nghien game oline

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề tài: Thực trạng nghiện Game online trong giới trẻ hiện nay

Có một bạn yêu cầu mình về đề tài "Game online và ảnh hưởng tới cuộc sống". Và mình cũng cảm thấy hiện nay làm đề tài về vấn đề game online đối với giới trẻ rất hay . Vì vậy mình xin post lên đề tài: “Thực trạng nghiện Game online trong giới trẻ hiện nay” để các bạn tham khảo.

Mình xin được tóm tắt sơ qua về đề tài như sau:

Phần mở đầu:

Lý do chọn đề tài:  Nhận thấy được xu hướng nghiện Games online ngày càng tăng trong giới trẻ và những hậu quả từ những vấn nạn này gây ra làm ảnh hưởng rất nhiều đến sự tiến bộ của xã hội và mỗi cá nhân của người trẻ, nhóm chúng tôi chọn đề tài “Thực trạng nghiện Games online trong giới trẻ hiện nay” làm nội dung bài tiểu luận của mình.

Phần nội dung nghiên cứu

1. Thực trạng nghiện game online ở giới trẻ hiện nay :Cũng theo một cuộc điều tra trên một web game trực tuyến về lí do các bạn trẻ chơi game online chúng tôi thấy kết quả được chia làm ba nhóm như sau: Chơi game để giết thời gian (chiếm khoảng 60 %), chơi game do bị nghiện (30%) và chơi game để kiếm thu nhập (10%). Như vậy, chính bản thân các em khi chơi game online phần lớn đều khẳng định những trò chơi game online khi chơi đều rất dễ gây nghiện

2.Nguyên nhân nghiện game online:

Xung đột tâm lý

Thiếu các địa điểm vui chơi cho trẻ em:

Do sự yếu kém của cá nhân

Chơi game có thưởng:

Ảnh hưởng từ môi trường sống xung quanh:

3. Hậu quả của nghiệm game online :Gần đây ở VN càng ngày càng xuất hiện nhiều những vụ kiểu như giết người, cướp của để lấy tiền chơi game online, hoặc đánh giết nhau vì mâu thuẫn hoặc lợi ích trong game online. Ở nước ngoài cũng có không ít trường hợp như vậy, thậm chí có kẻ còn dám giết cả cha mẹ, họ hàng của mình để lấy tiền cống cho game online hoặc vì họ ngăn cấm việc chơi game

4. Giải pháp: Các bậc cha mẹ hãy quan tâm và chia sẻ với các em nhiều hơn, có những định hướng tốt cho các em. Nhà trường và Đoàn thanh niên, hội sinh viên tạo ra nhiều sân chơi giúp các em có nhiều điều kiện thể hiện khả năng, tránh ảo tưởng và rơi vào tình trạng nghiện game online

Phần kết luận và khuyến nghị

1. Kết luận: Hậu quả của việc nghiền games online không chỉ làm mất thời gian mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tính mạng làm tha hóa nhân cách, đạo đức. Đặc biệt chứng nghiện game online rất dễ dẫn các bạn trẻ vào con đường phạm tội như: trộm, cướp, giết người…

2. Khuyến nghị : Về phía Gia đình: Các bậc cha mẹ cần có sự quan tâm nhiều hơn đới với con cái, kiếm soát những hoạt động của con trên mạng Interrnet và nhất là quy định giờ giấc học tập cũng như giải trí trên mạng của con mình

Khi teen nghiện... Game online

07-08-2008 12:36:17

Chơi game online đến mức vi phạm pháp luật, suy nhược cơ thể, trí óc...

Game online thật sự đang là hình thức giải trí “hot” nhất của teen. Nhưng từ chỗ “chơi cho vui” đến nghiện nặng, dồn tất cả tiền bạc, sức lực, thời gian... cho game online là một khoảng cách khá mong manh. Nghiện đến nỗi có hành vi vi phạm pháp luật, suy nhược cơ thể, trí óc... không còn là chuyện hiếm. Khi những giọt nước mắt hối tiếc rơi ra thì đã muộn màng. Nhưng muộn còn hơn không.

Nhận mặt "dân nghiện"

Mới hơn 9 giờ sáng, một tiệm game online ở trong con hẻm phường Tân Hưng (Quận 7) đã không còn chỗ trống. Từ góc trong cùng, mọi người nghe “ầm” một tiếng, rồi ai đó gọi to lên: “Thằng Tâm xỉu rồi...”. Các game thủ đồng đạo chỉ đưa mắt liếc ngang hờ hững, những tiếng lách cách trên bàn phím vẫn tiếp tục. Chủ tiệm net bước tới chiếc điện thoại gọi người nhà của nạn nhân, dường như chẳng mấy ai ngạc nhiên về ca ngất xỉu này...

Chừng nửa giờ sau, Tâm đã có mặt ở một cơ sở y tế gần đó do người chị đưa đến với bình truyền dịch treo lủng lẳng trên đầu giường. Vậy mà ngay buổi chiều, khi bác sĩ cho về, Tâm lại ngồi chễm chệ trên chính chiếc ghế mà hồi sáng mình đã té ngã đau điếng!

Theo lời chị của Tâm, đó là chuyện thường ngày của đứa em “hết thuốc chữa”: chơi game online, quên cả ăn uống mà chỉ hút thuốc để quên đi cơn đói, ngất xỉu, truyền dịch và chơi game tiếp! Ở tiệm internet, không ai lạ với cảnh ngất xỉu của Tâm. “Tâm năm nay 17 tuổi, bỏ học giữa chừng và đang nghiện... game online!” - chị của Tâm nói trong nước mắt - “Những câu chuyện của em tôi với bạn bè chỉ toàn là game với game, nhiều từ ngữ tôi nghe chẳng hiểu gì hết. Nào là đao kiếm, bang phái...”

Một bà mẹ nông dân (ở Mỹ Tho) khóc hết nước mắt khi biết đứa con hiền lành đang học lớp 10 của mình vì ghiền game online mà bị công an bắt bởi tội ăn cắp dây điện để bán lấy tiền chơi game. Cha mất sớm, bà mẹ buổi sáng tảo tần ngoài chợ, buổi chiều đội nắng ngoài ruộng, các anh chị thì mỗi người một việc mưu sinh... Chẳng ai kèm cặp, thế là Nhân (tên cậu bé) tha hồ la cà ở các tiệm game online, tranh tài cao thấp với bạn bè.

Trường hợp của Tâm, của Nhân không hề hiếm trong cơn sốt game online hiện nay. Có một thực tế, khi đã nghiện, chính các game thủ cũng thấy khổ sở, nhiều lần muốn thoát khỏi nó bằng cách không thèm đụng đến bàn phím nữa nhưng rồi vẫn không thắng nổi sức hấp dẫn của thế giới ảo.

Liệu nghiện như thế có cai được không?

Được! Đó là khẳng định của các chuyên gia tâm lý. Với điều kiện game thủ ấy phải có quyết tâm, cộng với sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè.

Thắng (14 tuổi ở huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) đã trở lại cuộc sống bình thường trong niềm hân hoan của bản thân và hạnh phúc của cả gia đình. Từng nghiện game nặng, theo bang phái như trong game, Thắng bỏ nhà đi hơn một tuần lễ. Ngoài đường, Thắng cùng các đồng đạo của mình sống nay đây mai đó, hành hiệp việc nghĩa, trong khi ở nhà ba mẹ lo sốt vó, đứng ngồi không yên.

Ngày tìm được Thắng, gia đình đưa đến khám tại trung tâm tham vấn tâm lí ở Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 với trạng thái suy nhược, kém tập trung. Thắng được các bác sĩ tâm lí đánh giá: rối loạn hành vi, có nhiều triệu chứng của căng thẳng kéo dài. Bác sĩ tâm lí phải kiên trì theo dõi từng chi tiết nhỏ nhất trong những câu chuyện rời rạc của Thắng, cuối cùng mới khẳng định: Thắng nghiện game online.

Khi nghe những phân tích của bác sĩ, đến lúc này Thắng mới hiểu được toàn bộ câu chuyện của chính mình và thừa nhận mình đã đến với game online suốt một năm trước đó, thường xuyên bỏ học, ngồi cả ngày trong tiệm game... Thắng bỏ nhà đi “phiêu bạt giang hồ” chỉ vì nghe theo lời rủ rê của các đồng đạo. Đáng chú ý, khi bác sĩ hỏi Thắng nghĩ gì về hành động bỏ học đi bụi, Thắng ngây thơ cho rằng: đó như là việc tự nhiên cần phải làm vì hành hiệp giang hồ rất được cộng đồng trên game ủng hộ nhiệt liệt và còn là cơ hội để tăng nhanh level (!?)

Bác sĩ trực tiếp điều trị cho Thắng cho biết, việc “đấu tranh” về nhận thức với game thủ này rất khó khăn vì hai thế giới thật và ảo đang lẫn lộn vào nhau trong suy nghĩ của Thắng. Nhưng sau 10 buổi thăm khám, với liệu pháp lần lượt tháo gỡ từng nút thắt trong những bất ổn về tâm lí, Thắng đã tiến triển rất tích cực, không cần dùng đến thuốc.

Những ngày đầu về nhà, không được đụng tới bàn phím, Thắng rất dễ cáu gắt... Thấy vậy, mẹ Thắng cho phép cậu mở game online lên, ngay lập tức ánh mắt Thắng trở nên linh hoạt hẳn khi hòa mình vào thế giới ảo. Theo hướng dẫn của bác sĩ tâm lí, việc cắt cơn nghiện của các game thủ phải làm từ từ. 

Trước mắt, mẹ Thắng giúp con mình ổn định tâm lí bằng bầu không khí vui vẻ trong gia đình qua các bữa cơm, trò chuyện, đi ra ngoài dạo phố... vào chính những thời điểm “nóng” mà Thắng thường online đi hành hiệp trước kia. Những hoạt động đầm ấm gia đình dần dần gián tiếp cắt giảm giờ chơi game của Thắng và kết quả cậu ngồi trở lại bàn học và gần như không còn đụng đến game online nữa!

Theo chuyên gia tâm lí Lê Minh Công, Phó trưởng khoa Tâm lí lâm sàng Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 (TP Biên Hòa, Đồng Nai): “Muốn cai nghiện game thành công phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và các chuyên gia tâm lí. Như trường hợp của Thắng, nếu gia đình không quan tâm (đưa đến gặp bác sĩ tâm lí) kịp lúc và kiên trì hợp tác với bác sĩ thì Thắng khó có được tình trạng tích cực như thế! Nếu như Thắng rơi vào trạng thái suy nhược cơ thể, tâm thần nặng, gia đình đưa đến các cơ sở y tế đa khoa, trông đợi sự can thiệp về thuốc mà không giải quyết tận gốc vấn đề tâm lí thì cũng không ăn thua gì vì khi khỏe mạnh lại, cơn nghiện game sẽ lại tiếp tục hành hạ Thắng. Điều đó là chắc chắn!”

Giải pháp cho trẻ nghiện game online

Aug 27, '10 10:25 PM

for everyone

Thanh Trúc, phóng viên RFA

2010-08-27

Báo chí trong nước thời gian qua đề cập nhiều đến hiện tượng nghiện game online trong giới học sinh, đến độ xao lãng việc học, bỏ ăn bỏ ngủ, thậm chí phạm tội ăn cắp để có tiền chơi game.

AFP PHOTO / HOANG DINH NAM

Câu cá là một thú vui lành mạnh của trẻ em miền quê Việt Nam

"Máu ghiền"

Mới đây báo Dân Trí online lại nêu vấn đề trẻ nghiện chơi game trên computer với đề nghị là nên cấm hẳn hay nên kiểm soát toàn diện loại hình giải trí này, rằng không thể mù mờ về trách nhiệm quản lý game online.

Với mục đích góp ý, một chuyên gia khoa thần kinh và tâm lý ở California, bác sĩ Lê Phương Thúy, phân tích vấn đề qua lăng kính chuyên môn, đồng thời lý giải nguyên nhân sâu xa của tình trạng nghiện game online  nơi thiếu  nhi:

"Ghiền là một bệnh có tính di truyền, nó nằm trong nhiễm thể của mình. Ghiền tức là một sự đam mê mà không  cưỡng lại được, và người ghiền, thí dụ như ghiền game, thì có gì là thích thú trong cái game đó?

Khi các em vô game, nó có sự hào hứng, căng thẳng, thích thú từ lúc chơi cho đến lúc có kết quả thắng hay thua, thì trong óc của các em tiết ra chất Adrenalin, nó rất kích thích, nó làm cho tinh thần phấn khởi sảng khoái. Kết quả tháng hay bại phải nói là cũng tạo một cái khoái lạc khác nữa. Bây giờ các bác sĩ y khoa đã tìm ra rằng trong con người ta có cái máu ghiền. Rồi bên cạnh đó là xã hội, tức là xã hội tạo nhiều phương tiện. Chẳng hạn như thời Pháp thuộc, họ cho sử dụng ma túy, thuốc phiện, cờ bạc thả giàn, thì máu nghiện nó thể hiện ra dưới hình thức cờ bạc và nghiện thuốc phiện.

Còn bây giờ để giải trí thì có những game mà cái thú vị, cái quyến rũ nhất của trò chơi này là chỉ một mình cũng có thể chơi được chứ không cần có sự hiện diện của người khác. Với computer, mình có thể chơi với những nhân vật trừu tượng ở trong máy. Đó là cơ hội mà xã hội cung cấp cho các em.    

Nói tóm lại, nếu các em thật sự có máu ghiền, thì mình có thể chuyển sự ghiền này sang một sinh hoạt lành mạnh. Nhưng mà nói chung vai trò cha mẹ vẫn là công thức tốt đẹp nhất.

BS Lê Phương Thúy

Nếu muốn đưa ra một con số thì 60% là có máu ghiền trước đã, rồi sau đó ghiền cái gì là do hoàn cảnh xã hội cung cấp. Mấy trăm năm trước làm gì có computer để mà ghiền, cho nên, nếu các em ghiền computer đến mức độ mà quên đi tình nghĩa cha mẹ, không thấy rằng đi chơi với bạn, nói chuyện với bạn, chơi thể thao vui hơn, có nghĩa rằng các em có một khoảng trống trong tâm hồn cần được bù đắp.

Khoảng trống đó tôi tin rằng nó đến rất nhiều từ chuyện có gần gũi với cha mẹ hay không. Ở  Mỹ cũng có các em ghiền computer tương tự, chưa kể những cái ghiền khác như texting điện thoại cầm tay vân vân…

Đó là cái nguyên nhân: 60% là có máu ghiền, 20% là xã hội cung cấp, 20% là đến từ tình cảm trong mối liên hệ mật thiết trong gia đình."

Tạo hướng đi cho trẻ

Thanh Trúc: Thưa bác sĩ Lê Phương Thúy, vừa rồi bác sĩ có nói rằng ở Hoa Kỳ trẻ em cũng nghiện game online rất nhiều. Đã có một lúc trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ, các báo chí cũng báo động về vấn đề trẻ ghiền game  online. Ngay cả các sinh viên ở một mình cũng ghiền game online đến độ quên ăn quên ngủ. Thưa tình trạng đó trong cộng đồng Mỹ gốc Việt nói riêng đã giảm chưa, nhờ đâu mà giảm, và nếu tăng thì vì đâu mà tăng?

Thả diều là một trò chơi dân gian của VN. Trong ảnh là một người đang thả diều ở Huế. AFP PHOTO/Frank ZELLER

BS Lê Phương Thúy: Giảm đi hay không  phải có thống kê thì mình mới dám quả quyết. Cho tới giớ phút này tôi không thấy dấu hiệu nào hay thông tin nào là có giảm cả, mặc dù nỗ lực vẫn là tạo sự liên hệ mật thiết giữa các con đối với cha mẹ.

Muốn thay đổi khuynh hướng đó thì phải có sự nỗ lực tạo những thú vui khác lành mạnh hơn, êm đềm hơn. Thí dụ những sinh họat đầm ấm trong gia đình, rồi những trò chơi thể thao, việc học trong trường phải rất là thú vị. Có điểm tôi thấy rõ là chắc chắn trong học đường của Hoa Kỳ hay những nước tây phương thì rất là thú vị, có sinh hoạt lành mạnh, tập thể thao, âm nhạc, giải trí. Riêng vấn đề sinh hoạt hội đoàn, cuối tuần thứ Bảy Chúa Nhật, nếu ở Hoa Kỳ thì đi học lớp Việt ngữ, hoặc những sinh hoạt hội đoàn tôn giáo. 

Buổi tối là sinh họat gia đình, trong bữa ăn tối là gia đình đoàn tụ, ngồi nói chuyện. Sau đó các em có một hai tiếng đồng hồ một mình, thoải mái trong phòng của mình để chuẩn bị cho ngày mai.

Tất cả những sinh hoạt phải nhắm tới đâu là ưu tiên. Ưu tiên một là việc học của các em, ưu tiên thứ nhì là những sinh hoạt giải trí lành mạnh cho các em, Nếu có được những điều đó thì các em tự động cảm thấy rằng computer game là cái điều chơi cho vui thôi, không có gì đáng để ghiền cả.

Nói tóm lại, nếu các em thật sự có máu ghiền, thì mình có thể chuyển sự ghiền này sang một sinh hoạt lành mạnh. Nhưng mà nói chung vai trò cha mẹ vẫn là công thức tốt đẹp nhất.

Thanh Trúc: Thưa bác sĩ, trong giáo dục thì cũng phải đề cao vấn đề trách nhiệm ngay chính nơi đối tượng tức là nơi trẻ. Làm thế nào để cho trẻ biết ghiền game online là một điều vô trách nhiệm, một điều không tốt. Có thể tạo được trách nhiệm đó không?

BS Lê Phương Thúy: Khi dùng tới chữ “ghiền” thì hàm ý là nó đến mức độ không còn kiểm soát được và nó ảnh hưởng tới việc học, nó hại cho sức khỏe. Đó là điều xấu. Nhưng mà ngoài ra chuyện chơi game online hoặc những lọai game khác trong mức độ vừa phải thì vẫn là điều hữu ích chứ không phải không.

Câu hỏi đặt ra là thường khi nhìn một em nào quá ghiền, bỏ ăn bỏ ngủ rồi bỏ luôn những sinh hoạt gia đình, thì tôi nghĩ rằng có thể các em có dấu  hiệu của một bệnh tâm lý nào đó. Các em muốn trốn tránh một cái gì đó, chẳng hạn không khí gia đình căng thẳng, cha mẹ không trìu mến, đến với các em chỉ là những câu nói nặng nề hạch sách la mắng. Các em sẽ giả bộ dúi mắt vào computer như một hình thức né tránh hoặc là để kiếm cớ, giả bộ nói con vô computer để học. Nhưng thực sự khi cha mẹ bước ra khỏi phòng thì con trở lại cái game. Thành ra computer là con dao hai lưỡi để các em tránh đụng chạm với cha mẹ. 

Cái tinh thần trách nhiệm đến từ đâu? Từ sự giáo dục trong gia đình, một mối dây kéo các em lại, không để cho các em ghiền một cái gì thái quá.

BS Lê Phương Thúy

Quan trọng nhất không phải các em ghiền cái gì, mà quan trọng nhất là tạo cho các em một hướng đi, một sự tự lập. Vai trò của gia đình là nhắc nhở, thí dụ con muốn làm cô giáo tiếng Anh thì con phải học thêm tiếng Anh, muốn làm cô giáo dạy Toán  thì phải giỏi Toán, học xong còn tìm việc thì con phải giỏi con mới tìm việc được. Những hướng đi ngắn hạn và dài hạn như vậy mà gia đình bàn thảo với các con thì tự nhiên các em cảm thấy coi bộ là không được rồi, chơi computer nhiều quá thì giờ đâu để mà học, thì tự động các em tự hạn chế mình. Chứ còn la mắng, cấm đoán, hình phạt…chỉ đẩy các em đi ngược lại chiều hướng mình muốn cho các em đi mà thôi.

Cái tinh thần trách nhiệm đến từ đâu? Từ sự giáo dục trong gia đình, một mối dây kéo các em lại, không để cho các em ghiền một cái gì thái quá. Tại vì có computer thì ghiền computer, nhưng mà trong xã hội thiếu gì thứ để các em có thể ghiền như cờ bạc, am túy...

Nói chung là tạo cho các em một tinh thần trách nhiệm và một tinh thần độc lập, tự mình có hướng đi, không để cho những thú vui kéo các em đi lạc hướng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro