văn hóa

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Định nghĩa về văn hóa ? Khái niệm văn hóa có nội hàm phong phú và ngoại diên rất rộng. Chính vì vậy đã có hàng trăm định nghĩa về văn hóa. Theo HCM " vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sang tạo và phát minh ra ngôn ngữ,chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,tôn giáo,văn học,nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc,ăn ,ở và các phương thức sử dụng.Toàn bộ những sang tạo và phát minh đó tức là văn hóa.Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn"  khắc phục được những khái niệm phiến diện về văn hóa trong lịch sử và hiện tại.Trên thực tế, văn hóa bao gồm những giá trị vật chất và những giá trị tinh thần mà loài người đã sang tạo ra nhằm đáp ứng sự sinh tồn và cũng là mục đích sống của loài người.

2. TTHCM về xây dựng 1 nền văn hóa mới ?

5 điểm lớn cho việc xây dựng nền văn hóa

- Xây dựng tâm lý : tinh thần độc lập tự cường.

- Xây dưng luân lý : biết hy sinh mình,làm lợi cho quần chúng

- Xây dựng xã hội : mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.

- Xây dựng chính trị : dân quyền

- Xây dựng kinh tế

 Ngay từ rất sớm, HCM đã quan tâm đến văn hóa, đã thấy rõ vai trò vị trí của nền văn hóa trong đời sống xã hội. Ngay sau khi giành được độc lập, HCM đã bắt tay vào việc xây dựng 1 nền văn hóa mới ở Việt Nam trên mọi lĩnh vực,từ kinh tế, chính trị,xã hội, đạo đức đến tâm lý con người  đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của đất nước.

3. Vai trò và vị trí của nền văn hóa mới theo TTHCM?

 2 vai trò

• Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội , thuộc kiến trúc thượng tầng:

- HCM đặt văn hóa ngang bằng với chính trị ,kinh tế, xã hội.

- Trong quan hệ với chính trị xã hội : HCM cho rằng chính trị,xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng.Chính trị giải phóng sẽ mở đường cho văn hóa phát triển.

- Trong quan hệ với kinh tế : HCM chỉ rõ kinh tế là thuộc cơ sở hạ tầng,là nền tảng của việc xây dựng văn hóa  phải chú trọng xây dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng để có điều kiện xây dựng và phát triển văn hóa. " văn hóa là 1 kiến trúc thượng tầng,nhưg cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi,văn hóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được"

- Muốn tiến lên CNXH thì phải phát triển kinh tế và văn hóa.

• Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế

- Văn hóa phải ở trong chính trị có nghĩa là văn hóa phải tham gia thực hiện những nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế.

- "văn hóa cũng là một mặt trận"

- "kháng chiến hóa văn hóa , văn hóa hóa kháng chiến"

- văn hóa phải ở trong kinh tế là chính trị nghĩa là kinh tế và chính trị cũng phải có tính văn hóa, điều mà CNXH và thời đại đang đòi hỏi

Ngày nay trog công cuộc xây dựng CNXH dưới ánh sáng TTHCM ĐẢng ta chủ trường gắn văn hóa với phát triển, đưa các giá trị văn hóa thấm sâu vào kinh tế,chính trị, làm cho văn hóa thực sự vừa là mục tiêu cừa là động lực của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

4. Tính chất của nền văn hóa theo TTHCM?

 3 tính chất:

• Tính dân tộc

- Là cái cốt, cái tinh túy bên trong rất đặc trưng của nền văn hóa dân tộc.

- " nếu dân tộc hóa mà phát triển đến cực điểm thì tức là đến chỗ thế giới hóa ra nó, vì lúc bấy giờ văn hóa thế giới sẽ phải chú ý đến văn hóa của mình và văn hóa của mình sẽ chiếm được vị trí ngang với các nền văn hóa thế giới"

• Tính khoa học:

- Tính hiện đại ,tiên tiến, thuận với với trào lưu tiến hóa của thời đại

- Đòi hỏi đấu tranh chống lại những gì trái với khoa học, phản tiến bộ, chống lại chủ nhĩa duy tâm, mê tín dị đoan

- Kế thừa phát huy tinh hoa văn hóa nhân loại

• Tính đại chúng

- Phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng

- " văn hóa phục vụ ai ? Cố nhiên, chúng ta phải nói là phục vụ công nông binh,tức là phục vụ đại đa số nhân dân"

- Quần chúng không chỉ là người sang tạo ra những của cải vật chất của xã hội mà quần chúng còn là người sang tác nữa.

5. Chức năng của nền văn hóa ? Vận dụng để phân tích quan điểm của Đảng ta : xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ?

 3 chức năng

• Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp:

- Tư tưởng và tình cảm là 2 vấn đề chủ yếu nhất trong đời sống tinh thần của con người

- Người thường xuyên quan tâm đến việc bồi dưỡng lý tưởng cho cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân đó là chức năng cao quý của văn hóa

• Mở rộng hiểu biết , nâng cao dân trí

- Nói đến văn hóa là phải nói đến dân trí : đó là trình độ hiểu biết,vốn kiến thức của người dân.

- Nâng cao dân trí từ chỗ biết đọc biết viết để có thể hiểu các vấn đề lĩnh vực đời sống xã hội

- Mục tiêu của nâng cao dân trái là độc lập dân tộc và CNXH.Đó cũng là mục tiêu " dân giàu nước mạnh,xã hội côg bằng, dân chủ, văn minh"

• Bồi dưỡng những phẩm chất,phong cách và lối sống tốt đẹp,lành mạnh; hướng con người đến chân,thiện ,mỹ để hoàn thiện bản thân.

 Vận dụng của Đảng ta xây dựng1 nền văn hóa tiên tiến đạm đà bản sắc :

• Sự vận dụng TTHCM với vấn đề xây dựng một nền văn hóa:

- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH (1991) của Đảng ta nêu rõ rằng xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những nội dung dung cơ bản của việc xây dựng CNXH ở VN.Nghị quyết đại hội VIII của Đảng yêu cầu : đưa các nhân tố văn hóa, tinh thần thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.Nghị quyết trugn ương 5 khóa VIII ghi rõ " để đảm bảo sự lãnh đạo cảu Đảng về văn hóa, phải xây dựng văn hóa từ trong đảng, trong bộ máy nhà nước..." và khẳng định rằng " đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sng và đời sống lành mạnh trong xã hội .Trước hết là trong các tổ chức Đảng và Nhà nước, trong các đoàn thể quần chúng và trong từng gia đình". Nghị quyết IX của đảng một lần nữa yêu cầu "Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế chính trị ,xã hội và sinh hoạt của nhân dân...".Kết luận của hội nghị TW 10 khóa IX nhấn mạnh " Tiếp tục đặt lên hang đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức,lối sống và đời sống lành mạnh trong xã hội trước hết là trong các tổ chức đảng và nhà nước..."

- Trong diễn văn đọc tại lễ kỉ niệm 75 năm thành lập của Đảng.Tổng bí thư Nông Đức Mạnh cũng yêu cầu phải phấn đấu để mỗi tổ chức đảng và đoàn thể mỗi cơ quan nhà nước đều là một " tấm gương văn hóa trong xã hội".

- Nhắc lại các nghị quyết trên để thấy rõ tính bức bách của nhiệm vụ xây dựng văn hóa trong đảng ta hiện nay. Cũng là để thấy rõ rằng muốn xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống lành mạnh trong xã hội trước hết phải xây dựng được các phẩm chất đó trong các tổ chức đảng và bộ máy của nhà nước...

- Đối chiếu với TTHCM ta thấy rõ được vai trò quan trọng đến nhường nào của đạo đức cách mạng trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói chung và xây dựng văn hóa trong Đảng nói riêng.Không phải ngẫu nhiên trong Di Chúc Người nói về đảng và nhấn mạnh vấn đề đạo đức " Đảng ta là 1 đảng cầm quyền.Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần ,kiệm,liêm,chính, chí công vô tư.Phải giữ đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo,người đầy tớ thật trung thành của nhân dân"

- Những lời dạy của Bác Hồ về đạo đức cách mạng đối với đảng ta, đối với mỗi cán bộ, đảng viên nay vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi nhất là những phẩm chất trung với đảng, trung với nước, hiếu với dân, và cần kiệm liêm chính chí công vô tư,về nâg cao đạo đức cách mạng,quét sạch chủ nghĩa cá nhân..không bao giờ cũ. Nếu có cái gọi là cũ thì chính là nhận thức của chúng ta về lời dạy của Bác chưa đến nơi đến chốn, chúng ta nói mà không đi đôi với làm, khiến cho đời sống đạo đức tỏng Đảng suy thoái trầm trọng.Cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn đảng theo tinh thần hội nghị trung ương 6 (lần 2) khóa VIII đòi hỏi phải khắc phục được tình trạng suy thoái về tư tưởng đạo đức và lối sống trong cán bộ đảng viên đặc biệt là tình trạng tham nhũng lãng phí ,quan lieu, một căn bệnh nguy hiểm đang đục khoét cơ thể của đảng ta.Trong cuộc đấu tranh này,mỗi cán bộ đảng viên có trách nhiệm đề cao tu dưỡng tt đạo đức HCM.

6. Văn hóa -giáo dục theo TTHCM?

• Mục tiêu của văn hóa- giáo dục là thực hiện 3 chức năng của văn hóa

Theo Hồ Chí Minh, giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải tạo con người cũ, xây dựng con người mới. Người nói: "Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu, phần lớn đều do giáo dục mà nên".

Không những thế, giáo dục còn góp phần đắc lực vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Người kêu gọi:

"Quốc dân Việt Nam!

Muốn giữ vững nền độc lập,

Muốn làm cho dân mạnh nước giàu,

• Mọi người Việt Nam... phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ".

• Cải cách giáo dục là xây dựng một hệ thống trường lớp với nội dung chương trình học phù hợp khoa học,hợp lý

• Phương châm : học phải đi đôi với hành, kết hợp với lao động sản xuất. Giáo dục phải định hướng rõ rang, đúng đắn. Phối hợp giữa nhà trường gia đình xã hội.

• Xây dựng 1 nền giáo dục là nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa chiến lược cơ bản lâu dài. Nền giáo dục sẽ làm cho dân tộc chúng ra trở thành 1 dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước VIệt Nam độc lập.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro