÁP: đọc sáng tạo, phát vấn, giảng bình

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Những mâu thuẩn, xung đột cơ bản của đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài"?

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Có thể khái quát tính cách của nhân vật Vũ Như Tô như thế nào?

Ở hồi V, tâm trạng của Vũ Như Tô đang băn khoăn, day dứt về những vấn đề gì? Vì sao? Ông chọn cách giải quyết nào ? Vì sao ông nhất quyết không nghe lời Đan Thiềm bỏ trốn?

Hs tập trung thảo luận từng cặp một. GV gọi bất kì lên trình bày.

GV: Vũ Như Tô đã đứng trên lập trường của người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân, đứng trên lập trường cái đẹp mà không đứng trên lập trường cái thiện.

Đan Thiềm là người phụ nữ như thế nào trong mắt mọi người và trong suy nghĩ của Vũ Như Tô?

Em hiểu bệnh Đan Thiềm là gì?Tại sao Đan Thiềm lại nài nỉ Vũ đi trốn?

Nhân vật Đan Thiềm gợi em nhớ đến nhân vật nào trong một tác phẩm văn học?

(Nhân vật Viên quản ngục (Chữ người tử tù))

Hoạt động 3

Những giá trị về nội dung và nghệ thuật ? b. Tính cách và diễn biến tâm trạng của người nghệ sĩ thiên tài Vũ Như Tô.

- Vũ Như Tô, một nghệ sĩ- kiến trúc sư thiên tài " kiến trúc sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân.."

- Người có nhân cách lớn, hoài bão lớn, lí tưởng cao cả, nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân dân. Không khuất phục trước uy quyền, kiên quyết không nhận xây đài. Có ước mơ lí tưởng lớn lao nhưng đã thoát li khỏi hoàn cảnh xã hội vì vậy đã không nhận ra Cửu Trùng Đài được xây dựng bằng mồ hôi nước mắt và xương máu của nhân dân.

- Khát vọng của ông là khát vọng chính đáng của người nghệ sĩ. Ông rơi vào bi kịch vì lầm lạc trong nghĩ suy và hành động. Ông không chịu trốn chạy vì vẫn tin vào việc làm chính đại và quang minh và sáng ngời chính nghiã của mình, vẫn cho rằng mình có công hơn có tội.

- Khi bị dẫn ra pháp trường "Ôi mộng lớn..."-> tâm trạng đau xót tuyệt vọng, phẩn uất cùng cực của Vũ.

c. Nhân vật Đan Thiềm.

- Trong mắt mọi người thì Đan Thiềm là người đáng coi thường nhưng trong lòng Vũ thì nàng là người tri kỉ, tri âm.

- Là người cái tài cái đẹp " Bệnh Đan Thiềm là chính là bệnh mê đắm tài hoa siêu việt của người nghệ sĩ sáng tạo cái đẹp"

- Người luôn tỉnh táo trong mọi trường hợp, khẩn khoản khuyên Vũ bỏ trốn, sẵn sàng đổi tính mạng để của mình để cứu Vũ. Không cứu được người tài đã vĩnh biệt tất cả.

3. Tổng kết.

a. Nghệ thuật :

- Ngôn ngữ kịch điêu luyện,có tính tổng hợp cao.

- Xây dựng nhân vật kịch sắc nét, khắc hoạ tính cách tâm trạng qua ngôn ngữ và hành động.

- Mâu thuẫn kịch đẩy đến cao trào, đỉnh điểm đầy kịch tính.

b. Nội dung:

Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lý tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần tuý của muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân...

4. Củng cố: Trong lời đề tựa kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng viết:

"Than ôi! Như Tô phải hay những người giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.

Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm".

Em hãy phát biểu ý kiến cuủamình về lời đề tựa trên.

5. Dặn dò: Chuẩn bị bài mới: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản: HS làm tất cả các bài tập trong sgk

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 63 Tiếng Việt Ngày soạn: ...............................

thùc hµnh vÒ sö dông

mét sè kiÓu c©u trong v¨n b¶n

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức và cách sử dụng một số kiểu câu thường dùng trong văn bản tiếng Việt

2.Về kĩ năng: kĩ năng sử dụng câu và lĩnh hội văn bản.

3. Về thái độ: có ý thức rèn luyện.

B. PHƯƠNG PHÁP: trao đổi, thảo luận, hoạt động nhóm

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh thực hành dùng kiểu câu bị động.

Nhắc lại khái niệm câu chủ động, câu bị động?

GV phân nhóm cho hs thảo luận các bài tập 1, 2(trang 194)

1. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi.

" Hắn chỉ thấy nhục.....kẻ thù"

- Xác định câu bị động?

- Chuyển câu bị động sang câu chủ động.

- Nhận xét khi đã thay câu chủ động vào đoạn văn.

2. Xác định câu bị động trong đoạn trích sau và phân tích tác dụng của kiểu câu bị động về mặt liên kết ý trong văn bản.

" Hắn tự hỏi..........đàn bà"

Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh thực hành dùng câu có khởi ngữ

Nhắc lại: thế nào là khởi ngữ? Đặc điểm?

GV phân nhóm cho hs thảo luận các bài tập

1.Đọc đoạn trích " Phải cho hắn ăn tí gì mới được........Chi Phèo"

- Xác định những câu có khởi ngữ.

- So sánh tác dụng trong văn bản của kiểu câu có khởi ngữ và những câu không có khởi ngữ?

2. Lựa chọn câu thích hợp để điền vào dâu bỏ trống trong đoạn văn sau:

" Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.."

3. Xác định những câu có khởi ngữ trong đoạn trích sau và phân tích đặc điểm của khởi ngữ về các mặt:

- Vị trí của khởi ngữ.

- Dấu hiệu về quảng ngắt.

- Tác dụng của khởi ngữ đối với thể hiện đề tài của câu, đối với sự liên kết ý với câu trước, sự nhấn mạnh ý, sự đối lập ý...

a. Tôi mong đồng bào ai cũng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập.

b. Chỗ đứng chính của văn nghệ...tình cảm

HS thảo luận và trình bày.

I. DÙNG KIỂU CÂU BỊ ĐỘNG

1. Ôn khái niệm:

- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể hoạt động)

- Câu bị động là câu có chủ động chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động)

2. Luyện tập

* Bài tập 1

- Câu bị động: "Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả"

-> Câu chủ động: Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.

=> Thay câu chủ động vào đoạn văn thì nó không sai nhưng không nối tiếp ý và hướng triển khai ý câu trước. Câu trước đang chọn "hắn" làm đề tài thì câu sau cũng nên chọn hắn làm đề tài.

* Bài tập 2

- Câu bị động: Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một tay đàn bà.

->Tác dụng: tạo sự liên kết ý với câu đi trước, nghĩa là tiếp tục đề tài nói về "hắn".

II. DÙNG KIỂU CÂU CÓ KHỞI NGỮ

1. Ôn khái niệm

Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ, thường có thêm các quan hệ từ về, đối với... Khởi ngữ tách biệt với phần còn lại của câu bằng từ thì, là, quãng ngắt...

2. Luyện tập

* Bài tập 1

Câu có khởi ngữ: Hành thì nhà thị may lại còn.

- Khởi ngữ: Hành.

Câu không có khởi ngữ: Nhà thị may lại còn hành.

-> Hai câu tương đương về nghĩa cơ bản: biểu hiện cùng một sự việc. Câu có khởi ngữ liên kết chặt chẽ với câu đi trước nhờ sự đối lập giữa các từ gạo và hành.

* Bài tập 2

Tôi là con gái Hà Nội....như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm.

* Bài tập 3

Câu thứ hai có khởi ngữ: Tự tôi.

- Vị trí: Ở đầu câu, trước chủ ngữ.

- Có quãng ngắt (dấu phẩy) sau khởi ngữ.

-> Tác dụng: nêu một đề tài có quan hệ liên tưởng (giữa đồng bào- người nghe, và tôi- người nói) với điều đã nói trong câu trước

( đồng bào- tôi)

Câu thứ hai có khởi ngữ: Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc.

- Vị trí: ở đầu câu, trước chủ ngữ.

-> Tác dụng nêu đề tài có quan hệ với điều đã nói trong câu trước: tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu.

4. Củng cố: Chốt lại những kiến thức cơ bản

5. Dặn dò: Chuẩn bị bài mới: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản (tt)

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 64 Tiếng Việt Ngày soạn: ...........................

thùc hµnh vÒ sö dông

mét sè kiÓu c©u trong v¨n b¶n(tt)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức và cách sử dụng một số kiểu câu thường dùng trong văn bản tiếng Việt

2.Về kĩ năng: kĩ năng sử dụng câu và lĩnh hội văn bản.

3. Về thái độ: có ý thức rèn luyện.

B. PHƯƠNG PHÁP: trao đổi, thảo luận, hoạt động nhóm

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Em rút ra kinh nghiệm gì khi sử dụng kiểu câu bị động và câu có khởi ngữ?

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: tiếp theo...

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh thực hành dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống

Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận 3 bài tập. Sau đó , gọi đại diện nhóm lên trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt lại vấn đề...

1.Đọc đoạn trích:

" Thị nghĩ bụng: hãy dừng yêu để hỏi cô thị đã. Thấy thị hỏi, bà già kia bật cười. Bà tưởng cháu bà nói đùa.

- Phần in đậm nằm ở vị trí nào?

- Nó có câu tạo như thế nào?

- Chuyển phần in đậm vào phía sau chủ ngữ và nhận xét sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo về nội dung.

2. Đọc đoạn trích và tìm câu tác giả chọn để đưa vào trong đoạn để trống. Giải thích?

3. Đọc đoạn văn và xác định trạng ngữ chỉ tình huống. Nêu tác dụng của việc đặt câu có trạng ngữ về mặt phân biệt thông tin thứ yếu trong câu và thông tin quan trọng .

Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh tổng kết về việc sử dụng ba kiểu câu trong văn bản

- Thành phần trạng ngữ chỉ tình huống, chủ ngữ trong câu bị động, khởi ngữ thường đứng vị trí nào trong câu?

- Chứng minh các thành phần nêu trên thường thể hiện thông tin đã biết từ văn bản.

- Các kiểu câu trên có tác dụng liên kết ý hay không? III. DÙNG KIỂU CÂU CÓ TRẠNG NGỮ CHỈ TÌNH HUỐNG

* Bài tập 1

- Phần in đậm nằm ở vị trí đầu câu và có cấu tạo là một cụm động từ.

- Chuyển: Bà già kia thấy thị hỏi, bật cười.

=> Sau khi chuyển câu có hai vị ngữ, hai vị ngữ đều có cấu tạo là một cụm động từ, cùng biểu hiện hoạt động của một chủ thể là bà già kia. Nhưng viết theo kiểu câu có một cụm động từ ở trước chủ ngữ thì câu nối tiếp về ý rõ ràng hơn với câu trước đó.

* Bài tập 2

- Chọn câu C, nghĩa là chọn kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống.

- Nếu chọn câu A: sự việc ở câu và câu trước đó như xa nhau, cách một quãng thời gian.

- Nếu chọn câu B: lặp lại chủ ngữ Liên không cần thiết, gây cho câu văn ấn tượng nặng nề.

- Nếu chọn câu D: không tạo được mạch liên kết ý chặt chẽ với câu trước.

* Bài tập 3

- Trạng ngữ : Nhận được phiến trát ...

- Tác dụng: phân biệt tin thứ yếu với tin quan trọng.

IV. TỔNG KẾT VỀ VIỆC SỬ DỤNG BA KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN

- Thành phần chủ ngữ trong kiểu câu bị động, khởi ngữ và trạng ngữ chỉ tình huống đều chiếm vị trí đầu câu.

- Các thành phần trên đều thể hiện nội dung thông tin đã biết từ những câu đi trước trong văn bản hoặc nội dung dẽ dàng liên tưởng từ những điều đã biết ở những câu đi trước, hoặc một thông tin không quan trọng.

- Sử dụng các kiểu câu trên có tác dụng liên kết ý, tạo mạch lạc trong văn bản.

4. Củng cố: Viết một đoạn văn có sử dụng 3 kiểu câu đã học.

5. Dặn dò: Chuẩn bị bài mới: " Tình yêu và thù hận"

+ Diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

+ Phân tích để chứng minh tình yêu Rô- mê-ô và Giu-li-ét đã vượt qua thù hận.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 65 Đọc Văn Ngày soạn: ..............................

T×nh yªu vµ thï hËn

(Trích Rô- mê- ô và Giu- li- ét)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tình yêu cao đẹp bất chấp thù hận giữa hai dòng họ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

- Phân tích được diễn biến tâm trạng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại

- Hiểu được tình yêu chân chính tạo ra tình cảm và nhân cách trong sáng, nâng đỡ, cổ vũ con người vượt qua thù hận.

2.Về kĩ năng: đọc hiểu văn bản kịch

3. Về thái độ: trân trọng tình yêu chân chính

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng bình...

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Thời đại Phục hưng ở Châu Âu là thời đại "khổng lồ đẻ ra những con người khổng lồ về tư tưởng, văn hoá nghệ thuật, khoa học..". U. Sếch- xpia- nhà viết kịch vĩ đại là tên tuổi tiêu biểu nhất.

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: GV hướng dẫn hs tìm hiểu tác giả.

Nhận định chung về tác giả và sáng tác của ông?

GV hướng dẫn học sinh tóm tắt nội dung.

Vị trí của đoạn trích?

Hoạt động 2: GV hướng dẫn hs đọc.

Chịn 2 hs đọc các lời thoại. Yêu cầu đọc phải đúng giọng, diễn cảm và biểu cảm.

Hoạt động 3: Hướng dẫn hs tìm hiểu chi tiết.

Đoạn trích có mười sáu lời thoại. Sáu lời thoại đầu có gì khác biệt với những lời thoại sau? Hình thức các lời thoại đó là gì? I. TIỂU DẪN

1. Tác giả Sếch-xpia (1564-1616)

- Nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời Phục hưng.

- Có 37 tác phẩm gồm hài kịch, bi kịch, chính kịch bằng thơ xen văn xuôi, mà phần lớn là kiệt tác của nhân loại. Tp của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của khát vọng tự do, của lòng nhân ái bao la và của niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và khả năng vươn dậy để khẳng định cuộc sống của con người.

2. Văn bản kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét

* Tóm tắt(sgk)

* Mâu thuẫn cơ bản của vở kịch: khát vọng yêu thương và hoàn cảnh thù địch vây hãm

- Chủ đề: tình yêu và lòng chung thuỷ chiến thắng oán thù.

3. Vị trí của đoạn trích: thuộc cảnh 2 hồi 2. Trong đêm hội hoá trang, Rô-mê-ô gặp Giu-li-ét và hai người đã yêu nhau say đắm...

II. ĐỌC- HIỂU ĐOẠN TRÍCH

1. Đọc.

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Hình thức các lời thoại.

* 6 lời thoại đầu, về hình thức là những lời thoại của từng người. Họ nói về nhau chứ không nói với nhau-> lời độc thoại nội tâm bày tỏ nỗi lòng suy nghĩ của nhân vật.

- Lời độc thoại nội tâm: bày tỏ thành thật, không cần giấu diếm, chứa đựng cảm xúc chân thành, đằm thắm.

- Độc thoại có hàm chứa đối thoại: làm cho lời độc thoại thêm sinh động, nhiều màu sắc.

* 10 lời thoại sau là lời đối thoại thông thường.

4. Củng cố: Chốt lại các ý chính

5. Dặn dò: Chuẩn bị bài mới: " Tình yêu và thù hận"(tt)

+ Diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

+ Phân tích để chứng minh tình yêu Rô- mê-ô và Giu-li-ét đã vượt qua thù hận.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 66 Đọc Văn Ngày soạn: .................................

T×nh yªu vµ thï hËn

(Trích Rô- mê- ô và Giu- li- ét)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tình yêu cao đẹp bất chấp thù hận giữa hai dòng họ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

- Phân tích được diễn biến tâm trạng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại

- Hiểu được tình yêu chân chính tạo ra tình cảm và nhân cách trong sáng, nâng đỡ, cổ vũ con người vượt qua thù hận.

2.Về kĩ năng: đọc hiểu văn bản kịch

3. Về thái độ: trân trọng tình yêu chân chính

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng bình...

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: tiếp theo.

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

GV phân nhóm cho học sinh thảo luận những câu hỏi sau:

1.Tìm những cụm từ chứng minh tình yêu của Rô-mê-ô và giu-li-ét diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ thù địch?

Nỗi ám ảnh hận thù xuất hiện ở ai nhiều hơn? Vì sao? Cả hai đều nhắc đến hận thù trong khi tỏ tình để làm gì?

2. Lời đối thoại, độc thoại nội tâm của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diến ra trong bối cảnh thời gian,không gian như thế nào?

Phân tích diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô trong đoạn trích (đặc biệt qua lời thoại đầu tiên)

3. Phân tích diễn biến tâm trạng của Giu-li-ét? ( Đặc biệt qua lời thoại "Chỉ có tên họ ...)

4. Chứng minh rằng " tình yêu và thù hận" đã được giải quyết xong trong mười sáu lời thoại này?

Gv phân lớp thành 4 nhóm cho học sinh thảo luận.

Các nhóm lần lượt trình bày, gv cho hs nhận xét bổ sung và chốt lại những nội dung chính.

.

Gv yêu cầu học sinh đi sâu vào các lời thoại để phân tích.

Em có nhận xét gì về ngôn ngữ được tác giả sử dụng ở đây?

Nhưng diễn biến nội tâm của Giu-li-ét nói lên tài năng gì của nhà văn?

Qua đoạn trích em có thể rút ra được gì về gia trị nội dung và nghệ thuật? II. ĐỌC- HIỂU ĐOẠN TRÍCH

2. Tìm hiểu chi tiết

b. Tình yêu trên nền thù hận.

- Sự thù hận của hai dòng họ cứ ám ảnh cả hai người trong suốt cuộc gặp gỡ

+ Rô-mê-ô: Tôi thù ghét cái tên tôi... Chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu... Tù nay tôi sẽ không bao giờ còn là Rô- mê- ô nữa...

+ Giu-li-ét: Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi, Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi . Nơi tử địa..họ mà bắt gặp anh..

- Nỗi ám ảnh thù hận xuất hiện ở Giu-li-ét nhiều hơn. Nàng lo lắng day dứt không chỉ cho mình mà còn cả người yêu.

- Thái độ Rô-mê-ô quyết liệt hơn, chàng sẵn sàng từ bỏ dòng họ mình để đến với tình yêu. Cái chàng sợ là không có được, không chiếm được tình yêu của Giu- li- ét, sợ nàng nhìn mình bằng ánh mắt của sự thù hận ...

=> Cả hai đều nhắc đến thù hận song không phải để khơi dậy hay khoét sâu hận thù mà chỉ để vượt lên thù hận, bất chấp thù hận -> Quyết tâm xây đắp tình yêu.

c. Tâm trạng của Rô-mê-ô.

- Đêm khuya, trăng sáng. Màn đêm thanh vắng với vầng trăng trên trời cao tạo chiều sâu cho sự bộc lộ tình cảm của đôi tình nhân-> Thiên nhiên được nhìn qua các điểm nhìn của chàng trai đang yêu do đó thiên nhiên là thiên nhiên hoà đồng, chở che, trân trọng.

- Trăng trở thành đối tượng để Rô-mê-ô so sánh với vẻ đẹp không sánh được của Giu- li-ét.:

+ "Vừng dương" lúc bình minh

+ Sự xuất hiện của "vừng dương" khiến "ả Hằng Nga" trở nên "héo hon", nhợt nhạt...

+ "Nàng Giu-li-ét là mặt trời"

- Mạch suy nghĩ của Rô-mê-ô hướng vào đôi mắt: "Đôi mắt nàng lên tiếng". Đôi môi lấp lánh của Giu-li-ét cảm nhận như sự mấp máy của làn môi khi nói-> liên tưởng.

- "Hai ngôi sao đẹp nhất trên bầu trời"-> so sánh được đẩy lên cấp độ cao hơn bằng sự tự vấn "Nếu mắt nàng...thế nào nhỉ?"

-> khẳng định vẻ đẹp của đôi mắt, của các nét đẹp trên khuôn mặt...-> khát vọng yêu đương hết sức mãnh liệt "Kìa! Nàng tì má...gò má ấy!"

- Cảm xúc của Rô-mê-ô là cảm xúc của một con người đang yêu và đang được tình yêu đáp lại, đây cũng là sự cộng hưởng kì lạ của những tâm hồn đang yêu...

d. Tâm trạng của Giu-li-ét

- Qua lời độc thoại nội tâm:

+ Vừa gặp Rô-mê-ô, trở về phòng đứng bên cửa sổ thổ lộ nỗi lòng của mình " Chàng hãy khước từ...hãy thề yêu em đi" "chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi"-> Tình yêu mãnh liệt không chút che dấu, không chút ngượng ngùng, suy nghĩ chín chắn, cảm nhận được mối tình có thể sẻ trở ngại bởi sự thù hận của hai dòng họ.

- Qua lời đối thoại với Rô-mê-ô.

+ Anh tới đây bằng cách nào và tới đây làm gì? Câu hỏi để giải toả băn khoăn vì chưa thật tin vào tình yêu mới bất ngờ của chàng.

+ Anh làm cách nào tới được chốn này..người nhà em bắt gặp nơi đây. Câu hỏi hướng tới Rô-mê-ô cũng là để thể hiện nỗi lo lắng giằng xé tâm can Giu-li-ét. Liệu tình yêu của Rô-mê-ô có đủ sức mạnh để vượt qua bức tường rào hữu hình ở gia đình Ca-pu-lét hay không? Tình yêu của chàng có đủ sức mạnh vượt qua bức tường thù hận ở hai gia đình hay không?

+ Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây tế nhị chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô, trái tim nàng đã hoàn toàn hướng về Rô-mê-ô.

=> Qua ngôn ngữ sống động và đầy chất thơ nhà văn đã thể hiện được diễn biến nội tâm đầy phức tạp nhưng phù hợp với tâm trạng của người đang yêu. Thể hiện một tình yêu mãnh liệt trong trắng vượt lên trên sự hận thù truyền kiếp của hai dòng họ.

5. Tình yêu bất chấp thù hận.

- Thù hận không xuất hiện như một thế lực cản trở tình yêu mà thù hận chỉ hiện qua dòng suy nghĩ của các nhân vật, song không phải là động lực chi phối hành động của nhân vật.

- Tình yêu trong sáng diễn ra trên cái nền của thù hận. thù hận bị đẫy lùi chỉ còn lại tình đời tình người bao la, phù hợp với lí tưởng nhân văn.

III. Tổng kết.

- Đoạn trích đã khẳng định tình người tình đời theo lí tưởng nhân văn.

4. Củng cố: Chứng minh rằng: "Ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người"?

5. Dặn dò: Chuẩn bị bài mới: Ôn tập văn học

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 67 Đọc Văn Ngày soạn: 05/01/2008

«n tËp phÇn v¨n häc

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh

- Nắm vững được những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam hiện đại trong chương trình ngữ văn 11.

- Củng cố và hệ thống hoá những tri thức ấy trên hai phương diện lịch sử và thể loại

2.Về kĩ năng: Rèn luyện tư duy phân tích và tư duy khái quát, kĩ năng trình bày vấn đề một cách hệ thống.

3. Về thái độ: Ý thức học tập, rèn luyện

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, hoạt động nhóm...

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: tiếp theo.

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Gv chia nhóm cho hs thảo luận những câu hỏi sau:

1. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945 có sự phân hoá thành nhiều bộ phận, nhiều xu hướng như thế nào? Nêu những nét

chính của mỗi bộ phận, mỗi xu hướng văn học đó.

Hãy làm rõ nguồn gốc sâu xa của tốc độ phát triển hết sức nhanh chóng và mau lẹ của văn học thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8- 2945.

Gv yêu cầu hs lấy ví dụ làm rõ các xu hướng phát triển khác nhau của văn học.

Hs trình bày, gv yêu cầu hs khác nhận xét sau đó chốt lại những nội dung chính.

2. Tiểu thuyết hiện đại khác với tiểu thuyết trung đại như thế nào? Những yếu tố nào trong tiểu thuyết trung đại tồn tại trong tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng.

GV yêu cầu hs phân tích những yếu tố trung đại còn tồn tại trong Cha con nghĩa nặng.

Cha con nghĩa nặng: Còn chú ý nhiều đến sự kiện, chi tiết. Tâm lí nhân vật sơ sài, thể hiện còn đơn giản. Kể chuyện hoàn toàn theo thời gian, sự việc.Ngôi kể thứ 3, xen những lời bình luận còn vụng về, thiên nhiên còn chưa gắn bó, hài hoà với nhân vật.

I Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX_-> 1945 có sự phân hoá phức tạp thành nhiều bộ phận, nhiều xu hướng trong quá trình phát triển.

1. Ở bộ phận công khai, có các xu hướng chính.

* Văn học nô dịch, phản động, chống lại nhân dân, cam tâm làm tay sai cho Pháp, chống lại các phong trào yêu nước, cách mạng..

* Văn học lãng mạn:

- Tiếng nói cá nhân, khẳng định cái tôi cá nhân, bất hoà với thực tại, tìm đến

thế giới tình yêu quá khứ, nội tâm, tôn giáo.

- Thức tỉnh ý thức cá nhân, chống lễ giáo phong kiến, làm cho tâm hồn người đọc thêm phong phú, thêm yêu quê hương đất nước..

- Hạn chế: ít gắn với đời sông chính trị văn hoá, sa vào đề cao chủ nghĩa cá nhân cực đoan..

- Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Thơ Tản Đà, Thế Lữ, Xuân Diệu..Văn xuôi: Hoàng ngọc Phách, Nhất Linh, Khái Hưng, Nguyễn Tuân..

* Văn học hiện thực:

- Phản ánh hiện thực khách quan: Đó là xã hội thuộc địa bất công, tố cáo lên án tầng lớp thống trị, phơi bày tình cảnh khốn khổ của nhân dânlao động, trí thức nghèo..Có giá trị nhân đạo sâu sắc.

- Hạn chế: Chưa thấy rõ tiền đồ của nhân dân lao động và tương lai của dân tộc.

- Tác giả tiêu biểu: Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao..

*Ở bộ phận văn học bất hợp pháp.

- Văn học yêu nước cách mạng do các sĩ phu yêu nước, các cán bộ, chiến sĩ và quần chúng cách mạng..

- Văn chương là vũ khí đấu tranh cách mạng.

- Tác giả: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh, Tố Hữu..

*Nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá phức tạp.

- Do sự khác nhau về quan điểm nghệ thuật.

- Do sự phức tạp của tình hình xã hội, chính trị, tư tưởng..

2. Văn học phát triển với tốc độ hết sức mau lẹ, phi thường.

- Do sự thúc đẩy của thời đại.

- Xã hội mới đòi hỏi văn học phải đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề trước đó chưa từng có.

- Sức sông của dân tộc tiếp sức, chịu ảnh hưởng của phong trào yêu nước và cách mạng, của Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Sự thức tỉnh, trổi dậy mạnh của ý thức cái tôi cá nhân.

II. Phân biệt sự khác nhau giữa tiểu thuyết trung đại và hiện đại.

- Tiểu thuyết trung đại:

+ Chữ Hán, chữ Nôm

+ Chú ý đến sự việc, chi tiết.

+ Cốt truyện đơn tuyến.

+ Cách kể theo trình tự thời gian.

+ Tâm lí, tâm trạng nhân vật sơ lược.

+ Ngôi kể thứ 3.

+ Kết cấu chương hồi.

- Tiểu thuyết hiện đại;

+ Chữ quốc ngữ.

+ Chú ý đến thế giới bên trong của nhân vật.

+ Cốt truyện phức tạp, đa tuyến.

+ Cách kể theo trình tự thời gian, theo sự phát triển của tâm lí, tâm trạng nhân vật.

+ Tâm trạng, tâm lí nhân vật phức tạp.

+ Ngôi kể thứ 3, thứ nhất, kết hợp nhiều ngôi kể.

+ Kết cấu chương đoạn.

4. Củng cố: Chốt lại các ý chính

5. Dặn dò: Chuẩn bị: các câu hỏi còn lại trong phần Ôn tập

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 68 Đọc Văn Ngày soạn: ..........................

«n tËp phÇn v¨n häc

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh

- Nắm vững được những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam hiện đại trong chương trình ngữ văn 11.

- Củng cố và hệ thống hoá những tri thức ấy trên hai phương diện lịch sử và thể loại

2.Về kĩ năng: Rèn luyện tư duy phân tích và tư duy khái quát, kĩ năng trình bày vấn đề một cách hệ thống.

3. Về thái độ: Ý thức học tập, rèn luyện

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, hoạt động nhóm...

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: tiếp theo.

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Phân tích tình huống trong các truyện ngắn " Vi hành"( Nguyễn Ái Quốc) Tinh thần thể dục ( Nguyễn Công Hoan) Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) Chí Phèo (Nam Cao).

GV đặt thêm một số câu hỏi phụ gợi mở cho hs.

Tình huống truyện là gì? Vai trò của tình huống đối với tác phẩm tự sự?

Hs thảo luận trình bày- hs nhận xét gv chốt lại nội dung chính.

Nét đặc sắc về nghệ thuật của các truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân) Chí Phèo (Nam Cao)

Gv chia 3 nhóm , mỗi nhóm tìm hiểu một truyện, chuẩn bị thành dàn ý , trình bày.

Cả lớp nhận xét- gv chốt lại những nội dung chính.

Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng được thể hiện như thế nào qua việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn kịch trong đoạn " Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài"

Hs thảo luận trình bày.

III. Tình huống truyện trong các tác phẩm: Vi hành, Tinh thần thể dục, Chữ người tử tù, Chí phèo.

* Tình huống là các quan hệ, những hoàn cảnh, những nhà văn sáng tạo ra để tạo nên sự hấp dẫn, sức sống và thế đứng của truyện. Sáng tạo tình huống đặc sắc là vấn đề then chốt của nghệ thuật viết truyện.

- Vi hành: tình huống nhầm lẫn.

- Tinh thần thể dục: mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung, mục đích và thực chất tốt đẹp và tai hoạ. Bắt buộc dân xem đá bóng, dân trốn chạy, thoái thác.

- Chữ người tử tù: tình huống éo le, tử tù sắp bị tử hình- người cho chữ, quản ngục- người xin chữ. Cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có.

- Chí Phèo: Tình huống bi kịch: mâu thuẫn giữa khát vọng sông lương thiện và không được làm người lương thiện.

IV. Nét đặc sắc trong nghệ thuật của các truyện: Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Chí Phèo.

- Hai đứa trẻ: Truyện không có truyện- truyện trữ tình. Cốt truyện đơn giản. Tác giả chủ yếu đi sâu vào tâm trạng và cảm giác của nhân vật. Ngôn ngữ giàu chất thơ, nhẹ nhàng, tinh tế..

- Chữ người tử tù: Cốt truyện đơn giản, Tạo tình huống éo le. Tình huống cho chữ, xin chữ. Ngôn ngữ kể, tả vừa cổ kính, vừa hiện đại, rất tạo hình.

- Chí Phèo: Cốt truyện hấp dẫn, li kì. Cách kể, tả linh hoạt, biến hoá. Xây dựng nhân vật điển hình, miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật..

V. Quan điểm của Nguyễn Huy Tưởng trong việc triễn khai và giải quyết mâu thuẩn trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

- Tác giả đã giải quyết mâu thuẫn thứ nhất theo quan điểm của nhân dân nhưng không lên án, không cho rằng Vũ Như Tô và Đan Thiềm là người có tội.

- Mâu thuẫn thứ hai chưa được giải quyết dứt khoát bởi đó là mâu thuẫn đã mang tính quy luật thể hiện mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, nghệ sĩ và xã hội-> cách giải quyết thoả đáng, tối ưu.

4. Củng cố:

- Ngoài những nội dung đã ôn tập, về nhà đọc và tìm hiểu cụ thể hơn một số tác phẩm tiêu biểu trong chưng trình.

- Viết đoạn văn phân tích khát vọng hạnh phúc của Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong đoạn trích Tình yêu và thù hận.

5. Dặn dò:

- Ôn tập kiểm tra học kì.

- Đọc trước phần " Kiểm tra tổng hợp cuối học kì"

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 71 Làm văn Ngày soạn: .............................

luyÖn tËp pháng vÊn

vµ tr¶ lêi pháng vÊn

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố những hiểu biết về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

2.Về kĩ năng: bước đầu biết phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về một chủ đề liên quan mật thiết đến đời sống của học sinh.

3. Về thái độ: Tiến bộ hơn trong cách sử dụng ngôn ngữ và trong thái độ giao tiếp...

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, hoạt động nhóm...

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: tiếp theo.

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

GV kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh về:

- Giới hạn chủ đề

- Soạn hệ thống câu hỏi

- Dự kiến trả lời các câu hỏi mà mình soạn.

GV phân nhóm và cho hs trao đổi để thống nhất chủ đề phỏng vấn. Sau đó, các nhóm nên nhất trí nhanh về mục đích và đối tượng phỏng vấn để trao đổi kĩ hơn về hệ thống các câu hỏi phỏng vấn.

Sau khi thảo luận, gv yêu cầu mỗi nhóm cử một người làm nhiệm vụ phỏng vấn, một(hoặc 1 số người) làm nhiệm vụ trả lời phỏng vấn, một người ghi biên bản phỏng vấn. Số hs còn lại trong nhóm nghe và góp ý

GV sơ kết những mặt ưu điểm và những mặt còn hạn chế về phỏng vấn, trả lời phỏng vấn và về biên bản ghi chép cuộc phỏng vấn... 1. Chuẩn bị

2. Thảo luận nhóm

3. Trình bày

4. Sơ kết, rút kinh nghiệm.

- Đối với người phỏng vấn: lập hệ thống câu hỏi, cách hỏi, cách ghi chép và biên tập kết quả phỏng vấn.

- Đối với người trả lời phỏng vấn: xác định nội dung trả lời câu hỏi, cách diễn đạt, trình bày các ý kiến của bản thân.

-> Chú ý thái độ, tác phong khi hỏi đáp, chuyện trò, giao tiếp.

4. Củng cố: GV gợi ra những điều cần rút kinh nghiệm và phương hướng phấn đấu cho hs trong lớp

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Lập dàn ý đề bài viết tổng hợp

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 72 Làm văn Ngày soạn: .......................

Tr¶ bµi kiÓm tra tæng hîp

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh nhận ra trong các kiến thức cơ bản về phần VH, TV và LV đã học trong học kì I, những gì bản thân nắm vững và những gì còn sai sót; những điều cần rút kinh nghiệm...

2.Về kĩ năng: làm bài nghị luận văn học

3. Về thái độ: có phương hướng phát huy ưu điểm, sửa chữa, khắc phục hạn chế, có tiến bộ hơn trong kì sau.

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, hoạGV nhận xét, đánh giá....

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Gv nêu đáp án phần trắc nghiệm.

GV hướng dẫn hs thảo luận phần tự luận...

GV nhận xét, nêu ra các lỗi để hs sửa chữa...

Đáp án

I. Trắc nghiệm:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

452

B

D

D

A

C

C

A

B

C

A

B

D

371

C

B

D

A

C

A

B

D

B

D

D

A

297

B

D

C

A

B

A

D

D

B

C

C

A

143

C

D

C

C

B

D

B

A

A

B

A

D

II. Tự luận:

Câu 1:

- Cái đẹp không thể cùng tồn tại bên cái xấu, cái ác

- Yêu cái đẹp và muốn tôn thờ cái đẹp thì trước hết phải có thiên lương và giữ được thiên lương.

-> Lời khuyên chân thành, sâu sắc, kín đáo -> tri âm tri kỉ

Câu 2:

- Giới thiều vài nét về TL và truyện ngắn "Hai đứa trẻ"

- Bức tranh chân thực và cảm động:

+ Trong buổi chiều tà và đêm tối, hình ảnh những con người phố huyện hiện lên chỉ bằng vài nét phác hoạ nhưng đầy ám ảnh.

+Hình ảnh chị em Liên và đoàn tàu

+ Những hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi

-> Tinh thần nhân đạo của tác phẩm.

Nhận xét:

- Ưu: hiểu đề, nhiều em có kĩ năng làm bài khá, kiến thức khá ; trình bày mạch lạc, sạch sẽ...

- Nhược:

+ Nhiều em kiến thức còn rất mơ màng, không nắm được những kiến thức cơ bản nhất

+ Cách làm bài còn chung chung, chưa làm nổi bật được các ý chính.

+ Lỗi dùng từ, đặt câu nhiều

...

Sửa lỗi:

4. Củng cố: GV yêu cầu hs tự rút kinh nghiệm

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Lưu biệt khi xuất dương

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 73 Đọc văn Ngày soạn: ............................

L­u biÖt khi xuÊt d­¬ng

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu TK XX

- Thấy được những đặc sắc nghệ thuật và nhất là giọng thơ tâm huyết sôi sục của PBC

2.Về kĩ năng: cảm thụ, phân tích văn học

3. Về thái độ: kính phục tinh thần yêu nước của PBC

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng bình

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: tiếp theo.

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Nêu vài nét chính về tác giả PBC?

GV chốt lại...

Gv nêu bối cảnh lịch sử đất nước và những ảnh hưởng từ nước ngoài để giúp hs hiểu bài thơ.

Gv hướng dẫn hs đọc

GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận 4 câu hỏi sau:

- Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế tầm vóc của con người trong vũ trụ

- Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc

- Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những điều xưa cũ

- Khát vọng hành động và tư thế buổi lên đường.

HS trả lời, GV giảng bình thêm...

GV hướng dẫn hs tổng kết về nội dung tư tưởng và nghệ thuật... I. TIỂU DẪN

1. Phan Bội Châu (1867- 1940)

- Là nhân vật kiệt xuất của ls đầu thêếkỉ XX, lãnh tụ các phong trào: Duy Tân, Động du, VN quang phục hội

- Là một chí sĩ có tinh thần yêu nước và khát vọng cứu nước nồng cháy

- Là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc(dù không chủ tâm). Văn thơ PBC chủ yếu được viết ra nhằm mục đích tuyên truyền, cổ động CM với bầu nhiệt huyết sôi sục, cuồn cuộn

2. Hoàn cảnh ra đời bài thơ: 1905 (sgk)

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Đọc

2 Tìm hiểu chi tiết

a. Hai câu đề

- Chí làm trai: phải làm nên chuyện lạ-> chủ động thay đổi cả trời đất -> quan niệm con người vũ trụ.

-> Cảm hứng, ý tưởng lớn lao, táo bạo, mãnh liệt: chí làm trai trong SN cứu nước.

-> Hiình ảnh nam tử khoẻ khoắn, ngang tàng, dám ngạo nghễ, thách thức với cả càn khôn.

2. Hai câu thực:

- Ý thức về vai trò lịch sử của mình thật kiêu hùng, đầy tự tôn, tự tín trong khoảng thời gian thuộc tầm cỡ vĩ mô.

- Tự hỏi mình, hỏi mọi người, hỏi thời đại nhưng cũng là lời giục giã cứu nước.

- NT đối-> khẳng định nhân cách cứng cỏi, đẹp, cao cả bởi ý thức trách nhiệm cao trước thời cuộc

=> Tư thế con người ý thức về cái tôi một cách mãnh liệt giữa mênh mông thời gian và lồng lộng không gian.

3. Hai câu luận: Khẳng định nỗi nhục mất nước đồng thời đề cao "việc lạ" cần làm là từ bỏ sách vở Thánh hiền -> một tư tưởng mới mẻ, táo bạo, tiên phong nhờ có tinh thần dân tộc cao cả và nhiệt huyết cứu nước.

4. Hai câu kết:

- Việc lạ: cứu dân cứu nước

- Tư thế và khát vọng buổi lên đường thật lãng mạn, hào hùng. Đây là một hình tượng đẹp, giàu chất sử thi.

3. Tổng kết (sgk)

4. Củng cố: Cảm nghĩ của em về hình tượng trang nam nhi trong bài thơ?

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Nghĩa của câu

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 74 Tiếng Việt Ngày soạn: ............................

NGHÜA CñA C¢U

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Nắm đựcp những nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu

- Nhận ra và biết phân tích hai thành phần nghĩa của câu, diễn đạt được nội dung cần thiết của câu phù hợp với ngữ cảnh

2.Về kĩ năng: phân tích nghĩa của câu; nói và viết câu

3. Về thái độ: Ý thức học tập, rèn luyện

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, hoạt động nhóm...

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

GV hươớngdẫn hs phân tích ngữ liệu

Em hãy nhận xét về nghĩa của câu?

GV giảng thêm, minh hoạ...

Thế nào là nghĩa sự việc?

Kể các loại nghĩa sự việc và cho ví dụ minh hoạ...

Gv minh hoạ thêm...

GV yêu cầu 1 hs đọc phần Ghi nhớ để một lẫn nữa khắc sâu kiến thức.

GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận 3bài tập trong sgk.

Gọi đại diện 3 nhóm lên bảng làm. GV nhận xét, đánh giá.

I. HAI THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA CÂU

1. Tìm hiểu ngữ liệu (sgk)

2. Nhận xét:

- Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái

- Trong mỗi câu, hai thành phần nghĩa trên hoà quyện với nhau và không thể có việc mà không có nghĩa tình thái. Có trường hợp tách riêng từ ngữ tình thái thành một câu đặc biệt. Lúc đó, câu chỉ có nghĩa tình thái mà không có nghĩa sự việc.

II. NGHĨA SỰ VIỆC

- Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến.

- Một số loại sự việc phổ biến:

+ Câu biểu hiện hành động

+ Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm

+ Câu biểu hiện quá trình

+ Câu biểu hiện tư thế

+ Câu biểu hiện sự tồn tại

+ Câu biểu hiện quan hệ

- Các thành phần ngữ pháp thường biểu hiện nghĩa sự việc là: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.

LUYỆN TẬP

Bài 1:

- C1: 2 SV: Trạng thái

- C2: 1 SV: Đặc điểm

- C3, 4: 1 SV: Quá trình

- C5: 2SV: trạng thái, đặc điểm

- C6: 2 SV: đặc điểm, trạng thái

- C7: 2SV: tư thế

- C8: 1 SV: hành động

Bài tập 2:

a. Kế, thực, đáng -> Công nhận sự danh giá là có thực những chỉ thực ở một phương diện nào đó, còn ở phương diện khác thì là điều đáng sợ.

b. Từ tình thái: có lẽ -> phỏng đoán

c. 2 nghĩa SV và 2 nghĩa TT...

Bài 3: Hẳn

4. Củng cố: Chốt lại các ý chính

5. Dặn dò: Chuẩn bị: bài viết số 5 (NLVH)

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 75 Làm văn Ngày soạn............................

bµi lµm v¨n sè 5

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố lại các kiến thức đã học, thành thạo các thao tác phân tích, bình luận..

2.Về kĩ năng: làm văn nghị luận văn học.

3. Về thái độ: nghiêm túc

B. PHƯƠNG PHÁP: làm bài tại lớp

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án, đề ra.

2. HS: Đọc sgk, giấy, bút

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Gv ghi đề lên bảng...

Coi kiểm tra...

·10 Đề ra: Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo từ khi bị Thị Nở cự tuyệt đến kết thúc truyện.

·11 Yêu cầu làm bài: HS có thể sáng tạo về cách làm nhưng phải có các ý sau:

- Con đường trở lại làm người của Chí vừa mở ra đã bị chặn đứng lại: Bà cô TN dứt khoát ngăn chặn, Chí rơi vào bi kịch tâm hồn đau đớn, bi kịch con người không được công nhận là người-> Quằn quại, đau khổ tuyệt vọng..."ôm mặt khóc rưng rức" và "luôn thấy thoảng mùi cháo hành"(lặp)

-> khóc cho sự uất nghẹn, khóc cho số phận, cuộc đời và vẫn khao khát tình yêu thương.

- Tao muốn làm người lương thiện. Không được, ai cho tao lương thiện..Tâm trạng cực kì phẩn uất và bế tắc trước kẻ thù của suốt cuộc đời mình, thể hiện bản chất người tốt đẹp, khao khát hướng thiện của con quỷ dữ.

- Chí Phèo giết Bá Kiến: lòng căm thù lên đến tột đỉnh khi nhận ra nguyên nhân chính của cuộc đời mình.

- Cái chết của Chí: thể hiện niềm khao khát trở về cuộc sống lương thiện còn cao hơn cả tính mạng, sức mạnh căm thù đã vùng lên một cách mạnh mẽ dù còn tự phát manh động-> Tố cáo xã hội thực dân pk và xung đột gay gắt giữa địa chủ và nông dân.

=> Tư tưởng nhân đạo độc đáo của NC: phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi bị bị biến thành thú dữ.

·12 Biểu điểm:

- Điểm Giỏi: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Diễn đạt trôi chảy, giàu cảm xúc. Trình bày được những ý kiến chủ quan của mình. Có thể còn vài sai sót nhỏ.

- Điểm khá: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên. Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc. Có một vài sai sót nhỏ.

- Điểm TB: Hiểu đề, trình bày được ý kiến chủ quan của mình về vấn đề trên. Còn sai sót về kỹ năng.

- Điểm Yếu, kém: Bài làm sơ sài, xa đề hoặc lạc đề. Văn viết quá kém.

4. Củng cố: Thu bài, kiểm bài

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Hầu trời (Tản Đà)

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 76 Đọc văn Ngày soạn: ............................

hÇu trêi

(TẢN ĐÀ)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh

- Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà và những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại của thơ ca VN vào đầu những năm 20 của TK XX.

- Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc cuủa thơ TĐ.

2.Về kĩ năng: cảm thu, phân tích thơ

3. Về thái độ:trân trọng hồn thơ lãng mạn, khao khát khẳng định mình của TĐ.

B. PHƯƠNG PHÁP: làm bài tại lớp

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án

2. HS: Đọc sgk, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng và nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ "Lưu biệt khi xuất dương"?

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Dựa vào sgk, em hãy tóm tắt những nét chính về TĐ?

Gv giảng thêm...

GV giới thiệu về bài thơ để gợi cảm hứng cho hs...

Gv hướng dẫn hs đọc...

Cách vào đề của bài thơ gợi cảm giác như thế nào về câu chuyện mà tác giả sắp kể? Phân tiíc khổ thơ để làm sáng tỏ điều đó?

Gv định hướng...

Gv nêu vấn đề để hs tìm hiểu vấn đề 2:

- Tác giả có thái độ gì khi kể chuyện?

- Nghe tác giả đọc thơ, Trời và các chư tiên có biểu hiện gì?

- Qua đoạn thơ, em cảm nhận được gì về cá tính của nhà thơ và niềm khao khát chân thành của thi sĩ?

HS làm việc độc lập với văn bản và phát biểu ý kiến. Cả lớp thảo luận.

Gv đinh hướng... I. TIỂU DẪN

1. Tản Đà (1889- 1939)

- "Con người của 2 thế kỉ" cả về học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương.

- Thơ văn TĐ có thể xem như cái gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: tủng đại và hiện đại

2. Bài thơ "Hầu trời"

- In trong tập "Còn chơi", xuất bản lần đầu năm 1921.

- Cảnh trời-> mô típ nghệ thuật có tính hệ thống trong thơ TĐ. Bài thơ Hầu trời là một khoảnh khắc trong chuỗi cảm hứng lãng mạn đó.

- Bài thơ cấu tứ như một câu chuyện.

II. ĐỌC HIỂU BÀI THƠ

1. Đọc

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Cách vào đề của bài thơ: Gợi ra một mối nghi vấn, gợi trí tò mò của người đọc. Cảm giác đó làm cho câu chuyện mà tác giả sắp kể trở nên có sức hấp dẫn đặc biệt -> Cách vào đề độc đao, có duyên

b. Tác giả đọc thơ cho Trời và các chư tiên nghe

- Thi sĩ rất cao hứng và có phần tự đắc: "đương cơn đắc ý", đọc "ran cung mây", tự khen mình "Văn đã giàu thay lại lắm lối"

- Trời đánh giá cao và không tiếc lời tán dương:Văn thật tuyệt, Nhời văn chuốt đẹp như sao băng, khí văn hùng mạnh như mây chuyển, êm như gió thoảng, tinh như sương....

- Chư tiên nghe thơ cũng rất xúc động, tán thưởng và hâm mộ.

- Giọng thơ hào sảng, lai láng tràn trề

-> TĐ rất ý thức về tài năng của mình. TĐ còn rất táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ bản ngã của mình, thâm chí còn rất "ngông" khi tìm đến tận trời để khẳng định mình. Đoa là niềm khao khát chân thành của thi sĩ khôgn bị kiềm chế, cương toả đã biểu hiện một cách thoải mái, phóng khoáng. Giữa chốn hạ giới mà văn chương "rẻ như bèo"...TĐ không tìm được tri âm tri kỉ đành lên tận cõi tiên mới thoả nguyện.

4. Củng cố: So sánh cái tôi Tản Đà với cái tôi NCT?

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Hầu trời (Tản Đà): tiếp theo

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 77 Đọc văn Ngày soạn: ............................

hÇu trêi

(TẢN ĐÀ)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh

- Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà và những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại của thơ ca VN vào đầu những năm 20 của TK XX.

- Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc cuủa thơ TĐ.

2.Về kĩ năng: cảm thu, phân tích thơ

3. Về thái độ:trân trọng hồn thơ lãng mạn, khao khát khẳng định mình của TĐ.

B. PHƯƠNG PHÁP: làm bài tại lớp

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án

2. HS: Đọc sgk, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Tác giả đã kể gì về mình trước Trời và các chư tiên?

GV yêu cầu hs đọc đoạn thơ: "Bẩm con không....sương tuyết". Nêu vấn đề: cảm hứng hiện thực của đoạn thơ có mối liên hệ với cảm hứng lãng mạn (cảm hứng chủ đạo của bài thơ) như thế nào?

GV giảng- liên hệ mở rộng...

GV yêu cầu hs đọc lại toàn bộ bài thơ và thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm thảo luận một mặt trong các mặt nghệ thuật bài thơ: Thể loại (nhóm 1), ngôn từ (nhóm 2), giọng thơ (nhóm 3), cách biểu hiện cảm xúc (nhóm 4).

GV gợi ý: Muốn thấy được những nét mới, cần đối chiếu với thơ TĐ.

Đaị diện nhóm trình bày

GV chốt lại...

Em hãy đánh giá chung về nội dung tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ?

GV chốt...

2. Tìm hiểu chi tiết

c. Cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

- TĐ đã vẽ một bức tranh rất chân thực và cảm động về chính cuộc đời mình:

+ Họ tên

+ những tác phẩm đã xuất bản

+ Kể chi tiết với giọng đầy chua chát về thân phận cơ cực, tủi hổ của mình

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn. Song bức tranh hiện thực được đặt giữa cảm hứng lãng mạn đã tạo nên một hiệu quả nghệ thuật rất lớn. Đôi cánh lãng mạn khiến hồn thơ thi nhân thăng hoa. Đôi chân hiện thực giữ cho ý thơ sâu sắc, thấm thía. Bài thơ vì thế thấm đẫm tinh thần nhân văn.

d. Những nét mới và hay về nghệ thuật

- Thể thơ: thất ngôn trường thiên.

- Ngôn ngữ gần với lời ăn tiếng nói đời thường.

- Giọng thơ khá linh hoạt: giọng kể mang tính tự sự kết hợp với giọng trữ tình nhiều sắc điệu, khi hóm hỉnh hài hước, lúc sôi nổi phóng khoáng, khi lại ngậm ngùi chua chát...

- Cách biểu hiện cảm xúc phóng túng, tự do, không hề bị gò bó. Tác giả hiện diện trong bài thơ với tư cách người kể chuyện động thời là nhân vật chính.

3. Tổng kết: Qua bài Hầu trời, TĐ đã mạnh dạn biểu hiện "cái tôi" cá nhân- một cái tôi "ngông", phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của minh và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời. Bài thơ có nhiều sáng tạo trong hình thức nghệ thuật: thể tho thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh.

4. Củng cố: GV hướng dẫn hs làm bài tập phần Luyện tập ở SGK.

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Nghĩa của câu (tt)

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 78 Tiếng Việt Ngày soạn: ............................

NGHÜA CñA C¢U (tt)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Nắm đựcp những nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu

- Nhận ra và biết phân tích hai thành phần nghĩa của câu, diễn đạt được nội dung cần thiết của câu phù hợp với ngữ cảnh

2.Về kĩ năng: phân tích nghĩa của câu; nói và viết câu

3. Về thái độ: Ý thức học tập, rèn luyện

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, hoạt động nhóm...

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là nghĩa của câu? Câu có những thành phần nghĩa cơ bản nào? Có những loại nghĩa sự việc nào? Những thành phần nào trong câu thường biểu hiện nghĩa sự việc?

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

GV diễn giảng: Khi đề cập đến sự việc nào đó, Người nói không thể không bày tỏ thái độ, sự đánh giá của mình đối với sự việc...

GV cho hs quan sát các ngữ liệu minh hoạ các luận điểm ở SGK. Sau đó, gv yêu cầu hs lấy vd minh hoạ từ bài "Hầu trời" đã học...

Gv cho hs quan sát các ngữ liệu ở sgk và yêu cầu hs nhận xét về tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe trong các ngữ liệu, từ đó lấy thêm ví dụ.

GV minh hoạ thêm...

Nghĩa tình thái thường bộc lộ ở những kiểu từ loại nào trong câu?

GV chia lớp thành 4 nhóm làm 4 bài tập trong sgk.

Sau đó, gv gọi địa diện nhóm lần lượt lên bảng làm.

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

GV chốt lại...

III. NGHĨA TÌNH THÁI

1. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

Khẳng định tính chân thực của sự việc

Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!...

Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp

Văn trần như thế chắc có ít!

Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc

Những áng văn con in cả rồi.

Đánh giá sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra

Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu.

Khẳng đinh tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc

Trời rằng: không phải là trời đày/ Trời định sai con một việc này.

2. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe.

- Tình cảm thân mật, gần gũi

VD: Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế! (TL- Hai đứa trẻ)

- Thái độ bực tức, hách dịch:

VD: Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng bay nhưng ai thương tao. (NCH- Tinh thần thể dục)

- Thái độ kính cẩn

vd: Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi thì ông Nghị ghét con, cả nhà con khổ (NCH- Tinh thần thể dục)

=> NTT thường được biểu hiện ở những từ ngữ xưng hô, từ ngữ cảm thán, từ ngữ tình thái...

LUYỆN TẬP

Bài tập 1:

Câu

Nghĩa sự việc

Nghĩa tình thái

a

Biểu thị đặc điểm, tính chất

Chắc (Phỏng đoán với độ tin cậy cao)

b

Biểu thị quan hệ

Rõ ràng là (Nghĩa khẳng định tính chân thực của sự việc)

c

Biểu thị quan hệ

Thật là (Nghĩa khẳng định tính chân thực của sự việc)

d

Nghĩa biểu thị hành động

Chỉ (đánh giá về mức độ đối với một phương diện của sự việc); Thì sao? Đã đành (Nghĩa đánh giá sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra)

Bài tập 2: Nói của đáng tội, có thể, những...đấy, kia mà.

Bài tập 3:

a. hình như

b. dễ

c. tận

Bài tập 4: HS tự đặt câu...

4. Củng cố: Chốt lại các ý chính

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Vội vàng (XD)

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 79 Đọc văn Ngày soạn: ............................

véi vµng

(XUÂN DIỆU)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu.

- Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dạt dào và mạch luận lí sâu sắc; những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của nhà thơ.

2.Về kĩ năng: cảm nhận, phân tích thơ

3. Về thái độ: yêu đời, yêu cuộc sống

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng bình...

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng một đoạn trong bài thơ "Hầu trời" và nêu giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ?

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: "Thơ XD là nguồn sống dạt dào chưa từng thấy....nồng nàn tha thiết". Nhận định trên đây rất đúng với hồn thơ XD, càng đúng hơn với bài thơ Vội vàng....

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hãy tóm tắt những nét chính trong cuộc đời và sự nghiệp văn học của XD và rút ra nhận xét?

GV chốt...

Cho biết xuất xứ bài thơ? Tại sao trong phần TD, SGK nhận xét: VV là "một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của XD trước CMT8"?

Gv hướng dẫn hs đọc bài thơ.

Chia bố cục?

Cho biết vị trí, ý nghĩa, hình thức diễn đạt và tư tưởng độc đáo của 4 câu thơ mở đầu?

Hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống quen thuộc được tác giả cảm nhận và diễn tả như thế nào? Chỉ ra những nét mới trong quan niệm của XD về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc?

Gv hướng dẫn hs phát hiện, phân tích và tham gia bình...

I. TIỂU DẪN

1. Xuân Diệu (1916- 1985)

- Tên khai sinh: Ngô Xuân Diệu

- Quê cha ở Hà Tĩnh, quê mẹ ở Quy Nhơn, XD xa gia đình từ nhỏ và sống ở nhiều nơi

-> mỗi miền đất có những ảnh hưởng nhất định đến hồn thơ ông.

- Trước CMT8, XD là một nhà thơ mới "mới nhất trong các nhà thơ mới "(HT). XD đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, mùa xuân, tuổi trẻ.

- Sau CMT8, XD nhanh chóng hoà nhập, gắn bó với đất nước, nhân dân và nền văn học dân tộc.

- XD để lại một sự nghiệp văn học lớn. Ông là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, mãnh liệt, bền bĩ.

2. Bài thơ "Vội vàng"

- Xuất xứ: in trong tập "Thơ tho"(1938)

- Là một trong những bài thơ tiêu biểu cho sự bùng nổ mãnh liệt của cái tôi trong TM nói chung, thơ XD nói riêng.

II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN

1. Đọc văn bản- tìm hiểu bố cục

- 11 câu đầu: TY cuộc sống say mê, tha thiết của nhà thơ.

- 18 câu tiếp: Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời.

- Còn lại: Khát vọng sống, khát vọng yêu cuồng nhiệt, hối hả

2. Tìm hiểu chi tiết.

a. Đoạn 1:

- Bài thơ mở đầu bằng thể thơ ngũ ngôn, từ ngữ oai nghiêm, mệnh lệnh, lối điệp từ ngữ, điệp cấu trúc -> khẳng định một ước muốn táo bạo, mãnh liệt: muốn ngự trị thiên nhiên, muốn đoạt quyền tạo hoá, vội vã níu kéo thời gian để giữ nguyên hương sắc cuộc đời.

- Câu 5 -> 11:

+ Điệp khúc "Này đây"cùng phép liệt kê theo chiều tăng tiến, nhịp thơ gấp gáp, khẩn trương -> Sự phong phú bất tận của thiên nhiên.

+ Ngôn ngữ tạo hình: tuần tháng mật, xanh rì, cành tơ phơ phất...gieo ấn tượng rất sâu về sức sống nội sinh của ong bướm cỏ hoa đang bước vào thời kì sung mãn nhất, sức sống căng đầy nhất...Tất cả hiện hữu có đôi, có lứa, có tình, như mời, như gọi...

+ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

-> Tg đã vật chất hoá khái niệm thời gian (tháng giêng) bằng "cặp môi gần" và truyền cảm giác cho người đọc bằng các tính từ "ngon", "gần"-> Câu thơ không chỉ gợi hình thể và còn gợi cả hương thơm, vị ngọt khiến người ta đắm say, ngây ngất.

=> Với cách nói tài hoa táo bạo, giọng thơ bồn chồn, khác lạ...-> Tiếng reo của thi nhân trước cảnh vật mùa xuân đầy hấp dẫn, tràn trề nhựa sống "thiên đường trên mặt đất", trước thiên nhiên đang rạo rực xuân tình

4. Củng cố: Chốt lại những ý cơ bản.

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Vội vàng (XD) : tiếp theo

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 80 Đọc văn Ngày soạn: ................................

véi vµng

(XUÂN DIỆU)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu.

- Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dạt dào và mạch luận lí sâu sắc; những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của nhà thơ.

2.Về kĩ năng: cảm nhận, phân tích thơ

3. Về thái độ: yêu đời, yêu cuộc sống

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng bình...

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: GV vào bài

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Vì sao thi nhân đang vui bỗng chợt buồn, đang say sưa ngây ngất bỗng day dứt, băn khoăn?

Phân tích quan niệm của XD về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc?

GV gợi ý từng khía cạnh để hs trình bày.

GV tham gia bình, liên hệ...

Gv yêu cầu hs đọc đoạn thơ cuối và giao việc cho các nhóm:

- Nhóm 1: Nhận xét về hình ảnh thơ

- Nhóm 2: Nhận xét về ngôn từ trong đoạn thơ

- Nhóm 3: Nhận xét về nhịp điệu thơ

- Nhóm 4: Tìm hình ảnh mới mẻ, độc đáo nhất và nhận xét.

Gọi đại diện nhóm trình bày. GV định hướng...

GV hướng dẫn hs tổng kết... 2. Tìm hiểu chi tiết.

b. Đoạn 2:

- Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

-> Dấu (.): niềm vui vụt tắt, khựng lại

- Xuân đương tới...cũng mất

-> "Lí luận của trái tim": trái tim tự đặt điều kiện, giả thiết, tự biện lụân để rồi tự kết luận

-> Nỗi lo lắng hốt hoảng, bồn chồn trước quy luật của tạo hoá.

- Lòng tôi rộng >< lượng trời cứ chật

Xuân vẫn tuần hoàn>< tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất>< chẳng còn tôi mãi

-> thiên nhiên trở thành đối kháng với con người -> vô hạn>< hữu hạn

-> giọng điệu hờn giận, u hoài

- Sộng núi...sắp sửa

-> Nhân hoá, câu hỏi tu từ -> cảnh phai tàn, ly biệt -> Tiếc nuối cả đất trời.

- Lời than thở tưởng chừng như tuyệt vọng: Chẳng bao giờ...

c. Đoạn 3:

- Hình ảnh thơ: sự sống mơn mởn, mây đưa, gió lượn, cánh bướm tình yêu, cái hôn nhiều, non nước, cỏ cây, mùi thơm, ánh sáng, thanh sắc, xuân hồng -> tươi mới, đầy sức sống.

- Ngôn từ: ôm, riết, say, thâu, chếnh choáng, đã đầy, no nê, cắn...-> Động từ mạnh và tính từ mạnh được dùng với mức độ tăng tiến

- Nhịp điệu thơ được tạo nên bởi những câu dài ngắn đan xen với nhiều điệp từ có tác dụng tạo nhịp và ngắt nhịp nhanh, mạnh -> nhịp thơ sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.

- "Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi"

-> cảm xúc lên đến tột đỉnh

-> Ham sống, vui sống, say sống.

3. Tổng kết

a. Nghệ thuật:

Sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch lí luận, giọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ.

b. Nội dung: Vội vàng là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt.

4. Củng cố: Tư tưởng nhân văn của bài thơ?

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Thao tác lập luận bác bỏ

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 81 Làm văn Ngày soạn: 25/01/2008

thao t¸c lËp luËn b¸c bá

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ và biết cách lập luận bác bỏ trong bài nghị luận.

2.Về kĩ năng: lập luận bác bỏ

3. Về thái độ: nghiêm túc

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng, quy nạp, hoạt động nhóm

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài: trong giờ giảng

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: GV vào bài

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

- Bác bỏ là gì?

- Yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ?

GV định hướng....

GV yêu cầu hs đọc các ví dụ ở sgk và lần lượt nêu các câu hỏi để hs phân tích:

Trong 3 đoạn trích:

- Luận điểm nào bị bác bỏ? Bác bỏ bằng cách nào?

- Luận cứ nào bị bác bỏ? Bác bỏ ra sao?

- Cách lập luận nào bị bác bỏ? Phân tích?

Hs làm việc cá nhân trên văn bản rồi phát biểu. GV định hướng...

Hãy rút ra những cách thức bác bỏ từ việc phân tích những ví dụ trên?

Gv chia lớp thành 6 nhóm, thảo luận 3 vấn đề được nêu ra trong bài tập 1.

Sau đó, gv gọi đại diện nhóm trình bày.

Gv chốt lại...

Cho hs thảo luận bài tập 2 (sgk) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ.

1. Mục đích của thao tác lập luận bác bỏ

- Bác bỏ: bác đi, gạt đi, không chấp nhận.

- Nghị luận, về bản chất là tranh luận để bác bỏ những quan điểm, ý kiến không đúng bày tỏ và bênh vực những ý kiến đúng đắn. Để nghị luận thêm sâu sắc, cần phải biết bác bỏ (dùng lí lẽ và dẫn chững đúng đắn, khoa học để chỉ rõ những sai lầm, lệch lạc, thiếu khoa học của một ý kiến nào đó)

2. Yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ

- Nắm chắc những sai lầm của quan điểm, ý kiến cần bác bỏ

- Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục

- Thái độ thẳng thắn nhưng cẩn trọng.

II. CÁCH BÁC BỎ

1. Phân tích ví dụ:

a.

- Lđ: "ND là mộ con bệnh thần kinh" bị bác bỏ.

- Lí lẽ và dẫn chứng để bác bỏ:

+ Chứng ngôn của người đồng thời với ND thì không có.

+ "Những di bút của thi sĩ": căn cứ vào mấy câu, mấy bài của ND nói về âm hồn, ma qỷu thì không có cơ sở để kết luận.

- Dẫn ra các dẫn chứng để đối sánh...

- "Kẻ tao ra TK" không thể là "con bệnh thần kinh"

2. Cách thức bác bỏ:

- Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận...bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích từng khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác của luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận ấy.

- Khi bác bỏ, cần diễn đạt rành mạch,sáng sủa, uyển chuyển; thái độ thẳng thắn, trung thực...

LUYỆN TẬP

Bài tập 1:

- ND bác bỏ quan điểm: "Cứng quá thì gãy"

NĐT bác bỏ những quan niệm phiến diện về thơ.

- Cách bác bỏ của ND là dùng lí lẽ (...) và dẫn chứng (...) rồi kết luận (...)

Cách bác bỏ của NĐT là đưa ra những dẫn chứng tiêu biểu cho thấy những quan niệm về thơ mà tác giả đã nêu là phiến diện...

- Giọng văn của ND là giọng lập luận khúc chiết....Giọng bác bỏ của NĐT là giản dị, cuj thể, nhẹ nhàng..

- Bài học rút ra: có thể bác bỏ bằng dẫn chứng và bác bỏ bằng lí lẽ hoặc kết hợp cả hai; lời lẽ khi bác bỏ có thể khúc chiết và cũng có thể giản dị mộc mạc.

Bài tập 2:

4. Củng cố: Chốt lại cách thức bác bỏ

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Tràng giang (Huy Cận)

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 82 Đọc văn Ngày soạn: 30/01/2008

TRµNG GIANG

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

2.Về kĩ năng:

3. Về thái độ:

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng bình...

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: GV vào bài

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

4. Củng cố:

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

TIẾT 83 Làm văn Ngày soạn: 2/2/2008

LuyÖn tËp thao t¸c lËp luËn b¸c bá

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố và nâng cao hiểu biết về thao tác lập luận bác bỏ và vận dụng được thao tác lập luận bác bỏ thích hợp trong bài văn nghị luận.

2.Về kĩ năng: rèn kĩ năng lập luận bác bỏ

3. Về thái độ: nghiêm túc

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng, hoạt động nhóm

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: GV vào bài

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Gv chia lớp thành 2 nhóm và giao cho mỗi nhoó phân tích một đoạn trích...

GV định hướng...

Hs đọc kĩ bài tập 2, xác định quan niệm sai cần bác bỏ, tiến hành lập đề cương và trình bày.

HS trình bày trước lớp, cả lớp thảo luận, đóng góp ý kiến.

GV chốt lại...

Cho học sinh làm bài tập 3 theo nhóm. Các nhóm trình bày, cả lớp thảo luận.

GV chốt... 1. Luyện tập phân tích cách bác bỏ

a. Đoạn trích (a)

- Người viết bác bỏ một quan niệm sống, một lối sống sai lầm: "Cuộc sống...nhà mình". Tác giả khẳng định: đó "là một cuộc sống...đi nữa".

- Dùng cách nói vừa hình tượng vừa thực tế để phân tích cụ thể, có sức thuyết phục: Ví cuộc sống đó "giống như...vướng mắt nữa"; nêu lên tác hại của lối sống đó bằng một so sánh lôgíc: " Nhưng hễ...hoang dại nào"

- Kết luận: "Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mỏng manh như thế"

- Taácgiả đã chỉ ra quan niệm đúng đắn "Con người...đáng thèm muốn".

-> Cách diễn đạt hết sức rõ ràng, rành mạch vừa lôgíc vừa hình tượng.

b. Đoạn trích (b)

- Người viết bác bỏ một thực tế: không có người hiền tài "người học rộng tài cao vẫn chưa thấy có ai tìm đến".

- Ngay từ đầu, người viết đã đặt ra 2 giả thiết mà theo tác giả có thể là nguyên nhân: "Hay trẫm ít đức..."

- Phân tích, chỉ rõ tình hình:...

- Bộc bạch những lo lắng đồng thời khẳng định "cứ cái ấp mười nhà...hay sao?".

-> Tác giả bác bỏ bằng cách nêu lên rất nhiều câu hỏi bắt buộc người đọc, đặc biệt là những người đọc có lương tri phải suy nghĩ, trăn trở, tự nhận thấy lối sống của mình chưa đúng, cần thay đổi "trổ tài giúp nước"

2. Luyện tập cách bác bỏ

- Cả hai quan niệm chưa đúng.

- Bác bỏ quan niệm thứ nhất:

+ Đây là một quan niệm phiến diện, cực đoan. Muốn học giỏi môn Văn đúng là cần đọc nhiều sách, học thuộc nhiều thơ văn nhưng nếu không có phương pháp thì cũng không thu lượm được bao nhiêu.

+ Đọc nhiều và đọc có phương pháp, học thuộc nhiều thơ văn và biết cách vận dụng thơ văn đồng thời phải đi đôi với việc rèn luyện nhiều về tư duy, về cách nói, cách viết..mới có thể học giỏi văn.

- Bác bỏ quan niệm thứ hai: (...)

- Một vài kinh nghiệm để học tốt môn Ngữ văn:

+ Đọc nhiều sách, học thuộc nhiều thơ văn.

+ Luyện nhiều về tư duy, về cách nói, cách viết.

+ Trang bị cho mình những kiến thức lí luận cần thiết.

+ Trau dồi vốn ngôn ngữ

+ Luyện viết thương xuyên.

+ Trau dồi vốn sống và những kiến thức thực tế.

+ Không ngừng tìm hiểu đời sống tâm hồn nhiều bí ẩn của con người.

3. Luyện tập viết một bài văn nghị luận bác bỏ hoàn chỉnh

4. Củng cố: Chốt lại cách thức bác bỏ.

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Trả bài làm văn số 5.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

TIẾT 84 Làm văn Ngày soạn: 10/2/2008

tr¶ bµi lµm v¨n sè 5- ra ®Ò sè 6

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh thấy được những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm văn số 5; biết cách làm bài văn nghị luận xã hội (đề số 6)

2.Về kĩ năng: rèn kĩ năng làm văn

3. Về thái độ: nghiêm túc

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng, gv nhận xét

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.

2. HS: Đọc sgk, soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: GV vào bài

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Gv hướng dẫn hs xác định các ý chính của bài làm văn số 5...

Gv nhận xét...

Gv nêu một số lỗi và yêu cầu hs sửa lỗi

Gv ra đề số 6... Trả bài số 5:

Đề ra: Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo từ khi bị Thị Nở cự tuyệt đến kết thúc truyện.

Các ý cơ bản :

- Con đường trở lại làm người của Chí vừa mở ra đã bị chặn đứng lại: Bà cô TN dứt khoát ngăn chặn, Chí rơi vào bi kịch tâm hồn đau đớn, bi kịch con người không được công nhận là người-> Quằn quại, đau khổ tuyệt vọng..."ôm mặt khóc rưng rức" và "luôn thấy thoảng mùi cháo hành"(lặp)

-> khóc cho sự uất nghẹn, khóc cho số phận, cuộc đời và vẫn khao khát tình yêu thương.

- Tao muốn làm người lương thiện. Không được, ai cho tao lương thiện..Tâm trạng cực kì phẩn uất và bế tắc trước kẻ thù của suốt cuộc đời mình, thể hiện bản chất người tốt đẹp, khao khát hướng thiện của con quỷ dữ.

- Chí Phèo giết Bá Kiến: lòng căm thù lên đến tột đỉnh khi nhận ra nguyên nhân chính của cuộc đời mình.

- Cái chết của Chí: thể hiện niềm khao khát trở về cuộc sống lương thiện còn cao hơn cả tính mạng, sức mạnh căm thù đã vùng lên một cách mạnh mẽ dù còn tự phát manh động-> Tố cáo xã hội thực dân pk và xung đột gay gắt giữa địa chủ và nông dân.

=> Tư tưởng nhân đạo độc đáo của NC: phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi bị bị biến thành thú dữ.

Nhận xét:

Ưu: hiểu đề, nhiều em có kĩ năng làm bài khá, kiến thức khá ; trình bày mạch lạc, sạch sẽ...

- Nhược:

+ Cách làm bài còn chung chung, chưa làm nổi bật được các ý chính.

+ Lỗi dùng từ, đặt câu nhiều

...

Sửa lỗi:

Ra đề số 6: Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh(chị), làm thế nào để khắc phục đựơc thái độ đó.

4. Củng cố: Chốt lại cách thức bác bỏ.

5. Dặn dò: Chuẩn bị: Trả bài làm văn số 5.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro