Van chuyen gay xuong

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

VN CHUYỂN BỆNH NHÂN

1. Nguyên tắc vận chuyển bệnh nhân

1.1Thông báo và giải thích cho bệnh nhân ( hoặc người nhà) lý do chuyển.

1.2Đánh giá đầy đủ thương tổn, cố định tốt trứơc khi vận chuyển

1.3Xác định nơi sẽ chuyển đến

1.4 Phương tiện vận chuyển, dự tính thời gian, các bất trắc có thể xảy ra, dự định số người.

1.5 Vận chuyển an toàn

1.6 Vận chuyển nhanh tới đúng nơi đã xác định.

1.7 Chuẩn bị sẵn sàng cấp cứu trước và trong khi vận chuyển.

1.8 Chuyển bệnh nhân đến phải bàn giao bệnh nhân cho nơi nhận ghi chép đầy đủ vào hồ sơ bệnh nhân. Khi trở về phải báo cáo tình hình của bệnh nhân với khoa phòng.

2 . Đánh giá trước khi vận chuyển

Nên tuân theo thứ tự sau:

- A (Airway): Đánh giá đường thở có bị tắc nghẽn hay không? lưu ý trong trường hợp hôn mê, chảy máu do vỡ nền sọ, chấn thương hàm mặt, tổn thương đường hô hấp trên, ứ đọng đờm giãi, dị vật...

- B(Breathing)tình trạng suy hô hấp có hay không? Tần số thở, kiểu thở, cánh mũi, cơ hô hấp phụ, hõm ức, vẻ mặt, co rút cơ hô hấp, triệu chứng đầu chi, thành ngực có bị tổn thương không? vết thương ngực hở, mảng sườn di

động, nếu có có thể thở hô hấp hỗ trợ thở oxy, đặt nội khí quản, bóp bóng,

thở máy....

- C ( Circulation) Đo mạch, huyết áp, nhịp tim xem có suy tuần hoàn hay không? Nếu thiếu khối lượng tuần hoàn thì phải bù bằng đường truyền. Có trường hợp vừa hồi sức vừa chuyển.

- D ( Discovery) Phát hiện những thương tổn trước khi vận chuyển: gãy cột

sống, gãy chi, vỡ xương chậu, chấn thương sọ não, chấn thương ngực,

3. Xử trí theo dõi trong khi vận chuyển :

- Theo dõi liên tục chức năng sống: hô hấp, tuần hoàn.

- Theo dõi các băng, nẹp, băng vết thương, dẫn lưu hoặc những thay đôỉ khác

trong khi vận chuyển.

- Không được ngừng tất cả các phương pháp điều trị, truyền dịch thuốc cấp

cứu cho bệnh nhân .

- Nếu bệnh nhân ngừng thở hoặc ngừng tim, nên dừng ô tô để cấp cứu hỗ trợ

- Ngay trong khi vận chuyển thông báo cho nơi nhận bệnh nhân ( nếu có).

- Ghi chép đầy đủ hành chính, thuốc điều trị, hồi sức, xử trí trong khi vận

chuyển và trước đó.

4. Khi vận chuyển tới bệnh viện:

- Vừa vận chuyển bệnh nhân vào phòng cấp cứu vừa tiếp tục hồi sức

- Trong quá trình bàn giao đầy đủ giấy tờ, thông tin về bệnh nhân (hành chính, tai nạn, tình trạng bệnh nhân..) và vẫn tiếp tục hồi sức( nếu cần).

- Sau khi đã thông tin đầy đủ về bệnh tật, phải làm đủ thủ tục hồ sơ về bệnh

nhân với nhân viên phòng cấp cứu.

- Người vận chuyển chỉ được rời khỏi phòng cấp cứu khi người nhận bệnh nhân đồng ý.

5 .Chuyển bệnh nhân ra khỏi nơi tai nạn:

5.1 Trường hợp có 1 người:

- Dìu

- Bế bệnh nhân

- Kéo

- Xe đẩy hoặc cáng đẩy:

5.2. Trường hợp có hai người: Tùy hoàn cảnh

- Nếu có cáng thì tốt nhất đặt bệnh nhân trên cáng, mỗi người khiêng 1 đầu cáng. Trong trường hợp lối đi hẹp đây là cách vận chuyển tối ưu nhất.

- Nếu không có cáng cả 2 người đứng về 1 bên bệnh nhân luồn cả 2 tay xuống dưới bệnh nhân. Tuy nhiên đây là trường hợp khó, nhất là khi có chấn thương cột sống . Nhất thiết không được bẻ cong cột sống nơi gãy.

5.3. Trường hợp có ba người:

Hai người cứu cùng đứng ở 1 bên bệnh nhân

Người thứ nhất bế đầu vai, người thứ 2 bế ngực, hông, người thứ ba bê 2 chân. Chú ý: Trong mọi trường hợp, sau khi đã đưa bệnh nhân ra khỏi nơi tai nạn, thì

đặt bệnh nhân vào cáng để vận chuyển đi xa, hoặc gọi cứu hộ. Phải liên tục cấp cứu bệnh nhân khi chờ đợi cứu hộ.

6. Tư thế bệnh nhân khi vận chuyển( xem thêm bài sơ cứu gãy xương)

6.1 Chấn thương cột sống

Bệnh nhân nằm ngửa trên cáng cứng, không được cử động cổ. Sau khi đã cố định bằng vòng cố định, hoặc chèn túi cát, gối đệm hai bên cổ ở giữa đầu, vai.Lưu ý không được gấp góc cổ bệnh nhân. Khi chuyển bệnh nhân dùng cáng cứng 2 người khiêng 2 đầu. Nếu không có cáng cứng thì đặt bệnh nhân nằm sấp trên cáng võng, dưới bụng đặt chiếc gối mỏng hoặc quần áo cho cột sống đỡ bị trũng xuống, cần di chuyển chậm.

6.2. Gãy các chi

Sau khi đã sơ cứu ( cầm máu, cố định..) các chi gãy tùy theo vị trí của chi gãy mà bệnh nhân có thể nằm hoặc ngồi để vận chuyển bệnh nhân . Chi trên : sau khi bất động, tay đặt theo dọc thân mình hay tay đặt trên ngực, treo tay bệnh nhân.

Chi dưới: bệnh nhân nằm ngửa trên cáng.

Vỡ xương chậu : khi di chuyển thân và 2 chân luôn tạo thành đường

thẳng. Vận chuyển bằng cáng cứng.

6.3. Chấn thương ngực:

Vết thương ngực: sau khi đã sơ cứu( phải bịt kín vết thương không để tình trạng vết thương ngực hở). Khi vận chuyển bệnh nhân nằm nghiêng sang bên phổi bị tổn thương. Vận chuyển bằng xe đẩy, cáng....

Gãy xương sườn, mảng sườn di động: sau khi đã cố định để bệnh nhân nằm nghiêng sang bên ngực bị thương tổn và vận chuyển như vết thương ngực.

6.4. Chấn thương sọ não:

Phải đặt vòng đệm cổ cho tất cả các bệnh nhân chấn thương sọ não có hôn mê trước khi di chuyển. Chỉ khi chụp XQ chẩn đoán không có gãy cột sống thì mới bỏ vòng đệm.

Bệnh nhân hôn mê, nằm nghiêng sang 1 bên để tránh ứ đọng và bít tắc đường thở. Đầu cao 30 o so với thân, không được gấp cổ. Nêu bệnh nhân đã được đặt nội khí quản, hoặc mở khí quản có thể đặt bệnh nhân nằm ngửa.

6.5. Chấn thương bụng: bệnh nhân nằm ngửa, hai gối gấp, chống chân để trùng

cơ bụng. Đầu ngang với ngực không để đầu cao.

7. Một số kỹ thuật vận chuyển thông thường

Phương tiện vận chuyển:

Phương tiện chính quy: cáng đẩy, cáng rời, xe đẩy, giường có bánh xe…

Phương tiện tuỳ ứng: Thực tế ở Việt Nam chúng ta có nhiều cáng tự tạo: Ván gỗ cứng, cánh cửa , mặt bàn gỗ, … Các loại võng :võng tre, võng dù, võng vảI, võng đay…..

7.1.Quy trình vận chuyển bệnh nhân từ giường sang cáng và từ cáng sang giường:

Mục đích : giúp người bệnh an toàn và thoải mái khi chuyển từ giường sang

cáng và ngược lại.

Chuẩn bị:

Thông báo và giải thích cho bệnh nhân để phối hợp cần thiết khi chuyển.

Xếp giường cho gọn, bỏ gối, khoá chèn cố định chân giường.

Cáng có dây buộc để giữ bệnh nhân, gối, ga, chăn phủ. Người chuyển: cần 2- 3 người.

Tiến hành:

7.1.1Bệnh nhân tự di chuyển được trên giường

Sử dụng cáng xe đẩy: cần 2 người để chuyển bệnh nhân

- Đặt cáng song song với giường và dựa áp sát vào cạnh giường, khoá, chèn cố định chân cáng.

- Hướng dẫn bệnh nhân tự di chuyển ra cạnh giường và nhẹ nhàng trườn lên cáng.

- Đặt gối dưới đầu bệnh nhân.

- Buộc dây cáng để giữ bệnh nhân.

- Phủ ga hoặc chăn lên bệnh nhân.

áp dung ngược lại để chuyển bệnh nhân từ cáng sang giường

7.1.2 Bệnh nhân không tự di chuyển được

- Sử dụng cáng xe đẩy: cần 2 người để chuyển bệnh nhân

- Chuẩn bị thêm một tấm ván phẳng ( hoặc vải nhựa cứng paslide) để đỡ bệnh

nhân, có chiều rộng xấp xỉ mặt cáng.

- Đặt cáng song song với giường và dựa áp sát vào cạnh giường, khoá, chèn cố định chân cáng.

- Người số 1 đứng bên kia giường, nghiêng đầu người bệnh về phía mình, một tay đặt lên hông, một tay đặt lên vai bệnh nhân lật nghiêng bệnh nhân về phía mình để bệnh nhân nằm ngửa trên miếng ván và cùng người số 2 đẩy bệnh nhân sang cáng.

- Người số 2 đứng bên cạnh cáng đẩy miếng ván vào dưới lưng bệnh nhân khi bệnh nhân được lật nghiêng. Dùng 2 tay để kéo bệnh nhân sang cáng, sau đó lật nghiêng bệnh nhân để người số 1 rút miếng ván ra khỏi lưng bệnh nhân.

- Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên cáng, kê gối dưới đầu

- Buộc dây cáng để giữ bệnh nhân.

- Phủ ga hoặc chăn lên bệnh nhân.

áp dụng ngược lại để chuyển bệnh nhân từ cáng sang giường

7.2 . Quy trình vận chuyển bệnh nhân từ giường sang ghế hoặc xe đẩy và ngược

lại:

Mục đích : giúp người bệnh an toàn và thoải mái khi chuyển từ giường sang

ghế hoặc xe đẩy và ngược lại.

Chuẩn bị:

- Thông báo và giải thích cho bệnh nhân để phối hợp cần thiết khi chuyển.

- Xếp giường cho gọn, bỏ gối, khoá chèn cố định chân giường.

- Xe đẩy hoặc ghế, ga, chăn phủ.

- Người chuyển: cần 1 - 2 người.

Tiến hành:

- Điều chỉnh bộ phận để chân của xe đẩy.

- Để ghế hoặc xe đẩy cạnh giường ở vị trí thuận lợi cho bệnh nhân .

- Khoá cố định 2 bánh của xe đẩy.

- Đỡ người bệnh ngồi dậy, 2 chân buông thõng xuống cạnh giường.

- Khoác áo ấm ( nếu cần), đi giày, dép cho bệnh nhân.

- Đứng đối diện với bệnh nhân và hướng dẫn bệnh nhân đứng dậy.

- Để 2 tay dưới nách để hỗ trợ bệnh nhân đứng dậy, xoay lưng bệnh nhân về phía xe đẩy ( hoặc ghế) và đỡ bệnh nhân ngồi xuống xe ( ghế).

- Điều chỉnh xe đẩy để tạo tư thế thoải mái, dễ chịu.

- Nếu xe đẩy có hệ thống khoá vành xe thì khi di chuyển cần chú ý mở khoá

còn khi muốn để bệnh nhân ngồi trên xe ở nguyên một chỗ thì khoá lại.

- Phủ ga hoặc chăn lên bệnh nhân.

áp dung ngược lại để chuyển bệnh nhân từ xe đẩy hoặc ghế sang giường.

Ghi chép hồ sơ

Hướng dẫn và dặn dò bệnh nhân, gia đình bệnh nhân.

Trong trưòng hợp cần cho bệnh nhân ngồi lên xe đẩy để di dạo, hướng dẫn người nhà bệnh nhân để có thể tự đẩy bệnh nhân đi dạo , tạo không khí thoải mái.

7.3 Quy trình vận chuyển bệnh nhân lên cáng, từ cáng lên ô tô và ngược lại:

Mục đích : giúp người bệnh an toàn và thoải mái khi chuyển từ cáng lên ô tô

và ngược lại.

Chuẩn bị:

- Thông báo và giải thích cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân để phối hợp

cần thiết khi chuyển.

- Xe ô tô cứu thương đã sẵn sàng.

- Xếp giường cho gọn, bỏ gối, khoá chèn cố định chân giường.

- Cáng có dây buộc để giữ bệnh nhân, gối, ga, chăn phủ, thuốc và các dụng cụ

cần thiết.

- Người chuyển: ít nhất cần 3 người, có thể huy động người nhà bệnh nhân.

Tiến hành:

- Thực hiện các bước của quy trình chuyến bệnh nhân từ giường sang cáng.

- Chuyển cáng ra xe, đầu cáng đi trước.

- Một người lên xe trước để đón cáng khi hai người phía dưới chuyển cáng

cho.

- Người khiêng phía đầu cáng ở bên dưới chuyển đầu cáng cho người trên xe rồi chuyển xuống nhanh phía chân cáng để cùng người còn lại nâng cáng.

- Cả hai người bên dưới cùng nâng cao cáng cho thăng bằng để cùng người trên xe đưa cáng vào sàn xe.

- Buộc dây cáng hoặc khoá cố định cáng trên xe để giữ cáng an toàn khi di chuyển.

áp dụng ngược lại để chuyển bệnh nhân từ ô tô xuống .

Ghi chép hồ sơ :

Hướng dẫn và dặn dò bệnh nhân, gia đình bệnh nhân

7.4 Chuyển bệnh nhân từ viện này sang viện khác:

Mục đích : giúp người bệnh an toàn và thoải mái khi chuyển viện

Chuẩn bị:

- Thông báo và giải thích cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân để phối hợp

cần thiết khi chuyển.

- Xe ô tô cứu thương đã sẵn sàng.( trường hợp không có xe cứu thương có thể ding các phương tiện giao thông khác: như taxi, xe khách, tàu hoả… lưu ý bệnh nhân phải có chỗ ngồi thoải mái, an toàn)

- Tốt nhất dùng Cáng có dây buộc để giữ bệnh nhân, gối, ga, chăn phủ, thuốc

và các dụng cụ cần thiết.

- Người chuyển: trong trường hợp bệnh nhân nặng nhất thiết cần có nhân viên y tế đi kèm, trường hợp cấp cứu đe doạ tính mạng bệnh nhân cần nhân viên biết xử lý cấp cứu kịp thời. Cần huy động người nhà, người thân bệnh nhân chuyển cùng.

Tiến hành:

- Thực hiện các bước của quy trình chuyến bệnh nhân bằng ô tô.

- Trường hợp không có ô tô có thể chuyển bệnh nhân bằng các phương tiện giao thông khác. Để bệnh nhân tư thế thuận lợi, có thể dùng cáng. Không có cáng bệnh nhân có thể ngồi, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc an toàn cho bệnh nhân, phải luôn được theo dõi.

Ghi chép hồ sơ

Hướng dẫn và dặn dò bệnh nhân, gia đình bệnh nhân

8. Quy trình chuyển bệnh nhân từ hiện trường về cơ sở y tế

8.1Chuẩn bị dụng cụ

- Phương tiện vận chuyển (xe ô tô chuyên dụng)

- Cáng đẩy (hoặc cáng khiêng)

- Bộ sơ cấp cứu ban đầu (Thuốc chống sốc, giảm đau, bóng và mặt nạ, oxy,

máy sốc tim)

- Băng gạc và dụng cụ cố định nạn nhân.

8.2 Sơ cứu nạn nhân

- Đưa nạn nhân ra khỏi vị trí đang nguy hiểm (đuối nước, điện giật, cháy. . . )

- Cấp cứu nạn nhân ngừng tuần hoàn (nếu có)

- Cầm máu tạm thời.

- Chống sốc cho nạn nhân (nếu cần dùng mocphine giảm đau cho nạn nhân)

8.3Đánh giá và cố định nạn nhân trên cáng

- Đánh giá những tổn thương nguy hiểm mà nạn nhân có

- Đánh giá khả năng di chuyển nạn nhân ra khỏi vị trí tai nạn.

- Cố định đốt sống cổ bằng nẹp cổ

- Cố định những chi có gãy xương bằng nẹp tạm thời.

- Di chuyển nạn nhân ra khỏi vị trí tai nạn.

- Đặt nạn nhân nằm ngửa trên cáng và thắt đai cố định toàn thân của nạn nhân

với cáng.

- Đắp chăn phủ ấm cho nạn nhân.

8.3Chuyển cáng nạn nhân lên xe cấp cứu.

- Đẩy xe cáng lên xe cấp cứu.

- Đảm bảo đầu nạn nhân ngang hoặc thấp hơn thân người.

8.4Vận chuyển nạn nhân.

- Cố định cáng trên xe cấp cứu

- Vận chuyển nhanh nhưng đảm bảo tránh gây sóc nhiều.

Đội cấp cứu thường trực và sẵn sàng hồi sinh tim phổi cho nạn nhân.

8.4Chuyển cáng nạn nhân từ trên xe cấp cứu xuống.

- Kéo xe cáng khỏi xe cấp cứu.

- Đưa nạn nhân đến nơi tiếp nhận và tiếnhành cấp cứu tại trung tâm cấp cứu

gần nhất.

SƠ CỨU GÃY XƯƠNG

NỘI DUNG

1. Mở đầu

Gãy xương là tổn thương liên quan đến sự toàn vẹn của xương. Thường gặp do chấn thương hoặc do bệnh lý. Trong chấn thương thì hay gặp gãy xương. Theo Brune trong 300.000 trường hợp chấn thương thì có tới 45.000 trường hợp gãy xương (Chiếm 15%), và thường gặp ở độ tuổi 20 - 40, nam chiếm nhiều hơn nữ.

Chấn thương trực tiếp: xương bị gãy ở ngay nơi lực gây chấn thương tác động, thường gặp trong tai nạn giao thông do bánh xe ô tô, xe máy

Chấn thương gián tiếp: Gãy xương ở xa nơi tác động của lực gây chấn thương. Gãy xương bệnh lý có hai loại chính:

- Do xương bị bênh rồi gãy như u nang xương, viêm xương, loạn sản xương

Người bệnh bị ung thư ở các tổ chức khác nhưng di căn vào xương làm cho xương yếu đi và có thể gãy khi có động chạm nhẹ.

Trong các xương bị gãy thì gãy xương cột sống, vỡ xương chậu và gãy xương đùi và nặng nề và nguy hiểm nhất, có thể dẫn đến tử vong ngay lập tức.

Gãy xương nếu được sơ cứu tốt sẽ giảm được tai biến, giảm đau, và chi phí điều trị.

2. Phân loại:

Gãy xương kín: Là gãy xương mà ổ gãy không thông với bên ngoài

Gãy xương hở: Là gãy xương mà ổ gãy thông với bên ngoài. Gãy hở nguy

hiểm hơn gãy kín vì nguy cơ nhiễm trùng cao

Trẻ em thường “gãy cành tươi” xương có sụn, chứa ít can xi, màng xương dày ở

gần đầu xương phát triển nên hay gặp gãy dưới màng xương.

3. Triệu chứng của gãy xương:

31. Triệu chứng cơ năng:

- Đau

- Sưng nề, bầm tím chỗ gãy

- Giảm hoặc mất cơ năng của chi

32. Triệu chứng thực thể: Biến dạng trục của chi Tiếng lạo xạo của xương Cử động bất thường

Hai dấu hiệu sau không được làm, nếu làm thường do vô tình phát hiện ra.

33. Triệu chứng toàn thân: gãy xương nhỏ ít ảnh hưởng tới triệu chứng toàn thân.

Gãy xương lớn, gãy nhiều xương có thể bị shock, ảnh hưởng nhiều tới toàn

thân như chấn thương cột sống có thể bị liệt, rối loạn cảm giác...

34. Triệu chứng cận lâm sàng: Xquang chụp để chẩn đoán

35. Biến chứng của gãy xương

- Shock chấn thương:

- Tắc mạch

- Thương tổn khớp

- Tổn thương da, cơ, mạch và thần kinh và các cơ quan nội tạng

- Nhiễm trùng

4.Mục đích của sơ cứu gãy xương

- Bệnh nhân đõ đau, phòng chống shock

- Bất động tạm thời giảm đau cho bệnh nhân rất nhiều, băng lại vết thương trong trường hợp gãy xương hở.

- Giảm bớt nguy cơ gây tổn thương thêm tổn thương mạch máu, thần kinh, vết

thương phần mềm, di lệnh thứ phát.

- Bất động tốt tránh nguy cơ gãy kín thành gãy hở.

- Gãy hở cố định tốt phòng ngừa nhiễm khuẩn

5.Nguyên tắc bất động tạm thời khi sơ cứu gãy xương

- Nẹp phải đủ dài để bất động chắc khớp trên và khớp dưới chỗ gãy.

- Bất động theo tư thế thuận lợi đơn giản

- Nếu chi bị gãy di lệnh nhiều, biến dạng lớn gấp góc, xoắn vặn, co ngắn nhiều, phải giảm đau tốt có thể kéo nhẹ nhàng chỉnh trục chi bớt biến dạng, giảm bớt thương tổn phần mềm do đầu xương gãy.

- Trường hợp gãy xương hở, gãy nội khớp đầu xương thò ra ngoài, bị nhiễm trùng nặng thì không được kéo rút đầu xương vào trong mà phải bất động theo tư thế không kéo nắn sau khi đã cố định băng vết thương.

- Không nên cởi quần áo bệnh nhân, nếu cần thì cắt quần áo. Cởi bên lành trước.

- Không đặt trực tiếp nẹp vào da bệnh nhân, các mấu lồi đầu xương, vùng tỳ đè phải có đệm lót.

- Nẹp và chi sau khi bất động phải thành một khối chắc.

- Không có nẹp có thể cố định chi gãy với chi lành.

- Thao tác khi bất động phải nhẹ nhàng cẩn thận, theo dõi sát bệnh nhân, người làm phải có kinh nghiệm.

- Ghi phiếu chuyển thương, nhanh chóng, nhẹ nhàng, vận chuyển bệnh nhân đến

cơ sở điêù trị.

6.Chuẩn bị

61. Bệnh nhân

- Đưa ra khỏi vùng nguy hiểm

- Đặt tư thế thuận lợi

- Giải thích cho bệnh nhân và người nhà để họ yên tâm

62.Thầy thuốc:

- Nhận định được rõ tình trạng thương tổn của bệnh nhân và nắm rõ các nguyên tắc.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh vô trùng.

- Có kinh nghiệm và thành thạo

63.Dụng cụ

6.3.1 Nẹp chính qui:

Nẹp gỗ, nẹp tre: bào nhẵn, được bọc kín bằng gạc, giấy xốp xung quanh và kín hai

đầu. Kích thước tuỳ từng loại

Chi trên: 2 nẹp dài 40-50 cm rộng 5-6 cm, dày 0,5-1 cm. Cẳng tay : 2 nẹp dài 30-35 cm rộng 5-6 cm, dày 0,5-1 cm Cánh tay : 2 nẹp dài 30-35 cm rộng 5-6 cm, dày 0,5-1 cm Chi dưới 3 nẹp kích thước 80-130 cm

Kích thước chỉ là trung bình khi dùng thì cắt bớt cho phù hợp với khuôn khổ của

từng bệnh nhân

Nẹp cramer

Nẹp cao su:

Vòng cố định cổ Colier khi gãy cột sống cổ.

6.3.2 Nẹp tuỳ ứng:

6.3.3 Bông, gạc để lót chỗ đè và vùng tỳ đè, tốt nhất là bông mỡ, gạc sạch.

6.3.4 Băng dùng để cố định nẹp, băng rộng bản dài ngắn tuỳ theo vị trí băng phải

chắc

Băng chun giãn.

Nếu không có thì dây vải, khăn mùi xoa, mảnh vải.

BT ĐỘNG TẠM THỜI TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP GÃY XƯƠNG:

1. Qui trình sơ cứu gãy kín xương cẳng tay có người phụ

1.1 Bất động bằng nẹp gỗ hoặc nẹp tre

Đánh giá tổn thương và tình trạng toàn thân lựa chọn cấp cứu ưu tiên.

Chuẩn bị dụng cụ

Chuẩn bị bệnh nhân ( thông báo, giải thích, thầy thuốc bắt mạch quay)

Người phụ đứng phía trước: Đỡ trên và dưới chỗ gãy:1 tay đỡ khuỷu, 1 tay nắm lấy

bàn tay của bệnh nhân kéo nhẹ theo trục của chi. Người chính đặt hai nẹp:

Nẹp thứ nhất ở mặt trước cẳng tay đi từ nếp khuỷu đến khớp ngón bàn.

Nẹp thứ hai dài hơn nẹp thứ nhất đặt ở mặt sau cánh tay, đi quá mỏm khuỷu, đối xứng với nẹp thứ nhất.

Độn bông vào các đầu nẹp và vùng tỳ đè .

Dùng băng cuộn để cố định hai nẹp với nhau và đảm bảo đủ chắc theo thứ tự: Trên chỗ gãy, dưới chỗ gãy, bàn tay, khuỷu (nếu cần).

Dùng băng cuộn hoặc dây vải treo tay bệnh nhân ở tư thế gấp 90 o(dây treo vòng

qua cổ bệnh nhân).

Kiểm tra bàn ngón tay, bắt mạch quay .

Ghi phiếu theo dõi và chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.

1.2 Trường hợp không có nẹp:

Bệnh nhân ngồi được: dùng khăn tam giác treo tay bệnh nhân ở tư thế gấp 90o (dây treo vòng qua cổ bệnh nhân).

Bệnh nhân nằm: đặt tay duỗi thẳng dọc theo thân. Buộc tay bị gãy vào cơ thể bằng băng to bản hoặc bằng 3 mảnh vải ở 3 vị trí:

Cổ tay cố định vào đùi Cẳng tay cố định vào bụng Cánh tay cố định vào ngực

Chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.

2. Qui trình sơ cứu gãy kín xương cánh tay có người phụ

2.1 Bất động bằng nẹp gỗ hoặc nẹp tre

Đánh giá tổn thương và tình trạng toàn thân lựa chọn cấp cứu ưu tiên.

Chuẩn bị dụng cụ

Chuẩn bị bệnh nhân .

Bệnh nhân ngồi: có người phụ đứng ở phía sau để đỡ tay bệnh nhân .

Bệnh nhân nằm: Đặt tay dạng ra và đưa về phía trước.

Người phụ đứng phía sau bệnh nhân 1 tay đỡ khuỷu, 1 tay đỡ cánh tay sát hõm nách và kéo nhẹ nhàng theo trục của cánh tay.

Người chính: đặt 2 nẹp gỗ hoặc tre ở mặt trước và mặt sau cánh tay. Hai nẹp song

song với nhau, đầu trên quá khớp vai nách, đầu dưới quá khớp khuỷu. Độn bông vào hai đầu nẹp sát với đầu xương và vùng tỳ đè.

Dùng băng cuộn để cố định hai nẹp với nhau và đảm bảo đủ chắc, vị trí: 1 dây trên

ổ gãy, 1 dây dưới ổ gãy.

Dùng băng cuộn hoặc băng treo vòng qua cổ bệnh nhân để treo tay bệnh nhân ở tư

thế cẳng tay gấp 90o, bàn tay cao hơn khuỷu tay và úp vào thân mình. Kiểm tra bàn ngón tay

Ghi phiếu theo dõi và chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.

2.2 Bất động đơn giản không dùng nẹp Gấp cẳng tay vuông góc với cánh tay. Đặt cẳng tay bị tổn thương lên ngực.

Đặt một mảnh vải sạch, khăn tam giác giữa tay bị tổn thương và ngực.

Treo tay bệnh nhân lên cổ bằng dây treo. Nếu không có dây treo có thể luồn bàn tay bệnh nhân qua khe giữa hai cúc áo ngực.

Buộc tay vào ngực bằng khăn hoặc băng to bản.

Chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.

3 . Qui trình sơ cứu gãy kín xương cẳng chân có người phụ

3.1Bất động bằng nẹp gỗ hoặc nẹp tre

Đánh giá tổn thương và tình trạng toàn thân lựa chọn cấp cứu ưu tiên.

Chuẩn bị dụng cụ

Chuẩn bị bệnh nhân

Người phụ thứ nhất ngồi bên cạnh bệnh nhân (ngồi bên chân lành) đỡ trên và dưới

chỗ gãy.

Người phụ thứ hai ngồi ở phía bàn chân của bệnh nhân 1tay đỡ gót chân gãy của bệnh nhân và kéo nhẹ nhàng theo trục của chi, tay kia nắm bàn chân bệnh nhân đẩy về phía đùi để bàn chân vuông góc với cẳng chân đồng thời theo dõi bệnh nhân Người chính đặt nẹp:

Đặt 2 nẹp gỗ hoặc tre ở mặt trong và mặt ngoài chi gãy. Hai nẹp song song với

nhau

Nẹp ngoài từ khớp đùi chậu đến quá gót.

Nẹp trong từ bẹn đến quá gót.

Độn bông vào hai đầu nẹp sát với đầu xương cả mặt trong, mặt ngoài và vùng tỳ đè. Dùng băng cuộn hoặc dây vải để cố định hai nẹp với nhau và đảm bảo đủ chắc theo thứ tự : trên ổ gãy, dưới ổ gãy, trên khớp gối, sát bẹn. Dây băng số 8 để bàn chân vuông góc với cẳng chân và dây để cố định 2 chân vào với nhau ở các vị trí: cổ chân, gối, sát bẹn.

Kiểm tra bàn, ngón chân

Ghi phiếu theo dõi và chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.

3.2 Bất động đơn giản không dùng nẹp

Dùng băng to bản để cố định 2 chi vào nhau ở các vị trí: trên ổ gãy, dưới ổ gãy, dây cố định 2 đùi, dây cố định hai bàn chân vào với nhau như kiểu băng số 8.

Kiểm tra đầu chi (màu sắc, nhiệt độ cảm giác...)

Ghi phiếu theo dõi và chuyển bệnh nhân đến bệnh viện(lưu ý đề phòng sốc.

4. Qui trình sơ cứu gãy kín xương đùi có người phụ

4.1 Bất động bằng nẹp gỗ hoặc nẹp tre

Đánh giá tổn thương và tình trạng toàn thân lựa chọn cấp cứu ưu tiên

Chuẩn bị dụng cụ

Chuẩn bị bệnh nhân

Người phụ thứ nhất ngồi bên cạnh bệnh nhân (ngồi bên chân lành) đỡ trên và dưới

chỗ gãy.

Người phụ thứ hai đỡ bệnh nhân nghiêng về phía lành, người chính đặt nẹp dưới đi từ mào chậu đến quá gót

Người phụ thứ hai ngồi quì ở phía bàn chân của bệnh nhân 1tay giữ nẹp, 1 tay giữ bàn chân của bệnh nhân vuông góc với cẳng chân đồng thời theo dõi và quan sát bệnh nhân.

Người chính đặt nẹp

Nẹp trong từ bẹn đến quá gót.

Nẹp ngoài từ hố nách đến quá gót.

Độn bông vào hai đầu nẹp sát với đầu xương cả mặt trong và mặt ngoài, mặt sau. Dùng băng cuộn hoặc dây vải để cố định 3 nẹp với nhau theo thứ tự: trên ổ gãy, dư- ới ổ gãy, trên khớp gối, ngang mào chậu, ngang ngực.Dây băng số 8 để bàn chân vuông góc với cẳng chân, dây để cố định 2 chân vào với nhau: cổ chân, gối, sát

bẹn.

Kiểm tra bàn, ngón chân.

Ghi phiếu theo dõi và chuyển bệnh nhân đến bệnh viện

4.2 Bất động đơn giản không dùng nẹp

Dùng băng to bản để cố định 2 chi vào nhau ở các vị trí: trên ổ gãy, dưới ổ gãy, dây cố định 2 đùi, dây cố định hai gối.Đây cố định hai bàn chân vào với nhau kiểu

băng số 8.

Chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.

5. Bất động tạm thời trong trường hợp gãy hở:

Không bao giờ kéo đầu xương gãy vào trong.

Băng bó vết thương rồi mới cố định theo tư thế gãy. Quy trình:

Đánh giá tổn thương và tình trạng toàn thân lựa chọn cấp cứu ưu tiên

Chuẩn bị dụng cụ

Chuẩn bị bệnh nhân

Sát trùng xung quanh vết thương.

Cầm máu bằng cách băng ép mép vết thương sát vào đầu xương ( nếu cần). Nếu tổn thương động mạch phải đặt ga rô để cầm máu.

Đắp gạc vô trùng hoặc miếng vải sạch lên trên đầu xương chồi ra.

Đặt một vành khăn hoặc một đệm bông hình bán nguyệt lên trên vết thương. Băng cố định vào vùng đệm bằng băng cuộn.

Dùng kháng sinh toàn thân.

Tiêm phòng uốn ván( nếu cần) SAT , AT.

Xử trí các bước tiếp theo như gãy kín.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro