pt chữ ng tử tù

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

PHÂN TÍCH TRUYỆN NGẮN CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ - NGUYỄN TUÂN
___________

Mỗi một nhà văn trên thi đàn VCVN đều khẳng định vị trí của mình bằng một sở trường, một phong cách. Nếu nhà văn Kim Lân có những trang văn xúc động lòng người khi viết về đề tài nông dân để người thầy của mình là nhà văn Nguyên Hồng nhận định: "Kim Lân là một nhà văn cả đời đi về với đất, với người, với nông thôn thuần hậu".Nếu như nhà văn Thạch Lam viết truyện không có cốt, dung dị như những bài thơ trữ tình viết bằng văn xuôi thì Nguyễn Tuân lại khẳng định vị trí ấy của mình bằng một phong cách rất riêng mà giáo sư Ng Đăng Mạnh đã gói gọn trong một chữ "ngông", cái ngông của một người nghệ sĩ tài ba uyên bác = những đề tài đó là đề tài xê dịch và nhất = đề tài vang bóng. Xuất hiện lần đầu trên thi đàn VCVN năm 1936 nhưng Nguyễn Tuân không có được độ chững chạc như các văn giới cùng thời. Phải đến năm 1940, NXB Tân Dân ấn hành tập truyện"Vang bóng một thời" thì tên tuổi của Nguyễn Tuân mới xích lại gần với trái tim của độc giả bạn đọc. 11 truyện ngắn trong tập "Vang bóng một thời", có những t/p không chỉ một thời vang bóng mà vang bóng đến tận ngày hôm nay. Tiêu biểu phải kể đến đó là t/p "Chữ người tử tù". T/p được đưa vào trong chương trình giảng dạy là một trong những kiệt tác của nhà văn Nguyễn Tuân nói riêng, của VH lãng mạn VN 1932- 45. Thành công của Nguyễn Tuân trong t/p này là thông qua cảnh cho chữ của NV Huấn Cao với viên quản ngục ở trong ngục tối, nhà văn đã tập trung vào ca ngợi 2 chữ "thiên lương", ca ngợi cái đẹp, bộc lộ rõ là một nhà văn cả đời đi theo chủ nghĩa duy mĩ, cả đời phụng sự cái đẹp.

Ấn tượng đầu tiên của người yêu văn khi tiếp cận chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là nhan đề. Chúng ta biết rằng nhan đề của một t/p nghệ thuật thường chứa đựng nội dung và ý nghĩa. Vì vậy đối với người cầm bút viết văn chân chính khi sáng tác một thi phẩm nghệ thuật thường băn khoăn trăn trở cho cách đặt tên nhan đề. Viết về một XH tăm tối của VN trước CMT8, Tố Hữu đã nói:

"Kiếp người cơm vãi cơm rơi

Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi"

Nhà văn Ngô Tất Tố có tiểu thuyết "tắt đèn", viết về nạn đói khủng khiếp 1945.Nạn đói như một cơn lũ lớn đã không chỉ cuốn trôi đi hàng triệu sinh mạng con người còn làm cho giá trị nhân phẩm của con người trở nên rẻ rúng, chưa bao giờ phẩm giá của người phụ nữ mạt hạng ntn: Hôn nhân vốn là một việc hệ trọng, là hạnh phúc thiêng liêng của con người nhưng XH này khác hẳn.Người ta có thể nhặt được người vợ như nhặt một cọng rơm cọng cỏ ở ngoài đường. Viết về hoàn cảnh ấy, nhà văn Kim Lân có t/p "vợ nhặt". "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân cũng là một t/p với nhan đề giàu ý nghĩa.

Truyện ban đầu có tên = "dòng chữ cuối cùng". Nếu để "dòng chữ cuối cùng" thì người đọc lại cảm nhận t/p theo hướngcảnh cho chữ của Huấn Cao trong truyện không khác gì như việc để lại tài sản cuối cùng của người sắp chết cho người còn sống. Hơn nữa,"dòng chữ cuối cùng" có sức nặng Nguyễn Tuân dồn đổ cả vào 2 chữ "cuối cùng". Nó làm t/p có chiều hướng bi quan, nhất là Huấn Cao, thể hiện sự nuối tiếc trái hoàn toàn với bản tính của ông bởi tính ông Huấn vốn khoảnh. Ông lạnh lùng, thờ ơ, phiêu bạt, bất cần, coi thường cái chết, coi khinh cả tiền bạc quyền thế. Đồng thời, khi để dòng chữ cuối cùng, nhà văn dường như tập trung vào ca ngợi cái tài của người nghệ sĩ, chưa làm toát lên được phong cách nghệ thuật của Ng Tuân – nhà văn của 2 chữ thiên lương.

Đổi "Dòng chữ cuối cùng" thành "chữ người tử tù", nhan đề trở nên giàu ý nghĩa.Trước hết, nó bộc lộ ngay được kịch tính của câu chuyện, Nói đến chữ nghĩa là phải nói đến 1 người tài ba học rộng. "Chữ" ở đây không chỉ đơn thuần là tranh chữ, là dáng vẻ bề ngoài của con chữ mà nói như Vũ Đình Liên đó là như "rồng múa phượng bay". Trái lại,"chữ" ở trong t/p nàygắn liền với 1 đạo lý sống, gắn liền với 1 nhân cách cao đẹp vì có câu nét chữ nết người. Vì lẽ đó, nhà văn không viết là cảnh "viết chữ" mà viết là cảnh "cho chữ". Đúng như vậy,"cho chữ" là truyền lại một đạo sống, một lối sống đẹp, truyền một lối sống đẹp. Lúc này cái tài đang phụng sự cái tâm. Cùng với cảnh cho chữ, Huấn Cao đã khuyên quan ngục là phải rời chốn nhơ bẩn này mới giữ được 2 chữ thiên lương trong sáng. Như vậy,với nhan đề Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân không chỉ ca ngợi cái tài của người cầm bút mà còn ca ngợi cả cái tâm của người nghệ sĩ mà nói như đại thi hào Ng Du:

"Chữ tâm kia mới bằng 3 chữ tài"

Đọc kĩ truyện, người đọc hẳn sẽ nhận thấy Nguyễn Tuânđề cao đồng thời cả cái tâm và cái tài cua người nghệ sĩ bởi nói như chủ tịch Hồ Chí Minh: 'có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Có đức mà không có tài là người làm viêc gì cũng khó."

Thành công của nhà văn Nguyễn Tuân trong "Chữ người tử tù" là ông đã XD được một tình huống truyện vô cùng đặc sắc. Trong một t/p văn xuôi, quyết định sự thành bại của nó không gì khác hơn chính là tình huống. tình huống truyện càng đặc sắc bao nhiêu thì t/p càng thành công bấy nhiêu bởi tình huống là khoảnh khắc về TG, là một lát cắt của câu truyện mà ở đó hoàn cảnh truyện, mâu thuẫn truyện, tính cách nhân vật đều được bộc lộ một cách sắc nét. Nó vừa giúp cho nhà văn tổ chức được mạch truyện, kết cấu của t/p lại vừa giúp bộc lộ được tính cách của NV một cách vô cùng chân thực, sống động vì có ý kiến cho rằng NV trong VH đôi khi thật hơn con người thật.Cái sự chân thực ấy được bộc lộ thông qua tình huống."Chữ người tử tù" của nhà văn Nguyễn Tuân làmột t/p có tình huống truyệnđộc đáo. tình huống ấy được bộc lộ thông qua cuộc gặp gỡ giữa 2 con người đó là Huấn Cao và quản ngục trong một hoàn cảnh vô cùng éo le đó là trong tù ngục.

Ở câu truyện này, t/p "Chữ người tử tù" được XD thông qua một số cảnh chính. Đầu tiên là cảnh viên quản ngục và thầy thơ lại nhận được một trát quan ở trên cần phải tiếp nhận một toán tử tù mà người cầm đầu là Huấn Cao. Kế đó nhà văn tập trung vào vài cảnh phụ để mô tả cái nỗi sợ sệt lo sợ của quản ngục và thầy thơ lại. Cùng với đó là thái độ phiêu bạt bất cần, lạnh lùng, thờ ơ của NV Huấn Cao. Đỉnh điểm của câu chuyện được đẩy lên đó là mâu thuẫn được đẩy cao đến đỉnh điểm, tạo điều kiện để nhà văn cởi trói câu chuyện thông qua cảnh cho chữ của Huấn Cao ở trong tù ngục. Cảnh cho chữ ấy đã hóa giải toàn bộ kịch tính của câu truyện. Cái cảnh chứa đựng nhiều giá trị hiện thực nhất ấy lại được đặt ở cuối t/p. Vậy kịch tính ở đây là gì?

Kịch tính trong t/p được thể hiện rất rõ ở cuộc gặp gỡ giữa 2 con người Huấn Cao và quan ngục. 2 con ngườ này đứng từ bề mặt XH thì là đối đầu của nhau. một người có một chức quan nhỏ đó là chức quan coi ngục nhằm BV triều đình, người kia cầm đầu toán nổi loạn chống lại triều đình. Tuy nhiên nếu đứng từ góc độ cái đẹp, họ lại là chỗ tri âm tri kỉ của nhau. một người có tài viết chữ đẹp, chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm, có chữ ông Huấn chẳng khác nào có được vật báu treo trong nhà; người kia từ ngày vỡ chữ thánh hiền chỉ có một sở nguyện một ngày có được chữ cả ông Huấn để treo trong nhà. Như vậy rõ ràng, hoàn cảnh của 2 con người này vô cùng oái oăm, lại gặp nhau trong tù ngục. Ông Huấn cả đời cái chết không sợ, vàng bạc không sợ, không bao giờ vì vàng bạc hay quyền thế ép mình phải ra câu đối bao giờ. Vì vậy, quản ngục khó lòng có thể lấy được chữ của Huấn Cao. Mà trong mắt Huấn Cao, QN chẳng qua cũng chỉ là một bản đàn mà nhạc luật hỗn độn xô bồ. Như vậy ngăn cách giữa 2 con người là cái hố sâu của XH. Đứng trước hoàn cảnh ấy, QN chỉ được lựa chọn một trong 2 con đường. Một là nếu làm tròn chức vụ của một viên quan coi ngục, nghĩa là làm tròn bổn phạn của con người XH thì QN phải chà đạp lên cái đẹp, chà đạp lên cái sở nguyện bấy lâu của mình. Hai là muốn giữ được 2 chữ thiên lương, muốn giữ được cái đep thì buôc phải phản bội lại con người XH. Giữa 2 con đường này QN chỉ được lựa chọnmột. Chọn cách nào chính là ý tưởng ngòi bút Nguyễn Tuân. Khi chọn một đường thì tính cách của NV được bộc lộ. Là một nhà văn cả đời chỉ phụng sự cái đẹp, lẽ đương nhiên Nguyễn Tuân đã để cho QN lựa chọn con đường thứ 2, nghĩa = phản bội lại con người XH để giữ được 2 chữ thiên lương trong sáng. Với điều này, QN được ví là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ.

Với cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân đã cởi trói mâu thuẫn truyện, mọi kịch tính của câu chuyện đều được hóa giải. Trong truyện, Huấn Cao vốn là một người coi thường cái chết, coi khinh đồng tiền, không bao giờ có thể dùng quyền lực, tiền bạc để ép ông cho câu đối. Điều này được thể hiện rõ trong câu văn: "Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ..." Cả đời ông cho chữ có 3 người đều là chỗ tri kỉ tri âm. Huấn Cao nổi tiếng là người khoảnh cho chữ. Hơn nữa, cần phải khẳng định Nguyễn Tuân nhắc đến cảnh cho chữ trong trong truyện mà không phải cảnh viết chữ thông thường bởi nói đến cảnh cho chữ là phải nói đến 2 đối tượng: người cho chữ và người nhận chữ. Bên cạnh người cho chữ, người nhận chữ cũng phải hiểu được giá trị, ý nghĩa của con chữ. Đó là giá trị nghệ thuật, giá trị tinh thần mà khong phải ai cũng hiểu được. Như vậy, thông qua cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân muốn đề cao giá trị tinh thần – tài sản thiêng liêng của con người. Mặc dù không sợ cái chết, coi thường tiền bạc, quyền thế nhưng Huấn Cao lại rất trân trọng "tấm lòng trong thiên hạ". Sau khi nghe những giãi bày của thầy thơ lại về sở nguyện của quản ngục bấy lâu nay, Huấn Cao đã nhận thấy quản ngục là một tấm lòng trong thiên hạ, là "một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật hỗn độn xô bồ". Điều này được thể hiện rõ qua câu nói: "Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ."

Nhận thấy thầy quản là một tấm lòng trong thiên hạ, Huấn Cao đã đem tấm lòng của mình ra để đôi đãi với một tấm lòng. Thế là cảnh cho chữ đã diễn ra tron ngục tối. Cảnh cho chữ của Huấn Cao trong tù ngục là cảnh tượng "xưa nay chưa từng có". Trước hết đó là không gian và địa điểm cho chữ. Các bậc tao nhân mặc khách xưa thường cho chữ ở nơi thư phòng, trà thất, những nơi trang nghiêm mà đi kèm với nó là trăng, hoa, rượu. Đại thi hào Ng Du đã từng viết:

"Khi nâng chén rượu, khi cuộc cờ

Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên"

Thế nhưng ở đây cảnh cho chữ lại diễn ra trong phòng giam ẩm thấp, bẩn thỉu, hôi hám, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Những có lẽ cảnh cho chữ được gọi là chưa từng có xưa nay là do chủ thể đối tượng cho chữ và nhận chữ. AS đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu chiếu rị 3 đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch. Đó được xem như một bức tượng đài của cái đẹp. Người cho chữ là một tử tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang thảo từng nét chữ rồng múa phượng bay trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người nhận chư dù có chức quyền nhưng một người thì tay run run bưng chậu mực, người kia lại khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu những ô chữ đặt trên phiến lụa. Cả 3 nhân vật này đều đang phụng sự cái đẹp. Trước cái đẹp, ranh giới địa vị và xã hội đã bị đảo lộn, xóa mờ. Từ đó, Nguyễn Tuân đã có một KN về cái đẹp cho mình: cái đẹp phải cảm hóa được lòng người.

Như một lẽ thường tình, một người biết được cái chết và giờ chết dễ bị sa vào tâm trạng hoảng loạn.Với Huấn Cao, ông vẫn bộc lộ rõ sự uy nghi đường bệ khi thảo những nét chữ rồng bay phượng múa. Đó là những nét chữ cuối cùng của cả một đời tung hoành ngang dọc. Cho chữ trong tù trong tình huống này, Huấn Cao còn truyền lại một đạo sống, một nhân cách cao đẹp. Huấn Cao đã khuyên quan ngục là phải rời chốn nhơ bẩn này mới giữ được 2 chữ thiên lương trong sáng. Nếu ở đây Nguyễn Tuân ca ngợi khí phách của Huấn Cao thông qua cảnh cho chữ, ngòi bút của ông lại đi sâu vào để ca ngợi 2 chữ thiên lương trong sáng, nghĩa là Nguyễn Tuân đã dành một vị trí quan trọng trong t/p của mình để ca ngợi, đề cao chữ tâm – vẻ đẹp chân chính của con người. Thông qua cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân muốn khẳng định cái đẹp là bất tử với cuộc đời. Cái đẹp thẳng hoa, nổi loạn ngay trong lòng cái ác, trong ngục tối. Hành động cho chữ của Huấn Cao không phải là hành động trả ơn nghĩa đối với quản ngục trong những ngày cuối đời của mình trong nhà ngục tỉnh Sơn này mà thông qua cảnh cho chữ, Huấn Cao muốn truyền lại một đạo làm người, nghĩa là cái tài đã được chuyển hóa thành cái tâm,là phương tiện để chuyển tải cái tâm đến với độc giả. Với ý nghĩa này, "Chữ người tử tù" là một trong những t/p còn vang bóng mãi đến tận mai sau, Nguyễn Tuân thực sự là "một định nghĩa về cái đẹp" – nói như Ng Minh Châu

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro