Mở bài "Đất nước "- Nguyễn Khoa Điềm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nhân dịp chấm xong bài văn thi THPTQG về trích đoạn "Đất nước"_ nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm mình sẽ giới thiệu cho mọi người một số cách mở bài mới hơn và làm cho bài viết thú vị hơn chút với tác phẩm này nhé🏖🐝

1.. "Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình
       Mỗi câu thơ như sợi tơ dài
       Rút ra từ tháng ngày bom đạn."
Suốt hành trình giữ nước, không có thời nào thiếu vắng những dũng sĩ cầm thanh gươm nghìn cân ra trận, âm vang trận mạc đã làm nên dòng chủ lưu của thơ chống Mỹ. Mang nhiệt huyết viết những dòng thơ rút ra từ những tháng ngày sục sôi của dân tộc như thế, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết nên trường ca "Mặt đường khát vọng". Tiêu biểu trong đó là chương V "Đất nước" đã định nghĩa, cảm nhận ngợi ca vẻ đẹp nhiều mặt của đất nước, trình bày ý thức trách nhiệm đối với vận mệnh dân tộc giữa cơn thử thách lớn của lịch sử.

2. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm từng tâm sự về cuộc chiến chống Mỹ đã sinh ra ông-một nhà thơ vĩ đại của dân tộc: “không có cuộc chiến đấu này chưa chắc tôi đã làm thơ và trở thành nhà thơ". Mặt trận lửa đạn đã hun đúc lên cho ông niềm nhiệt huyết thi ca. “Mặt đường khát vọng” (1971) là minh chứng rõ nét cho mạch nguồn nhiệt hứng ấy. Tác phẩm là tiếng vọng tâm tình của một hồn thơ hòa cùng mạch cảm xúc của dân tộc đứng trước dòng thác lũ thời đại, trong đó chương V “Đất nước” đã gói ghém trọn vẹn tâm tình đó.

3. "Tuổi trẻ ơi trong sương gió tháng năm
      Ta đã lớn rồi, chín đầy hy vọng
      Hãy ngã xuống tay Nhân dân, hỡi sắc vàng của nắng
      Hỡi hương thơm của nồng mặn mồ hôi"
Đó là những vần thơ ca ngợi nhân dân đất nước thiết tha mà Nguyễn Khoa Điềm đã viết trong trường ca "Mặt đường khát vọng".Thơ Nguyễn Khoa Điềm không chỉ là sản phẩm của một trí tuệ giàu có, một tư duy sắc sảo mà đó còn là sản phẩm của một tấm lòng, một trái tim nên có sức lay động ở tận đáy sâu tâm hồn người đọc. Tiêu biểu cho điều này chính là trích đoạn “ Đất Nước” nằm trong tác phẩm “ Mặt đường khát vọng”

4. "Thơ là chữ nghĩa cũng không phải là chữ nghĩa, là ý thức mà không phải ý thức, là vô thức mà không hẳn vô thức. Thơ đúng nghĩa là sự bộc lộ tận cùng của nhà thơ". Và "sự bộc lộ" ấy, qua Nguyễn Khoa Điềm, hình thành nên trường ca "Mặt đường khát vọng" mà tiêu biểu là chương V "Đất nước". Đoạn trích là cái nhìn tin yêu của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước được nhìn theo nhiều khía cạnh, thăng trầm và biến đổi của lịch sử. “Đất nước” là tên gọi thiêng liêng, bình dị nhưng chứa đựng bao cảm xúc đặc biệt của nhà thơ.

5.            Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
           Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn"
Câu thơ của Chế Lan Viên là sự đúc kết một quy luật nhân sinh, một sự kì diệu của tâm hồn: Sự gắn bó với mỗi miền đất sẽ trở thành chính ta, một phần đời ta, là hành trang tinh thần không thể thiếu. Và phải chăng vì lí do này mà những vần thơ viết về quê hương đất nước luôn lấy đi được những rung động thường trực? Đi ra từ "Đất nước" cơn nắng cơn mưa đời mình, Nguyễn Khoa Điềm chắp bút nên trường ca "Mặt trường khát vọng" mà chương V "Đất nước" là tiêu biểu. Đoạn trích đã định nghĩa, cảm nhận ngợi ca vẻ đẹp nhiều mặt của đất nước trong ý nghĩa "Đất đã hóa tâm hồn" kì diệu và đẹp đẽ như thế !

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro