van de toan cau

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cùng với việc bảo vệ hòa bình, nhân loại hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thực mang tính toàn cầu như : bùng nổ dân số, già hóa dân số, ô nhiễm môi trường … gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

I-DÂN SỐ :

1-Bùng nổ dân số.

- Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là ở nữa sau của thế kỷ XX. Đến năm 2005, số dân thế giới là 6.477 triệu người.

- Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển. Các nước này chiếm trên 80% số dân và 95% số dân gia tăng hằng năm của thế giới.

2-Già hóa dân số.

- Dân số thế giới đang ngày càng già đi. Trong cơ cấu theo độ tuổi, tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao và tuổi thọ dân số thế giới ngày càng tăng.

II-MÔI TRƯỜNG :

1-Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn.

- Lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển gây ra hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên. Ước tính trong vòng 100 năm trở lại đây, Trái Đất nóng lên 0,6o C. Dự báo đến năm 2100, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng thêm 1,4o C đến 5,8o C.

- Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt, đặc biệt ở các nước phát triển đã thải vào khí quyển một lượng khí thải gây ra mưa axit ở nhiều nơi trên Trái Đất. Đồng thời, khí thải CFC, đã làm nóng dần tầng ô dôn và làm lỗ thủng tầng ô dôn ngày càng rộng ra.

2-Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương.

- Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa được xử lý đổ trực tiếp vào các sông, hồ làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngọt ở nhiều nơi trên thế giới. Theo Liên Hợp Quốc, có khoảng 1,3 tỉ người trên toàn cầu, trong đó hơn 1 tỉ người ở các nước đang phát triển bị thiếu nước sạch.

-         Việc đổ chất thải chưa được xử lý vào sông ngòi và đại dương, các sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu xảy ra ở nhiều nơi đang làm cho môi trường biển và đại dương chịu nhiều tổn thất lớn.

3-Suy giảm đa dạng sinh vật.

- Việc khai thác thiên nhiên quá mức của con người làm cho nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Hậu quả là làm mất đi nhiều loài sinh vật, các gen di truyền, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nguyên liệu của nhiều gành sản xuất, …

III-MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC :

- Trong những thập niên cuối thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI, xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố trở thành mối đe dọa trực tiếp tới ổn định hòa bình của thế giới. Nạn khủng bố ngày nay xuất hiện trên toàn thế giới, với rất nhiều cách thức khác nhau (sát hại thủ lĩnh chính trị, bắt cóc con tin, huấn luyện và sử dụng người làm thuê vào hoạt động khủng bố, …). Điều này cực kỳ nguy hiểm là các phần tử khủng bố đã sử dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào mục đích của mình (tấn công bằng vũ khí sinh hóa học, chất nổ, phá hoại mạng vi tính, …).

- Bên cạnh khủng bố, hoạt động kinh tế ngầm (buôn lậu vũ khí, rửa tiền, …), tội phạm liên quan đến sản xuất, vận chuyển, buôn bán ma túy, … cũng là những mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định trên thế giới.

- Để giải quyết các vấn đề trên cần phải có sự hợp tác tích cực giữa các quốc gia và toàn thế cộng đồng quốc tế

Việt Nam và những vấn đề toàn cầu.

trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu, Việt Nam cũng không thể đứng ngoài cuộc.  Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận thức tầm quan trọng của những vấn đề toàn cầu mà Việt Nam đang phải đối mặt và đã đề ra những định hướng, những chiến lược lớn trong việc giải quyết những vấn đề này và bước đầu thu được một số thành tựu đáng khích lệ.

Trong chương này, các tác giả đã đưa ra năm giải pháp chung cho việc giải quyết những vấn đề toàn cầu của Việt Nam. Một là, phát triển kinh tế – xã hội và xoá đói giảm nghèo. Hai là, tăng cường đấu tranh chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Ba là, thành lập các trung tâm nghiên cứu vấn đề toàn cầu, tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách. Bốn là, hoàn thiện cơ chế hoạch định – triển khai hệ thống các văn bản pháp luật và chính sách bám sát với thực tiễn cuộc sống và phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế. Năm là, nâng cao nhận thức, ý thức và vai trò của quần chúng nhân dân trong việc tự giác tích cực hành động, tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Trong phần kết luận của công trình, các tác giả đã đưa ra dự báo là, trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, “nhân loại sẽ phải đối mặt với những vấn đề toàn cầu chủ yếu là: vấn đề chiến tranh và hoà bình, vấn đề xung đột tôn giáo và dân tộc, phân hoá giầu nghèo, tội phạm quốc tế, vấn đề ô nhiễm môi trường sống, vấn đề cạn kiệt nguồn nước, năng lượng, lương thực thực phẩm, vấn đề dân số, bệnh tật…”

Phạm vi những vấn đề toàn cầu là rất rộng. Trong cuốn sách này, các tác giả đã tập trung phân tích những nhân tố làm cho những vấn đề toàn cầu trở nên bức xúc và phức tạp, làm rõ thời cơ và thách thức đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu. Thực ra, vẫn còn có những vấn đề toàn cầu cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa;  song, có thể thấy, cuốn Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI đã cung cấp cho người đọc nhiều kiến thức bổ ích về lịch sử, khái niệm và những vấn đề toàn cầu đang đặt ra hiện nay. Cuốn sách không chỉ là tài liệu tham khảo có giá trị đối với các nhà nghiên cứu, mà còn hữu ích đối với những người làm công tác quản lý nhà nước và đông đảo bạn đọc quan tâm tới những vấn đề toàn cầu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#kte