Phân tích 3 cuộc đối thoại của hồn Trương Ba

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề bài: Phân tích 3 cuộc đối thoại của hồn Trương Ba trong đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt.BÀI LÀM
Đoạn trích có kết cấu gồm 3 cuộc đối thoại, đó là cuộc đối thoại của hồn Trương Ba với xác anh hàng thịt, với gia đình hồn Trương Ba và đặc biệt là với tiên Đế Thích. Mỗi cuộc đối thoại đều chứa đựng một nội dung ý nghĩa riêng.

Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí bởi Xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn Hồn vẫn phải thừa nhận. Xác anh hàng thịt gợi lại tất cả những sự thật ấy khiến Hồn càng cảm thấy xấu hổ, cảm thấy mình ti tiện. Xác anh hàng thịt còn cười nhạo vào cái lí lẽ mà ông đưa ra để ngụy biện: "Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn..." Trong cuộc đối thoại này, Xác thẳng thế nên rất hả hê tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì mỉa mai cười nhạo, khi thì lên mặt dạy đời, châm chọc. Cuộc đối thoại giữa hồn và xác là một ẩn dụ cho cuộc đấu tranh giữa bản năng và lý trí của con người, qua đó nhà văn kịch liệt phê phán thái độ thiếu quan tâm đến đời sống vật chất mà quá coi trọng, đề cao vẻ đẹp tâm hồn, bởi trong cuộc sống "tâm hồn là thứ lắm sĩ diện".

Nỗi đau khổ, tuyệt vọng của Hồn Trương Ba càng được đẩy lên khi đối thoại với những người thân. Tất cả những người thân yêu của Hồn Trương Ba đều nhận ra cái nghịch cảnh trớ trêu mà bản thân họ không thể thích nghi nổi. Họ đã nói ra thành lời bởi với họ cái ngày chôn xác Trương Ba xuống đất, họ đau, họ khổ nhưng "cũng không khổ bằng bây giờ".

Sau tất cả những đối thoại ấy, Hồn Trương Ba cảm thấy không thể chịu nổi. Lời độc thoại nội tâm của hồn Trương Ba sau ba cuộc đối thoại với gia đình đã dần hé lộ sự quyết tâm của ông: đó là quyết tâm không đánh mất mình một lần nữa. Dù bị những người thân trong gia đình khước từ, tình cảm của Trương Ba đối với vợ, với con, với cháu gái vẫn vô cùng tha thiết, sâu nặng. Mọi lời thoại của Trương Ba đối với người thân đều thể hiện rõ ý thức thanh minh và bộc lộ tình cảm yêu thương gắn bó sâu sắc.

Cuộc trò chuyện giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích trở thành nơi tác giả gửi gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống, về lẽ sống và cái chết. Những lời thoại của Trương Ba và Đế Thích đã khẳng định quyết tâm tự giải thoát của Trương Ba.

Trong cuộc đối thoại của hồn Trương Ba, Đế Thích đã khôn khéo chỉ ra cho nhân vật này tình trạng sống vay mượn, chắp vá của hồn Trương Ba cũng là điều hoàn toàn bình thường, tự nhiên. Trong quan niệm của Đế Thích lần hồn Trương Ba, được sống là điều thiêng liêng, quý giá và người ta ai cũng thiết tha ham sống. Nhưng ý nghĩa của cuộc sống còn quan trọng hơn nhiều kết quả của sự sống, sống không phải chỉ vì mình mà còn vì người khác.

Cái chết của cu Tị không chỉ đẩy nhanh xung đột kích đến chỗ "mở nút", mà còn mở ra nhiều cơ hội mới cho sự tồn tại của hồn Trương Ba. Đế Thích vẫn luôn khuyên nhỉ hồn Trương Ba nếu nhập vào xác cu Tị thì "anh hàng thịt được sống, hồn ông vẫn còn có chỗ trí, mà cái thân thể bé nhỏ của cu Tị sẽ không bị mất đi". Hơn nữa, hồn Trương Ba với cu Tị vốn quấn quýt quý mến nhau, cái Gái và cu Tị vốn thân thiết và "trong thân của một đứa bé, ông sẽ có cả một cuộc đời trước mặt". Điều quan trọng nhất là cái thân thể ngây thơ, trong sáng của một đứa trẻ lên 10 chưa hề bị nhiễm cái dung tục tầm thường, và vì thế không thể lấn áp được cái phồn hoa thanh cao, thuần khiết của hồn Trương Ba.

Hồn Trương Ba thiết tha đề nghị Đế Thích cho đứa trẻ vô tội này được sống lại "ông Đế Thích, vì con trẻ ông ạ, vì con trẻ!". Quyết định dứt khoát xin tiên Đế Thích cho cu Tị được sống lại, cho mình được chết hẳn chứ không nhập hồn vào thân thể ai nữa của nhân vật Hồn Trương Ba là kết quả của quá trình diễn biến hợp lý. Lưu Quang Vũ đã chứng tỏ cho người đọc thấy được tài năng xử lý tình huống kịch của ông: đưa tình huống thử thách nhân vật để nhân vật đi đến tận cùng của đấu tranh nội tâm, từ đó dứt khoát chối từ cuộc sống nhờ, sống bám bằng mọi giá.

Mượn một cốt chuyện dân gian để gửi gắm những suy nghĩ mang tính nhân sinh là một thử thách với Lưu Quang Vũ nhưng nhà văn đã vượt qua được để đưa câu chuyện của mình phát triển phù hợp với thời đại. Đặt nhân vật vào tình huống bi hài kịch, luôn luôn phải lựa chọn, cùng với ngôn ngữ kịch điêu luyện mang tính triết lý sâu sắc, nhà văn đã cho người đọc thấy tài năng của một "cây bút vàng" trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

Qua ba cuộc đối thoại trên, Lưu Quang Vũ đã thể hiện nhiều ý nghĩa triết lý sâu xa, cũng như những quan niệm mới mẻ độc đáo về cuộc sống, chết và hạnh phúc. Cuộc sống là đáng quý nhưng không thể sống bằng mọi giá. Nếu sống bằng mọi giá (sống vay mượn, sống chắp vá, để tâm hồn nghèo nàn hoặc đề cao cuộc sống phàm tục...) thì chỉ là tồn tại mà thôi. Nó không mang lại cho con người niềm vui, ý nghĩa. Cuộc sống sẽ thực sự là sống nếu con người được sống một cách tự nhiên, hài hòa cả thể xác và tâm hồn. Ý nghĩa nhân vân của vở kích là ở đó.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro