Vấn đề 3: Khái niệm thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vấn đề 3: Khái niệm thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Ý nghĩa của vấn đề trên.

1.Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử- xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

- Thực tiễn là hoạt động vật chất. Tất cả những hoạt động bên ngoài hoạt động tinh thần của con người đều là hoạt động thực tiễn.

- Là hoạt động có mục đích. Khác hoạt động bản năng của động vật.

- Có tính lịch sử - xã hội: Là hoạt động của con người trong xã hội và trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

- Hoạt động thực tiễn rất đa dạng, cơ bản có 3 hình thức:

+ Hoạt động sản xuất vật chất

+ Hoạt động chính trị - xã hội.

+ Hoạt động thực nghiệm khoa học

- Trong 3 hoạt động trên, hoạt động sản xuất vật chất có vai trò quan trọng nhất, là cơ sở cho các hoạt động khác của con người và cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

2.Vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức.

Khẳng định : Thực tiễn là cơ sở, động lực, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.

* Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

- Thực tiễn cung cấp những tài liệu khách quan để con người nhận thức.

Bằng hoạt động thực tiễn, con người tác động vào TGKQ, làm cho nó bộc lộ những thuộc tính, đặc trưng, quy luật vận động biến đổi, phát triển của nó, qua đó con người nhận thức.V.I. Lênin : Thế giới vẫn hoàn toàn là bí ẩn nếu không có sự tác động của con người vào nó.

- Thông qua hoạt động thực tiễn con người sáng tạo ra những công cụ, phương tiện ngày càng tinh xảo hơn để phục vụ đắc lực cho quá trình nhận thức và cải tạo thế giới, để ‘‘nối dài’’ các giác quan của con người ( La bàn, kính hiển vi, kính thiên văn)

- Thông qua hoạt động thực tiễn con người hoàn thiện mình. Các giác quan càng phát triển, ngôn ngữ càng phong phú, hình thành nên các khái niệm, phạm trù. Vì vậy, nó tạo điều kiện, cơ sở để con người nhận thức thế giới càng sâu rộng hơn.

Thực tiễn là động lực của nhận thức.

- Thực tiễn thường xuyên vận động biến đổi nên nó luôn đặt ra nhu cầu, nhiệm vụ, phương hướng mới cho nhận thức, đòi hỏi con người phải có tri thức, trí tuệ để hoạt động.

- Chính thực tiễn thúc đẩy sự ra đời và phát triển mạnh mẽ các ngành khoa học cũng như sáng tạo ra công cụ, phương tiện nhận thức.

- Trong quá trình nhận thức, con người luôn gặp phải mâu thuẫn giữa khả năng nhận thức bị hạn chế của mình với nhu cầu thực tiễn đặt ra. Quá trình giải quyết mâu thuẫn ấy chính là động lực thúc đẩy năng lực, trí tuệ, nhận thức của con người.

* Thưc tiễn là mục đích của nhận thức

- Để sống và tồn tại, con người phải hiểu thế giới xung quanh. Con người ngay từ khi mới xuất hiện đã bị quy định bởi nhu cầu sống.

- Sự nhận thức, hiểu biết của con người về thế giới không chỉ dừng lại ở việc tìn hiểu, để biết ; mà quan trọng là nhận thức, hiểu biết để cải tạo nó theo nhu cầu của con người.

- Nhận thức phỉa quay về phục vụ thực tiễn. Kết quả nhận thức phải quay về hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Lý luận khoa học chỉ có ý nghĩa thật sự khi chúng được vận dụng vào cải tạo thực tiễn.

V.I. Lênin khẳng định ‘‘Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức’’.

* Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.

- Chân lý là những tri thức phản ánh đúng, phù hợp với hiện thực khách quan đã được thực tiễn kiểm nghiệm.

- Thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong quá trình nhận thức. Người ta không thể lấy sự thừa nhận của số đông hay lợi ích để làm tiêu chuẩn của nhận thức.

- Chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn thật sự của chân lý. Bởi vì thực tiễn là, cơ sở, nguồn gốc, động lực của nhận thức, hình thành nên quá trình nhận thức. Cho nên, việc kiểm tra tính đúng đắn của nhận thức phải dựa vào thực tiễn.

- Nhận thức bao giờ cũng thông qua những con người, những thế hệ người cụ thể, trong những giai đoạn lịch sử, cụ thể ; và nhận thức đó bị chế ước bởi những điều kiện xã hội lịch sử cụ thể nên có thể đúng, sai. Do đó, phải thông qua thực tiễn để kiểm nghiệm, xác nhận tính đúng, sai của nhận thức đó.

Ý nghĩa phương pháp luận

- Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, đòi hỏi phải quán triệt quan điểm thực tiễn: việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn.

- Nghiên cứu lý luận phải đi đôi với thực tiễn; học phải đi đôi với hành. Xa rời thực tiễn dẫn đến bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, quan liêu.

- Nhưng không được tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn, tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng.

- Rèn luyện khả năng nắm bắt thực tiễn, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro