vạn bệnh vào từ miệng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vạn bệnh vào từ miệng

          Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác-Ông tổ ngành y Việt Nam (1720-1791)

Thức ăn sẽ thay thế thuốc chứ thuốc không thay thế được thức ăn

                        -Hippocarte-Ông tổ ngành y thế giới (460 TCN-?)

     Hai câu đúc kết ngắn gọn của 2 ông tổ ngành y thế giới và Việt Nam từ xa xưa đã thấy vai trò vô cùng to lớn của việc ăn uống hàng ngày hay nói cách khác là vấn đề dinh dưỡng tác động lớn như thế nào đến sức khoẻ của chúng ta 

Thực tế, trên phương diện khoa học hiện đại, người ta đã thống kê được được sức khoẻ chúng ta bị tác động bởi 30% là di truyền, còn 70% còn lại là do vấn đề dinh dưỡng và vận động là quyết định, như vậy là ta có thể tự quyết định phần chủ yếu sức khoẻ của bản thân.

 Thức ăn hàng ngày đưa vào cơ thể ta những gì? Có 3 nhóm chất lớn

1. Năng lượng: có trong các thức ăn chứa các chất bột, đường, đạm, mỡ. Được đo bằng calories (cal), là yếu tố quan trọng cho quá trình hoạt động (bao gồm các hoạt động cơ bắp, các vận động nội tạng và các hoạt động trí não) chuyển hoá và sinh nhiệt của cơ thể.

 Nhu cầu năng lượng khác nhau ở mỗi người, nó phụ thuộc vào cân nặng, tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ và bệnh tật, tính chất lao động, Bình thường, trung bình một người trưởng thành cần khoảng 2000-2.200 Kcal/ngày. Nhu cầu này thay đổi tuỳ theo các đối tượng khác nhau như đã nói ở trên.    

Hậu quả của thừa năng lượng: Khi chúng ta ăn nhiều thực phẩm giầu năng lượng nhưng ít vận động, hậu quả là năng lượng bị thừa trong cơ thể sẽ chuyển hoá thành dự trữ dưới dạng mỡ, làm chúng ta tăng cân, thừa cân, béo phì. Nhiều biến chứng nguy hiểm sẽ phát sinh do thừa cân, béo phì như các bệnh lý: tim mạch, huyết áp, các bệnh lý chuyển hoá như: tiểu đường, gút, các bệnh lý về hô hấp, các bệnh lý về khớp, ung thư…

Những đối tượng hay gặp thừa năng lượng như: những người có thói quen ăn nhiều mỡ, đường, ngũ cốc, thịt; những người ngủ nhiều, ít vận động, có thói quen ăn vặt, ăn đêm, uống nhiều bia, ăn uống vô độ…

Hậu quả của thiếu năng lượng: Khi nhu cầu năng lượng của cơ thể tăng lên như vận động nhiều, bị chấn thương, bỏng, sốt cao… mà chúng ta không cung cấp đủ năng lượng thì sẽ gây nên tình trạng thiếu năng lượng. Hậu quả là chúng ta mệt mỏi, giảm khả năng làm việc, nếu bị thiếu năng lượng kéo dài, cơ thể phải sử dụng năng lượng dự trữ ở mỡ, dần dần sẽ dẫn đến gầy sút cân, suy kiệt, giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh lý đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn.

Như vậy, thừa hay thiếu năng lượng đều không tốt, đều có hại cho sức khoẻ. Tốt nhất chúng ta nên có một chế độ ăn uống có năng lượng hợp lý dựa vào nhu cầu hàng ngày của mỗi người.

2. Các vi chất dinh dưỡng: là những chất tham gia vào việc xây dựng nên các tế bào, các mô, tham gia vào các hoạt động hô hấp, chuyển hoá, bài tiết của tế bào, tham gia xây dựng nên hệ  thống miễn dịch của cơ thể, tham gia vào nhiều cơ chế hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể, duy trì sự cân bằng của hệ thống nội môi, giúp phục hồi các tế bào, các mô tổn thương, là thành phần chủ yếu để tạo ra các hoocmon, các dịch tiêu hoá… Có khoảng 90 các vi chất dinh dưỡng khác nhau cần thiết cho cơ thể, chúng được chia thành các nhóm như sau: các acid amin, các acid béo, các vitamin, các chất khoáng, các chất xơ.

-Các acid amin: Đặc biệt là 8 acid amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được bao gồm: Methionin, Tryptophan, Treonin, Isoleucin, Leucin, Lysine, Valin và Phenylanine. Đối với trẻ em thì Histidin cũng là acid amin thiết yếu.

-Các acid béo: Dòng Omega 6 (n-6): Linoleic, Gamma linoleic, Dihomo gamma linoleic, Archidonic, Prostaglandin series 1 và 2, Leucotriene series 3 và 4. Dòng Omega 3 (n-3): Alpha linoleic, Eicosapentanoic, Docohexaenoic, Prostaglandin series 3, Leucotrieme series 5. Trong đó tỷ lệ n-6/n-3 nên vào khoảng 4/10.

-Các vitamin: Liều lượng tuỳ theo nhu cầu khuyến nghị của Tổ chức dinh dưỡng thực phẩm thế giới (RDA) hoặc gia tăng trong các trường hợp thiết yếu.

     Các vitamin tan trong nước bao gồm: B1, B2, B6, B12, Niacin, Acid Folic, Acid Pantothenic, Biotic, Inostinol và vitamin C. Nhóm này không có dự trữ trong cơ thể nên cần phải bổ sung hàng ngày.

     Các vitamin tan trong dầu mỡ: Vitamin A, D, E và K. Các vitamin này có dự trữ trong cơ thể, tuy nhiên cũng cần được bổ sung từ thức ăn. 

-Các chất khoáng: Rất quan trọng cho cơ thể, có hai nhóm khoáng: 

Khoáng đa lượng: Na, K, Cl, Ca, P và Mg. 

Khoáng vi lượng: Fe, L, F, Co, Cu, Mn, Cr, Se, Zn, Mo và Al.

-Các chất xơ:  Gồm nhiều loại khác nhau, Nhóm thứ nhất là các xơ hoà tan hay còn gọi là vi xơ, xơ hoạt hoá có tác dụng kích hoạt tế bào, thải độc, kháng gốc tự do, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá trong cơ thể. Nhóm thứ hai là các xơ không hoà tan còn gọi là xơ đại thể  rất quan trọng trong quá trình tiêu hoá, tạo phân, chống táo bón và điều chỉnh các rối loạn trên đường tiêu hoá.  Càng ngày các nhà khoa học càng phát hiện thêm nhiều vai trò quan trọng của chất xơ đối với cơ thể. 

Thừa các vi chất dinh dưỡng: Hầu hết các vi chất dinh dưỡng khi thừa trong cơ thể chúng được đào thải theo nhiều con đường ra ngoài (nhiều nhất là theo con đường nước tiểu). Nhưng có một số các vi chất dinh dưỡng trong cơ thể sẽ bị tích luỹ và gây nên một số biến chứng nguy hiểm. Ví dụ như: thừa vitamin A sẽ gây tổn thương võng mạc mắt, thừa vitamin C có thể lắng đọng thành sỏi Oxalat, thừa Fe gây ngộ độc sắt ở trẻ nhỏ… Tuy nhiên, hiện tượng này thường chỉ xẩy ra do việc lạm dụng thuốc chứa các vi chất nói trên. Việc dùng thực phẩm giầu các vi chất dinh dưỡng hàng ngày không gây nên tình trạng tương tự.

Thiếu các vi chất dinh dưỡng: Khác với tình trạng thừa các vi chất dinh dưỡng, thiếu các vi chất dinh dưỡng là một hiện tượng khá phổ biến và gặp ở nhiều người bình thường, càng nặng nề ở những đối tượng như: đang bị bệnh lý, chấn thương, nhiễm khuẩn, phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em tuổi đang phát triển, người ăn kiêng, người gầy yếu suy kiệt, người thừa cân, béo phì…Nguyên nhân của sự phổ biến này chính là do việc thiếu vi chất dinh dưỡng không khiến cho ta có cảm giác "đói" như thiếu năng lượng. Vì không có cảm giác thiếu "đói" này nên chỉ có thể nhận biết sự thiếu vi chất dinh dưỡng khi cơ thể có những "trục trặc"

3. Các chất phản dinh dưỡng: cồn, độc tố, gốc tự do. Các chất này phát sinh do ô nhiễm môi trường, sử dụng bừa bãi các chất bảo quản, thuốc trừ sâu trong nuôi trồng, chế biến thực phẩm không đúng cách...Đặc biệt, hiện nay lý thuyết về gốc tự do đã được hầu hết các nhà khoa học công nhận, gốc tự do là nguyên nhân gây nên hầu hết các bệnh lý có trong cơ thể con người, đặc biệt rõ ràng trong các bệnh ung thư. Các gốc tự do gắn vào các ADN làm sai lệch các hoạt động nhân lên của tế bào, làm độc tế bào, từ đó tạo ra các tế bào với chức năng sai lệch. Để chống gốc tự do cần có các chất có khả năng oxy hoá để trung hoà sự hoạt động của các gốc này. Việc sử dụng các thức ăn có chứa các chất có khả năng chống oxy hoá như Vitamin C, E, EGCG (rất nhiều trong các chế phẩm từ trà xanh), ...là một biện pháp giúp ta phòng tránh tác hại của gốc tự do, từ đó phòng chống được rất nhiều bệnh.

Thực trạng dinh dưỡng hiện nay?

1. Thừa những thứ không được thừa: muối, đường, mỡ, độc tố...

Nguyên nhân:

- Lạm dụng thức ăn nhanh, ăn theo kiểu khoái khẩu

- Vệ sinh an toàn thực phẩm không quản lý được

2. Thiếu những thứ không được thiếu: Vitamin, khoáng, xơ, nước

Nguyên nhân:

- Thiếu từ bản chất: do nuôi trồng công nghiệp, đất đai bạc màu

- Do hiểu biết về chế biến, bảo quản không đúng cách. Trong quá trình bảo quản và chế biến thực phẩm, một số lượng lớn các vi chất dinh dưỡng đã bị mất đi, bị biến đổi. Khi thức ăn dọn lên bàn đã bị mất đi phần lớn các vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin, khoáng (Ví dụ: trong rau sống lượng vitamin C còn khoảng 80-100%. ở 400lượng vitamin C chỉ còn đến 50-60%, rau đã luộc lượng vitamin C chỉ còn 30-40%, nếu ninh nhừ lượng vitamin C sẽ còn lại không đáng kể hoặc vitamin B6 bị mất đi 50-60% ở các loại thịt đã qua xử lý; Acid Folic trong thực phẩm bị mất đến 50% do nấu nướng và bảo quản; Hơn 80% Mg bị mất sau khi được lấy ra khỏi các hạt ngũ cốc v.v…).

- Thói quen ăn đơn điệu, ăn ít rau củ quả

- Hệ vi nhung mao ở đường ruột-Cơ quan đầu vào quan trọng nhất của hệ tiêu hoá bị tổn thương. Khi hệ vi nhung mao này hoàn toàn khoẻ mạnh thì cơ thể có thể hấp thu 68-100% các vi chất dinh dưỡng, còn khi bị tổn thương thì khả năng hấp thu giảm đi rất nhiều, chỉ còn chừng 5-50%. Đó là nguyên nhân với cùng 1 chế độ ăn trong 1 gia đình lại có người thì rất béo, ngược lại có người lại rất gầy. Nguyên nhân của sự tổn thương này có rất nhiều, chủ yếu do bia, rượu, thuốc lá, kháng sinh và các chất bảo quản có trong thực phẩm làm hại. Theo thống kê ở Mỹ cứ 100 người chỉ có 1 người có hệ vi nhung mao hoàn toàn khoẻ mạnh, liệu không biết ở 1 nước có tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm kém như Việt Nam thì tỉ lệ này là bao nhiêu?

Hậu quả?

Tổ chức dinh dưỡng thực phẩm thế giới (RDA), các chuyên gia dinh dưỡng và y học toàn cầu bằng nhiều nghiên cứu trên một số lượng khá lớn với hàng trăm ngàn người về dinh dưỡng và bệnh lý đã đưa ra một số kết luận đáng chú ý sau đây:

Hiện nay một tỷ lệ lớn những người bình thường đang  ở trong tình trạng thiếu các vi chất dinh dưỡng, mất cân đối về năng lượng.

Thừa năng lượng trong khẩu phần ăn đang trở thành một xu hướng báo động của xã hội hiện đại, do đó việc thừa cân và béo phì đang ngày càng trở nên phổ biến (Hiện nay trên thế giới có khoảng 1,1 tỷ người trưởng thành và 550 triệu trẻ em mắc chứng thừa cân và béo phì).

Hàng năm trên thế giới 60% các ca tử vong bệnh lý là có liên quan đến thừa cân và béo phì  và sự thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng.

Tại Mỹ:

+70% các trường hợp như đau tim, đột quị, ung thư, tiểu đường...có liên quan đến dinh dưỡng.

+ 70% bệnh nhân tại Mỹ có liên quan đến tình trạng dinh dưỡng.

+ 50% các ca tử vong ở Mỹ có liên quan đến tình trạng dinh dưỡng.

Hậu quả ghê gớm nhất trong mất cân bằng về dinh dưỡng và không khoa học để lại là tốc độ phát triển của các bệnh chuyển hoá và rối loạn nội tiết. Nhận định của các chuyên gia y tế từ những năm 90 của thế kỉ trước "Thế kỉ 21 là thế kỉ của các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hoá" trở thành nguy cơ lớn đối với nhân loại. Đặc biệt đại dịch Đái tháo đường có liên quan chặt chẽ đến chế độ dinh dưỡng, hiện nay đây là bệnh không lây có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Hiện tượng rối loạn chuyển hoá mỡ cũng phổ biến hơn bao giờ hết, thể hiện bằng việc trong khoảng 10 năm gần đây các thuốc hạ mỡ máu luôn chiếm vị trí số 1 trong số những thuốc bán chạy nhất. 

Bệnh chuyển hoá là gì? 

Cơ thể của chúng ta có 3 chuyến hoá chính đó là chuyển hoá đường, chuyển hoá mỡ, và chuyển hoá đạm. Khi chuyển hoá đường rối loạn dẫn đến bệnh đái tháo đường, khi chuyển hoá mỡ rối loạn dẫn đến bị máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, khi chuyển hoá đạm rối loạn dẫn đến bị gout. Các bệnh chuyển hoá nguyên nhân chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, vì vậy việc phòng ngừa và khắc phục các bệnh chuyển hoá tốt nhất là bắt đầu từ sự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho khoa học. Tất cả các thuốc điều trị cho những bệnh này hiện chỉ là chữa triệu chứng, do vậy nếu k khắc phục nguyên nhân thì bạn sẽ phải suốt đời gắn với thuốc và các biến chứng ngày càng nặng hơn  

Thực tế về đại dịch rối loạn chuyển hoá ở Việt Nam:

- VN là 1 trong 4 nước có tỉ lệ bệnh nhân Đái tháo đường tuýp 2 cao nhất thế giới. Nhưng trong đó số lượng bệnh nhân ĐTĐ được chẩn đoán và phát hiện lại rất hạn chế, để lại 1 hậu quả lớn về điều trị và xử lý các biến chứng khi phát hiện ra bệnh quá muộn

- Tỉ lệ máu nhiễm mỡ ở người trưởng thành theo nghiên cứu mới nhất của Viện Dinh dưỡng quốc gia đc công bố vào tháng 12 năm ngoái là 30%, trong đó ở thành thị lên tới 44%

- Gần 16.8 triệu người Việt Nam đang thừa cân và béo phì, đặc biệt báo động là tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ.

  Giải pháp?

Để phòng chống bệnh tật, kiểm soát biến chứng tốt hơn ta cần khắc phục được những bất hợp lý về dinh dưỡng đang diễn ra, có nghĩa là chúng ta cần 1 chế độ dinh dưỡng 

-It đường, mỡ, muối,.. 

-Giàu vitamin, khoáng, acid amin, xơ,..

-Không có các chất độc hại

Làm thế nào để thực hiện được điều này? 

Liệu bạn có thể tự đảm bảo được điều đó?

Liệu có giải pháp khoa học nào khả thi hơn k?

Chúc các bạn có được những hiểu biết tốt nhất về sức khỏe và thật thành công trong công việc !

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro