văn 4 ( hoàn chỉnh)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trong cuộc sống của chúng ta không phải ai cũng có một cuộc sống hạnh phúc, ấm no, mà đâu đó vẫn có những hình ảnh của những con người bất hạnh. Khi có cảm giác bất hạnh ấy thì ta đừng nên vội khóc hay buồn tủi mà hãy nhìn vào cuộc sống để thấy được những con người khác còn đau khổ hơn mình hơn mình. Từ đó nên ta đừng bao giờ đầu hàng trước cuộc sống của mình và hãy dùng chính nghị lực của bản thân để vượt qua. Hãy đồng cảm, chia sẻ với những mãnh đời ấy để họ có thêm niềm tin, nghị lực sống. Và qua lời tâm sự của Helen Killer: “Tôi đã khóc khi không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày” ta đã nhận ra được điều đó.

Tại sao tác giả lại khóc? Vì “không có giày để mang” – đơn giản như vậy thôi sao? Không riêng gì tác giả mà tôi và bạn cũng vậy. “Giày”, một thứ vật chất nhỏ bé giúp ta bước đi trên đường được tiện lợi. Dù cho nắng gắt hay mưa gió thế nào đi chăng nữa thì cái thứ nhỏ bé ấy trở nên to lớn hơn, giúp ta dễ dàng đi lại. Có lẽ ông tự ti trước hoàn cảnh bất hạnh của mình vì không được hiên ngang bước đi một cách dễ dàng như bao con người khác. Và rồi ông khóc cho niềm đau của chính mình. Vậy vì sao tác giả Heden Killer lại không khóc? Trong suy nghĩ của Helen Killer cho rằng hoàn cảnh của ông là cơ cực nhất nhưng sự thật không phải như vậy. Một hoàn cảnh đáng thương hơn, bất hạnh hơn hiện ra trước mắt ông là một con người đau khổ đến cùng cực - một người không còn chân để đi giày. Lúc ấy ông mới chợt nhận ra rằng, không phải mình là người bất hạnh nhất. Mà lúc đó ông mới nhận ra được rằng trên quả đất này vẫn còn nhiều người khổ sở hơn, đau khổ hơn ta rất nhiều.

Trái đất vẫn cứ xoay, dòng đời vẫn cứ đổi thay, số phận con người cũng thay đổi như thế. Có ai ngờ, cuộc đời lại có những con người đáng thương, tội nghiệp như vậy: “Một người không có chân để đi giày”. Helen Killer đã khóc khi không có giày để đi sao? Nếu ta suy nghĩ lại thì điều đó chẳng đáng khóc chút xíu nào. Không có giày thì ta vẫn có thể mua lại được, bởi vì nó là vật chất. Tuy nếu không mua, tác giả vẫn có thể đi lại được bằng chính đôi chân của mình.Đến lúc đó thì việc hiên ngang đi lại như bao người khác vẫn là điều dễ dàng. Mất giày thì có thể mua nhưng nếu như không có chân thì ta biết mua ở đâu? Ta sẽ chẳng tìm được thứ gì để thay thế cho đôi chân cả. Vì “chân” là bộ phận của con người, nó là thứ di chuyển chính và quý giá nhất để ta đi lại. “Chân” mới là chính. Nó giúp ta có thể di chuyểnmột cách hiên ngang. Còn “giày” thì chỉ là một thứ “phụ liệu” cho đôi bàn chân của ta. Không có giày ta vẫn đi lại dễ dàng được.

Thế mà tác giả lại khóc khi không có giày. Nếu đặt thử vào trường hợp của người không có chân thì có lẽ tác giả đã khóc đến tuyệt vọng. Và trong lúc này tác giả mới ngộ ra rằng: chân quý giá hơn giày. Không có chân là mãi mãi ta chỉ nhìn thấy những đôi giày đẹp, chất lượng cao nhưng sẽ chẳng bao giờ ta chạm được vào đó bằng chính nghị lực, chính đôi chân của mình. Đó có lẽ mới chính là điều đau khổ, điều đáng khóc nhất trên đời khi chẳng thể nào di chuyển như bao người khác. Đáng thương thay cho những số phận oan nghiệt, trớ trêu ấy. Rồi đây, họ sẽ mãi mãi không tìm được thứ vui vẻ hạnh phúc nhất trên đời qua đôi chân.

Mỗi con người chúng ta khi có hoàn cảnh khó khăn thì đừng bao giờ khóc hay tỏ ra buồn tủi, mà hãy chấp nhận điềuvới thực tại. Chấp nhận để khắc phục nó, để vượt qua nó. Từ đó mà ta cảm nhận được đời sống bằng một cách nhìn khác. Và sự tốt đẹp hơn, sâu lắng hơn sẽ hiện ra dần trong cuộc sống này.

Có một câu danh ngôn đã được viết rằng: “Nhìn xuống thì không ai bằng mình, nhìn lên thì mình không bằng ai”. Khi ta“nhìn xuống thì không ai bằng mình”thì ta sẽ chấp nhận với cuộc sống thực tại và cho mình là số một .Và tất nhiên điều đó sẽ khiến ta trở nên thờ ơ trước những thứ mình chưa bao giờ đạt được. Nhưng nếu “nhìn lên thì mình không bằng ai” thì sao? Ý nghĩa của vế này hoàn toàn trái ngược với vế trước. Giờ đây có lẽ ta sẽ có một thái độ khác so với ban đầu. Những nổ lực, những phấn đấu,…tất cả vẽ nên một tính cách mới, một cài gì đó mới mẻ trong ta. Và từ đó mà ta thêm đồng cảm hơn với câu nói của Helen Killer.

Trong cuộc sống hiện nay, có nhiều tấm gương đã biết tự khắc phục khó khăn của bản thân và cố gắng vươn lên. Họ hiểu được giá trị của cuộc sống hay họ có một lối suy nghĩ tích cực. Một cái nhìn thoáng hơn khi họ trông thấy được vẫn còn nhiều người bất hạnh hơn mình nhưng vẫn cố vươn lên chứ không để bị đẩy ra khỏi cuộc sống. Tự hào thay! Đáng quý thay! Khi những người tưởng chừng như đã rơi vào bế tắc của xã hội nay nhờ vào câu nói của Hellen mà vươn dậy, mà thành công với chính bản thân mình.

Và thầy Nguyễn Ngọc Ký là một điển hình của điều này. Tấm gương của thầy Ký đã được bao thế hệ học trò ghi nhớ và noi gương học tập. Bị liệt cả hai tay nhưng với nghị lực của mình, thầy đã vượt lên tất cả. Từ một cậu bé bị liệt, ngồi lặng thinh bên góc nhà với viên phấn con nhỏ xíu để tập viết từng con chữ lên sân nhà mà nay đã trở thành một conngười tài năng. Vật vả với từng cơn chuột rút đau điến nhưng người học trò Nguyễn Ngọc Ký vẫn không bỏ cuộc. Để giờ đây thầy đã là một nhà giáo ưu tú, một nhà văn với những tác phẩm cho thiếu nhi đồng xúc cảm. Từ đâu mà thầy Ký có được sự nghiệp thành công như vậy? Câu trả lời chính là nghị lực trong cuộc sống, một nghị lực mạnh mẽ của thầy trước hoàn cảnh của mình giống như câu nói của Helen Killer.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều người vẫn chưa có nhận thức nhiều về cuộc sống. Họ nhìn nhận cuộc đời theo một cách tiêu cực. Họ cứ thấy mình là người bất hạnh, khốn khổ nhất. Và chính vì vậy họ càng ngày càng bị lún sâu vào hố đen thăm thẳm, trong khi những vòng sáng cuộc đời đang dần rời xa họ.

“Đừng đổ thừa hoàn cảnh” – một người đã nói thế. Cho dù hoàn cảnh có cơ cực hay sung túc thế nào đi chăng nữa thì ta phải biết chấp nhận và luôn phải đứng dậy để hướng đến một hoàn cảnh tốt đẹp hơn. Nếu đâu đó trong cuộc sống này vẫn còn hoàn cảnh bất hạnh vậy thì ta phải góp một phần vào việc giúp đỡ người khác biết chấp nhận để có niềm tin trong cuộc sống.

              Và thêm một lần câu nói trên khẳng định đúng đắn về mặt ý nghĩa rằng một khi mình trở thành người bất hạnh, thì đâu đó trong cuộc sống này vẫn còn nhiều người bất hạnh hơn ta, vẫn và đang cố gắng vươn lên, vậy tại sao ta lại không làm như vậy ? Giữa dòng chảy của thời gian, không ai trong đời mà không gặp bất hạnh, rủi ro, vấn đề là bản thân con người phải tìm cho mình một con đường tích cực để phòng và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực.

Có thể khẳng định câu nói của Hellen Killer lấp đầy khoảng trống của tâm hồn. Qua đó, chúng ta thấy rõ câu nói” Tôi đã khóc khi không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày” hiện lên trong cuộc sống của chúng ta thật chân thật. Trong cuộc sống này, không ai dám khẳng định rằng hoàn cảnh của mình đã quá đầy đủ, không cần có nghị lực. Tuy nhiên với những nghị lực sống sẽ giúp ta có một hoàn cảnh sống tốt hơn. Đừng bao giờ mặc cảm với hoàn cảnh của mình như lời tâm sự của Heden Killer.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro