Phân tích hình ảnh dòng sông Hương trong Ai đã tin cho dòng sông?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Đề bài: Phân tích hình ảnh dòng sông Hương để thấy được phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường

BÀI LÀM
Không gian núi rừng Trường Sơn: sông Hương hiện ra với cả chiều dài rộng hùng vĩ và dòng chảy mãnh liệt. Sông Hương đã nhận vào đó tất cả những sắc thái phong phú, đa dạng của rừng già khi "rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn", khi "mãnh liệt qua ghềnh thác", "khi cuộc xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn", và có khi lại "dịu dàng say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng"...Do đó, sông Hương vừa tràn đầy sức mạnh hoang sơ man dại, vừa khơi gợi những bí ẩn say mê, vừa ngời sáng vẻ đẹp kiêu sa, rực rỡ. Hàng loạt tính từ được tinh lọc để người đọc nhận ra từng âm sắc của bản trường ca: rầm rộ, mãnh liệt, cuộn xoáy..

Không gian châu thổ vùng Châu Hóa là sự chuyển tiếp từ vùng đồi núi sang vùng đồng bằng nên rất đa dạng về địa hình: có vực sâu, có đồi núi, trùng điệp, có thềm đất bãi, có vùng lăng tẩm giữa mây trời và rừng thông. Giữa cánh đồng châu hóa đầy cỏ dại, sông Hương hiện ra như một "cô gái đẹp mơ màng" ra khỏi vùng núi trầm mặc, thâm u, dòng sông như bừng thức sự trẻ trung và niềm khao khát thanh xuân khi "chuyển dòng liên tục", khi "vòng đột ngột", khi "uốn mình theo những đường cong thật mềm" và khi "vẽ một hình cong thật tròn...ôm lấy đồi thiên mụ, vượt qua vực đi giữa âm vang, tôi đi giữa hai dãy đồi". Dòng chảy của sông phẳng lặng, hiền hòa, trầm mặc "như triết lý, như cổ thi", sắc nước của sông xanh thẳm khi qua lòng vực, phản chiếu màu sắc của đồi núi, mây trời khi qua những quả đồi "sớm xanh, trưa vàng, chiều tím", hình thế của sông thay đổi theo hình thế của địa hình, lúc uốn khúc quanh co, lúc lại mềm như tấm lụa". Vẻ đẹp của sông Hương chính là sự hát bóng kì diệu vẻ đẹp của quần thể thiên nhiên thơ mộng xứ Huế.

Bức tranh sông Hương còn được vẽ bởi một bàn tay nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật phối màu. Màu sắc của dòng sông là màu "xanh thẳm" của chính nó, màu rực rỡ của trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh trong đêm hội trên sông, với những "biền bãi xanh biết của ngoại ô Kim Long"; sắc "u sầu" của những vầng cổ thụ, ánh "lập lòe của lửa thuyền chài"...

Những so sánh nhân hóa đặc sắc, những liên tưởng mang đậm chất trữ tình khiến dòng sông Hương hiện ra thủy chung và tình tứ, vừa dịu dàng mềm mại như một bức tranh lụa, vừa tha thiết đắm say như một bản nhạc êm đềm.

Dòng sông Hương cũng mang vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình: khi là một cô gái Di - gan phóng khoáng và man dại với bản lĩnh gan dạ, khi là một người con gái đẹp ngủ mơ màng, khi là người mẹ phù xa của một vùng văn hóa xứ xở với một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ. Sông Hương được nhà văn khẳng định "là Kiều, rất Kiều" - Nghĩa không chỉ xinh đẹp, tài hoa mà còn đa tình say đắm. Từ góc nhìn mang tính chất phát hiện này, nhà văn đã hình dung ra cuộc hành trình của sông Hương là cuộc hành trình tìm kiếm người tình mong đợi để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó.

Sông Hương là dòng sông của thi ca âm nhạc, chất âm nhạc của dòng sông hiện ra trước hết ở chính âm hưởng, nhịp điệu của văn bản ngôn từ. Đó là một nhịp điệu êm đềm, tĩnh lẵng được tạo ra bởi những câu văn dài nối tiếp miên man với rất ít dấu ngắt và rất nhiều thanh bằng, gợi những suy ngẫm, những liên tưởng mênh mang. Chất nhạc của dòng sông cũng được thể hiện qua những âm thanh của chính dòng sông và cảnh sắc đôi bờ. Đó là âm thanh gợi cõi vô thường của "tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia", âm thanh được ví như "người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya", "tiếng nước rơi bán âm", "tiếng những mái chèo khuya đập nước"...Trên đất nước Việt Nam, tuy dòng sông nào cũng gắn với điệu hò, câu hát, song có được sự tồn tại song song của hai dòng nhạc cung đình và dân gian như sông Hương thì không thể có hai. Dòng nhạc cung đình rất trang nhã, rất trang trọng. Dòng nhạc dân gian cũng rất đằm thắm, da diết, ân tình. Điểm gặp gỡ của nền âm nhạc cổ điển cũng như những câu hò dân gian là đều đã được sinh thành trên mặt nước sông Hương nên nó chỉ vang lên hay nhất trong những khoang thuyền, chỉ bộc lộ trọn vẹn sức lay động của nó với những ai từng lênh đênh trên sông nước trong những đêm khuya.

Và sông Hương cũng không bao giờ lặp lại mình trong các áng thơ văn. Đó là "dòng sông trắng lá cây xanh" trong thơ Tản Đà, hay uy nghi lừng lẫy "như kiếm dựng giữa trời xanh" trong thơ Cao Bá Quát, lúc thì thấm một nỗi quan hoài khi chiều bảng lảng trong thơ bà Huyện Thanh Quan, hay là dòng sông có sức phục sinh tâm hồn trong thơ Tố Hữu...

Đoạn trích bài bút kí mang đậm phong cách của thể tùy bút vì chất tự do phóng túng và hình tượng cái "tôi" tài hoa, uyên bác của Hoàng Phủ Ngọc Tường, một hồn thơ thực sự trong văn xuôi với trí tưởng tượng lãng mạn và những cảm xúc sâu lắng. Từ tình yêu say đắm với dòng sông quê hương, từ những hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lý, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm hiện lên những vẻ đẹp khác nhau của sông Hương trong một văn phong tao nhã, hướng nội, qua đó người đọc nhận ra tình yêu và sự ngắn bó tha thiết của một trí thức yêu nước với cảnh sắc quê hương và lịch sử dân tộc

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#thơ-ca