Vấn đề dân tộc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

KHÁI NIỆM

Hiện nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trong đó có hai nghĩa được dùng phổ biến nhất:

- Chỉ cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có sinh hoạt kinh tế riêng, có ngôn ngữ riêng, văn hoá có những đặc thù; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc; kế thừa, phát triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư cộng đồng đó.

- Chỉ cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, nên kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước.

Với nghĩa thứ nhất, dân tộc là một bộ phận của quốc gia dân tộc, ví dụ: dân tộc Kinh, dân tộc Bana… ở nước ta. Với nghĩa thứ hai, dân tộc là toàn bộ nhân dân quốc gia đó (quốc gia dân tộc), ví dụ: dân tộc Ấn Độ, dân tộc Việt Nam…

NGUYÊN TẮC

1. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng  

Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc trong mối quan hệ giữa các  

dân tộc. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng có nghĩa là: các dân tộc lớn hay  

nhỏ không phân biệt trình độ phát triển cao hay  thấp đều có nghĩa vụ và

 quyền lợi ngang nhau; không một dân tộc nào  

được giữ đặc quyền đặc lợi và có quyền đi áp bức bóc lột dân tộc khác, thể  

hiện trong luật pháp của mỗi nước và luật pháp quốc tế.  

Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân  

tộc phải được pháp luật bảo vệ và được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời  

sống xã hội, trong đó việc phấn đấu khắc phục sự chênh lệch về trình độ  

phát triển kinh tế, văn hoá do lịch sử để lại có ý nghĩa cơ bản.  

Trên phạm vi giữa các quốc gia - dân tộc, đấu tranh cho sự bình đẳng  

giữa các dân tộc trong giai đoạn hiện nay gắn liền với cuộc đấu tranh chống  

chủ nghĩa phân biệt chủng tộc,

2. Các dân tộc được quyền tự quyết  

Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận  

mệnh dân tộc mình, quyền tự quyết định chế độ chính trị - xã hội và con  

đường phát triển của dân tộc mình. Quyền tự quyết bao gồm quyền tự do  

độc lập về chính trị tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập vì lợi ích  

của các dân tộc (chứ không phải vì mưu đồ và lợi ích của một nhóm người  

nào) và cũng bao gồm quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên  

cơ sở bình đẳng cùng có lợi để có đủ sức mạnh chống nguy cơ xâm lược từ  

bên ngoài, giữ vững độc lập chủ quyền và có thêm những điều kiện thuận  

lợi cho sự phát triển quốc gia - dân tộc.  

Khi xem xét, giải quyết quyền tự quyết của dân tộc cần đứng vững  

trên lập trường của giai cấp công nhân. Triệt để ủng hộ các phong trào dân  

tộc tiến bộ phù hợp với lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân và nhân  

dân lao động. Kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn của  

các thế lực đế quốc và phản động lợi dụng chiêu bài "dân tộc tự quyết" để  

can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, giúp đỡ các thế lực phản động  

dân tộc chủ nghĩa (sôvanh, hẹp hòi) đàn áp các lực lượng tiến bộ, đòi ly  

khai và đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa thực dân mới, chủ nghĩa tư bản.

3. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc  

Liên hiệp công nhân của tất cả các dân tộc là tư tưởng cơ bản cương lĩnh dân tộc của các đảng cộng sản: nó phản ánh bản chất quốc tế  

của phong trào công nhân, phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải  

phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Nó bảo đảm cho phong trào dân tộc  

có đủ sức mạnh để giành thắng lợi.  

Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc quy định mục tiêu hướng tới;  

quy định đường lối, phương pháp xem xét cách giải quyết quyền dân tộc tự  

quyết, quyền bình đẳng dân tộc. Đồng thời, nó là yếu tố sức mạnh đảm bảo  

cho giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức chiến thắng kẻ thù của  

mình

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro